Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 12 nắm vững cách làm bài văn Nghị luận xã hội_ kiểu bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và Nghị luận về một hiện tượng đời sống

doc 16 trang sk12 01/06/2024 950
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 12 nắm vững cách làm bài văn Nghị luận xã hội_ kiểu bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và Nghị luận về một hiện tượng đời sống", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 12 nắm vững cách làm bài văn Nghị luận xã hội_ kiểu bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và Nghị luận về một hiện tượng đời sống

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 12 nắm vững cách làm bài văn Nghị luận xã hội_ kiểu bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và Nghị luận về một hiện tượng đời sống
 SKKN: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 12 nắm vững cách làm bài văn Nghị luận xã hội_ kiểu bài: 
 Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
 PHẦN I
 ĐẶT VẤN ĐỀ
 Làm văn nghị luận nói chung và làm văn nghị luận xã hội nói riêng không 
phải là vấn đề mới mẽ đối với học sinh đặc biệt là học sinh THPT. Trong chương 
trình THCS học sinh đã được làm quen với kiểu bài nghị luận xã hội, đến THPT 
theo chương trình giáo dục hiện hành Làm văn nghị luận xã hội đã được giảng dạy 
ở cả ba khối lớp 10, 11, 12. Ở lớp 10 và 11, làm văn nghị luận xã hội chưa được 
gọi tên như một thể loại văn nghị luận phổ biến mà chỉ được giảng dạy như một bài 
thực hành không có hướng dẫn lí thuyết riêng. Đến lớp 12, kiểu bài này được thể 
hiện rõ bằng tên gọi Nghị luận xã hội_ một thể loại của văn nghị luận, để phân biệt 
với Nghị luận văn học. 
 Làm văn nghị luận xã hội là một kiểu bài không mới nhưng cũng không dễ 
đối với học sinh bởi nghị luận xã hội là một vấn đề rất phong phú và đa dạng, có 
vô số đề tài được đặt ra từ xã hội nhưng rất thiết thực đối với học sinh đặc biệt là 
học sinh THPT. Nó giúp các em có cái nhìn toàn diện hơn về xã hội, có sự trải 
nghiệm, và kĩ năng vận dụng sự hiểu biết của mình vào trong cuộc sống một cách 
linh hoạt nhằm hướng các em trở thành những con người năng động, sáng tạo có 
khả năng thích ứng kịp thời trước sự thay đổi của xã hội. Nhưng trong thực tế giữa 
dạy và học giáo viên có giải quyết được các vấn đề đặt ra không, có đạt được mục 
tiêu giáo dục của môn học chưa. Đây là một vấn đề rất nan giải. 
 Hơn nữa, tâm lí chung của học sinh và của cả một số giáo viên đều cho rằng 
Làm văn nghị luận xã hội rất khó dạy và khó học vì kiến thức không có cái gì là 
chuẩn, khi đưa ra vấn đề thì ta tự suy nghĩ và tự lí giải. Từ đó, làm cho học sinh có 
cái nhìn không thiện cảm đối với văn nghị luận xã hội: một phần học không hiểu 
nên làm bài không được; một phần vì thời gian học và luyện tập ở kiểu bài này 
không nhiều chỉ 2 tiết lí thuyết và thực hành bằng 2 bài viết số 1 và số 2 trong tổng 
số 111 tiết theo phân phối chương trình lớp 12
 Vì không được thường xuyên luyện tập nên các em không nhuần nhuyễn 
trong các thao tác hoặc các em sẽ quên đi cách thức làm bài và như vậy khi bắt gặp 
một vấn đề nào đó mà các các em chưa từng tiếp xúc thì sẽ rất khó cảm thụ, thậm 
chí hiểu sai vấn đề và như thế bài làm thường không đạt yêu cầu, thường bị điểm 
thấp bởi các em chỉ triển khai được một khía cạnh nào đó của vấn đề theo cái nhìn 
chủ quan. Điều này đã dần dần gây cho học sinh sự nhàm chán, thậm chí là rất sợ 
kiểu bài nghị luận này và gây áp lực hơn nữa đối với các em là Làm văn nghị luận 
xã hội là một câu hỏi chiếm 30% điểm số trong tất cả các đề thi từ thi học kì đến 
thi tốt nghiệp và thi đại học .
GV: Trần Thị Ái Loan 
 Trang 1 SKKN: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 12 nắm vững cách làm bài văn Nghị luận xã hội_ kiểu bài: 
 Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
 PHẦN II
 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. THỰC TRẠNG CHUNG
 Giúp học sinh hiểu đúng và làm đúng bài văn nghị luận xã hội ở lớp 12 là 
một việc vô cùng vất vả đối với giáo viên và cả học sinh. Muốn giải quyết vấn để 
này ngoài kĩ năng đòi hỏi học sinh cần có một vốn kiến thức về xã hội, về đời sống 
hằng ngày mà đa số học sinh chúng ta thì ngại tìm tòi, không nhại cảm với các vấn 
đề mà xã hội đặt ra, đặc biệt là các em ở vùng sâu, nông thôn thì việc cập nhật kiến 
thức mới vả là một điều khó khăn. Mặt khác qua những phiếu thăm dò trong 03 
năm gần đây, phần lớn học sinh rất sợ học và làm văn nghị luận xã hội. Các em 
cho rằng nó rất khó khai thác đặc biệt là Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí các em 
không hiểu vấn đề nói gì, hiểu sai, viết sai, thậm chí hiểu mà cũng không biết gì để 
viết. 
 Những khó khăn trên không phải là không có nguyên nhân. Qua nhiều năm 
dạy lớp 12, tôi nhận thấy nó xuất phát từ những lí do sau:
 - Học sinh không nắm được cách làm bài theo cái chuẩn chung của 2 kiểu 
bài nghị luận xã hội: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và Nghị luận về một hiện 
tượng đời sống.Học sinh chưa xác định được đâu là nghị về một tư tưởng, đạo lí và 
đâu là nghị luận về một hiện tượng đời sống nên không biết triển khai vấn đề một 
cách hợp lí. 
 - Học sinh chúng ta chưa có cái nhìn khái quát từ thực tế để tích lũy kinh 
nghiệm sống, các em chưa biết tự học từ xã hội, từ lâu vẫn còn thói quen chờ người 
thầy dung nạp, chưa chủ động nắm bắt kiến thức từ đó dẫn đến tình trạng các em 
rất nghèo nàn về kiến thức xã hội, thiếu khả năng tư duy thực tế cũng như rất hạn 
chế trong kĩ năng giao tiếp.
 Trên thực tế, các em còn nghèo nàn về vốn từ ngữ văn học, ít vốn từ vựng, 
đặc biệt là khi giải thích nghĩa của các từ Hán Việt các em rất lúng túng chính vì 
thế khi gặp đề bài nghị luận thuộc dạng nghị luận về một tư tưởng, đạo lí thì các 
em không hiểu hết được ý nghĩa của vấn đề đôi khi hiểu sai và như thế sẽ dẫn đến 
việc làm bài lạc đề. 
 Mặc khác, các em không được luyện tập thường xuyên do thời gian trong 
phân phối chương trình rất ít nên các thao tác làm bài không nhuần nhuyễn, chưa 
trở thành thói quen và như thế lâu ngày sẽ dễ quên. Trên một đề bài cụ thể, đa số 
học sinh chỉ biết triển khai vấn đề theo yêu cầu của đề là “Trình bày suy nghĩ của 
anh (chị).” Thế là dựa vào 4 chữ “Trình bày suy nghĩ” rồi viết ra suy nghĩ của 
GV: Trần Thị Ái Loan 
 Trang 3 SKKN: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 12 nắm vững cách làm bài văn Nghị luận xã hội_ kiểu bài: 
 Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
 Mặc khác, giáo viên cũng cần lưu ý với học sinh về một số dạng đề tài của 
thể loại văn nghị luận xã hội để khi tiếp nhận đề bài học sinh có cách cảm thụ tốt 
và thể hiện đúng quan điểm. Cùng thuộc thể loại văn nghị luận xã hội, có các dạng 
đề khác nhau như sau:
 - Đề bài trực tiếp yêu cầu nghị luận về một vấn đề thuộc lĩnh vực xã hội.
 Ví dụ: Như một thứ a-xít vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có 
thể ăn mòn cả một xã hội.
 Từ ý kiến trên, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của 
mình về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm của con người trong cuộc 
sống hiện nay. 
 - Đề bài yêu cầu nghị luận về một vấn đề thuộc lĩnh vực xã hội được thể 
hiện qua một câu tục ngữ, một câu danh ngôn, qua một ý thơ, ý văn,...
 Ví dụ 1: Bằng câu danh ngôn yêu cầu nghị luận xã hội
 Trình bày trong một bài văn ngắn (không quá 400 từ) suy nghĩ của anh/chị 
về ý kiến của Gi.Nê-ru, lãnh tụ cách mạng Ấn độ: Một trí tuệ có văn hóa, có cội 
nguồn từ chính nó, cần phải có những cánh cửa mở rộng
 Ví dụ 2: Bằng một ý thơ yêu cầu nghị luận xã hội
 Em ơi đất nước là máu xương của mình
 Phải biết gắn bó và san sẻ 
 Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở 
 Làm nên đất nước muôn đời 
 (Đất nước -trích Mặt đường khát vọng -Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12 
nâng cao, tập một NXB giáo dục, 2008)
Dựa vào những câu thơ trên, anh/chị phát biểu trong một bài văn ngắn (không quá 
400 từ ) ý kiến cá nhân về trách nhiệm của thế hệ thanh niên hiện nay với đất nước 
 - Đề bài yêu cầu nghị luận về một vấn đề thuộc lĩnh vực xã hội nhưng xuất 
phát từ sự thể hiện của vấn đề đó trong văn học.
 Ví dụ: Viết bài văn nghị luận bàn về một bài học đạo đức hoặc cách sống 
mà anh (chị) rút ra được từ một tác phẩm văn chương:
 a. Sự chiến thắng của cái thiện (từ truyện Tấm Cám)
 b. Thái độ khiêm tốn, không giấu dốt ( từ truyện Tam đại con gà)
 Cuối cùng để làm đúng, đủ các nội dung theo yêu cầu của bài làm văn nghị 
luận xã hội ở lớp 12, giáo viên phải hướng dẫn thật kĩ cách làm bài của từng kiểu 
bài để học sinh nắm vững. Đây là khâu rất quan trọng khi dạy bài làm văn nghị 
luận xã hội, cụ thể như sau:
* Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
 Mở bài: giới thiệu vấn đề cần nghị luận và giới thiệu được đề bài
 Thân bài: sử dụng các thao tác lập luận cơ bản để giải quyết
 + Giải thích vấn đề: là làm rõ ý nghĩa vấn đề, các nghĩa tường minh, nghĩa 
hàm ẩn (nếu có). Lưu ý cách giải thích: Nếu đề có từ ngữ cần giải thích thì giải 
GV: Trần Thị Ái Loan 
 Trang 5 SKKN: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 12 nắm vững cách làm bài văn Nghị luận xã hội_ kiểu bài: 
 Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
dụng theo cách dạy đã trình bày ở trên với mục tiêu: “ Giúp học sinh nắm được 
cách làm bài văn nghị luận xã hội”.
 a. Đối với bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
 G. hướng dẫn H. giải quyết 2 đề bài
* Đề bài 1: Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu: 
 “Ôi ! sống đẹp là thế nào, hỡi bạn ?”
 (Một khúc ca)
 (Sách giáo khoa, Ngữ văn 12(cơ bản), tập một, Nxb Giáo dục, trang 20)
Trên cơ sở học sinh chuẩn bị bài ở nhà đã đọc hết nội dung của bài Nghị luận về 
một tư tưởng, đạo lí trong sách giáo khoa
 Lên lớp, giáo viên hướng dẫn học sinh:
+ Phần tìm hiểu đề (Sgk)
+ Phần lập dàn ý: dựa vào các câu hỏi G. định hướng để H. triển khai vấn đề theo 
trình tự như sau:
 - Đặt vấn đề : Giới thiệu ngắn gọn về vấn đề sống đẹp của con người và 
trích dẫn câu thơ của Tố Hữu.
 - Giải quyết vấn đề: 
G. hướng dẫn học sinh triển khai vấn đề bằng một số các thao tác lập luận theo yêu 
cầu của kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí như: giải thích, phân tích, chứng 
minh, bình luận, bác bỏ.
 + Giải thích câu thơ của Tố Hữu: Thế nào là sống đẹp ?
 H.giải thích: Sống đẹp là sống có văn hóa, có lí tưởng, có đạo đức, có nhân cách, 
biết cống hiến, sống giàu tình yêu thương , lòng nhân ái, không ích kỉ, có hành 
động thiết thực đúng đắn,  
 + Phân tích biểu hiện của sống đẹp kèm theo dẫn chứng. 
G. hướng dẫn học sinh tìm một số biểu hiện của sống đẹp. 
H. tìm_ Sống đẹp được biểu hiện qua các mặt như: Lí tưởng đúng đắn, tâm hồn 
cao đẹp, tình cảm trong sáng, trí tuệ sáng suốt, hành động tích cực.
 Từ việc nắm vững các biểu hiện trên G. hướng dẫn H. hiểu thế nào là Lí 
tưởng đúng đắn, tâm hồn cao đẹp, tình cảm trong sáng, trí tuệ sáng suốt, hành 
động tích cực. Sau đó gợi ý để H. tìm được dẫn chứng thiết thực, phù hợp với đề 
bài. Có thể tìm dẫn chứng trong giao tiếp, trong công việc, quan hệ, lối sống 
 + Bình luận, đánh giá vấn đề: 
G. gợi ý một số nội dung để H. bình luận vấn đề
 Ca ngợi, biểu dương những người có lối sống đẹp, nhiều tấm gương sống đẹp 
đã được điển hình trong cuộc sống
 Phê phán lối sống không đẹp: là biểu hiện của lối sống ích kỉ, vô trách nhiệm, 
thiếu ý thức, độc ác, không có lí tưởng 
 Từ đó kêu gọi mọi người cần có ý thức sống đẹp, rèn luyện thói quen sống đẹp 
để cuộc đời ngày một có ý nghĩa hơn
 + Nêu suy nghĩ, hành động, phương hướng phấn đấu của bản thân
GV: Trần Thị Ái Loan 
 Trang 7 SKKN: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 12 nắm vững cách làm bài văn Nghị luận xã hội_ kiểu bài: 
 Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
 + Phân tích biểu hiện của vấn đề: Biểu hiện của đức hạnh chính là đạo đức, 
trí tuệ, tâm hồn; tất cả mọi phẩm chất không thể thuyết phục mọi người bằng lời 
nói suông vô căn cứ, không minh chứng mà phải chứng minh qua hành động.
 H. lí giải, phân tích vấn đề này có dẫn chứng kèm.
 + Bình luận, đánh giá vấn đề: 
 Nêu trường hợp có đức hạnh mà không có hành động; có hành động mà 
không có đức hạnh điều khiển thì sẽ như thế nào
 Sự cần thiết phải tồn tại thống nhất giữa đức hạnh và hành động trong một 
cá nhân con người: Đức hạnh là cội nguồn tạo ra hành động và hành động là biểu 
hiện cụ thể của đức hạnh
 + Suy nghĩ, hành động của bản thân: Bản thân cần bày tỏ ý kiến về vấn đề 
trên, rèn luyện tu dưỡng đạo đức, nhân cách để có suy nghĩ hành động đúng đắn.
 - Kết thúc vấn đề: Ý kiến trên có tác dụng thiết thực, giúp ta thấy được bản 
chất của vấn đề về mối quan hệ giữa tính cách và hành động, nâng cao kĩ năng 
sống cho bản thân. 
* Ở đề bài 2 là đề để H. luyện tập, vận dụng khắc sâu hơn kiến thức, nhuần 
nhuyễn hơn các thao tác lập luận, đặc biệt là nắm vững hơn cách làm bài.
G. không trực tiếp giải quyết vấn đề như ở đề 1 mà chỉ gợi ý, lí giải và định hướng 
những vấn đề H. chưa rõ. 
 Để làm được vấn đề này chúng ta phải có thời gian. Nhưng yếu tố thời gian là 
do chúng ta chủ động trong phân phối chương trình, trong tiết bám sát hoặc trong 
giờ phụ đạo (nếu có)
 b. Đối với bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống
 Khi dạy lí thuyết bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống, trên cơ sở H. 
đã chuẩn bị ở nhà G. cần có sự chủ động để H. nắm kiến thức một cách nhanh 
nhất, cụ thể như sau: 
 H. trả lời các câu hỏi trong phần Tìm hiểu đề và giải quyết phần Lập dàn ý
 Từ đó G. kết hợp các ý trong phần lập dàn ý của bài với phần Ghi nhớ hình 
thành cho H. Cách làm bài cụ thể, đầy đủ theo bố cục ba phần (Cách làm bài như 
đã nêu trong phần hướng dẫn chung)
Sau đó G. sẽ cho H. đề bài để luyện tập nhằm khắc sâu kiến thức lí thuyết 
* Đề bài: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm 
thiểu tai nạn giao thông
 (Sách giáo khoa, Ngữ văn 12 (cơ bản), tập một, Nxb Giáo dục, trang 78)
 Với đề bài này G. hướng dẫn H. giải quyết vấn đề theo trình tự sau:
 - Đặt vấn đề: Giới thiệu tình hình chung về an toàn giao thông, đi sâu vào 
bức tranh tai nạn giao thông và trích dẫn đề bài
 - Giải quyết vấn đề:
 + Tóm tắt thực trạng:
G. định hướng để H. có cái nhìn đúng đắn về thực trạng Tai nạn giao thông hiện 
nay (chú ý đến đối tượng là tuổi trẻ học đường)
GV: Trần Thị Ái Loan 
 Trang 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_1.doc