Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm về việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12

docx 21 trang sk12 22/06/2024 470
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm về việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm về việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm về việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
 Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh
 Mã số:....
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài
 MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ VIỆC SỬ DỤNG 
 ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC
 LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12
 Người thực hiện: HOÀNG VĂN TÂM
 Lĩnh vực nghiên cứu:
 Quản lý giáo dục: 
 Phương pháp dạy học bộ môn LỊCH SỬ 
 Phương pháp giáo dục: 
 Lĩnh vực khác: 
 Có đính kèm:
 Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác
 Năm học: 2010-2011 SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Biên Hòa, ngày 20 tháng 5 năm 2011
 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Năm học: 2010-2011
 Tên sáng kiến kinh nghiệm: MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ VIỆC SỬ DỤNG 
 ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 
 12
Họ và tên tác giả: HOÀNG VĂN TÂM Đơn vị (Tổ): Khoa học xã 
hội
Lĩnh vực:
Quản lý giáo dục Phương pháp dạy học bộ môn lịch sử
Phương pháp giáo dục Lĩnh vực khác 
 1. Tính mới:
 - Có giải pháp hoàn toàn mới 
 - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có 
 2. Hiệu quả:
 - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao
 - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
 dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 
 - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 
 - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
 dụng tại đơn vị có hiệu quả 
 3. Khả năng áp dụng
 - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính
 sách: Tốt Khá Đạt 
 - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực
 hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt Khá Đạt 
 - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt
 hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt Khá Đạt 
 XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN HIỆU TRƯỞNG Trong dạy học lịch sử, phương pháp trực quan góp phần quan trọng tạo 
biểu tượng cho học sinh cụ thể hóa các sự kiện và khắc phục tình trạng hiện đại 
hóa lịch sử của học sinh.
 Đồ dùng trực quan là chỗ dựa để hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện lịch sử, 
là phương tiện rất có hiệu lực để hình thành các khái niệm lịch sử quan trọng 
nhất, giúp cho học sinh nắm vững các quy luật phát triển của xã hội.
 Đồ dùng trực quan có vai trò rất lớn trong việc giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu 
sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử. Hình ảnh được giữ lại đặc biệt 
vững chắc trong trí nhớ chúng ta là hình ảnh chúng ta thu nhận được bằng trực 
quan.
 Cùng với việc góp phần tạo biểu tượng và hình thành khái niệm lịch sử, đồ 
dùng trực quan còn phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn 
ngữ của học sinh. Nhìn vào bất cứ loại đồ dùng trực quan nào, học sinh cũng 
thích nhận xét, phán đoán, hình dung quá khứ lịch sử được phản ảnh, minh họa 
như thế nào? Các em suy nghĩ và tìm cách diễn đạt bằng lời nói chính xác, có 
hình ảnh rõ ràng, cụ thể về bức tranh xã hội đã qua.
 Ý nghĩa giáo dục tư tưởng, cảm xúc thẩm mỹ của đồ dùng trực quan cũng 
rất lớn. Ngắm nhìn một bức tranh diễn tả một cuộc đấu tranh cách mạng như 
“Đấu tranh trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931”, hay xem một 
cuốn phim tài liệu “ Chiến thắng Điện Biên Phủ” hoặc “ vài hình ảnh về cuộc 
đời hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh”  học sinh có những tình cảm mạnh 
mẽ về lòng yêu mến lãnh tụ, chiến sĩ cách mạng, lòng quý trọng lao động và 
nhân dân lao động, lòng căm thù bọn xâm lược và chiến tranh
 Với tất cả ý nghĩa giáo dưỡng, giáo dục và phát triển nêu trên, đồ dùng 
trực quan góp phần to lớn nâng cao chất lượng dạy học lịch sử, gây hứng thú học 
tập cho học sinh, nó là chiếc “cầu nối” giữa hiện thực quá khứ khách quan với 
đời sống hiện tại.
 2/ Cơ sở thực tiễn:
 Đã nhiều lần chúng ta bàn đến việc sử dụng các phương tiện trực quan 
trong dạy học lịch sử, coi đó là nguyên tắc trong dạy học, một phương pháp 
không thể thiếu được trong quá trình giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông. Tuy 
nhiên sử dụng như thế nào để có hiệu quả dạy học nói chung, phát huy tính tích 
cực hoạt động độc lập của học sinh nói riêng trong dạy học lịch sử thì không đơn 
giản, chưa có sự thống nhất, mỗi người sử dụng một cách. Tình trạng sử dụng 
các phương tiện dạy học còn mang tính hình thức chưa phát huy được những ưu 
thế của các đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử. Trong bài viết này, tôi 
không trình bày lại phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trọng dạy học lịch 
sử nói chung mà chủ yếu đề xuất một số kinh nghiệm sử dụng nhằm phát huy 
tính tích cực hoạt động độc lập của học sinh. chủ nghĩa xã hội, miền Bắc đã đảm nhiệm vai trò hậu phương lớn của cách mạng
cả nước.
 Trong quá trình giảng dạy, giáo viên kết hợp hướng dẫn các em quan sát 
các tranh ảnh in trong sách giáo khoa. Học sinh thích xem tranh ảnh lịch sử 
nhưng ít biết khai thác nội dung của tranh ảnh để phục vụ bài học. Vì thế để sử 
dụng có hiệu quả, giáo viên hướng dẫn gợi mở giúp học sinh tự tìm ra nội dung 
tranh ảnh. Sau đó giáo viên bổ sung, sửa chữa để các em hiểu bức ảnh một cách 
đầy đủ, toàn diện sâu sắc hơn.
 Ví như: khi sử dụng bức ảnh “Lễ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền 
giải phóng quân” ( hình 39 ) trong bài 16 “ Phong trào giải phóng dân tộc và 
tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1939-1945 ”
 Giáo viên phải gợi mở để học sinh quan sát: Lá cờ biểu hiện điều gì? Ai là 
người chỉ huy trực tiếp đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân khi mới 
thành lập? Trang bị lúc đầu như thế nào? Tất cả những điều này cuối cùng giúp 
học sinh nắm được Đảng ta đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh đã sinh ra và lãnh 
đạo lực lượng vũ trang đầu tiên của cách mạng. Họ là những người du kích trong 
đội “Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ” và “ Cứu quốc quân ” (5/1945). 
Tuy số lượng còn ít ỏi ( chỉ có 34 người ) vũ khí trang bị còn thô sơ nhưng đã 
tích cực hoạt động góp phần rất quan trọng vào thắng lợi của các mạng. Đồng 
thời đây là mầm mống đầu tiên của lực lượng vũ trang Việt Nam sau này.
 Hình vẽ, tranh ảnh trong SGK là một phần của đồ dùng trực quan trong 
quá trình dạy học. Nó có ý nghĩa hết sức to lớn, không chỉ là nguồn kiến thức có 
tác dụng giáo dục tính cách, mà còn phát triển tư duy học sinh, sử dụng tốt loại 
phương tiện trực quan này sẽ phát huy được tính tích cực của học sinh, tạo ra sự 
hứng thú trong quá trình nhận thức. Từ việc quan sát, học sinh sẽ đi tới công việc của Đế quốc Mỹ, đấu tranh đòi bãi bỏ lệnh tổng động viên mà chính quyền Sài 
Gòn đưa ra nhằm bắt lính làm bia đỡ đạn cho Mỹ ”.
 b/ Sử dụng ảnh chân dung của các nhân vật lịch sử
 Chân dung các nhân vật lịch sử có tác dụng tạo biểu tượng về đặc điểm 
các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, của các nhà cách mạng v.vgiáo viên sử 
dụng để giảng dạy nhằm tăng cường, cụ thể hóa về hình ảnh cũng như đặc điểm 
tính cách tài đức của các nhân vật lịch sử. Khi sử dụng, giáo viên không nên miêu 
tả quá nhiều về hình dáng bên ngoài của nhân vật mà chủ yếu là làm nổi bật 
những nét tính cách, tài đức, lập trường, quan điểm và nội tâm của nhân vật để 
cho học sinh hiểu nhân vật một cách trọn vẹn, sâu sắc. Chẳng hạn như khi dạy về 
Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng tháng 10/1930, học sinh không thể 
không biết đến Trần Phú - Tổng bí thư đầu tiên của Đảng- người cộng sản trung 
kiên đã khởi thảo ra bản Luận cương của Đảng. Để học sinh hiểu rõ về Trần Phú
 Trần Phú (1904-1931)
 Trước hết, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát chân dung ( hình 5 ), và 
phát biểu những hiểu biết của mình về Trần Phú, sau đó giáo viên chốt lại những 
nét tiêu biểu nhằm giúp học sinh có ấn tượng sâu sắc về nhà cách mạng trẻ tuổi 
này.
 Giáo viên có thể dựa vào đoạn tư liệu sau: “Trần Phú sinh ngày 1/5/1904 
tại Quảng Ngãi ( nguyên quán ở huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh ). Ngay từ thuở thơ ấu 
Trần Phú đã sống trong cảnh côi cút tha phương cầu thực vô cùng cực khổ, vì cha phản ánh trên bản đồ, lược đồ chứ không nên cho học sinh tiếp thu một cách thụ 
động. Ví như: khi giảng về “ Chương trình khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân 
Pháp ” trong bài 12 “Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1925 ”, 
giáo viên sử dụng lược đồ của trường, nếu không có thì giáo viên tự vẽ hoặc cho 
học sinh vẽ.
Lược đồ Nguồn lợi của tư bản Pháp trong cuộc khai thác thuộc đại lần thứ hai
 Tác dụng của việc sử dụng lược đồ này là nhằm cụ thể hóa kiến thức giúp 
học sinh thấy rõ mục đích, quy mô của cuộc khai thác cũng như hậu quả của 
cuôc khai thác đối với Việt Nam, qua đó các em hiểu sâu hơn bản chất và những 
thủ đoạn tàn bạo trắng trợn của thực dân Pháp. Sau khi đã chuẩn bị lược đồ trong 
tiến trình giảng dạy giáo viên thực hiện các bước sau:
 Sau khi đã phân tích rõ nguyên nhân mục đích của cuộc khai thác thuộc 
địa lần hai của thực dân Pháp. Giáo viên treo lược đồ lên tường (Nơi mà học sinh 
có thể nhìn rõ ) để lần lượt trình bày quá trình khai thác của thực dân Pháp về Chính cương vắn tắt, 
 Nội dung Luận cương chính trị
 sách lược vắn tắt
 so sánh ( 10/1930 )
 ( 2/1930 )
 Đánh đổ Đế quốc, phong kiến, Đánh đổ phong kiến, cách bóc lột
 Mục tiêu tư sản phản cách mạng tiền tư bản, thực hiện cách mạng
 thổ địa triệt để
 Giai cấp Vô sản (Nhân tố quyết Giai cấp Vô sản (Nhân tố quyết 
 Giai cấp đinh thắng lợi cách mạng là sự đinh thắng lợi cách mạng là sự 
 lãnh đạo lãnh đạo của Đảng cộng sản lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông
 Việt Nam ) Dương )
 Tịch thu tài sản ruộng đất của Đánh đổ Đế quốc Pháp, lật đổ
Nhiệm vụ Đế quốc và bọn phản cách phong kiến
 mạng chia cho dân cày
 Liên minh công-nông chặt chẽ, Liên minh công-nông chặt chẽ
 Lực 
 bên cạnh đó phải biết đoàn kết 
 lượng 
 với tư sản dân tộc, tiểu tư sản
 CM
 trí thức, thành phần trung nông
 Cách mạng Việt Nam là một bộ Cách mạng Đông Dương là một
 Vị trí
 phận của cách mạng Thế giới bộ phận của cách mạng Thế giới
c2. Sử dụng sơ đồ.
 Mục đích sử dụng sơ đồ trong dạy học lịch sử nhằm phát huy khả năng 
suy luận logic của học sinh khi diễn tả tổ chức một cơ cấu xã hội, một chế độ 
chính trị, mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử...... Như vậy, khi dựa vào vào sơ 
đồ học sinh có thể phân tích, giải thích, suy luận các sự kiện lịch sử có quan hệ 
ràng buộc lẫn nhau một cách chính xác, khoa học. Từ đó tư duy học sinh phát 
triển cao hơn và chất lượng dạy học sẽ được nâng lên
Ví dụ: để cụ thể hóa nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước, giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng sơ đồ sau : viên và học sinh có thể tự tổ chức đắp mô hình sa bàn Điện Biên Phủ ( tất nhiên 
có sự hỗ trợ kinh phí của nhà trường ). Trước hết cần làm nổi bật cho học sinh 
thấy: “Đây là một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, một pháo đài 
không thể công phá ( như lời nhận xét của bọn Mỹ ), có 3 phân khu: phân khu 
Bắc gồm (Độc Lập, Bản Kéo, Him Lam) – phân khu trung tâm (có sân bay chính 
Mường Thanh) – phân khu Nam (có sân bay phụ Hồng Cúm), có 49 cứ điểm, 
Các cứ điểm quan trọng đó là các đồi A1, C1, E1, D1... Đặc biệt cần kết hợp với 
khâu thiết bị để xây dựng một mô hình Điện Biên Phủ thật sống động (Có các hệ 
thống đèn điện thì thật tốt ). Thêm vào đó cần đắp các chiến hào mà trong lịch sử 
quân và dân ta đã “ Khoét núi, vạch rừng” xây dựng nên. Với việc xây dựng mô 
hình Điện Biên Phủ như thế thì thật bổ ích cho học sinh trong quá trình quan sát, 
trình bày diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ. Bằng mô hình sa bàn như thế dễ 
khắc sâu kiến thức, có thể hình dung một thời kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc ta, 
một chiến thắng hiển hách vang dội núi sông khắp năm châu bốn bể. Đây là 
chiến thắng vĩ đại nhất của Thế kỷ XX của dân tộc Việt Nam...
 Đối với những bài học nào cần có bản đồ, lược đồ.... mà sách giáo khoa 
không có, giáo viên tự sưu tầm hoăc tự vẽ trên cơ sở nội dung của bài nhằm bổ 
sung cho sách giáo khoa. Ví dụ: Khi dạy về những hoạt động của Nguyễn Ái 
Quốc để truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê Nin về trong nước ( 1919-1925 ), để giới 
thiệu cho học sinh một cách ngắn gọn và sinh động những hoạt động cứu nước 
của Người từ 1911 đến khi trở lại Pháp hoat động, cũng như trong những năm 
tiếp theo. Giáo viên cần sưu tầm lược đồ về “hành trình cứu nước của Nguyễn Ái 
Quốc từ 1911-1941” nhằm giúp học sinh nắm kiến thức một cách có hình ảnh, 
có hệ thống và tiết kiệm được thời gian.
 Những bài nào cần tranh ảnh, chân dung lịch sử minh họa, giáo viên và 
học sinh có thể tự sưu tầm để đưa vào nội dung của bài nhằm tăng tính hình ảnh 
sự hấp dẫn đối với bài học. Ví dụ: khi dạy về “ chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 
1954 ” ở bài 20 “Cuộc kháng chiến toàn Quốc chống thực dân Pháp kết thúc 
1953-1954” giáo viên và học sinh có thể sưu tâm bức tranh Tô Vĩnh Diện lấy 
thân chèn pháo; Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai trong điều kiện
những bức ảnh như vậy khó tìm, giáo viên, học sinh có thể sưu tầm chân dung 
của họ đưa vào bài giảng. Những bức ảnh minh họa này có giá trị lịch sử to lớn 
giúp học sinh hiểu sự kiện một cách cụ thể, sinh động và gợi lên cảm xúc lịch sử 
của các em.
 Trong sách giáo khoa chúng ta mới thấy có các nhân vật chính diện tiêu 
biểu cho cái đẹp ( chủ yếu là các nhà cách mạng ) mà chưa có các nhân vật phản 
diện, đại diện cho cái xấu, cái thấp hèn phản động. Trong giảng dạy nếu có điều 
kiện thuận lợi giáo viên có thể sưu tầm và sử dụng chân dung của các nhân vật 
phản diện. Song ở đây phải chú ý tới sự phù hợp của tranh ảnh lịch sử với nội 
dung sự kiện lịch sử.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_ve_viec_su_dung_do.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm về việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử Việ.pdf