Sáng kiến kinh nghiệm Một số kiến thức kỹ năng lựa chọn và dạy bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí lớp 12 tham gia thi cấp tỉnh

docx 30 trang sk12 22/05/2024 880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kiến thức kỹ năng lựa chọn và dạy bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí lớp 12 tham gia thi cấp tỉnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kiến thức kỹ năng lựa chọn và dạy bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí lớp 12 tham gia thi cấp tỉnh

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kiến thức kỹ năng lựa chọn và dạy bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí lớp 12 tham gia thi cấp tỉnh
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
 TRƯỜNG PT DTNT CẤP 2-3 VĨNH PHÚC
 
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: MỘT SỐ KIẾN THỨC KỸ NĂNG LỰA CHỌN VÀ DẠY BỒI 
DƯỠNG ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12 THAM GIA 
THI CẤP TỈNH
Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Thanh Huyền 
Mã sáng kiến: 04.58.03
 Vĩnh Phúc, năm 2020
 1 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 1. Lời giới thiệu
 Kết quả giảng dạy và học tập của thầy và trò được đánh giá qua các kỳ thi, 
đặc biệt qua các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Kết quả đó không chỉ đánh giá năng 
lực của người học và người dạy mà còn khẳng định và củng cố vị trí của mỗi nhà 
trường. Đồng thời nó còn là cơ sở nền tảng để học sinh tiếp cận với các kỳ thi quôc 
gia và các em có cơ hội chinh phục các bậc thang tri thức mới.
 Với mỗi giáo viên khi nhận công tác dạy bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi 
lớp 12 thi cấp tỉnh là mang một trách nhiệm lớn, đôi khi còn cảm thấy áp lực. Bởi 
kết quả của kỳ thi không chỉ của cá nhân học sinh mà còn khẳng định năng lực và là 
kết quả của người dạy. Kết quả đó cũng là thành tích của nhà trường.
 Dạy bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi lớp 12 thi cấp tỉnh là một công việc 
rất khó đòi hỏi người giáo viên phải tâm huyết với nghề, tinh thần trách nhiệm cao 
trong công việc, phương pháp giảng dạy và chuyên môn vững vàng. Với học sinh 
cần phải có năng lực, sự yêu thích, đam mê môn học để nắm chắc cả kỹ năng và 
kiến thức.
 Việc dạy đội tuyển học sinh giỏi lớp 12 đòi hỏi người giáo viên dạy phải chắc 
chắn cả kỹ năng và kiến thức của toàn cấp học. Đặc biệt là kỹ năng thực hành, kiến 
thức Địa lí 12.
 Trường trung học phổ thông tôi đang công tác đa số là con em dân tộc thiểu 
số sinh sống thuộc những huyện nghèo, nông thôn của tỉnh. Các em còn tự ti, chưa 
mạnh dạn và cho rằng việc học đội tuyển học sinh giỏi là một việc quá sức tưởng 
tượng, dẫn đến sự quyết tâm chưa cao cho nên dễ bị chán, làm kết quả học không 
tốt.
 Địa lí được xem là một trong các môn học xã hội trong các trường THPT, các 
đối tượng địa lí tự nhiên hay kinh tế xã hội đều rất gần gũi mà học sinh có thể thấy 
nó diễn ra hàng ngày xung quang mình, bắt gặp nó ở bất kỳ đâu, khi ở nhà hay khi 
đi chơi, khi làm việc hay khi đọc báo, nghe đài. Vì vậy, dễ nảy sinh tâm lí chủ quan 
của người học. Hơn nữa Địa lí không phải là môn học nhiều em chọn học theo khối 
để đi sâu tìm hiểu mà chỉ học chương trình cơ bản, trong khi đó đề thi học sinh giỏi 
thường có nhiều câu hỏi và bài tập nâng cao. Do vậy đây là một trong những khó 
khăn rất lớn cho các thầy, cô giáo ở trường THPT nơi tôi công tác nói riêng và các 
trường THPT trên toàn tỉnh nói chung khi lựa chọn những hạt giống cho đội tuyển 
học sinh giỏi môn Địa lí.
 Từ những lí do trên và kết quả đã đạt được của bản thân tôi chọn đề tài 
"Một số kiến thức kỹ năng lựa chọn và dạy bồi dưỡng đội tuyến học sinh giỏi 
môn Địa lí lớp 12 tham gia thi cấp Tỉnh" trình bày trong sáng kiến kinh nghiệm 
này. Qua sáng kiến kinh nghiệm tôi mong được chia sẻ với đồng nghiệp những kiến 
thức, kinh nghiệm đã có từ quá trình giảng dạy của mình, để có thêm ý nghĩa và giá 
trị nhân rộng.
 3 7.1.2.2. Thực trạng của việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí lớp 
12 tham gia thi cấp Tỉnh ở trường PT Dân tộc Nội trú cấp 2-3 Vĩnh Phúc.
 Trong 5 năm trở lại đây, từ năm học 2014 – 2015 đến năm học 2018 - 2019 
đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lí được đánh giá rất hay, phù hợp với nội dung 
chương trình học, song nhiều học sinh ở các trường THPT trong Tỉnh nói chung đạt 
kết quả không cao.
 Từ thực tế giảng dạy 20 năm qua và nhiều lần được giao nhiệm vụ bồi dưỡng 
học sinh giỏi lớp 12 thi cấp tỉnh môn Địa lí tôi thấy để đạt được hiệu quả cao trong 
mỗi bài học, tiết học cần có cách thiết kế bài giảng sao cho phù hợp với nội dung 
kiến thức, phương tiện dạy học và hoàn cảnh học sinh. Để qua mỗi bài học, tiết học 
học sinh không chỉ nắm được kiến thức mà còn biết cách vận dụng kiến thức linh 
hoạt, tăng khả năng tư duy sáng tạo. Đối với dạy bồi dưỡng đội tuyến học sinh giỏi 
lớp 12 thi cấp tỉnh không chỉ cần có vậy mà còn cần đến tất cả các yếu tố tâm lí, 
năng lực của học sinh, kỹ năng chọn hạt giống, năng lực giảng dạy của giáo viên...
 Trường THPT nơi tôi công tác mỗi năm có hơn 100 học sinh khối 12, hầu hết 
các em là người dân tộc thiểu số nên khả năng tiếp thu kiến thức còn hạn chế, một 
số em học khá giỏi các em đã chọn các môn khối A, D để học nâng cao và cũng là 
khối các em chọn thi đại học, cao đẳng. Còn lại các em có năng lực học tập kém 
mới chọn học khối C. Vì vậy, các em hầu như không có sự định hướng, mục tiêu 
phấn đấu rõ ràng. Có số ít em học tập tốt nhưng lại không muốn vào đội tuyển vì 
cho rằng tập trung vào đội tuyển mất nhiều thời gian ảnh hưởng đến học tập các 
môn khác, ảnh hưởng đến thi đại học. Bởi vậy để chọn được đội tuyển có chất lượng 
là điều không dễ, đòi hỏi giáo viên phải có kỹ năng phát hiện năng lực học tập của 
học sinh, động viên tâm lí, tạo hứng thú cho các em về môn học.
 Dạy bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi lớp 12 thi cấp tỉnh không chỉ đòi 
hỏi giáo viên phải có kiến thức chuyên môn vững vàng mà còn phải có kinh nghiệm, 
kỹ năng, phương pháp giảng dạy, cách thiết kế cấu trúc nội dung khoa học, lôgic, dễ 
hiểu, tạo điểm tựa, sức vượt, sự tự tin cho học sinh khi đi thi. Thật không sai nếu 
lấy kết quả học tập và kết quả các kỳ thi làm thước đo cho cho sự phát triển giáo dục 
của nhà trường nói chung và năng lực giảng dạy của giáo viên nói riêng.
 7.1.3. Giải pháp thực hiện
 7.1.3.1. Kỹ năng lựa chọn học sinh vào đội tuyển
 Do đặc thù các trường THPT trên địa bàn Tỉnh đều chọn ban cơ bản để học, 
hơn nữa trường của chúng tôi có nhiều học sinh lựa chọn môn Địa lí làm môn học 
để ôn thi THPT Quốc gia, nhưng phần lớn là các em chỉ dùng môn Địa lí để xét tốt 
nghiệp chứ không thi Đại học. Mỗi giáo viên lại chỉ dạy một vài lớp trong khối và 
cũng có thể không dạy liên tục từ lớp 10 đến lớp 12. Do vậy kỹ năng chọn học sinh 
vào đội tuyển học sinh giỏi lớp 12 thi cấp tỉnh có thể hiểu qua sơ đồ ngắn gọn sau:
 5 + Khả năng khái quát, tổng hợp, liên hệ kiến thức tốt.
 + Kỹ năng trình bày và làm bài tự luận tốt.
 + Kết quả đều qua nhiều bài kiểm tra.
 + Có bản lĩnh phòng thi và ổn định tâm lí.
 + Đam mê, yêu thích, ham học môn Địa lí
 - Lựa chọn được những học sinh có đủ năng lực, tố chất cần thiết vào đội tuyển 
có vai trò hết sức quan trọng đối với kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Vì dạy và 
học là hai yếu tố quan hệ hữu cơ với nhau, trò phải có hứng thú và mong muốn tiếp 
nhận có tinh thần cầu tiến học hỏi thì thầy mới có điều kiện thực hiện thành công ý 
tưởng của mình. Học trò có mong muốn học hỏi tích cực sẽ đòi hỏi và thúc đẩy 
người thầy luôn nỗ lực tìm tòi, sáng tạo, tiếp cận nguồn tri thức mới.
 7.1.3.2. Một số kiến thức kĩ năng cơ bản trong dạy bồi dưỡng đội tuyển 
học sinh giỏi lớp 12 môn Địa lí tham gia thi cấp tỉnh
 Kiến thức cơ bản cho thi học sinh giỏi lớp 12 cấp tỉnh nằm chủ yếu trong 
chương trình Địa lí lớp 12, bên cạnh đó còn có cả kiến thức ở chương trình lớp 10,
11. Ngoài ra các kỹ năng địa lí như: Dạng bài tập tính giời, kỹ năng lựa chọn và vẽ 
biểu đồ, kỹ năng nhận xét và giải thích, kỹ năng khai thác Atlat địa lí là không thể 
thiếu.
 Khi tìm hiểu về đề thi cấp tỉnh môn Địa lí trong nhiều năm trở lại đây tôi thấy 
cấu trúc đề thi có phần bài tập tính giờ của địa lí lớp 10, phần kỹ năng lựa chọn và 
vẽ biểu đồ, kỹ năng nhận xét và giải thích, kĩ năng khai thác kiến thức qua Át lát 
Địa lí Việt Nam... Đây cũng là những kiến thức khó đối với người học và khó cả đối 
với người dạy. Chính điều đó đã khiến tôi tìm tòi, học hỏi rất nhiều trong các kỳ 
được giao nhiệm vụ ôn thi học sinh giỏi những năm qua. Vì thế tôi chọn đây là nội 
dung trọng tâm trình bày trong sáng kiến kinh nghiệm này.
 7.1.3.2.1. Dạng bài tập tính giờ
 Đây là dạng bài tập đòi hỏi phát huy tổng hợp nhiều kiến thức, bởi muốn tính 
được giờ thì phải tính được múi giờ và phải biết giờ đó thuộc ngày nào. Nếu 
không rất dễ bị nhầm lẫn giữa múi giờ của bán cầu Tây với bán cầu Đông, giữa 
ngày này với ngày khác. Do đó đòi hỏi phải nắm được múi giờ đánh theo số thứ tự 
từ 0 đến 23, múi giờ 24 trùng với múi giờ số 0 và kênh hình các múi giờ trên Trái 
Đất trong sách giáo khoa lại thể hiện các múi giờ có giờ sớm hơn hoặc muộn hơn 
múi giờ gốc. Nắm được số ngày của các tháng trong năm, tháng nào có 28 ngày, 
tháng nào có 30, 31 ngày, năm nào là năm nhuận.
 Ví dụ: Lễ hội Festivan Huế của Việt Nam năm 2015 khai mạc vào lúc 15 giờ 
ngày 01/ 4 /2015 được truyền hình trực tiếp. Hãy tính giờ truyền hình trực tiếp lễ 
khai mạc tại các địa điểm sau:
 Địa điểm Niu Đêli Thượng Hải Niu Iooc Honolulu
 Kinh độ 77ºĐ 121ºĐ 71ºT 157ºT
 Giờ
 Ngày,tháng
*Giải:
 - Tính múi giờ của các địa điểm:
 7 Giải theo cách này thì khắc phục được sự nhầm lẫn về tính múi giờ ở các địa 
điểm cho học sinh. Học sinh dễ dàng kẻ sơ đồ tính múi giờ sớm hơn hay muộn hơn 
múi giờ gốc như sau:
 -11 -10 -9 -8 -7 -6 -5 -4 -3 -2 -1 0 +1 +2 +3 +4 +5 +6 +7 +8 +9 +10 +11 +12
 -Tính giờ của các địa điểm:
 Thượng Hải có giờ sớm hơn Việt Nam còn lại các địa điểm đều có giờ muộn 
hơn Việt Nam. Vì vậy khi Việt Nam là 15 giờ thì giờ tại các địa điểm là:
 Địa điểm Niu Đêli Thượng Hải Niu Iooc Honolulu
 Kinh độ 77ºĐ 121ºĐ 71ºT 157ºT
 Giờ 13 16 3 22
 Ngày,tháng 01/ 4/ 2015 01/ 4/ 2015 01/ 4/ 2015 31/ 3/ 2015
 Ngoài việc tính giờ học sinh còn phải xác định được giờ đó thuộc ngày nào. 
Song, nhiều em không biết tháng nào có 28 ngày, tháng nào có 30 ngày, tháng nào 
có 31 ngày hay năm nào là năm nhuận. Vì vậy nhiều em tính giờ đúng nhưng ngày, 
tháng lại sai.
 Để khắc phục tình trạng trên giáo viên hướng dẫn cho học sinh nắm được: 
tháng 2 có 28 ngày; tháng 4, 6, 9, 11 có 30 ngày; các tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12 có 31 
ngày. Các năm chia hết cho 4 là năm nhuận, năm nhuận tháng 2 có 29 ngày.
 7.1.3.2.2. Dạng bài tập vẽ và nhận xét biểu đồ
 Đây là dạng bài tập luôn chiếm một vị trí quan trọng trong cấu trúc của đề thi. 
Nếu học sinh có kiến thức và kỹ năng tốt thì đây là dạng bài tập giúp học sinh gỡ 
điểm, còn nếu học sinh yếu về kỹ năng biểu đồ đặc biệt là kỹ năng lựa chọn biểu đồ 
và xử lí đề bài thì đây là dạng bài tập khiến các em mất đi nhiều điểm nhất. Bởi theo 
qui chế chấm thi môn Địa, nếu các em chọn và vẽ sai loại biểu đồ thì không chỉ 
phần vẽ biểu đồ không được điểm mà kéo theo toàn bộ phần nhận xét đằng sau cũng 
không được chấm, như vậy là mất đi toàn bộ số điểm của dạng bài tập này.
 Vậy làm thế nào để giúp học sinh có kiến thức và kỹ năng về biểu đồ vững 
chắc nhất, để dạng bài tập này luôn chắc chắn có điểm ở mỗi bài thi, trong khi kỹ 
năng biểu đồ nhiều, kỹ năng lựa chọn biểu đồ và nhận xét lại rất khó. Sau nhiều năm 
ôn thi THPT Quốc gia và ôn thi học giỏi, tôi thấy cần phải làm thế nào để giúp học 
sinh nắm được kỹ năng biểu đồ nhanh nhất với những kiến thức cơ bản, ngắn gọn, 
chuẩn xác, dễ tiếp thu.
 a. Vẽ biểu đồ
 Trước khi vẽ biểu đồ học sinh cần phải lựa chọn biểu đồ thích hợp và xử lí số 
liệu (nếu cần).
 * Lựa chọn biểu đồ:
 Đây là kỹ năng có vai trò quyết định nhất đến kết quả có hay không có điểm của 
câu hỏi này.
 9

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kien_thuc_ky_nang_lua_chon_va_d.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số kiến thức kỹ năng lựa chọn và dạy bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn.pdf