Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống cho học viên Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống cho học viên Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống cho học viên Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRUNG TÂM GDTX TỈNH BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống cho học viên Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc” Tác giả sáng kiến: PHAN THỊ HẰNG HẢI Mã sáng kiến: 40.68.03 Vinh̃ Yên, thá ng 2 năm 2019 2 liên kết với các trường đại học tổ chức các loại hình học tập, đa dạng các loại hình đào tạo để tạo cơ hội học tập thường xuyên, học tập suốt đời cho nhân dân, góp phần xây dựng xã hội học tập. Thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới toàn diện nền giáo dục, Trung tâm GDTX Tỉnh đã đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống cho học viên. Tuy nhiên, mặc dù nhà trường đã chú trọng đến giáo dục lối sống, đạo đức cho học sinh thông qua các môn học như Giáo dục công dân, Lịch sử, Văn học, các chương trình ngoại khóa nhưng vẫn nặng về dạy kiến thức, thời lượng dành cho các môn học, chương trình ngoại khóa, giáo dục kĩ năng sống còn ít, nhiều khi mang tính hình thức. Thực tế theo kết quả điều tra số học viên tại Trung tâm, vẫn còn nhiều học viên vô cảm trước bạo lực học đường, hiện tượng suy thoái đạo đức học đường, lối sống một số học viên xuống cấp, nhiều học viên không biết ứng phó với những khó khăn, biến động của cuộc sốngvẫn đang là vấn đề khiến nhà trường, ngành giáo dục, dư luận xã hội, phụ huynh học sinh lo ngại. Tất cả những điều đó đã tác động xấu đến việc hình thành và phát triển nhân cách của học viên. Chất lượng giáo dục, chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh đang là vấn đề được nhiều người quan tâm và luôn đặt ra đối với những người làm quản lý. Đã có khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu về các đề tài này nhưng thường tập trung vào các vấn đề như đạo đức, lối sống cho con người mới Xã hội chủ nghĩa, giáo dục lối sống cho sinh viên Những công trình chủ yếu đi sâu và cụ thể vào việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên các trường Đại học, giải pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên nói chung, chưa đề cập nhiều đến việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh các trường trung học phổ thông (THPT), đặc biệt là học viên các Trung tâm GDTX . Việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống cho học viên các Trung tâm GDTX chủ yếu là thông qua các hội nghị giao ban, bàn giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học, giáo dục đạo đức và thường là những báo cáo kinh nghiệm đúc rút từ hoạt động thực tiễn của các trung tâm. Như vậy với vấn đề tác giả đặt ra chưa có một bài viết nào chuyên sâu. Với sáng kiến này, chúng tôi hy vọng góp phần đưa ra: “Một số giải pháp nâng cao nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống cho học viên ở Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc” và mang lại hiệu quả thiết thực không chỉ đối với Trung tâm GDTX Tỉnh mà còn đối với 4 đức là một từ Hán Việt, được dùng từ xa xưa để chỉ một thành tố trong tính cách và giá trị của một con người. Đạo là con đường, đức là tính tốt hoặc những công trạng tạo nên. Khi nói một người có đạo đức là ý nói người đó có sự rèn luyện thực hành các lời răn dạy về đạo đức, sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn. Lối sống là toàn bộ hoạt động sống của con người trong một xã hội nhất định được xem xét thống nhất với các điều kiện kinh tế xã hội nhất định (Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam) Giáo dục đạo đức, lối sống là quá trình biến các chuẩn mực đạo đức, lối sống từ những đòi hỏi bên ngoài của xã hội thành những đòi hỏi bên trong của mỗi cá nhân, thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của người được giáo dục. Giáo dục đạo đức, lối sống bao gồm giáo dục thế giới quan, nhân sinh quan, giáo dục tư tưởng chính trị và giáo dục các phẩm chất đạo đức cao đẹp của con người. Giáo dục đạo đức, lối sống giúp cho mỗi cá nhân nâng cao trình độ nhận thức về các giá trị đạo đức, lối sống từ đó tự điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, lối sống của xã hội. Giáo dục đạo đức, lối sống góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị đạo đức mà các thế hệ trước đã tạo dựng; đồng thời góp phần tích cực trong việc giáo dục hình thành những giá trị đạo đức, lối sống mới, khắc phục những quan điểm lạc hậu, sự lệch chuẩn các giá trị đạo đức truyền thống, những thói hư tật xấu hay những hiện tượng phi đạo đức. Giáo dục đạo đức, lối sống không chỉ làm cho con người nhận thức đúng các chuẩn mực đạo đức, các giá trị đạo đức, lối sống mà còn thông qua đó để hình thành niềm tin và tình cảm đạo đức. Trên cơ sở đó giúp con nguời nhận ra giá trị của các giá trị đạo đức, nhận thấy giá trị và ý nghĩa cuộc sống mang tính nhân bản, nhân ái, nhân văn sâu sắc, góp phần nhân đạo hóa con người và đời sống xã hội. Trong chiến luợc phát triển con người, Đảng và Nhà nước ta đề cao vai trò giáo dục đạo đức, lối sống cho cho học sinh, sinh viên - những chủ nhân tương lai của đất nước. Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên là nhiệm vụ quan trọng góp phần: Hoàn thiện nhân cách cho học sinh, sinh viên thực hiện tốt những bổn phận đạo đức của bản thân đối với việc học tập, rèn luyện, có trách nhiệm với gia đình và xã hội; Nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên; Bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên tình cảm cách mạng trong sáng; Bồi dưỡng ý chí, hành động đúng, hình thành những thói quen đạo đức, lối sống đặc biệt là ý thức trách nhiệm công dân; Đấu tranh khắc phục, ngăn chặn những biểu hiện thiếu đạo đức trong 6 bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân; phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và yêu cầu hội nhập quốc tế. 7.1.2. Thực trạng công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học viên tại Trung tâm GDTX Tỉnh Thực hiện Nghị quyết 29, Ngành giáo dục Vĩnh Phúc nói chung, Trung tâm GDTX Tỉnh nói riêng đã và đang tích cực đổi mới nhằm đào tạo ra thế hệ học sinh, sinh viên có đạo đức, lối sống lành mạnh, tích cực, có đủ kiến thức, khả năng thích ứng với yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên . 7.1.2.1. Một số chương trình giáo dục đạo đức, lối sống đang được triển khai trong nhà trường: -Lồng ghép, đẩy mạnh việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và các cuộc vận động lớn của ngành: “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; các phong trào thi đua “Dạy tốt, Học tốt”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong trường học”. - Đổi mới nội dung phương pháp dạy, học và thi cử, đặc biệt là với các môn học liên quan đến giáo dục đạo đức, giáo dục công dân. Đổi mới cách ra đề thi (nhất là các môn tự luận) theo hướng đề “mở” gắn với thực tế, với những tấm gương sáng về đạo đức nhằm bồi dưỡng hình thành nhân cách, nhận thức cho học sinh. -Thực hiện chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp theo từng chủ đề và thời gian; tổ chức nhiều hình thức hoạt động ngoại khóa, tổ chức hát Quốc ca, qua đó học sinh được giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc và bảo vệ chủ quyền đất nước. Đẩy mạnh việc tích hợp giáo dục kỹ năng sống, giáo dục đạo đức trong các môn học. - Phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể triển khai các chương trình phối hợp để cùng chăm lo hoạt động của nhà trường cũng như việc học tập và rèn luyện của học viên. - Tăng cường củng cố mối quan hệ nhà trường - gia đình - xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh nhà trường phổ thông theo Chỉ thị số 71/2008/CT- BGDĐT ngày 23/12/2008 về tăng cường công tác phối hợp nhà trường - gia đình và xã hội trong công tác giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên 8 - Công tác giáo dục lối sống cho học viên nhà trường hiện nay chưa thực sự hiệu quả. Thực tế cho thấy, một bộ phận học viên có dấu hiệu của những biểu hiện sai lệch về đạo đức và lối sống cần được chúng ta quan tâm. Biểu hiện cụ thể là: + Một bộ phận học viên có lý tưởng sống không đúng đắn, thờ ơ với những vấn đề xảy ra xung quanh mình, đã và đang xuất hiện những quan niệm, những sự lựa chọn giá trị đáng lo ngại, thậm chí là sai lệch. Nổi bật là xu hướng lựa chọn: giá trị vật chất lấn át giá trị tinh thần; giá trị ngoại sinh lấn át giá trị nội sinh; giá trị kinh tế lấn át giá trị đạo đức và thẩm mỹ; giá trị hiện đại lấn át giá trị truyền thống. + Một số học viên có biểu hiện của lối sống buông thả, thực dụng, chịu ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường, sa vào các tệ nạn xã hội, xuất hiện những quan niệm về cuộc sống, về tình bạn, tình yêu theo xu hướng hiện đại, Tây hoá không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc khiến chúng ta không khỏi băn khoăn, suy nghĩ. Nhưng đáng lo ngại hơn cả là hiện tượng mất phương hướng, bế tắc trong việc lựa chọn các giá trị và mục đích cuộc sống ở một bộ phận học viên nhà trường. Nhiều học sinh nghiệm game, sống trong thế giới ảo, sa vào các tệ nạn xã hội, vi phạm trật tự an toàn giao thông . + Một bộ phận học viên có thái độ học tập không đúng đắn, vi phạm kỷ luật học tập. Nhiều em có suy nghĩ rằng học là để hài lòng bố mẹ, nhiều học viên có tư tưởng học lệch, chỉ học những môn để phục vụ mục đích thi cử, gian lận trong kiểm tra, thi cử 7.1.2.4. Nguyên nhân của những hạn chế. - Nhận thức về tầm quan trọng trong công tác giáo dục lối sống cho học viên của một số cán bộ quản lý, giáo viên, gia đình và học viên còn hạn chế. Các chương trình lồng ghép còn mang tính hình thức. - Công tác phối hợp giữ Nhà trường, gia đình, xã hội còn chưa tốt. - Ban giám đốc, giáo viên chủ nhiệm, Đoàn thanh niên, Công đoàn chưa phát huy hết vai trò và sáng tạo trong các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống. - Các chương trình giáo dục đạo đức, lối sống cho học viên được triển khai nhưng không chú ý đến kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện. 10 tạo”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”... Giáo dục bằng phương pháp nêu gương người tốt, việc tốt trong học viên nhà trường, nêu gương các hình mẫu trong xã hội, đặc biệt giáo dục tấm gương sáng ngời về lối sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh. - Đề cao vai trò tự giáo dục của bản thân mỗi người. Nhà trường đã tuyên truyền, mở các lớp rèn luyện kỹ năng mềm, kĩ năng sống cho học sinh, xây dựng kế hoạch cụ thể, có sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả. Bên cạnh tổ chức thành các lớp, các khóa học, nhà trường đã tăng cường các hoạt động ngoại khóa để thực hành và rèn luyện cho học sinh các kĩ năng cần thiết, cố gắng để mọi học sinh được tham gia thực hành. Đổi mới nội dung các buổi chào cờ đầu tuần và sinh hoạt lớp cuối tuần, coi đây là những buổi dạy kĩ năng sống, đạo đức, lối sống cho học sinh. Lồng ghép dạy kĩ năng sống vào các tiết dạy chính khóa một cách hiệu quả, tránh hình thức. - Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất và kinh phí cho các chương trình giáo dục đạo đức, lối sống. Tổ chức các chương trình bồi dưỡng cho giáo viên giảng dạy kĩ năng sống. 7.1.3.2. Kết hợp chặt chẽ mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Giáo dục đạo đức, lối sống cho học viên là trách nhiệm chung của gia đình, nhà trường, của các tổ chức đoàn thể và toàn xã hội. Bác Hồ đánh giá cao vai trò của gia đình, vai trò của gia đình đã góp phần quan trong trong xây dựng lối sống cho thanh niên gia đình là hạt nhân của xã hội”. Vấn đề gia đình được nhận thức và quan tâm, hình ảnh gia đình, tình cảm gia đình, giáo dục gia đình luôn ảnh hưởng tới các thành viên, trước hết là thế hệ trẻ. Yếu tố gia đình rất quan trọng, song ngoài mối quan hệ với những người thân trong gia đình, trong cuộc sống thanh niên còn phải tiếp xúc, quan hệ với thầy cô, bạn bè, làng xóm... thông qua các mối quan hệ đó, thanh niên tiếp tục nhận được sự giáo dục từ nhà trường và toàn xã hội. Vì vậy, cần phải kết hợp tốt ba yếu tố: Gia đình, nhà trường, xã hội trong giáo dục lối sống cho học viên. Cùng với gia đình, nhà trường và xã hội phải thật sự quan tâm và tạo mọi điều kiện tốt nhất để học viên phát triển một cách hài hòa trên các mặt: đức, trí, thể, mỹ và kịp thời uốn nắn những biểu hiện lệch lạc trong nhận thức và hành vi của học viên. Để làm tốt được điều này, Ban Chi ủy, Ban Giám đốc Trung tâm GDTX
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_g.pdf