Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn qua chuyên đề “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn qua chuyên đề “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn qua chuyên đề “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG PT DÂN TỘC NỘI TRÚ CẤP 2-3 VĨNH PHÚC BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂN QUA CHUYÊN ĐỀ ĐẤT NƯỚC CỦA NGUYỄN KHOA ĐIỀM Tác giả sáng kiến: PHƯƠNG THỊ HẰNG Mã SKKN: 04.51.03 VĨNH PHÚC, 2022 1. Lời giới thiệu Đoạn trích “Đất Nước” (Trích: “Trường ca “Mặt đường khát vọng”) của Nguyễn Khoa Điềm một trong những tác phẩm quan trọng trong chương trình ôn thi TN THPT. Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy đây là tác phẩm khó dạy, khó học và khó viết đối với giáo viên, học sinh. Vì vậy, với đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn qua chuyên đề “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm sẽ cung cấp cho học sinh những kiến thức chuyên sâu về tác giả Nguyễn Khoa Điềm và đoạn trích “Đất Nước” (Trích: Trường ca “Mặt đường khát vọng”), đồng thời định hướng các dạng đề theo hướng đổi mới của kì thi tốt nghiệp THPT năm 2022 của Bộ Giáo dục và đào tạo. 2. Tên sáng kiến Một số giải pháp nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn qua chuyên đề “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm. 3. Tác giả sáng kiến Họ và tên: Phương Thị Hằng Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường PT Dân tộc Nội trú cấp 2 -3 Vĩnh Phúc. Số điện thoại: 0376.545.767 E-mail: phuongthihang.c3dtntphucyen@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư sáng kiến: Phương Thị Hằng 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Sáng kiến áp dụng cho giáo viên và học sinh trong quá trình học và ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn. Đặc biệt giúp học sinh tiếp cận và giải các dạng đề liên quan đến đoạn trích “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm theo hướng đổi mới có hiệu quả. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu Ngày 15/10/2021 tại lớp 12A3 và 12A4 trường Phổ thông DTNT Cấp 2-3 Vĩnh Phúc. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 7.1. Thực trạng vấn đề nghiên cứu Trong nhà trường THPT môn Ngữ văn là một môn học vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật, tính công cụ. Văn học có khả năng diễn tả những diễn biến tinh vi trong tâm hồn con người, làm thanh lọc tâm hồn và hướng con người tới cái Chân - Thiện - Mĩ. M.Gorki đã từng nói “Văn học là nhân học”. Các tác phẩm văn học trong nhà trường THPT đều là công cụ, phương tiện để người giáo viên giáo dục học sinh một cách toàn diện về cái hay, cái đẹp, cái xấu, cái nên tránh ở đời Bồi dưỡng cho các em cách tiếp cận văn chương một 1 - Nguyễn Khoa Điềm (NKĐ) sinh năm 1943 tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên- Huế, quê gốc ở thành phố Huế. Ông sinh trưởng trong một gia đình trí thức có truyền thống yêu nước và cách mạng. - Ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ những năm kháng chiến chống Mĩ. Ông viết nhiều, viết hay về đất nước. Thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tư, xúc cảm lắng đọng (trữ tình- chính luận), thể hiện tâm tư của người trí thức tham gia tích cực vào cuộc chiến đấu của nhân dân. * Để khắc sâu kiến thức về tác giả, học sinh có thể khái quát bằng sơ đồ tư duy sau: 7.2.1.2. Trường ca “Mặt đường khát vọng” và đoạn trích “Đất Nước” Để có cái nhìn bao quát ban đầu về trường ca “Mặt đường khát vọng” và đoạn trích “Đất nước”, người học có thể khái quát theo các sơ đồ tư duy sau: * Hoàn cảnh sáng tác, nội dung: 3 - Đất nước đã có từ lâu đời “khi ta lớn lên đã có rồi” - Đất nước phát triển gắn liền với: ** Phương diện không gian địa lý và thời gian lịch sử: Nguyễn Khoa Điềm cảm nhận được Đất Nước là sự thống nhất hài hoà giữa các phương diện không gian - địa lý, thời gian - lịch sử (Đất nước là gì?) - Phương diện không gian: Đất nước “ mênh mông”: + Là nơi sinh sống của mỗi người (sinh ra, lớn lên, đi học, trưởng thành và những những rung động đầu đời,) + Là núi, sông, rừng, biển (chim phượng hoànghòn núi bạc; cá ngư ôngbiển khơi). Cho thấy niềm tự hào về đất nước trù phú, giàu đẹp. + Đất Nước cũng chính là không gian sinh tồn của cộng đồng dân tộc qua bao thế hệ: Từ quá khứ (Những ai đã khuất), hiện tại (Những ai bây giờ), đến các thế hệ tương lai (Dặn dò con cháu chuyện mai sau). Đất nước hiện lên thiêng liêng những vẫn gần gũi, gắn bó với mỗi con người. Là sự thống nhất giữa cá nhân với cộng đồng. - Về thời gian lịch sử: Dài “đằng đẵng” từ xa xưa, gắn liền với truyền thuyết các dân tộc anh em cùng chung con Rồng, cháu Lạc và truyền thuyết dựng nước của vua Hùng cùng ngày giỗ Tổ ( Lạc Long Quân) + Nhắc đến cội nguồn dân tộc: “Lạc Long Quân và Âu Cơ” và ngày giỗ Tổ cho đến hiện tại với những con người không bao giờ quên nguồn cội dân tộc. + Đất nước là sự kế tục của các thế hệ: quá khứ, hiện tại và tương lai: "Những ai đã khuất...mai sau". 5 - Cội nguồn thiêng liêng (hướng về đất Tổ Hùng Vương). - Truyền thống hiếu học (Cách cảm nhận về núi Bút non Nghiêng). - Hình ảnh đất nước tươi đẹp (Cách nhìn dân dã về núi con Cóc, con Gà, dòng sông) Như vậy, dưới cái nhìn của Nguyễn Khoa Điềm, thiên nhiên địa lý của đất nước không chỉ là sản phẩm của tạo hoá mà còn được hình thành từ cuộc đời và số phận của nhân dân, từ: người vợ nhớ chồng, cặp vợ chồng yêu nhau, người học trò nghèo, đến những người dân vô danh được gọi bằng những cái tên mộc mạc như Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm. Có thể thấy, Đất Nước hiện lên vừa gần gũi vừa thiêng liêng. - Từ đó, tác giả đi đến một kết luận mang tính khái quát: “ Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi Những cuộc đời đã hoá núi sông ta.” Theo tác giả, những thắng cảnh đẹp, những địa danh nổi tiếng khắp mọi miền của đất nước đều do nhân dân tạo ra, đều kết tinh của bao công sức và khát vọng của nhân dân, của những con người bình thường, vô danh. * Phương diện thời gian lịch sử: Nhìn vào bốn nghìn năm đất nước mà nhấn mạnh đến những con người vô danh - Họ âm thầm cống hiến và hi sinh đã “Làm nên đất nước muôn đời”: - Chính vì vậy, khi cảm nhận Đất Nước bốn ngàn năm lịch sử, nhà thơ không nói đến các triều đại, các anh hùng mà nhấn mạnh đến những con người vô danh, bình dị: Có biết bao người con gái con trai Nhưng họ làm ra đất nước Chọn nhân dân không tên tuổi kế tục nhau làm nên Đất Nước là nét mới mẻ độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm * Trên phương diện văn hoá, cũng chính Nhân dân là người lưu giữ và bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc: Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng Để đời sau trồng cây hái trái” - Đại từ “Họ” đặt đầu câu kết hợp với nhiều động từ “giữ, truyền, gánh”, khẳng định vai trò của nhân dân trong việc giữ gìn và lưu truyền văn hoá qua các thế hệ. - Chính những con người “giản dị và bình tâm” “không ai nhớ mặt đặt tên” đã gìn giữ và truyền lại cho thế hệ mai sau mọi giá trị tinh thần và vật chất của 7 KẾT LUẬN * Nội dung: Đoạn thơ là những cảm nhận mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước trên nhiều bình diện (chiều dài của lịch sử, chiều rộng của không gian lãnh thổ địa lý và chiều sâu của văn hoá, phong tục). Qua đó, nhà thơ khẳng định tư tưởng lớn: Đất Nước là của Nhân dân, Nhân dân chính là người đã làm ra Đất nước. * Nghệ thuật: - Chất chính luận- trữ tình: + Chất chính luận: Thể hiện mục đích của bản trường ca: thức tỉnh tinh thần dân tộc của thế hệ trẻ vùng đô thị tạm chiếm miền Nam, để dứt khoát trong sự lựa chọn đứng về phía nhân dân, cách mạng; Hệ thống lí lẽ, lập luận chặt chẽ, sắc bén: Tư tưởng chủ đạo được đặt ở cuối đoạn trích Đất Nước của Nhân dân. Để đi đến kết luận này, tác giả triển khai trên nhiều bình diện: địa lý, lịch sử, văn hóatheo phương thức quy nạp. + Chất trữ tình: Thể hiện trong giọng điệu thủ thỉ, tâm tình trong cuộc trò chuyện với nhân vật trữ tình em; Tình cảm yêu quý, trân trọng, thiết tha với những gì gần gũi quanh ta. + Tác dụng: Tư tưởng lớn mà không khô khan, ngược lại thấm đượm cảm xúc, dễ đi sâu vào lòng người. - Vận dụng sáng tạo chất liệu văn hóa dân gian với tư duy thơ hiện đại: + Chất liệu dân gian được sử dụng rất đa dạng và sáng tạo: ca dao, dân ca, truyền thuyết, cổ tích, phong tục tập quán, lối sống + Cách vận dụng của tác giả thường lấy ý, hình ảnh (trừ trường hợp câu dân ca Bình- Trị- Thiên được lấy lại gần nguyên vẹn) => yêu cầu người đọc phải huy động vốn tri thức văn hóa dân gian để hình dung, tưởng tượng. + Tác dụng: Tạo nên một không gian nghệ thuật tràn ngập không khí dân gian: vừa bình dị, gần gũi, vừa giàu tưởng tượng, bay bổng, mơ mộng. Hơn nữa có thể nói chất dân gian đã thấm sâu vào tư tưởng và cảm xúc của tác giả, tạo nên một đặc điểm trong tư duy nghệ thuật ở đoạn trích này. - Đoạn trích còn có tính hiện đại: Thể thơ tự do với những câu thơ dài ngắn đan xen, ngắt nhịp linh hoạt; hình ảnh thơ gần gũi, bình dị, ngôn ngữ thơ mộc mạc, một số câu thơ đậm chất trí tuệ. 7.2.2. Giải pháp thứ hai: Luyện đề và đánh giá kết quả 7.2.2.1. Dạng đề đánh giá năng lực * Những vấn đề chung về kì thi đánh giá năng lực: 9 Câu 4 : Đáp án nào dưới đây không phải của tác giả Nguyễn Khoa Điềm? A. Đất ngoại ô B. Cửa thép C. Mặt đất khát vọng D. Ta với ta; Một tiếng đờn E. Ngôi nhà có ngọn lửa ấm G. Thơ Nguyễn Khoa Điềm Câu 5 : Trường ca “Mặt đường khát vọng” được tác giả Nguyễn Khoa Điềm hoàn thành tại đâu? A. Hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1971 B. Hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1972 C. Hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1973 D. Hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1974 Câu 6 : Nội dung sau đúng hay sai? “Tác phầm trường ca “Mặt đường khát vọng” viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ ở miền núi về non sông đất nước, về sứ mệnh thế hệ mình với quê hương đất nước” A. Đúng B. Sai Câu 7: Vị trí đoạn trích “Đất Nước” là: A. Nằm ở phần đầu chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng” B. Nằm ở phần đầu chương VII của trường ca “Mặt đường khát vọng” C. Nằm ở phần đầu chương VIII của trường ca “Mặt đường khát vọng” D. Nằm ở phần đầu chương IX của trường ca “Mặt đường khát vọng” Câu 8 : Nội dung chính của đoạn thơ dưới đây là: “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể. Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời” A. Tư tưởng Đất Nước của nhân dân B. Cảm nhận độc đáo về quá trình hình thành, phát triển của đất nước; từ đó khơi dậy ý thức về trách nhiệm thiêng liêng với nhân dân, với đất nước. C. Cả hai đáp án trên đều đúng D. Cả hai đáp án trên đều sai Câu 9 : Nội dung chính của đoạn thơ sau: “Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác 11 C. Không gian trong quá khứ D. Đáp án A và B Câu 15 : Ở phương diện thời gian, đất nước được cảm nhận ở: A. Quá khứ B. Hiện tại C. Tương lai D. Chiều dài thời gian lịch sử từ quá khứ đến hiện tại và tương lai hơn là kêu gọi, giáo huấn nên sức truyền cảm rất mạnh. Câu 16 : Địa danh không được tác giả nhắc đến ở không gian địa lí trong phần 2 của đoạn trích Đất Nước? A. Núi Vọng Phu B. Đèo De, núi Hồng, Đồng Tháp C. Hòn Trống Mái D. Chín mươi chín con voi quây quần chầu phục Đất Tổ E. Núi Bút, non Nghiên F. Ông Đốc, ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm Câu 17 : Theo Nguyễn Khoa Điềm, ai làm người đã “Làm nên Đất Nước muôn đời”? A. Các vua Hùng B. Các triều đại phong kiến C. Nhân dân, những con người bình dị, vô danh D. Tất cả các đáp án trên Câu 18 : Theo Nguyễn Khoa Điềm, người lưu giữ và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc là: A. Nhân dân B. Nhà nước C. Các triều đại D. Tất cả các đáp án trên Câu 19 : Vai trò của nhân dân được tác giả nhắc đến trong đoạn trích Đất Nước là gì? A. Giữ gìn và truyền lại cho thế hệ sau mọi giá trị vật chất và tinh thần của đất nước. B. Có công trong việc chống ngoại xâm, dẹp nội thù C. Giữ yên bờ cõi, xây dựng cuộc sống hòa bình D. Tất cả các đáp án trên Câu 20 : Câu thơ nào thể hiện vẻ đẹp quý trọng nghĩa tình của dân tộc: A. “Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”” 13
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_on.docx