Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học môn Địa lí THPT tại trường Phổ thông DTNT cấp 2, 3 Vĩnh Phúc

docx 22 trang sk12 10/04/2025 290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học môn Địa lí THPT tại trường Phổ thông DTNT cấp 2, 3 Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học môn Địa lí THPT tại trường Phổ thông DTNT cấp 2, 3 Vĩnh Phúc

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học môn Địa lí THPT tại trường Phổ thông DTNT cấp 2, 3 Vĩnh Phúc
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 1. Lời giới thiệu
 Dạy và học là một quá trình bao gồm nhiều hoạt động phức tạp, trong đó chất 
lượng, hiệu quả cơ bản phụ thuộc vào chủ thể nhận thức của người học. Điều này lại 
phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: năng lực nhận thức, động cơ học tập, sự quyết 
tâm... Nó còn phụ thuộc vào các yếu tố: môi trường học tập, người tổ chức quá trình 
dạy học, sự hứng thú trong học tập. Trong đó, sự hứng thú học tập của học sinh là 
một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng dạy và học, nó tỉ lệ thuận với kết 
quả học tập của học sinh.
 Đối với phần lớn các trường THPT hiện nay, đa số các em học sinh ít quan 
tâm đến môn Địa lí vì các em nghĩ đây là môn học phụ, thuộc lĩnh vực khoa học xã 
hội nhưng lại là môn có ít sự lựa chọn cho nghề nghiệp trong tương lai và vì môn 
học thuộc lòng nên dẫn đến học sinh ngại học. Điều đó làm cho học sinh không có 
hứng thú trong học tập, ngại trau dồi kiến thức về Địa lí. Việc học đối phó, miễn 
cưỡng học sinh chỉ tiếp thu được lượng kiến thức rất ít, không bản chất, vì thế dễ 
quên. Kết quả là điểm kiểm tra thấp, hiệu quả học tập chưa cao.
 Chính vì vậy, trong mỗi giờ lên lớp hằng ngày, việc tạo được hứng thú cho học 
sinh là điều vô cùng cần thiết đối với mỗi giáo viên.
 2. Tên sáng kiến: “Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học 
môn Địa lí THPT tại trường PT DTNT cấp 2,3 Vĩnh Phúc”
 3. Tác giả sáng kiến: 
 - Họ và tên: Trịnh Tuấn Nghĩa
 - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Ngọc Thanh – Phúc Yên – Vĩnh Phúc
 - Số điện thoại: 0977307019
 - Email: trinhtuannghia.c3dtntphucyen@vinhphuc.edu.vn
 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trịnh Tuấn Nghĩa
 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
 - Bộ môn Địa lí THPT.
 - Trong nội dung của đề tài, tác giả tập trung vào các biện pháp tạo hứng thú 
cho học sinh trong quá trình học tập môn Địa lí tại trường PT DTNT cấp 2,3 Vĩnh 
Phúc từ kinh nghiệm của bản thân và học hỏi từ đồng nghiệp.
 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: tháng 9/2021
 7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
 Trang 1 PHẦN II. NỘI DUNG 
 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
 1. Cơ sở lý luận
 1.1. Khái niệm về hứng thú và hứng thú học tập
 Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, nó có ý nghĩa 
đối với cuộc sống và có khả năng mang lại khoái cảm trong quá trình hoạt động.
 Từ khái niệm về hứng thú ta có thể suy ra được định nghĩa của hứng thú học 
tập: hứng thú học tập là thái độ đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng của hoạt động 
học tập, vì sự cuốn hút về mặt tình cảm và ý nghĩa thiết thực của nó trong đời sống 
cá nhân.
 1.2. Tầm quan trọng của hứng thú đối với các hoạt động sống và học tập
 Sự hứng thú thể hiện trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê của chủ 
thể hoạt động. Sự hứng thú gắn liền với tình cảm của con người, nó là động cơ thúc 
đẩy con người tham gia tích cực vào hoạt động đó. Trong bất cứ công việc gì, nếu 
có hứng thú làm việc con người sẽ có cảm giác dễ chịu với hoạt động, nó là động cơ 
thúc đẩy con người tham gia tích cực và sáng tạo hơn vào hành động đó. Ngược lại 
nếu không có hứng thú, dù là hành động gì cũng sẽ không đem lại kết quả cao. Đối 
với các hoạt động nhận thức, sáng tạo, hoạt động học tập, khi không có hứng thú sẽ 
làm mất đi động cơ học, kết quả học tập sẽ không cao, thậm chí xuất hiện cảm xúc 
tiêu cực.
 1.3. Khái niệm động cơ học tập
 Khi con người có nhu cầu học tập, xác định được đối tượng cần đạt thì xuất 
hiện động cơ học tập. Động cơ học tập được thể hiện ở đối tượng của hoạt động học, 
tức là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảomà giáo dục đem lại.
 2. Thực trạng vấn đề hứng thú học tập môn Địa lí của học sinh hiện nay 
tại trường PT DTNT cấp 2,3 Vĩnh Phúc
 2.1. Tình hình nhà trường
 * Thuận lợi:
 - Giáo viên bộ môn nhà trường luôn nhận được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao 
của Ban giám hiệu nhà trường.
 - Phần lớn học sinh đều ngoan, có ý thức tốt, chấp hành tốt các nội quy.
 - Đội ngũ cán bộ giáo viên nhiệt tình, có chuyên môn vững vàng.
 * Khó khăn:
 - Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy và học còn thiếu và đã xuống cấp nên 
ảnh hưởng một phần đến hiệu quả, chất lượng giáo dục nói chung của toàn trường.
 - Phần lớn học sinh tiếp thu còn chậm do chất lượng nguồn tuyển chưa cao.
 - Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, đang làm gián đoạn một phần đến hoạt 
 Trang 3 nào. Điều này chúng ta sẽ nói rõ trong tiết học đầu tiên của năm học: Thay vì vào 
bài học ngay, chúng ta nên sử dụng ít nhất 1/3 tiết học đầu tiên để nói tóm tắt nội 
dung chương trình học. Đặc biệt, trong từng nội dung, chúng ta nêu một số vấn đề 
quan trọng, hấp dẫn, gần gũi nhưng khó hiểu để đưa học sinh đi vào ma trận “Mười 
vạn câu hỏi vì sao?”. Qua đó giáo viên nhấn mạnh, mỗi tiết học sắp tới, chúng ta sẽ 
lần lượt tìm lời giải cho những khó khăn, thắc mắc của mình. Chẳng hạn: tiết học 
đầu tiên của chương trình Địa lí, chúng ta có thể làm như sau:
 Giáo viên vào lớp, làm quen với lớp. Sau đó đặt ra những câu hỏi như:
 + Theo em môn Địa lí có cần thiết với mọi người không? Vì sao?
 + Em có thích học môn Địa lí không? Học Địa lí những năm học trước đã cung 
cấp cho em những kiến thức gì? Em đã sử dụng chúng như thế nào?
 + Xem chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” và một số chương trình truyền 
hình, em thấy những câu hỏi liên quan đến Địa lí như thế nào? Em có trả lời được 
không?
 - Học sinh trả lời, giáo viên chốt: Địa lí là môn học giao thoa giữa các môn 
KHTN & KHXH. Kiến thức Địa lí học vô cùng phong phú và có mối liên hệ chặt 
chẽ với các môn học khác. Học Địa lí giúp chúng ta có tâm hồn phong phú, rèn luyện 
chúng ta kĩ năng sống. Ngoài ra, việc sử dụng kiến thức Địa lí cùng với các môn học 
khác sẽ giúp chúng ta giải thích được nhiều hiện tượng tự nhiên và kinh tế xã hội, 
có kiến thức rộng, hiểu biết phong phú sẽ khiến chúng ta tự tin hơn, dễ thành công 
hơn trong cuộc sống.
 Tuy nhiên, hứng thú học tập của học sinh được tăng cường phần lớn chịu sự ảnh 
hưởng bởi giáo viên. Giáo viên cần tổ chức tiết học với tâm lí thoải mái, không áp 
lực, dễ hiểu, luôn thân thiện, gần gũi với HS thì sẽ tạo tinh thần tích cực học tập cho 
học sinh. Để làm được điều đó, giáo viên cần không ngừng trau dồi kỹ năng, phẩm 
chất đạo đức nghề nghiệp, cải tiến phương pháp giảng dạy, đảm bảo việc truyền thụ 
tri thức ngày càng chính xác, hấp dẫn, có chất lượng. Giáo viên cần giúp cho học 
sinh thấy được ý nghĩa và vai trò của các kiến thức môn học đối với cuộc sống; giúp 
học sinh biết cách học thích hợp đối với bộ môn, nắm vững lý thuyết, luôn có sự vận 
dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống và giải quyết các tình huống trong đời sống 
theo các khía cạnh khác nhau. Cần có những bài giảng nêu vấn đề, những giờ thảo 
luận trên lớp, những trò chơi mang tính chất giáo dục để kích thích hứng thú học tập 
cho các em. Quá trình kích thích hứng thú không chỉ diễn ra ở bài giảng này hay bài 
giảng khác mà cần phải diễn ra trong suốt quá trình. Do đó, trong quá trình giảng 
dạy, người giáo viên cần tạo ra các hoàn cảnh nhằm kích thích hứng thú học tập của 
học sinh, tăng tính tích cực của trí tuệ.
 Trong giảng dạy, giáo viên cần chỉ ra được cái mới mang tính cập nhật đặc biệt 
 Trang 5 * Khởi động bằng cách sử dụng phương pháp động não:
 Dựa vào nội dung của bài, giáo viên nêu một số câu hỏi hay một ý tưởng yêu 
cầu học sinh phát biểu ý kiến cá nhân của mình. Sau đó, giáo viên gom các ý kiến 
lại hướng vào nội dung của bài học để tiến hành bài học.
 Ví dụ khi dạy bài 22: “Dân số và tình hình tăng dân số thế giới” (Địa lí 10), 
GV có thể đặt ra các câu hỏi như:
 + Em nào biết dân số thế giới hiện nay khoảng bao nhiêu? Theo em trong 
tương lai quy mô dân số sẽ biến động như thế nào? 
 + Theo em tại sao dân số Thế giới hoặc dân số của một quốc gia, một vùng, 
một địa phương nào đó lại luôn biến động?
 + Học sinh lần lượt trả lời, thậm chí còn tranh luận gay gắt về xu hướng biến 
động quy mô dân số trong tương lai.
 + Giáo viên: Ý kiến của mỗi em đều có lý lẽ riêng của mình, đúng là quy mô 
dân số hiện nay rất lớn, đạt trên 7 tỉ người, thời gian vừa qua dân số Thế giới đã tăng 
rất nhanh, trong tương lai gần quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng nhưng có xu hướng 
chậm lại, trong tương lai xa quy mô dân số sẽ dần ổn định, thậm chí có thể giảm. 
Bởi, có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động quy mô dân số thế giới. Các 
em cũng đã đưa ra được một số nguyên nhân hợp lí. Vậy, ngoài những nguyên nhân 
đó còn có những nguyên nhân nào khác ảnh hưởng đến sự biến động quy mô dân số 
thế giới nói chung, từng quốc gia và vùng lãnh thổ nói riêng, chúng ta cùng tìm hiểu 
trong bài học hôm nay.
 * Tạo tình huống bằng cách nêu giả thuyết:
 Dựa vào nội dung của bài học, giáo viên có thể nêu giả thuyết để kích thích sự 
chú ý của học sinh vào những nội dung của bài học.
 Ví dụ khi dạy bài 36: “Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển 
và phân bố ngành Giao thông vận tải” (Địa lí 10), giáo viên có thể mở bài: Đối với 
sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải, điều kiện tự nhiên hay điều kiện 
kinh tế - xã hội có vai trò quyết định, chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay để 
làm sáng tỏ nhé!
 * Sử dụng kiến thức liên môn để khởi động bài học:
 Ví dụ: khi dạy bài 42 (Địa lí 12): “Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng 
ở biển Đông và các đảo, quần đảo”, giáo viên có thể dẫn dắt: theo truyền thuyết xưa 
kia: đồng bào ta được mẹ Âu Cơ sinh ra từ bọc 100 trứng, sau đó 50 người con theo mẹ 
lên núi, 50 người con theo cha xuống biển mở rộng không gian nước ta về cả vùng đất, 
vùng trời và vùng biển. Trong các bài học trước cô trò ta đã tìm hiểu nhiều về vùng đất, 
vùng trời của tổ quốc rồi. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về chủ quyền 
biển đảo và vai trò của biển đảo đến sự phát triển kinh tế- xã hội đất nước.
 Trang 7 tác giả đã sưu tầm hoặc tự nghiên cứu và đã áp dụng trong quá trình giảng dạy tạo 
được sự hứng thú cho học sinh:
 * Sử dụng kiến thức Văn học trong dạy học Địa lí:
 - Ca dao, tục ngữ:
 Thật tự hào khi được là thế hệ con, cháu, của một dân tộc mà cuộc sống gian 
khổ của họ lại được nghệ thuật hóa bằng những câu ca dễ nhớ, dễ nghe, dễ phổ biến. 
Những bài học về môn Địa lí sinh động, khắc sâu được kiến thức về khoa học Địa 
lí, bằng cách lồng ghép đưa tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam mà còn có ý nghĩa sâu 
sắc góp phần hình thành nhân cách cho học sinh trong thời kỳ hội nhập với khu vực, 
với thế giới hiện nay. Các em biết tiếp thu có chọn lọc tinh hoa tiên tiến của thế giới 
đồng thời phải biết kế thừa nét văn hóa độc đáo, giàu bản sắc của dân tộc.
 Ví dụ 1:
 Để khắc sâu kiến thức khi dạy Bài 6 – Địa lí 10: “Hệ quả chuyển động xung 
quanh Mặt Trời của Trái Đất”, giáo viên sử dụng câu ca dao:
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng 
 Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức mới học để giải thích?
 Giải thích câu ca dao: 
 “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng” 
 Việt Nam nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc. Tháng 5 âm lịch của 
Việt Nam tương ứng là tháng 6 dương lịch. Tháng 6 dương lịch bán cầu Bắc là mùa 
hè.
 Ngày 22/6 hàng năm, tia bức xạ mặt trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến bề 
mặt Trái Đất tại chí tuyến bắc (23 027’B) nên thời gian chiếu sáng ở nửa cầu Bắc 
(Việt Nam) dài. Càng về phía cực Bắc ngày càng dài, đêm càng ngắn, nên có hiện 
tượng ngày dài, đêm ngắn: “Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
 Vào ngày 22/12 (tháng 10 âm lịch), Mặt Trời chuyển động biểu kiến về chí 
tuyến Nam và vuông góc tại bề mặt đất tại tiếp tuyến 23027’N (Chí tuyến Nam) thì 
ở bán cầu Nam lúc này ngày dài đêm ngắn và ở bán cầu Bắc (Việt Nam) là hiện 
tượng ngày ngắn, đêm dài.
 Trang 9

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_tao_hung_thu_cho_hoc.docx