Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục Hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 của trường THPT U Minh Thượng hiện nay

pdf 17 trang sk12 26/04/2025 300
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục Hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 của trường THPT U Minh Thượng hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục Hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 của trường THPT U Minh Thượng hiện nay

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục Hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 của trường THPT U Minh Thượng hiện nay
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU 
QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG 
 NGHIỆP CHO HỌC SINH LỚP 12 CỦA 
 TRƯỜNG THPT U MINH THƯỢNG 
 HIỆN NAY 
 II- Lý do chọn đề tài: 
 Chọn nghề là hướng đi cho cả cuộc đời, vì vậy, trước khi quyết định 
 lựa chọn một nghề cho xã hội thì học sinh cần phải có tri thức về nghề đó ( 
 hay phải nhận thức về nghề) rồi mới có quyết định chọn nghề. Nhận thức 
 là một thành phần không thể thiếu được trong lựa chọn nghề, nếu học 
 sinh nhận thức đầy đủ đúng đắn về những yêu cầu của nghề, về những 
 phẩm chất mà nghề yếu cầu đối với cá nhân thì họ có sự lựa chọn nghề 
 phù hợp với nguyện vọng của mình và xã hội, từ đó sẽ tích cực hoạt động 
 để vươn tới chiếm lĩnh nghề một cách thiết thực. Hàng năm Trường 
 THPT U Minh Thượng có hơn một trăm học sinh tốt nghiệp phổ thông 
 trung học, những học sinh này đều mong muốn tìm cho mình một nghề ổn 
 định nhưng chọn nghề nào trong cơ chế thị trường hiện nay đã ảnh hưởng 
 rất nhiều đến suy nghĩ của học sinh. Vốn hiểu biết thực của học sinh về 
 nghề giúp các em lựa chọn đúng đắn một nghề phù hợp với mình và nghề 
 đó có tồn tại lâu dài hay không? Việc lựa chọn nghề của các em chịu ảnh 
 hưởng của những yếu tố nào và khả năng đáp ứng của họ ra sao? Và sao 
 khi lựa chọn nghề các em có thoả mãn không? Bản thân vừa làm công tác 
 công tác chuyên môn vừa phụ trách hoạt động giáo dục Hướng nghiệp 
 cho học sinh khối 12 của trường thời gian qua. Trong những tiết dạy theo 
 từng chủ đề tôi giới thiệu, phát phiếu thăm dò, phân tích đặc điểm của một 
 số ngành, nghề phù hợp với nhu cầu thực tế ở địa phương và từng bước 
 giúp các em trả lời được những câu hỏi trên, chọn ngành học vừa phù hợp 
 với sức học, vừa với khả năng tài chính của gia đình chu cấp trong quá 
 trình học tập lại .vừa có thể đáp ứng được theo nhu cầu tuyển dụng của 
 các cơ quan, đơn vị , doanh nghiệp của Huyện nhà sau khi ra trường đây là 
 vấn đề mang tính thời sự và cho phép tôi rút ra kết luận về hiệu quả của 
 công tác giáo dục Hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 chuẩn bị bước vào 
 B- PHẦN NỘI DUNG 
I- Nhận thức và định hướng chọn nghề của học sinh lớp 12 tại trường 
THPT U Minh Thượng hiện nay: 
 Như chúng ta đã biết, việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai hết 
sức quan trọng. Đặc biệt là các em học sinh chưa có cách nhìn đúng đắn về 
nghề nghiệp. Đôi khi giáo viên làm công tác hướng nghiệp hay giáo viên 
giảng dạy bộ môn lồng ghép giáo dục hướng nghiệp cũng phải ngỡ ngàng và 
suy nghĩ: 
 - Hướng nghiệp là gì? 
 - Tại sao phải hướng nghiệp? 
 Hướng nghiệp là các hoạt động nhằm hỗ trợ mọi cá nhân ( học sinh ) 
chọn lựa và phát triển chuyên môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng 
của cá nhân, đồng thời thỏa mãn nhu cầu nhân lực cho tất cả các lĩnh vực ( thị 
trường lao động ) ở cấp độ địa phương và quốc gia . 
 Lâu nay chúng ta vẫn tưởng rằng hướng nghiệp chỉ là sự lựa chọn một 
nghề mà mình yêu thích, chọn một trường đại học phù hợp với mình. Tuy 
nhiên đây chỉ là phần ngọn của một quá trình, một hoạt động trong số rất 
nhiều hoạt động của hướng nghiệp. Thuật ngữ “ Hướng nghiệp” nó là sự kết 
hợp của nhiều lĩnh vực như: đánh giá nghề nghiệp, quản lý nghề nghiệp, phát 
triển nghề nghiệpTrong đó lựa chọn nghề nghiệp chỉ là một giai đoạn đầu 
trong tiến trình hướng nghiệp của mỗi người. Hướng nghiệp là một quá trình 
liên tục tác động từ khi người học còn ngồi học ở bậc phổ thông, qua quá 
trình trao dồi chuyên môn nghề nghiệp và tìm được nơi lao động phù hợp. 
Công cụ cần thiết cho công tác tư vấn hướng nghiệp là nắm được bản đồ mô 
tả nghề hay còn gọi là bản họa đồ nghề. Thực chất, đó là bản mô tả nội dung, 
tính chất, phương pháp, đặc điểm tâm sinh lý cần phải có, những điều cần 
tránh khi lao động trong nghề. + Những trường đại học có đào tạo kỹ sư, cử nhân cho nghề 
(Ghi rõ địa điểm trường, các khoa đào tạo của trường, thời gian đào tạo trong 
trường, những chế độ học tập, học bổng và học phí) 
 - Những nơi có thể làm việc sau khi học nghề: tên một số cơ quan xí 
nghiệp, doanh nghiệp; địa chỉ của các cơ sở đó 
 Nhận thức của phụ huynh và học sinh về việc chọn nghề còn rất 
phiếm diện, tâm lý chọn nghề của học sinh mang tính mang rủi, thiếu thông 
tin, chọn nghề theo sự áp đặt của người lớn, theo thời thượng; chọn nghề ở 
bậc đại học, chọn nghề theo “nhãn” theo “mác”, chọn nghề nổi tiếng, nghề dễ 
kiếm tiền, mà quên mất một điều: không biết có phù hợp với năng lực, sở 
thích và điều kiện bản thân hay không. Hiện nay, học sinh thường hướng vào 
các ngành như: quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, kế toán, công nghệ 
thông tin, y khoa, kinh tế, công nghệ sinh học, luật Trong khi đó, nhiều 
lĩnh vực quan trọng khác phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của 
đất nước nhưng các trường lại thiếu sinh viên vì thí sinh quá thời ơ, lựa chọn 
nghề nghiệp chỉ là một giai đoạn đầu trong tiến trình hướng nghiệp của mỗi 
người. Ở một góc độ khác, hướng nghiệp có hiệu quả tạo ra một lực lượng 
lao động có định hướng rõ ràng, do vậy họ có năng lực nghề nghiệp tốt, làm 
tăng năng suất lao động, góp phần cho sự phát triển về kinh tế xã hội. 
 II- Thực trạng của hoạt động giáo dục Hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 
ở Trường THPT U Minh Thượng 
 Vấn đề nghề nghiệp và việc làm đang tạo nên mối quan tâm cấp bách 
và trực tiếp nhất của lứa tuổi học sinh chuẩn bị rời ghế nhà trường. Vấn đề 
này, trước đây công tác Hướng nghiệp cho học sinh đã được nhà trường triển 
khai nhưng kết quả còn rất thấp. Bởi, nhận thức của học sinh về nghề nghiệp, 
nhất là học sinh vùng nông thôn và cả phụ huynh còn hạn chế, trong khi giáo 
viên được giao nhiệm vụ này không coi trọng hoặc không có nhiều kiến thức chế riêng của bản thân. Và đâu phải chỉ có mỗi con đường Đại học là duy 
nhất? Chúng ta còn có rất nhiều con đường khác để lựa chọn sao cho phù hợp 
với trình độ và năng lực bản thân như vào các trường Cao đẳng, trung cấp, 
các trường hướng nghiệp dạy nghề... Vậy, điều quan trọng ở đây là gì? Quan 
trọng là bạn phải có sự say mê, hứng thú với nghề nghiệp mà mình đã lựa 
chọn! Một điều đáng nói nữa ở đây, đó là một số phụ huynh coi việc con cái 
mình thi đỗ các trường Đại học nổi tiếng là danh dự của cả 
gia đình. Có trường hợp còn bắt buộc con mình phải thi trường nọ, trường kia 
mà không hề nhìn vào thực lực học tập của con cái. Đây đúng là một vấn đề 
mà tất cả chúng ta cần phải nhìn nhận và xem xét lại một cách nghiêm túc và 
khách quan hơn. Chỉ mới đây vài năm thôi, chúng ta đã thấy tình trạng là rất 
nhiều bạn trẻ đổ xô vào các trường như: Đại học Luật, Đại học Bách Khoa, 
Đại học Kinh tế... Họ ngày đêm học tập, dùi mài kinh sử. Kẻ trượt thì không 
nói làm gì, nhưng những người đỗ thì cũng thật đau xót không kém khi mà 
suốt bao năm miệt mài đèn sách, để rồi cầm tấm bằng tốt nghiệp loại ưu trong 
tay, nhưng vẫn thất nghiệp, không xin được việc làm. 
 Hiện nay, chúng ta đều đặt ra vấn đề là phải học, học để có nghề 
nghiệp, có thu nhập để ổn định cuộc sống. Ai cũng biết thế! Nhưng khi đặt 
vấn đề trên lớp 12 đầu năm bằng phiếu thăm dò: Sau khi học xong THPT 
các em sẽ chọn ngành nghề nào? 
 Kết quả: 
 Lớp Tổng số Có Chưa Trả lời 
 Học sinh định hướng định hướng ngẫu nhiên 
 12A1 32 02 – 6.25% 27 – 77,2% 03 – 9,37% 
 12A2 33 05 –15,15 % 24 – 72,72% 04 – 12,12 
 % nghề mà các em chọn đều hướng về phân phối lưu thông và dịch vụ. Đáng 
chú ý là ngành chủ chốt phát triển kinh tế của Huyện U Minh Thượng là 
Nông – Lâm - Ngư nghiệp thì các em chưa coi là nghề yêu thích, chọn một số 
ngành vì thấy người ta rất dễ kiếm tiền từ ngành đó. Nhận thức về việc lựa 
chọn nghề nghiệp của học sinh còn quá mơ hồ. Tại sao? Nhận thức về mục 
tiêu, vai trò của công tác giáo dục hướng nghiệp chưa rõ, chưa đúng tầm. Có 
em thẳng thắn bộc bạch “ Giá như trước khi thi Đại học biết nghe lời khuyên 
của những người đi trước mà không phải “ khăng khăng” theo ý mình thì có 
lẽ sẽ tốt hơn!” ; “ Tôi đã đi quá tầm, giờ thì..đã muộn !”; “ Mình không 
lượng được sức của mình.” 
 Trên đây, là một số khó khăn mà bản thân cũng như một số giáo viên 
của trường đã và đang phụ trách công tác hoạt động giáo dục Hướng nghiệp . 
Nên tôi 
đề ra một số biện pháp cần thiết để thực hiện hoạt động giáo dục Hướng 
nghiệp ngày càng hiệu quả hơn. 
 III- Một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức để các em lựa chọn nghề 
phù hợp: 
 Hiện tại, Trường THPT U Minh Thượng có hơn một trăm học sinh 
lớp 12, phần đông các em đều khao khát được bước chân vào giảng đường 
Đại học, nhưng cũng có em căn cứ vào điều kiện năng lực muốn được học 
nghề hoặc đang chơi vơi khi lựa chọn nghề trong tương lai. Trong xã hội có 
rất nhiều ngành, nhiều nghề nhưng để “ điều phối” nguồn nhân lực trẻ vào 
từng ngành, từng nghề phù hợp, tránh tình trạng ngành thì quá thừa nhân lực, 
ngành thì lại quá thiếutạo nên tình trạng lãng phí không chỉ “ kinh phí” đào 
tạo của gia đình mà lớn hơn là của xã hội. Vấn đề đặt ra, không chỉ trách 
nhiệm của ngành giáo dục nói chung mà còn là của gia đình và ngay bản thân đội ngũ sư phạm, để mỗi thầy cô là một “ Tư vấn hướng nghiệp” cho học 
sinh. Phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường nhất là Đoàn Thanh niên 
xen kẻ vào buổi sinh hoạt dưới cờ thứ hai hàng tuần nội dung hướng nghiệp 
dưới nhiều hình thức: Hái hoa dâng chủ, tìm hiểu về nghềTổ chức các buổi 
sinh hoạt ngoại khoá với các chủ đề: “ Ước mơ nghề nghiệp trong tương lai, 
Đại học có phải duy nhất để lập nghiệp, để chọn được ngành nghề phù hợp”. 
Song song đó, cũng thường xuyên cập nhật trên bảng tin của nhà trường 
những thông tin tuyển sinh, danh mục cũng như điểm chuẩn năm trước của 
hệ thống các trường Đại học, Cao đẳng, nghềcùng với nhà trường các bậc 
phụ huynh cũng chủ động tìm kiếm thông tin để phân tích, định hướng cho 
con em lựa chọn ngành nghề thích hợp. Có như vậy, hoạt động Hướng nghiệp 
mới đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả cao giúp học sinh hiểu được ngành, hiểu 
được nghề, hiểu được chính mình để lựa chọn nghề nghiệp tương lai phù hợp. 
Em Nguyễn Thị Diễm My hiện đang học lớp 12A4 tại trường tâm sự “ Được 
các tầy cô tư vấn hướng nghiệp, em đã hiểu rất nhiều về đặc điểm nghề, danh 
mục các trường đào tạo và hiểu cả chính bản thân mình. Năm nay em sẽ dự 
thi vào đại học Nông nghiệp Cần Thơ”. Cùng tâm trạng em Nguyễn Hoàng 
Lâm lớp 12A3 “ Được các thầy cô tư vấn, em thấy tự tin hơn rất nhiều khi 
lựa chọn nghề nghiệp tương lai cho bản thân trong thời gian tới’ 
IV- Hiệu quả của sáng kiến: 
 Từ năm học 2009- 2010 đến nay bản thân vừa nghiên cứu vừa vận 
dụng đề tài vào thực tế giảng dạy tôi nhận thấy kết quả của đề tài từng bước 
có hiệu quả cụ thể: 
 Bảng thống kê số học sinh đậu Đại học, Cao đẳng của trường THPT U 
Minh Thượng trong các năm học: 
 Năm học Học sinh đậu Đại Học sinh đậu Phụ ghi đời, bạn phải cất cánh với chính đôi cánh của bạn". Đó là một quan điểm 
sống rất đúng đắn mà cũng ta cần phải tiếp thu và học tập 
II- Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm: 
 Công tác hướng nghiệp tác động đến học sinh nhận thức đúng đắn 
rằng: ngày nay, danh dự và giá trị cao của con người là biết lao động sản xuất 
để làm giàu cho bản thân và xã hội, làm giàu ngay trên quê hương mình là rất 
dễ và là một niềm vinh dự. Tôi thiết nghĩ các bạn trẻ phải có một sự lựa chọn 
nghề nghiệp cho đúng đắn, cho phù hợp với bản thân. Lựa chọn được một 
con đường đúng có nghĩa là bạn đã bắt đầu bước vào một cuộc hành trình 
mới, "Một cuộc hành trình không khởi đầu với bước chân đầu tiên mà 
khởi đầu với lòng khát khao muốn đi tới nơi mà bạn chưa từng đặt chân 
đến"... Mỗi học sinh hãy ra sức tự rèn luyện mình để nâng cao phẩm chất 
và đạo đức của bản thân. Từ đó tạo cho mình một vốn tri thức để vững vàng 
đi lên trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chúng ta hãy 
tự tin hơn trong cuộc sống, hãy lựa chọn một nghề nghiệp thích hợp cho 
tương lai của chính bản thân mình và cũng là cho chính dân tộc mình. 
III- Kiến nghị : 
 - Đề nghị Hội đồng thẩm định cấp Trường cho phép tiếp tục triển khai 
đến các giáo viên phụ trách hoạt động giáo dục Hướng Nghiệp thực hiện đề 
tài trong năm học 2012- 2013. 
 - Đề nghị Hội đồng khoa học các cấp Cơ sở công nhận tính thiết thực 
của đề tài nếu được và có thể áp dụng giáo dục cho học sinh lớp 12 Trường 
THPT U Minh Thượng. 
 Trên đây là một vài ý kiến của tôi muốn chia sẻ cùng các bạn đồng 
nghiệp đang phụ trách hoạt động giáo dục Hướng nghiệp lớp 12 ở các trường 
THPT, rất mong nhận được sự góp ý quý báu của Hội đồng xét duyệt sáng 
kiến kinh nghiệm.. 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_hoa.pdf