Sáng kiến kinh nghiệm Một số kĩ năng giúp học sinh đơn giản hóa bài đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh

doc 77 trang sk12 02/01/2025 400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kĩ năng giúp học sinh đơn giản hóa bài đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kĩ năng giúp học sinh đơn giản hóa bài đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kĩ năng giúp học sinh đơn giản hóa bài đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu:
 Ngày nay, tiếng Anh đã và đang trở thành một ngôn ngữ quốc tế vì nó được sử dụng 
rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế toàn cầu, tiếng Anh 
là một trong những công cụ giao tiếp hiệu quả cho tất cả mọi người. Vai trò của tiếng Anh 
được coi là rất quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, khoa học, văn hóa và giáo 
dục. Đặc biệt, sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO vào ngày 07 
tháng 11 năm 2006 đã mở ra cánh cửa mới cho việc hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. 
Chính vì vậy mà ngày càng nhiều người muốn học tiếng Anh để giao tiếp với các đối tác 
nước ngoài, phục vụ nhu cầu du lịch, tham quan và học tập.
 Như chúng ta đã biết trong trường Trung học hiện nay việc giảng dạy tiếng Anh theo 
phương pháp giao tiếp đã đạt được một số hiệu quả nhất định. Phương pháp giao tiếp đang 
được khuyến khích sử dụng để nhằm phát triển cả bốn kĩ năng: Nghe - Nói - Đọc - Viết.
 Là một giáo viên trong môi trường giáo dục với đối tượng là học sinh THPT và cụ 
thể hơn là đối tượng học sinh ôn thi THPT QG để chuẩn bị bước vào cuộc thi đầy khó 
khăn ở Việt Nam thì có thể nói trách nhiệm và vai trò của người thầy lại càng quan trọng. 
Người thầy phải tìm ra một phương pháp hiệu quả để hướng dẫn học sinh của mình làm bài 
đạt kết quả cao nhất.
 Đọc hiểu thường được coi là một kĩ năng tương đối khó đối với cả giáo viên và học 
sinh. Khác với kĩ năng nói, trong khi đọc học sinh có thời gian suy nghĩ và có nhiều cách 
đọc khác nhau để đáp ứng mục đích đọc. Mỗi một dạng câu hỏi trong bài đọc hiểu trong đề 
thi đòi hỏi phải có phương pháp đọc phù hợp giúp vừa tiết kiệm thời gian làm bài và vừa có 
được câu trả lời chính xác.
 Nếu trong Tiếng Anh 10 quá trình đọc của học sinh được đặt dưới sự kiểm soát chặt 
chẽ của giáo viên bằng cách luyện đọc những đoạn văn ngắn, chủ đề dễ hiểu, câu hỏi ngắn 
gọn và chi tiết theo bài đọc và trong Tiếng Anh 11 quá trình đọc được đặt dưới sự kiểm soát 
vừa phải, nghĩa là học sinh có độ thoải mái hay tự do nhất định trong khi đọc, tự tìm ra cách 
đọc thích hợp, tự bổ sung vốn từ vựng, thì trong Tiếng Anh 12 học sinh có một độ thoải 
mái hơn để phát huy được sự linh hoạt, nhanh nhạy trong khi đọc. 
 Vì vậy, trong đề tài này tôi xin chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về kĩ năng hướng dẫn 
học sinh cách làm bài đọc hiểu tiếng Anh một cách hiệu quả. 
 1 PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Tiếng Anh là rất cần thiết với cuộc sống và công việc hàng ngày của bao nhiêu người, 
tuy nhiên cách học và tiếp cận nó như thế nào một cách hiệu quả thì không phải ai cũng 
chọn được một phương pháp hiệu quả cho riêng mình. Để đi sâu vào cách học tiếng Anh 
như thế nào cho hiểu quả là một vấn đề khá rộng và khó nói chi tiết cụ thể được vì mỗi đối 
tượng học tiếng Anh với mục đích riêng của từng giai đoạn thì lại phải có phương pháp cho 
từng đối tượng đó. Ví dụ, với đối tượng học tiếng Anh với mục đích giao tiếp phục vụ cho 
công việc thì ta cần chú trọng vào phát triển kĩ năng thực hành như nghe và nói, còn với đối 
tượng học tiếng Anh với mục đích thi cử thì người dạy lại phải tập trung nhiều hơn dạy kĩ 
năng làm bài kết hợp nhiều kĩ năng mang tính hàn lâm hơn như đọc, viết và bổ sung ngữ 
pháp. Là một giáo viên trong môi trường giáo dục với đối tượng là học sinh THPT và cụ 
thể hơn là đối tượng học sinh ôn thi THPT Quốc Gia để chuẩn bị bước vào cuộc thi đầy cam 
go và khốc liệt ở Việt Nam thì có thể nói trách nhiệm và vai trò của người thầy lại càng 
quan trọng. Người dạy phải tìm ra một phương pháp hiệu quả để hướng đẫn học viên của 
mình làm bài đạt kết quả cao nhất.
 Với cấu trúc đề thi môn tiếng Anh trong đề thi THPT quốc gia 50 câu trắc nghiệm 
với thời lượng làm bài 60 phút trong đó bao gồm 15 câu hỏi đọc hiểu, còn lại là các dạng 
bài tập khác thì phần đọc hiểu chiếm một vị trí khá quan trọng trong cấu trúc của đề thi này. 
Hiểu được vai trò của nó trong mức độ thành công của một bài thi THPTQG, hơn ai hết 
giáo viên phải là người hướng dẫn và định hướng để các em có thể làm bài thi hiệu quả hơn. 
Nhận thấy rõ được một mảng kiến thức đọc là một kĩ năng quan trọng trong đề thi 
THPTQG, tôi đã rất băn khoăn làm sao có thể tìm ra một phương pháp giúp các em có thể 
luyện tập kĩ năng đọc một cách hiệu quả chính vì thế tôi đã chọn đề tài 
 “Một số kĩ năng giúp học sinh đơn giản hóa bài đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc 
Gia môn tiếng Anh”. 
 Kĩ năng đọc hiểu là một kĩ năng quan trọng không chỉ vì nó chiếm nhiều điểm trong 
cấu trúc bài thi THPTQG mà nó còn là một kĩ năng thực tế mà đối với bất kỳ một người 
học tiếng Anh nào cũng cần làm chủ. Kĩ năng đọc nói chung giúp chúng ta thu thập thông 
tin và kĩ năng đọc trong tiếng Anh nói riêng không những giúp chúng ta tiếp cận thông tin 
mà còn giúp chúng ta biết thêm nhiều từ mới và cấu trúc để phục vụ cho các kĩ năng khác 
 3 III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
 Chương trình tiếng Anh bậc THPT
 IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
 Các kĩ thuật đọc hiểu cơ bản, các dạng câu hỏi thường gặp trong các đề thi THPT QG nội 
dung đọc hiểu môn tiếng Anh áp dụng thực tế đối với học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn 
Viết Xuân, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong đề tài này tôi đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
 + Sử dụng các bài tập đọc hiểu với chủ đề đa dạng trong đề thi THPT QG những năm 
gần đây. 
 + Quan sát học sinh làm bài
 + Tổ chức thảo luận và cho học sinh trình bày theo nhóm
 + Giáo viên tóm tắt ý kiến của các em và cung cấp thêm thông tin.
 + Giáo viên tổng kết và đưa ra những kĩ thuật làm bài cho từng dạng câu hỏi
 + Kiểm tra và đối chiếu kết quả học tập của học sinh.
 Sau mỗi đơn vị bài học có kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm về những hình thức 
thực hiện ở từng tiết học, phân tích ưu điểm sau đó duy trì ưu điểm, bổ sung và cải tiến 
những tồn tại để tiếp tục thử nghiệm ở những bài học tiếp theo.
 5 2.2. Scanning:
Scanning là dùng mắt đọc lướt nhanh để tìm một từ hay một ý chính xác trong bài. Kĩ năng 
này được sử dụng khi họ biết chắc thông tin mà họ cần tìm là gì. Đối với đối tượng học sinh 
thì nên dùng kĩ năng này khi đã đọc yêu cầu của câu hỏi.
 Các bước scanning:
 - Đọc tiêu đề của bài
 - Nhìn từ đầu trang cho đến cuối trang để tìm ra những từ hoặc cụm từ đặc biệt mà 
 đang cần.
 - Nên chú ý đặc biệt đến các định nghĩa, công thức, sơ đồ, biểu đồ.
3. Xác định cấu trúc các đoạn văn của bài đọc hiểu
 Một trong những yếu tố quan trọng giúp học sinh định hình về nội dung của bài đọc 
hiểu là việc nắm vững cấu trúc một bài văn đọc hiểu và cấu trúc những đoạn văn nhỏ trong 
bài. Để giúp các em học sinh có những kiến thức cơ bản về nội dung này, các em có thể 
tham khảo các cấu trúc đoạn văn dưới đây.
3.1. Cấu trúc đoạn mở đầu (Introduction structure)
Sentence 1: Introduce Main Topic/ Introductory topic
 Sentence 2: Further focus on the theme
 Sentence 3 – 5: Provide more background information to support the main idea.
 Last sentence: Effects of topic/ indicators of purposes.
 Như vậy thông tin quan trọng chứa chủ đề của đoạn văn thường nằm ở câu đầu tiên của 
đoạn mở mở đầu.
3.2. Cấu trúc đoạn thân bài (Body structure)
Sentence 1: Topic sentence (Statement/ Opinion)
 Sentence 2: Supporting sentences (Details/ Supports)
 Sentence 3- 5: Details (Extra support, Examples of Details for paragraph topic) 
 Last sentence: Summary sentence of topic indicating that the author’s point makes 
connection to the next paragraph.
Phần thân bài có thể gồm 2 đến 3 đoạn văn, mỗi đoạn sẽ bắt đầu bằng một câu chủ đề gắn 
với chủ đề lớn của cả bài đọc đã được đề cập trong đoạn mở đầu.
3.3. Cấu trúc đoạn kết luận (Conclusion structure)
Sentence 1: Another Point to support the topic
 Sentence 2: Support for sentence 1- More information
 7 để lại những câu hỏi dạng này lại làm sau cùng, sau khi đã dành thời gian đọc để tìm thông 
tin chi tiết của các câu hỏi khác học sinh sẽ nắm được nội dung chính của toàn bài.
 Main idea questions
 What is the topic of the passage? 
 What is the subject of the passage? 
 What is the main idea of the passage? 
Các câu hỏi thường gặp 
 What is the author’s main point in the passage? 
 With what is the author primary concerned? 
 Which of the following would be the best title? 
 Thường nằm ở đầu hoặc cuối mỗi đoạn văn. Nếu ý chính 
 không nằm cụ thể ở đầu hoặc cuối đoạn văn ta sẽ để lại làm 
 Câu trả lời
 cuối cùng sau khi đã danh thời gian trả lời các câu hỏi chi 
 tiết.
 - Đọc các dòng đầu tiên của mỗi đoạn văn
 - Tìm ý chung nhất trong dòng đầu tiên và tìm mối liên hệ 
 giữa chúng
 - Trong quá trình đọc chú ý đến những từ khóa được lặp đi 
 lặp lại
 - Thường làm câu hỏi này cuối cùng sau khi đã trả lời các 
 Cách làm
 câu hỏi chi tiết trước để đỡ mất thời gian.
 - Đọc lướt nhanh toàn bài để kiểm tra xem đã tìm đúng nội 
 dung chính
 - Loại các phương án chắc chắn sai,thông thường main idea ( 
 too general), ( too specific) or ( not mentioned)
 - Chọn phương án đúng nhất trong các phương án còn lại
Example: 
Passage 1: (Trích đề thi minh họa môn Tiếng Anh của Bộ Giáo dục và Đào tạo lần 1 
năm 2018)
 It used to be that people would drink coffee or tea in the morning to pick them up and 
get them going for the day. Then cola drinks hit the market. With lots of caffeine and sugar, 
these beverages soon became the pick-me-up of choice for many adults and teenagers. Now 
drink companies are putting out so-called "energy drinks." These beverages have the 
specific aim of giving tired consumers more energy.
 One example of a popular energy drink is Red Bull. The company that puts out this 
beverage has stated in interviews that Red Bull is not a thirst quencher. Nor is it meant to be 
a fluid replacement drink for athletes. Instead, the beverage is meant to revitalize a tired 
consumer's body and mind. In order to do this, the makers of Red Bull, and other energy 
 9 Passage 2:
Basketball was invented in 1891 by a physical education instructor in Springfield, 
Massachusetts, by the name of James Naismith. Because of terrible weather in winter, his 
physical education students were indoors rather than outdoors. They really did not like the 
idea of boring, repetitive exercises and preferred the excitement and challenge of a game. 
Naismith figured out a team sport that could be played indoors on a gymnasium floor, that 
involved a lot of running, that kept all team members involved, and that did not allow the 
tackling and physical contact of American style football.
Question: What is the topic of this passage?
A. The life of James Naismith
B. The history of sports
C. Physical education and exercise
D. The origin of basketball
Câu đầu tiên của đoạn văn đề cập đến “basketball was invented” (Môn bóng rổ ra đời), vậy 
ý chính của đoạn văn có thể có liên quan đến môn bóng rổ. Chúng ta tiếp tục đọc qua các 
dòng còn lại, và thấy rất nhiều từ liên quan đến thể thao ví dụ “game, physical contact, 
running”. 
Để có thể chắc chắn về câu trả lời của mình, chúng ta không thể không điểm qua các 
phương án trả lời.
A. The life of James Naismith: cuộc đời của James Naismith
B. The history of sports: lịch sử các môn thể thao 
C. Physical education and exercise: giáo dục thể chất và thể dục 
D. The origin of basketball: Nguồn gốc môn bóng rổ
Chúng ta dễ dàng loại A (thông tin quá hẹp) vì James Naismith chỉ được nhắc đến như 
người phát minh ra bộ môn thể thao bóng rổ, chứ không có thông tin về cuộc đời, sự nghiệp 
của ông.
B (loại vì thông tin quá rộng) chỉ có duy nhất môn bóng rổ được nhắc đến trong đoạn văn, 
không có thông tin về các môn thể thao khác nên không thể là ‘history of sports’
C loại vì thông tin về Physical education chỉ được nhắc đến một lần trong đoạn văn và 
không có thông tin hỗ trợ thêm. 
Vậy đáp án chính xác phải là D: nguồn gốc môn bóng rổ. 
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_ki_nang_giup_hoc_sinh_don_gian.doc
  • docBìa Sáng kiến kinh nghiệm Một số kĩ năng giúp học sinh đơn giản hóa bài đọc hiểu trong đề thi THPT Q.doc
  • docĐơn đề nghị Sáng kiến kinh nghiệm Một số kĩ năng giúp học sinh đơn giản hóa bài đọc hiểu trong đề th.doc
  • docxMục lục Sáng kiến kinh nghiệm Một số kĩ năng giúp học sinh đơn giản hóa bài đọc hiểu trong đề thi TH.docx