Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm sử dụng phương pháp gây hứng thú trong dạy học lịch sử dân tộc cho học sinh lớp 12 Trung tâm GDTX&DN Tam Đảo

doc 38 trang sk12 13/06/2024 500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm sử dụng phương pháp gây hứng thú trong dạy học lịch sử dân tộc cho học sinh lớp 12 Trung tâm GDTX&DN Tam Đảo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm sử dụng phương pháp gây hứng thú trong dạy học lịch sử dân tộc cho học sinh lớp 12 Trung tâm GDTX&DN Tam Đảo

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm sử dụng phương pháp gây hứng thú trong dạy học lịch sử dân tộc cho học sinh lớp 12 Trung tâm GDTX&DN Tam Đảo
 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................4
2. Mục đích nghiên cứu.........................................................................................5
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................5
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ..................................................................5
5. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................6
6. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................6
7. Cấu trúc của SKKN...........................................................................................6
NỘI DUNG...........................................................................................................7
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN..............................................7
1.1. Cơ sở lý luận ..................................................................................................7
1.1.1. Lý luận chung..............................................................................................7
1.1.2. Khái quát về chương trình lịch sử dân tộc (lịch sử Việt Nam) lớp 12- Ban 
cơ bản ....................................................................................................................7
1.2. Cơ sở thực tiễn ...............................................................................................8
1.2.1.Thực tiễn dạy – học lịch sử ở trường phổ thông.............................................8
1.2.2. Thực tiễn dạy học ở Trung tâm GDTX & DN Tam Đảo .............................10
Chương 2. KINH NGHIỆM SỬ DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY 
HỌC TRONG PHẦN LỊCH SỬ DÂN TỘC LỚP 12 Ở TRUNG TÂM 
GDTX&DN TAM ĐẢO ĐẠT HIỆU QUẢ......................................................13
2.1. Giải pháp cũ..................................................................................................13
2.2. Giải pháp mới...............................................................................................15
2.2.1. Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin ............................................15
2.2.1.1. Ứng dụng công nghệ thông tin để tường thuật diễn biến một sự kiện lịch 
sử. ........................................................................................................................16
 1 DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
- HS: Học sinh
- GV: Giáo viên
- THPT: Trung học phổ thông
- GDTX: Giáo dục thường xuyên
- GDTX&DN: Giáo dục thường xuyên và dạy nghề
 3 học Lịch sử, làm cho môn học không trở nên nặng nề, khô khan, nhàm chán, từ 
đó nâng cao dần chất lượng bộ môn. Chính từ đó, tôi đã chọn chọn đề tài “Một 
số kinh nghiệm sử dụng phương pháp gây hứng thú trong dạy học lịch sử dân 
tộc cho học sinh lớp 12 Trung tâm GDTX&DN Tam Đảo” làm đề tài nghiên cứu 
của mình năm nay.
2. Mục đích nghiên cứu
 Nhằm góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy và học môn 
 lịch sử trong trường phổ thông, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong thời kì hội 
 nhập, đổi mới dạy học lịch sử trở thành một yêu cầu cấp thiết góp phần thay 
 đổi nhận thức của xã hội về vị trí cũng như tầm quan trọng của bộ môn lịch sử 
 đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Tuy nhiên, với việc lạm dụng những phương 
 tiện dạy học hiện đại một cách quá mức không những không tăng thêm hiệu 
 quả cho bài học mà còn làm giảm sút chất lượng dạy học lịch sử. Giáo viên 
 nên kết hợp nhiều phương pháp dạy học trong một bài học sẽ làm thay đổi 
 được tâm lí, tạo sự bất ngờ, không làm cho học sinh bị nhàm chán. 
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Phải nêu được thực trạng học lịch sử của học sinh hiện nay là gì. Sau đó sẽ 
 đưa ra giải pháp mới – sử dụng sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, làm việc 
 nhóm, sử dụng tài liệu văn học, âm nhạc trong dạy và học lịch sử. Qua từng bài 
 giảng, giáo viên sẽ đưa những mẩu chuyện, những đoạn văn thơ (đã chọn lọc) 
 vào bài học để minh họa làm rõ, sinh động hơn nội dung truyền đạt cho học sinh
 Cuối cùng ta thấy được hiệu quả khi sử dụng giải pháp mới bằng bảng số 
 liệu về kết quả học tập của học sinh học lịch sử có tăng lên. 
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
 - Học sinh Trung tâm GDTX&DN Tam Đảo khối 12.
 - Không gian nghiên cứu: Trung tâm GDTX&DN Tam Đảo
 5 NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Lý luận chung
 Môn lịch sử ở trường phổ thông nhằm giúp học sinh có được những kiến 
 thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, góp phần hình 
 thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất 
 nước, truyền thống dân tộc, cách mạng, bồi dưỡng các năng lực tư duy, hành 
 động và thái độ ứng xử đúng đắn trong cuộc sống xã hội. Vì vậy phương pháp 
 dạy học môn Lịch sử rất phong phú, đa dạng, bao gồm các phương pháp hiện 
 đại (thảo luận nhóm, đóng vai...) và các phương pháp truyền thống (trực quan, 
 kể chuyện...). Để việc dạy học có hiệu quả, người giáo viên phải biết lựa chọn 
 các phương pháp phù hợp với bài học, với đối tượng học sinh nhằm tạo cho 
 học sinh hứng thú học tập.
 Theo luật giáo dục Việt Nam, "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát 
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc 
điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tư duy, rèn luyện kĩ năng 
vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tư tưởng tình cảm đem lại niềm 
vui, hứng thú học tập cho học sinh"
1.1.2. Khái quát về chương trình lịch sử dân tộc (lịch sử Việt Nam) lớp 12- 
Ban cơ bản
 Chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12 THPT hiện hành kéo dài từ năm 
 1919 – 2000 diễn ra theo một quá trình liên tục những sự kiện lớn: Đảng 
 Cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930), cách mạng tháng Tám thành công với 
 sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945), 9 năm kháng 
 chiến chống Pháp với thắng lợi trận Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu” năm 
 1954, kháng chiến chống Mỹ với Đại thắng mùa Xuân năm 1975 và công 
 7 hạn chế, thậm chí nhiều giáo viên không quan tâm đến vấn đề này một cách 
đúng mức. Hầu hết, giáo viên chỉ sử dụng công nghệ thông tin vào những tiết 
học nào thật cần thiết hoặc các giờ dạy mẫu, tiết học có giáo viên dự giờ, tiết học 
hội giảng vào dịp 20 - 11 hàng năm. Đa số giáo viên chỉ dạy những gì có trong 
sách giáo khoa theo lối truyền thụ một chiều, ít khi huy động được tính tích cực 
học tập của học sinh.
 Một số giáo viên chưa nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của việc ứng 
dụng công nghệ thông tin nói riêng và sử dụng đồ dùng trực quan nói chung để 
tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh. Nhiều thầy cô chưa phát huy được tính tích 
cực của học sinh thông qua sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
 Cuối cùng là việc không dễ dàng thay đổi được lối dạy truyền thống của 
một số giáo viên lâu năm, thường xuyên dạy lịch sử theo lối “thầy đọc - trò 
chép”. Họ cho rằng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học lịch sử không 
mang lại hiệu quả mà còn làm cho học sinh không tập trung ghi chép bài, chỉ chú 
ý quan sát những hình ảnh trình chiếu mà thôi.
● Về phía học sinh: 
 Những năm gần đây, chất lượng và số lượng những học sinh giỏi môn Lịch 
sử trong các kì thi học sinh giỏi các cấp được nâng lên một bước. Tuy nhiên, 
thực tiễn dạy học lịch sử ở trường phổ thông những năm gần đây luôn khiến cho 
dư luận xã hội và cả những người trong cuộc phải “giật mình”, bởi hàng năm, số 
thí sinh tham dự các kì thi có môn Lịch sử đạt điểm dưới trung bình rất lớn. Tiêu 
biểu là kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2009 vừa qua, trong 3 môn thi 
khối C thì môn Lịch sử tiếp tục ở vị trí “đội sổ”, là môn có điểm thi thấp nhất. Số 
thí sinh điểm thi dưới 5 chiếm tỉ lệ cao, trong đó, số bài có số điểm từ 0 - 2 điểm 
không phải là ít. 
 Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là phương pháp dạy 
học lịch sử của giáo viên chưa tốt, chưa thực sự thu hút được các em. Nhiều học 
 9 Học sinh có chú ý nghe giảng, tập trung suy nghĩ trả lời các câu hỏi giáo 
viên đặt ra, một số em có chuẩn bị bài mới ở nhà. Học sinh tham gia tích cực 
trong việc thảo luận nhóm và đã đưa hiệu quả cao trong quá trình lĩnh hội kiến 
thức. Học sinh yếu, kém đã và đang nắm bắt kiến thức trọng tâm cơ bản thông 
qua các hoạt động như thảo luận nhóm, đọc sách giáo khoa, vấn đáp các em 
đã mạnh dạn trả lời các câu hỏi ghi nhớ các sự kiện, nhân vật, một quá trình cách 
mạng trong việc chiếm lĩnh kiến thức của mình.
 Hạn chế:
 Đặc thù của học sinh Trung tâm GDTX&DN là nhận thức của các em còn 
hạn chế, tư duy chậm, lười suy nghĩ. Gặp phải những câu hỏi tư duy học sinh 
chưa trả lời được, ý thức chuẩn bị bài của một số em chưa tốt đã ảnh hưởng đến 
hiệu quả giờ dạy trên lớp của giáo viên. Mặt khác, vẫn còn một số ít giáo viên 
chưa tích cực hóa hoạt động của học sinh tạo điều kiện cho các em suy nghĩ, 
nắm vững kiến thức, vẫn còn sử dụng phương pháp dạy học “thầy nói, trò nghe’, 
“thầy đọc, trò chép”. Do đó nhiều học sinh chưa nắm kiến thức mà chỉ học thuộc 
một cách máy móc, trả lời câu hỏi thì nhìn sách giáo khoa hoàn toàn. Một số câu 
hỏi giáo viên đặt ra khó, học sinh không trả lời được nhưng lại không có câu hỏi 
gợi ý nên nhiều khi phải trả lời thay cho học sinh. Một số tiết giáo viên chỉ nêu 
vài câu hỏi và chỉ gọi một số học sinh khá, chưa có câu hỏi giành cho đối tượng 
học sinh yếu, kém, làm cho đối tượng này ít được chú ý và không được tham gia 
hoạt động đều này làm cho các em tự ti về năng lực của mình, các em cảm thấy 
chán nản và không yêu thích môn học. Học sinh chưa có tinh thần học tập, một 
số em vừa học vừa làm, việc tiếp thu bài chậm, đặt câu hỏi phải cụ thể, lặp lại 
nhiều lần. Các em chưa xác định được động cơ học tập, học như thế nào? học 
cho ai? học để làm gì? Vì thế các em chưa phát huy hết vai trò và trách nhiệm 
của người học sinh. Học sinh chưa xác định nội dung của bài học, tiếp thu bài 
một cách máy móc, các em luôn có tư tưởng lịch sử là môn phụ nên không cần 
thiết.
 11 Chương 2. KINH NGHIỆM SỬ DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY 
HỌC TRONG PHẦN LỊCH SỬ DÂN TỘC LỚP 12 Ở TRUNG TÂM 
GDTX&DN TAM ĐẢO ĐẠT HIỆU QUẢ
2.1. Giải pháp cũ
 Trước đây tôi đã hướng dẫn học sinh thực hiện một số biện pháp nhằm 
 nâng cao hiệu quả học lịch sử: 
 Thứ nhất, các em cần có kế hoạch học tập ngay từ đầu. 
Thực tế cho thấy, nhiều học sinh có tâm lí đợi biết môn thi tốt nghiệp thì mới bắt 
đầu học thì hiệu quả sẽ rất thấp. Vì lúc này, với áp lực của 6 môn thi tốt nghiệp, 
các em sẽ “học gấp, học vội’’ thì khó có thể học hết chương trình, dễ nhớ nhầm, 
nhớ sai, dẫn tới tình trạng “râu ông nọ cắm cằm bà kia”. Hơn nữa, nếu các em có 
học hết thì cũng sẽ nhanh quên, không hiểu rõ, hiểu sâu kiến thức và sẽ không xác 
định đúng yêu cầu của đề thi, dẫn tới lạc đề. Nếu chúng ta học ngay từ đầu, với 
phương châm “mưa lâu thấm đất” thì các em sẽ trang bị đầy đủ kiến thức cho 
mình, tự tin hơn, vững vàng hơn trong thi cử. 
 Thứ hai, các em cần đặt ra mục tiêu học tập cho bản thân. 
 Nếu các em đã ý thức việc học sử phải bắt đầu ngay từ đầu thì mỗi ngày, các em 
 cần đưa ra mục tiêu là cần học bao nhiêu câu (hoặc vấn đề). Và tất nhiên các em 
 nên thực hiện nghiêm túc điều này. Các em có thể nhờ thầy cô, cha mẹ, anh chị 
 kiểm tra hoặc bạn học cùng kiểm tra chéo. 
 Thứ ba, trên lớp các em cần chú ý nghe giảng và ôn bài ngay sau đó. 
 Việc chú ý nghe giảng sẽ giúp các em hiểu tường tận vấn đề hơn, nhớ kĩ và nhớ 
 lâu hơn rất nhiều. Do đó, các em sẽ có hứng thú hơn và học bài nhanh thuộc hơn 
 nhiều thay vì các em chỉ học thuộc lòng nhằm “cố nhớ”. Nghe giảng giúp các 
 em không chỉ “biết sử” mà còn “hiểu sử”. Sau mỗi bài học trên lớp, các em cần 
 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_su_dung_phuong_phap.doc