Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy Văn

docx 23 trang sk12 28/11/2024 170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy Văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy Văn

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy Văn
 Nguyễn Văn Song - THPT Phù Cừ
 Sáng kiến kinh nghiệm
 Một số kinh nghiệm dạy Văn Nguyễn Văn Song - THPT Phù Cừ
hơi phân vân khi lựa chọn đề tài này làm Sáng kiến kinh nghiệm của mình trong năm 
học này bởi lẽ sợ ai đó cho rằng mình tự phụ, tự cho mình nhiều kinh nghiệm nhưng 
thiết nghĩ những kinh nghiệm này tôi cũng học hỏi từ các thầy cô đi trước, từ bạn bè, 
đồng nghiệp gần xa. Hơn nữa, mục đích của tôi là để chia sẻ, góp phần ít nhiều cho 
công tác dạy học văn. Sau những phân vân ấy, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số 
kinh nghiệm dạy văn” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình năm học 2011- 2012. Rất 
mong nhận được sự chia sẻ, góp ý của các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp gần xa.
II. Ph­¬ng ph¸p nghiªn cøu:
- Phân tích, đánh giá từ thực tiễn
- Dựa trên cơ sở của phương pháp dạy văn, học văn
- Dựa vào đặc thù của bộ môn Ngữ văn
III. Phạm vi nghiên cứu:
 Kinh nghiệm trong dạy học Văn
IV. Tài liệu tham khảo:
 - Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 12.
 - Sách tham khảo
 - Các bài giảng, các ý kiến của các giảng viên Đại học Nguyễn Văn Song - THPT Phù Cừ
vì thế việc học văn trong các nhà trường hiện nay thực sự đáng buồn nếu không muốn 
nói là đáng báo động. Ngoại trừ các lớp chuyên văn ở các trường chuyên, trường năng 
khiếu và một số ít ỏi các học sinh thi khối C còn hầu hết học sinh học văn mang tính 
đối phó hoặc nếu không thì cũng không hứng khởi gì. Số lượng học sinh viết được một 
bài văn của riêng mình, mang màu sắc văn chương, có sự cảm thụ cá nhân ít ỏi vô 
cùng. Nếu làm một phép thống kê, xin dám chắc đến 70% học sinh tốt nghiệp PTTH 
không biết thực hành viết một bài làm văn theo đúng yêu cầu, đúng chính tả, ngữ 
pháp, đấy là chưa kể đến việc hiểu và tiếp nhận tác phẩm. Không hiểu các em đã học 
như thế nào trong 12 năm học phổ thông để khi đã trở thành những tú tài, phần lớn 
không biết viết được một câu văn gãy gọn, thậm chí còn mắc phải những lỗi chính tả 
hết sức cơ bản mà lẽ ra bất cứ học sinh nào học xong tiểu học cũng có thể nắm được. 
Môn tập làm văn được học đến 5 năm ở cả hai cấp học (THCS, THPT) đã luyện cho 
học sinh từ cách viết câu văn, đoạn văn đến bố cục một bài văn; luyện khá kỹ về các 
thao tác nghị luận: chứng minh, giải thích, phân tích, bình luận...Vậy mà tất cả đều bị 
vô hiệu hoá. Hầu hết học sinh làm một bài văn không cần quan tâm đến yêu cầu thể 
loại, một yêu cầu quan trọng của bài văn, giúp giáo viên có thể đánh giá được năng lực 
tư duy, khả năng, mức độ hiểu biết và cảm nhận văn học của học sinh. Cách làm bài 
của các em như những cỗ máy vô hồn, hễ đặt bút là viết, chỉ cần liếc qua đề bài nhắc 
đến tác phẩm hoặc tác giả nào là cứ thế viết. Còn viết cái gì thì đã có bài văn mẫu 
trong hàng tập tài liệu có sẵn, đã có bài giảng ở các lớp ôn luyện có sẵn, tha hồ cóp 
chỗ này, lắp ghép chỗ kia. Đa phần học sinh không thể tự viết được một bài văn bằng 
chính sự suy nghĩ và cảm nhận của mình, mà nếu viết được đi chăng nữa thì phần lớn 
là những câu văn ngô nghê, những ý tưởng "cười ra nước mắt" như: " Chế Lan Viên là 
một nhà văn lớn", " Tố Hữu được giải Nô - Ben Văn học năm 1960", Nguyễn Tuân...là 
người say mê tái hiện các nhân vật lịch sử nổi tiếng cùng thời như Hồ Xuân Hương, 
Cao Bá Quát", " Việt Nam tuy không phải là cường quốc về kinh tế và quân sự nhưng 
là cường quốc về tình yêu", “Tràng nhặt Mị về làm vợ”, “ông Xuân Quỳnh”, “bà Xuân 
Diệu” Trong kỳ thi tốt nghiệp 12 hàng năm, khi đi chấm Văn, các thầy cô chủ yếu
được đọc các bài văn na ná giống nhau. Có khác chăng chỉ là độ dài ngắn hoặc là chữ
viết.
 Nguyên nhân dẫn đến việc học văn đáng báo động như hiện nay thì có nhiều 
nhưng trong đó có nguyên nhân từ việc dạy văn hiện nay. Bản thân việc dạy văn trong Nguyễn Văn Song - THPT Phù Cừ
 Với tôi, giáo viên văn phải duy trì được thói quen đọc, nhất là đọc sách. Những 
cuốn sách ưu tiên được đọc là các tác phẩm văn học tiêu biểu trong và ngoài nước, các 
công trình nghiên cứu, các bài phê bình viết về sự nghiệp sáng tác của các tác giả tiêu 
biểu được học trong chương trình. Muốn dạy tốt đoạn trích “Hồi trống Cổ thành” 
trong chương trình Ngữ văn 10 thì người thầy phải đã từng đọc trọn bộ Tam quốc ít 
nhất một vài lần và có thể tóm tắt ngắn gọn tác phẩm một cách thuyết phục. Để dạy tốt 
những đoạn trích trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, người thầy phải thuộc được 
nhiều đoạn tiêu biểu trong tác phẩm và đọc nhiều bài viết về tác tác phẩm về những 
đoạn trích được giảng dạy.. Để dạy tốt một số bài thơ Mới trong chương trình 11, 
người thầy phải nhiều lần đọc Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh, Hoài Chân và thuộc 
được nhiều bài thơ Mới. Có cô giáo dạy về Sêchxpia và đoạn trích “Tình yêu và thù 
hận” trong chương trình Ngữ văn 10 mà chưa từng đọc vở kịch Romeo và Juliet, ngoài 
những kiến thức trong phần tiểu dẫn, cô không cung cấp thêm bất kì một thông tin nào 
về nhà văn và tác phẩm. Đoạn trích chỉ như một lát cắt cực mỏng, chỉ lấy nó tự soi cho 
nó thì làm sao tác phẩm đến được với học sinh, làm sao học sinh yêu được tác phẩm. 
Văn chương thì mênh mông, vô cùng. Thôi thì đủ cả Đông, Tây, kim, cổ. Biết đọc bao 
nhiêu cho đủ, cho xứng tầm của một giáo viên dạy văn. Phải như con ong âm thầm hút 
nhụy, tích mật ngọt từ những năm tháng rong ruổi hết vườn hoa này, đồng nội kia 
không mệt mỏi. Hãy nuôi dưỡng niềm đam mê đọc sách, biết “săn lùng” và luôn ao 
ước có được những cuốn sách quý đặt trên giá sách của bạn. Là một giáo viên dạy văn, 
bạn nên có một chiếc đèn ngủ mini nơi đầu giường. Dù bận rộn đến đâu cũng hãy giữ 
thói quen đọc một vài trang sách trước khi đi ngủ.
 Cùng với việc đọc sách, đọc tài liệu, tư liệu tham khảo là sự làm việc của người 
thầy khi đọc. Không phải cứ đọc sách là lập tức tri thức của nhân loại trở thành tri thức 
của ông thầy. Nếu không làm việc với lượng tri thức ấy thì đọc nhiều lại quên nhiều 
thôi. Hãy suy nghĩ về những tri thức vừa đọc được để nó soi rọi, tỏa sáng trong nhận 
thức của ta một điều gì đó, rồi ghi chép, sắp xếp lại theo từng mảng, từng dạng. Một 
cách hiệu quả nhất để tích lũy tri thức là tìm cách đưa những tri thức ấy vào trong quá 
trình giảng dạy một cách thường xuyên. Chẳng hạn, khi bạn giảng dạy về Tố Hữu, 
Nguyễn Tuân, Nam Cao, Xuân Diệu thì cố gắng vận dụng tất cả tri thức về cuộc đời, 
sự nghiệp sáng tác của họ mà mình đã đọc, đã biết để làm sáng tỏ những kiến thức 
trong sách giáo khoa một cách hợp lý. Khi giảng về những chặng đường thơ Tố Hữu, Nguyễn Văn Song - THPT Phù Cừ
chắc chắn tôi sẽ không thể nào dạy nổi theo giáo án. Tôi không chê giáo án của họ mà 
đơn giản chỉ là vì nó không phải là của tôi, không do tôi suy nghĩ, cảm nhận và thiết 
kế. Có những giáo án giống như những bài văn viết, dài lê thê mà khi đọc thấy rất khó 
tìm luận điểm vẫn được không ít giáo viên in ấn một cách nhiệt tình. Những giáo viên 
đã dạy học nhiều năm, họ đã có giáo án theo cách thiết kế của họ thì việc in giáo án vi 
tính chẳng qua là việc đối phó với việc kiểm tra. Cách làm đó không đúng nhưng ít 
nhiều còn có thể linh động. Nhưng có những giáo viên trẻ mới vào nghề cũng dùng 
giáo án ấy như một bảo bối tuyệt đối đúng, thậm chí cứ dạy được một, hai phút lại liếc 
nhìn giáo án, lúc nào không nhìn thì lập tức lúng túng ngay. Nếu cứ thế tiếp diễn thành 
cách làm việc thường trực thì thật khó để trở thành một giáo viên đúng nghĩa. Vậy làm 
thế nào để thiết kế được một giáo án tốt?
 Với tôi, việc thiết kế một giáo án là vô cùng quan trọng. Nó giống như việc một 
kiến trúc sư thiết kế ngôi nhà của mình trên bản vẽ. Nếu bản vẽ hợp lý, khoa học thì 
tòa nhà được xây dựng sau này sẽ hoàn hảo nếu thực hiện đúng theo yêu cầu của bản 
vẽ. Theo tôi, muốn có một giáo án tốt, người giáo viên phải có các bước làm viêc sau 
đây:
 - Nếu là một giờ dạy tác phẩm văn học thì trước hết giáo viên phải đọc tác 
phẩm. Trong quá trình đọc, giáo viên phải huy động tất cả những kỹ năng đọc hiểu để 
nhận diện được các nhân vật, hình tượng, nắm bắt được cốt truyện, mạch cảm hứng, 
hiểu chủ đề tư tưởng của tác phẩm và ý đồ của nhà văn, nhà thơ.
 - Tiếp đến, giáo viên phải huy động tất cả sự hiểu biết vốn có của mình liên 
quan đến tác phẩm, đọc những bài phê bình, nhận xét, đánh giá về tác phẩm, đọc sách 
giáo viên và các thiết kế bài giảng (nếu có).
 - Sau khi đã có một kiến thức nền đầy đủ về tác phẩm, giáo viên dựa vào mục 
đích, yêu cầu trong chương trình và sự cảm nhận của cá nhân về giá trị của tác phẩm 
để tiến hành soạn bài. Bạn có thể đọc hàng chục cuốn sách trước khi soạn bài, nhưng 
khi tiến hành soạn bài, cách tốt nhất là bạn chỉ giữ lại cuốn sách giáo khoa và soạn bài 
độc lập theo cách hiểu, cách cảm nhận và cách thiết kế của bạn. Nếu làm được như thế 
thì sau khi soạn xong, dường như bài soạn đã trọn vẹn trong suy nghĩ của bạn. Chính 
vì thế khi lên lớp, bạn không còn phải “đánh vật” với những trang giáo án nữa. Với tôi, 
giáo viên cần phải thoát ly được giáo án khi dạy học, kể cả giáo viên mới ra trường. 
Khi thoát ly được giáo án là khi người dạy làm chủ được toàn bộ kiến thức của bài Nguyễn Văn Song - THPT Phù Cừ
 Thiên lương
( Tất cả đều đạt tới mức độ tuyệt vời trong cảnh cho chữ)
+ Viên quản ngục:
 Tấm lòng yêu cái đẹp, quý trọng người tài
 Quy phục trước thiên lương, hướng về cái thiện
- Nghệ thuật miêu tả cảnh cho chữ
- Ý nghĩa cảnh tượng cho chữ
 Thiết kế như vậy, tôi thấy bài dạy khá sáng rõ, nhất quán và lôgíc. Sau khi dạy 
xong bài, tôi có lưu ý học sinh: nếu đề bài yêu cầu cảm nhận, phân tích từng nhân vật 
thì phải kết hợp cả hai phần để làm bài vì vẻ đẹp của các nhân vật được tập trung làm 
nổi bật trong cảnh cho chữ.
 + Hình thức bài soạn: Khi soạn bài, giáo viên có thể kẻ khung, có thể không 
nhưng nhất thiết trong bài soạn phải thể hiện được hoạt động của thầy, hoạt động của 
trò và phần kiến thức cần chốt lại cho học sinh.
 Phần ghi hoạt động của thầy cần thấy được phương pháp, phương tiện sử dụng 
khi giảng dạy và những khoảng để thầy liên hệ, mở rộng. Những khoảng ấy, giáo viên 
có thể để trống, hoặc chỉ dẫn hết sức ngắn gọn. Ví dụ: Khi dạy đoạn trích Trao duyên, 
trích Truyện Kiều của Nguyễn Du, đến những câu thơ:
 Kể từ khi gặp chàng Kim
 Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề
 Giáo viên chỉ cần viết ở phần hoạt động của thầy: lấy thêm dẫn chứng trong 
Truyện Kiều để làm nổi bật mối tình say đắm của Thúy Kiều và Kim Trọng có liên 
quan đến các chi tiết trong hai câu thơ. Có làm được điều ấy mới thấy việc trao duyên 
của Kiều là vô cùng khó khăn. Nếu kết cấu bài soạn hợp lý, là khung xương vững 
chắc thì những khoảng trống trong phần hoạt động của thầy là những nét uốn lượn 
mềm mại làm nên vẻ đẹp và linh hồn của một giờ dạy văn. Một người thầy thiết kế 
được nhiều khoảng trống phù hợp chính là một giáo viên văn giàu kiến thức và tài hoa. 
Với người thầy giỏi, thì một khoảng trống có thể được lấp đầy bằng nhiều kiểu dạng 
tùy theo đối tượng học sinh và sự kết hợp giữa thầy và trò. Chẳng hạn, khi phân tích vẻ 
đẹp tài hoa của nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của nhà văn 
Nguyễn Tuân, khi khai thác tài viết chữ Hán của Huấn Cao, giáo viên có thể ghi một 
chỉ dẫn: Nói thêm về thú chơi chữ Hán của người xưa. Một chỉ dẫn ấy có nhiều cách Nguyễn Văn Song - THPT Phù Cừ
thái độ của bà Hiền như thế kh«ng khuyÕn khÝch còng kh«ng ng¨n c¶n, 
nào? ng¨n c¶n tøc lµ b¶o nã t×m ®­êng sèng ®Ó b¹n 
Lý do bà Hiền không ngăn cản nã ph¶i chÕt, còng lµ giÕt chÕt nã.
con?
Qua thái độ đó, em thấy bà gi¸o dôc cho con lßng tù träng và ý thúc dân 
Hiền giáo dục con điều gì? tộc.
Giáo viên nói thêm về hoàn 
cảnh đất nước thời chiến 
tranh và phân tích, bình luận Một người mẹ có tình yêu thương con sâu
thêm về câu nói của bà sắc, yêu con gắn với tình yêu đất nước.
Em thấy bà Hiền là người mẹ
như thế nào?
 Hiện nay, không ít giáo viên, vì khi soạn bài còn viết như kiểu một đoạn văn mà 
chưa triển khai thành các thao tác nên khi lên lớp. Để đảm bảo kiến thức đã chuẩn bị, 
thầy, cô gần như đọc bài cho học sinh chép. Hãy so sánh đoạn tôi vừa khai thác trên 
đây với cách khai thác của một giáo án trên mạng mà không ít giáo viên đã copy, cùng 
nội dung về cách dạy con của nhân vật bà Hiền trong truyện ngắn Một người Hà Nội 
của nhà văn Nguyễn Khải. Tôi xin được copy nguyên vẹn mà không dám chỉnh sửa 
bất cứ một chữ nào, kể cả lỗi về câu chữ, chính tả:
 Hoạt động của GV và Nội dung cần đạt
 HS
 * Cách dạy con:
 + Cô Hiên thực hiện xong thiên chức của 1 ngươì 
 phụ nữ ( 40 tuổi – sau khi sinh người con gái thứ 5) cô 
 cũng tính toán rất đầu cuối: ko đến nỗi quá già và tất 
 nhiên cũng ko còn trẻ. 40 tuổi sinh cô con gái út, 60 
 tuổi nó cũng đã 20, lúc ấy mình mắt mờ chân chậm – 
Cô Hiền dạy con như 20 tuổi cũng đã tự lập đc, khỏi ăn bám anh chị việc 
thế nào? đó h.toàn do cô q.định, h.toàn ko phụ thuộc vào chống 
 với suy nghĩ: “ người đàn bà ko là nội tướng thì cái gđ 
 ấy cũng chẳng ra sao cả.
 + Nhưng ko vì đông con mà cô bỏ bê việc nuôi dạy

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_day_van.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy Văn.pdf