Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Vĩnh Phúc

docx 16 trang sk12 26/04/2025 270
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Vĩnh Phúc

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Vĩnh Phúc
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
 TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH
 B¸o c¸o kÕt qu¶
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG s¸ng kiÕn
 Tên sáng kiến:
 “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC 
CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG NGẮN HẠN TẠI TRUNG TÂM GIÁO 
 DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH VĨNH PHÚC”
 Tác giả sáng kiến: NGUYỄN THỊ HIỀN
 Mã sáng kiến: 40.68.01 nghiệp; điều tra nhu cầu học tập trên địa bàn, xác định nội dung học tập, đề xuất 
với Sở Giáo dục và đào tạo, với UBND Tỉnh việc tổ chức các chương trình và 
hình thức học phù hợp với từng loại đối tượng; nghiên cứu, tổng kết rút kinh 
nghiệm về tổ chức và hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục góp phần 
phát triển hệ thống giáo dục thường xuyên...Từ khi Trung tâm được thành lập 
cho đến nay, trung tâm luôn hoàn thành tốt các chức năng nhiệm vụ được giao. 
 Thực hiện các chương trình liên kết đào tạo, trong đó các chương trình 
bồi dưỡng ngắn hạn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Trung tâm 
GDTX tỉnh Vĩnh Phúc. Trung tâm thực hiện tốt nhiệm vụ này đã góp phần tích 
cực vào việc góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành, cho tỉnh. 
Trong quá trình phát triển đất nước và hội nhập quốc tế, Đảng, Nhà nước đã 
khẳng định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội. 
Phát triển giáo dục và đào tạo là phương tiện chủ yếu quyết định chất lượng con 
người. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng chỉ rõ: “ Con người và nguồn nhân lực 
là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kì công nghiệp hóa, 
hiện đại hóa” và cũng đã khẳng định: “ Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn 
nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố 
quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước”, là yếu tố quyết định đẩy 
mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, 
chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo 
đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 
là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó, lực lượng cán 
bộ khoa học và công nghệ quản lý và đội ngũ công nhân lành nghề giữ vai trò 
đặc biệt quan trọng. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng 
của công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề. Nguồn nhân 
lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải đủ số lượng cân đối về cơ 
cấu và trình độ, có khả năng nắm bắt và sử dụng các thành tựu khoa học và 
công nghệ tiên tiến của thế giới và có khả năng sáng tạo công nghệ mới. Trong 
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập, cùng với khoa 
học và công nghệ, Giáo dục và Đào tạo đã được Đảng ta coi là “quốc sách 
hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Bởi 
vậy việc học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến 
thức, kỹ năng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên và 
người lao động là rất cần thiết. Tuy nhiên trong những năm gần đây trong khó 
khăn chung của công tác tuyển sinh mở lớp đối với tất cả các đơn vị liên kết 
 2 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 
 Quản lý và nâng cao chất lượng các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn tại 
Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc .
6. Sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 
 Bắt đầu từ năm 2018
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1.Về nội dung của sáng kiến: 
 Xuất phát từ thực tiễn công tác bồi dưỡng ngắn hạn của Trung tâm GDTX 
tỉnh Vĩnh Phúc những năm qua, qua khảo sát thực tế, căn cứ vào nhu cầu học 
tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, 
viên chức, học sinh, sinh viên và người lao động trong tỉnh. Để đáp ứng nhu cầu 
học tập đa dạng, phong phú của nhân dân, góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo 
dục, phát triển nguồn nhân lực có trình độ, chất lượng phục vụ các mục tiêu phát 
triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại 
hóa và hội nhập quốc tế, tôi đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả 
của việc tổ chức các chương trình bồi dưỡng ngăn hạn tại Trung tâm GDTX tỉnh 
Vĩnh Phúc như sau:
 7.1.1. Xây dựng và triển khai kế hoạch
 Xây dựng kế hoạch là cơ sở để triển khai công việc. Khi xây dựng kế hoạch, 
bản thân thiết nghĩ cần phải dự báo được những lĩnh vực, ngành nghề phù hợp với 
thị trường lao động, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, 
để tham mưu với UBND tỉnh, với Sở GD&ĐT xây dựng kế hoạch tổ chức các 
chương trình liên kết đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và bồi 
dưỡng các chuyên đề ngắn hạn đáp ứng nhu cầu học tập nâng cao trình độ 
chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng, tin học, ngoại ngữ... của cán bộ, 
công chức, viên chức, học sinh, sinh viên, người lao động tại địa phương.
 Khi xây dựng kế hoạch cần bám sát những văn bản hướng dẫn của các cấp, 
ngành để triển khai mở lớp. Kế hoạch mở lớp đồng hành cùng kế hoạch tuyển 
sinh phải sát thực thông qua khảo sát nguồn tuyển sinh ở các sở, ban, ngành, các 
huyện thị, các nhà trường, các xã, phường, thị trấn và đáp ứng được nhu cầu học 
tập của người học. 
 4 7.1.3. Tăng cường thông tin quảng cáo, điều tra khảo sát nhu cầu học tập 
của nhân dân, đẩy mạnh tuyển sinh.
 Tăng cường công tác thông tin, quảng cáo; Đổi mới công tác tuyển sinh. 
Đây là giải pháp quan trọng nhằm thông tin, tuyên truyền, quảng bá các nội 
dung về việc mở các lớp liên kết đào tạo, các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn 
tới các tập thể và cá nhân có nhu cầu học tập được biết. Giải pháp này có thể 
thực hiện một cách đồng bộ dưới nhiều hình thức khác nhau như: gửi thông báo 
tuyển sinh qua các học viên đang theo học tại Trung tâm; gửi qua đường bưu 
điện tới các sở, ban, ngành, các huyện thị, xã phường trong tỉnh; thông báo trên 
Báo và Đài truyền hình; đăng tải qua trang website của Trung tâm và cử cán bộ 
có nhiều kinh nghiệp trực tiếp đến tư vấn, tuyển sinh tại các sở, ban, ngành, các 
nhà trường, các đơn vị và các địa phương trong tỉnh... Căn cứ vào kế hoạch, 
thông báo tuyển sinh của từng chương trình để có cách thức tư vấn tuyển sinh 
phù hợp.
 Tăng cường khảo sát nguồn tuyển sinh ở các sở, ban, ngành, các nhà 
trường, các đơn vị sự nghiệp, các huyện thị, xã, phường, thị trấn, các trung tâm, 
các khu công nghiệp, các doanh nghiệp Giải pháp này giúp nhà quản lý xây 
dựng được một kế hoạch tuyển sinh mở lớp sát thực, đáp ứng được nhu cầu xã 
hội và nhu cầu học tập của người học, đồng thời khắc phục tình trạng tuyển sinh 
kéo dài, không tập trung, thậm chí không đủ số lượng người học để mở lớp.
 Thành lập Ban Tuyển sinh: Ban tuyển sinh do Giám đốc Trung tâm quyết 
định thành phần: Giám đốc là Trưởng ban, Phó ban là Phó giám đốc phụ trách, 
Uỷ viên thường trực là Trưởng phòng Bồi dưỡng nâng cao trình độ, các thành 
viên là đại diện một số phòng ban chuyên môn và cán bộ làm công tác tuyển sinh 
thuộc các phòng chuyên môn. Ban này có trách nhiệm tư vấn, tham mưu xây 
dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm và đưa ra các chủ trương, cơ chế 
hoạt động cũng như các phương thức tổ chức thực hiện. Ban Tuyển sinh hoạt 
động thường xuyên và báo cáo rút kinh nghiệm theo từng tháng, từng quý, từng 
kỳ học trong năm, từ đó sẽ có sự chỉ đạo và điều chỉnh, bổ sung kịp thời để công 
tác tuyển sinh ngày đạt hiệu quả cao. 
 Hình thành mạng lưới cộng tác viên trong công tác khai thác nguồn tuyển 
sinh: Giải pháp này thực hiện dưới hai hình thức: Cộng tác viên tập thể và cộng 
tác viên cá nhân. 
 6 Đây cũng là một trong những yếu tố mang lại sự thành công trong công tác tuyển 
sinh, mở lớp, góp phần thực hiện tốt kế hoạch đề ra.
 7.1.6. Giao khoán chỉ tiêu tuyển sinh cho các phòng chuyên môn
 Căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm của nhà trường, từ đó giao chỉ 
tiêu tuyển sinh cho các phòng chuyên môn. Tùy theo từng loại hình đào tạo để 
giao nhiệm vụ cho các phòng. Chẳng hạn tổ chức các chương trình bồi dưỡng 
ngắn hạn thì phòng Bồi dưỡng nâng cao trình độ chịu trách nhiệm chính trong 
công tác tuyển sinh và tuyển sinh bằng 50% chỉ tiêu tuyển, còn 50% chia đều cho 
các phòng khác để cùng phối hợp thực hiện. Tương tự như vậy các phòng chuyên 
môn thực hiện nhiệm vụ được giao đóng vai trò chủ đạo sẽ chịu trách nhiệm 
tuyển sinh chiếm tỷ lệ 50% công việc phòng mình đảm nhận, còn 50% sẽ chia 
đều cho các phòng chuyên môn cùng phối hợp tuyển sinh. 
 Giao chỉ tiêu tuyển sinh cho các phòng chuyên môn là một trong những 
biện pháp hữu hiệu để đạt được mục tiêu đề ra. Các Trưởng phòng cam kết chỉ 
tiêu tuyển sinh với nhà trường. Lấy kết quả tuyển sinh làm tiêu chí đánh giá và 
để xét thi đua trong năm học. Từ đó các phòng chuyên môn chủ động có kế 
hoạch tuyển sinh đối với từng loại hình ở từng thời điểm nhất định. Đây cũng là 
biện pháp khích lệ các phòng chuyên môn, khích lệ giáo viên tích cực hơn, chủ 
động hơn trong tuyển sinh, phấn đấu để đạt chỉ tiêu đề ra.
 7.1.7. Duy trì tốt nền nếp, kỷ cương trong dạy và học
 Việc duy trì tốt nền nếp, kỷ cương trong dạy và học là rất cần thiết. Nhà 
trường cần quản lý chặt chẽ việc thực hiện nền nếp của học sinh sinh viên, theo 
dõi việc thực hiện chương trình, lịch học, kế hoạch học, theo đúng các hợp đồng 
đã ký với các trường đại học liên kết; theo dõi chặt chẽ các giờ học trên các lớp, 
tỷ lệ chuyên cần của học viên để phối hợp cùng các trường liên kết xét việc hoàn 
thiện chương trình bồi dưỡng và cấp chứng chỉ, từng bước nâng cao chất lượng 
đào tạo, bồi dưỡng. 
 Các phòng chuyên môn, giáo viên quản lý lớp cần có những giải pháp cụ thể 
để tăng cường kỷ cương, nền nếp trong dạy- học. Giáo viên quản lý lớp luôn bám 
sát lớp, đôn đốc, động viên học viên thực hiện nề nếp chuyên cần. Đồng thời có 
biện pháp đối với những trường hợp vi phạm nội quy, việc thực hiện nền nếp, kỷ 
cương của trường. 
 8 Tiếp tục tạo dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, tạo khuôn viên 
trường học xanh - sạch - đẹp, nhằm phục vụ và đáp ứng được tốt nhất cho việc dạy 
và học tại Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc.
 7.1.11. Tăng cường ứng dụng CNTT trong bồi dưỡng ngắn hạn
 Việc ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) được xác định là một trong 
những nhiệm vụ trong giai đoạn tới của ngành Giáo dục. Trong những năm qua, 
toàn ngành Giáo dục và đào tạo đã tích cực triển khai, ứng dụng CNTT trong 
quản lý, điều hành và giảng dạy, học tập. Đối với loại hình đào tạo không chính 
quy, giáo dục thường xuyên, công nghệ thông tin có vai trò quan trọng. Nó thúc 
đẩy một nền giáo dục mở, giúp mọi người tiếp cận nhiều thông tin, thông tin 
nhiều chiều nhanh, rút ngắn mọi khoảng cách, thu hẹp mọi không gian, tiết kiệm 
về thời gian; từ đó, con người phát triển nhanh hơn về kiến thức, nhận thức, trí 
tuệ và tư duy. Do đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực Giáo 
dục nói chung, công tác quản lí và giảng dạy nói riêng đang ngày càng trở nên 
cấp thiết. Hơn nữa chúng ta đang sống trong thời đại kỹ thuật số, nên việc ứng 
dụng CNTT được lãnh đạo nhà trường, toàn thể giáo viên trong đơn vị rất quan 
tâm, việc ứng dụng CNTT đã đem lại nhiều kết quả to lớn cả trong nhận thức, lề 
lối làm việc, hiệu quả công tác của các bộ phận, tổ chức đoàn thể, từng cá nhân 
trong đơn vị. 
 Đối với công tác bồi dưỡng ngắn hạn tại Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc, 
việc ứng dụng CNTT càng trở nên cần thiết, giúp cho các hoạt động của công tác 
này được kịp thời, nhanh gọn, chính xác, hiệu quả và thực hiện đa dạng các loại 
hình, hình thức học tập. Ứng dụng CNTT trong quản lý hồ sơ học viên; trong việc 
triển khai nội dung, chương trình, kế hoạch học tập, kế hoạch thi cử, kết quả học 
tập; trong đào tạo bồi dưỡng. Đặc biệt ứng dụng CNTT trong đào tạo, đào tạo 
trực tuyến. Hình thức học tập này tạo điều kiện học thuận lợi, mở ra cơ hội học 
tập cho tất cả mọi người ở mọi vùng miền với mọi thời gian khác nhau, đáp ứng 
mọi nhu cầu học tập khác nhau trong xã hội, học thường xuyên, học tập suốt đời 
của nhân dân. Học online giúp cho người học chủ động học tập thông qua nhiều 
kênh thông tin, bằng các phương tiện và học liệu thích ứng với điều kiện học tập 
của từng người. Tham gia học tập bằng việc ứng dụng CNTT, học viên ngoài việc 
tiếp cận kiến thức qua học liệu, giáo trình được biên soạn theo hướng tự học có 
tính tương tác cao, còn tiếp cận kiến thức qua băng hình, băng tiếng, đĩa CD, qua 
Internet với giáo trình điện tử cùng tài khoản được cấp khi nhập học và nhận 
được sự hỗ trợ tối đa từ các giảng viên. 
 10

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_hieu_qu.docx