Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các lớp liên kết đào tạo bằng hình thức E-Learning tại Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các lớp liên kết đào tạo bằng hình thức E-Learning tại Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các lớp liên kết đào tạo bằng hình thức E-Learning tại Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRUNG TÂM GDTX TỈNH VĨNH PHÚC BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các lớp liên kết đào tạo bằng hình thức E-Learning tại Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc Tác giả sáng kiến: Đào Thị Minh Mã sáng kiến: 40.68.03 Tiếp tục nâng cao nhận thức cho mọi người về học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập (XHHT), UBND tỉnh Vĩnh Phúc có Kế hoạch số 6023/KH-UBND về xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2013-2020. Nhận thức đầy đủ ý nghĩa của việc học tập thường xuyên, học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập, trong những năm qua Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc với chức năng, nhiệm vụ: tổ chức các hoạt động giáo dục, tạo cơ hội học tập nhằm thỏa mãn nhu cầu học tập đa dạng, phong phú cho mọi người, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ các mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương. Hiện tại Trung tâm đã và đang mở rộng, đa dạng hóa các loại hình đào tạo: đào tạo vừa làm vừa học, đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến Elearning. Sau 20 năm thành lập, Trung tâm GDTX Tỉnh luôn khẳng định được vai trò là con chim đầu đàn trong khối GDTX của tỉnh. Gần 10 ngàn lượt sinh viên các ngành, các hệ đào tạo đã tốt nghiệp, bổ sung vào đội ngũ cán bộ của tỉnh nhà. Đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời của nhân dân, Trung tâm GDTX Tỉnh đã liên kết với Viện Đại học Mở Hà Nội mở loại hình đào tạo đào tạo hệ từ xa trực tuyến. Từ năm 2012 đến nay, nhà trường đã mở được 10 khóa đào tạo E-learning với hơn 300 học viên, ở các ngành đào tạo: Luật Kinh tế, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Công nghệ thông tin, Tài chính – Ngân hàng, Ngôn ngữ Anh, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; đã có hơn 200 học viên đã hoàn thành chương trình và được nhận bằng Tốt nghiệp Đại học. Là cán bộ phụ trách quản lý sinh viên học trực tuyến E-Learning tại Trung tâm GDTX Tỉnh Vĩnh Phúc, trong công tác quản lý đào tạo đại học hệ từ xa trực tuyến, để nâng cao hiệu quả giáo dục, đào tạo từ xa trực tuyến E-Learning , trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, tôi nghiên cứu và áp dụng hiệu quả một số “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các lớp liên kết đào bằng hình thức E-Learning tại Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc”. 2. Tên sáng kiến Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các lớp liên kết đào tạo bằng hình thức E-Learning tại Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc. 3. Tác giả sáng kiến - Họ và tên: Đào Thị Minh - Địa chỉ: Trung tâm GDTX Tỉnh Vĩnh Phúc 2 audio thông qua một máy tính hay TV; người dạy và người học có thể giao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình thức như : e-mail, thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo video - Có hai hình thức giao tiếp giữa người dạy và người học : giao tiếp đồng bộ (Synchronous) và giao tiếp không đồng bộ (Asynchronous). Giao tiếp đồng bộ là hình thức giao tiếp trong đó có nhiều người truy cập mạng tại cùng một thời điểm và trao đổi thông tin trực tiếp với nhau như: thảo luận trực tuyến, hội thảo video, nghe đài phát sóng trực tiếp, xem tivi phát sóng trực tiếp Giao tiếp không đồng bộ là hình thức mà những người giao tiếp không nhất thiết phải truy cập mạng tại cùng một thời điểm, ví dụ : các khoá tự học qua Internet, CD-ROM, e-mail, diễn đàn. Đặc trưng của kiểu học này là giảng viên phải chuẩn bị tài liệu khoá học trước khi khoá học diễn ra. Học viên được tự do chọn lựa thời gian tham gia khoá học. 7.1.2. Tầm quan trọng của đào tạo từ xa trực tuyến trong việc xây dựng xã hội học tập . Đào tạo từ xa là một cấu thành không thể thiếu của hệ thống giáo dục quốc dân, để đào tạo từ xa đạt được hiệu quả và chất lượng như mong muốn phụ thuộc nhiều yếu tố, khách quan là các điều kiện hạ tầng cơ sở đáp ứng đào tạo, nhưng có một yếu tố chủ quan nhưng lại khá quan trọng quyết định sự thành bại của một cơ sở đào tạo (trường, lớp, khóa học) chính là công tác quản lí đào tạo. Hiện nay, có nhiều thuật ngữ được sử dụng để mô tả khái niệm giáo dục - đào tạo từ xa, chẳng hạn như Giáo dục mở, Giáo dục từ xa, Dạy từ xa, Học từ xa, Đào tạo từ xa hoặc giáo dục ở xa.... Cho dù với khái niệm nào thì bản chất quá trình dạy và học phải bao hàm yếu tố có sự tách biệt, ngăn cách về mặt không gian và thời gian. Theo nhiều học giả trên thế giới thì "Giáo dục từ xa là một quá trình giáo dục - đào tạo mà trong đó phần lớn hoặc toàn bộ quá trình giáo dục - đào tạo có sự tách biệt giữa người dạy và người học về mặt không gian và thời gian". Nhìn chung để giáo dục - đào tạo từ xa thực sự có hiệu quả đòi hỏi người học phải ở một mức độ tự nhận thức nhất định. Việt Nam là một đất nước đang phát triển, trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, để hướng đến nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại (Mục tiêu chiến lược xác định trong văn kiện Đại hội IX). Đây cũng là một bước thể hiện sự thích ứng của Việt Nam đối với các thay đổi của quốc tế và 4 Học tập theo phương pháp E-Learning đòi hỏi người học phải có tinh thần tự học, do ảnh hưởng của cách học thụ động truyền thống, tâm lí học phải có thầy (không thầy đố mày làm nên), nội dung quá tải tại trường dẫn đến việc tham gia học E-Learning chưa trở thành động lực học tập. Nhiều sinh viên nghèo, nhất là ở vùng sâu vùng xa, chưa thể trang bị máy vi tính kết nối Internet, nhiều thông tin trên mạng Internet dẫn đến gia đình lo lắng khi con em mình vào mạng cũng là lí do hạn chế E-Learning. 7.1.3.5. Hạn chế, khó khăn Trung tâm cũng còn gặp nhiều bất cập trong hoạt động quản lý đào tạo từ xa nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra. Vì là hình thức đào tạo mới, nên việc quản lý đào tạo từ xa từ trước đến nay chỉ dựa vào kinh nghiệm quản lý đào tạo theo hình thức tập trung mà chưa có một công trình nghiên cứu nào quan tâm đến vấn đề này: - Khó khăn trong quản lý hoạt động giảng dạy và học tập: Trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ, hầu như các hoạt động của trường đều đòi hỏi sự thích ứng của từng thành viên trong lớp, trong đó có đội ngũ giảng viên và học viên bởi đây là nhóm quyết định đến sự thành công mô hình. Vì những hạn chế trong quy định về chương trình, thời gian lên lớp; trong thực tế phương pháp giảng dạy của đa số giảng viên đối với các lớp học từ xa vẫn là phương pháp thuyết trình “thầy giảng trò nghe và ghi”. Trong khi đó, đào tạo theo tín chỉ, nhất là trong đào tạo từ xa, đòi hỏi giảng viên không còn là người truyền đạt mà phải là người hướng dẫn cho học viên tự học là chính. Do đó, đánh giá trong đào tạo từ xa cũng phải đánh giá quá trình tự học của học viên sao cho khách quan, công bằng và chính xác là một việc làm không dễ quản lý. Trong học tập từ xa, nếu người học không tự tích cực, chủ động nghiên cứu (với sự giúp đỡ của giảng viên) thì khó đạt thành tích cao. Quản lý hoạt động học của học viên trong đào tạo từ xa là bảo đảm thực hiện đúng kế hoạch, chương trình và các điều kiện học tập của họ thì mới tạo được niềm tin, thói quen nghiêm túc trong học tập của học viên. Trong khi đó, phần lớn học viên đang công tác. 7.1.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các lớp liên kết đào tạo bằng hình thức E – Learning tại trung tâm GDTX Tỉnh Vĩnh Phúc Trên cơ sở những thuận lợi và khó khăn trong quản lí các lớp liên kết đào tạo bằng hình thức E-Learning, để nâng cao hiệu quả quản lí đào tạo, tôi áp dụng một số giải pháp sau: 6 cứu khoa học. Vì đó là nền tảng quan trọng để người giảng viên không bị tụt hậu so với thời đại. 7.1.4.3. Đối với người học Học tập theo phương pháp E-Learning đòi hỏi người học phải có tinh thần tự học, do ảnh hưởng của cách học thụ động truyền thống, tâm lí học phải có thầy (không thầy đố mày làm nên), nội dung quá tải tại trường dẫn đến việc tham gia học E-Learning chưa trở thành động lực học tập. Nhiều sinh viên nghèo, nhất là ở vùng sâu vùng xa, chưa thể trang bị máy vi tính kết nối Internet, nhiều thông tin trên mạng Internet dẫn đến gia đình lo lắng khi con em mình vào mạng cũng là lí do hạn chế E-Learning. Với hình thức học E-Learning này học sinh có thể nắm bắt được những lợi thế trong việc học của mình. Một là: Học viên tận dụng được nhiều cơ hội trong học tập. Đối với những người đang làm việc, họ vừa công tác vừa có thể tham gia học tập để nâng cao, bổ sung kiến thức, năng lực chuyên môn cũng như bằng cấp. Còn đối với những học viên vừa tốt nghiệp phổ thông trung học không có điều kiện theo học các khoá chính quy tại trường hoặc các sinh viên muốn tham gia học một lúc nhiều trường thì vẫn có thể thực hiện được. Xét trên góc độ xã hội thì đây là một phương pháp giúp mọi người, mọi đối tượng trong xã hội có thể tham gia học tập, học tập thường xuyên; là tiền đề để phát triển một xã hội học tập. Hai là: Giáo dục từ xa E- Learning tạo ra phong cách học tập độc lập, năng động. Học từ xa, người học có thể hoàn toàn tự điều chỉnh thời gian theo thời gian biểu của mình định ra. Do không bị gò bó về thời gian và cả không gian nên dù ở bất cứ nơi đâu và trong thời gian nào bạn cũng hoàn toàn có thể học tập được. Điều này rất phù hợp đối với các học viên không có điều kiện tham gia các lớp học tập trung, đi làm bận rộn. Ba là: Sau mỗi kỳ học, học viên có thể tham gia các kỳ thi trắc nghiệm kiến thức. Điểm bài thi được công bố ngay, người học biết ngay kết quả học tập của mình. Bốn là: Học viên có thể trao đổi bài học, ý kiến thắc mắc, quan điểm khoa học và các nhận xét riêng của mình với giảng viên dễ dàng, nhanh chóng, thuận lợi thông qua thư điện tử, trang diễn đàn hoặc nhóm tin.... Năm là: Tiết kiệm được nhiều chi phí đi lại, ăn ở cho học viên. Hơn nữa Giáo 8 (bằng đại học từ xa khoảng 70%). Như vậy, kiến thức từ đào tạo vừa làm vừa học đã khẳng định loại hình đào tạo này là đúng đắn và phù hợp với xu thế phát triển, đặc biệt trong kỉ nguyên số. Đặc biệt, các sinh viên ra trường, làm việc nhưng họ vẫn có sự liên hệ thường xuyên để trao đổi, trau dồi, học hỏi kinh nghiệp từ các bạn trong lớp, từ các thầy cô của các trường đại học. Đây là chìa khóa thành công, tháo gỡ mọi khó khăn, vướng mắc trong khi thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao. 7.1.4.4. Chăm sóc và hỗ trợ sinh viên học E-Learning - Việc chăm sóc, hỗ trợ sinh viên đại học từ xa có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quản lý tốt hệ đào tạo từ xa. Nếu có chính sách chăm sóc tốt sẽ giúp người học từ xa vượt qua khó khăn, duy trì động cơ học tập đúng đắn để đảm bảo chất lượng học tập. Chúng tôi áp dụng các giải pháp sau: - Luôn chú trọng công tác đào tạo đáp ứng nhu cầu của người học và sự phát triển của xã hội, đồng thời đa dạng hóa các cấp độ loại hình, loại nghề đào tạo, xây dựng thương hiệu và uy tín của trung tâm để tạo niềm tin cho học viên và xã hội. - Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên phù hợp với năng lực chuyên môn, trình độ, sở trường có tác phong, đạo đức lành mạnh, chuẩn mực. Trung tâm có bộ quy tắc về văn hóa ứng xử, trong đó đặc biệt nêu cao tấm gương sáng của cán bộ quản lý, thầy cô đối với học viên. - Hàng năm tổ chức giao lưu, sinh hoạt truyền thống giữa các lớp, các khóa học viên, sinh viên hiếu học, sinh viên vượt khóPhát động các phong trào thiện nguyện kêu gọi sự đóng góp, giúp đỡ những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Hội khuyến học của trung tâm hoạt động rất tích cực, sát sao trong việc động viên kịp thời những sinh viên vượt khó, hiếu học tạo ra không khí ấm áp, hòa đồng trong sinh viên. Như vậy, E-Learning có nhiều ưu điểm hơn so với phương pháp dạy học truyền thống, tạo ra được một môi trường rất tốt phục vụ cho phương pháp dạy học tương tác, cá nhân hóa người học. Tuy vậy, với những nhược điểm nêu trên, E – Learning cũng không phải là một giải pháp hoàn hảo và cũng không thể thay thế hoàn toàn phương pháp học truyền thống. Vì vậy, một giải pháp kết hợp là sử dụng E – Learning và những phương pháp giảng dạy truyền thống song song. Người học có thể thực hiện mọi hoạt động học tập có thể trên E-Learning, tham gia như đang học trên một khóa học thực sự. Trừ 10
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_qua.docx