Sáng kiến kinh nghiệm Một số đổi mới cách tổ chức họp phụ huynh cho lớp 12 ở trường THPT Quỳ Hợp 2
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số đổi mới cách tổ chức họp phụ huynh cho lớp 12 ở trường THPT Quỳ Hợp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số đổi mới cách tổ chức họp phụ huynh cho lớp 12 ở trường THPT Quỳ Hợp 2

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP 2 ----- ----- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ ĐỔI MỚI CÁCH TỔ CHỨC HỌP PHỤ HUYNH CHO LỚP 12 Ở TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP 2 (Lĩnh vực chủ nhiệm) NGƯỜI THỰC HIỆN: TRẦN THỊ HỒNG ANH - ĐT: 0968798695 HỦN VI ANH - ĐT: 0984957024 ĐƠN VỊ CÔNG TÁC: TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP 2 Quỳ Hợp, tháng 4 năm 2022 2. Đối tượng ứng dụng 32 3. Hiệu quả qua thực tế làm công tác chủ nhiệm 32 KẾT LUẬN 38 1. Những đóng góp của đề tài 38 2. Kiến nghị, đề xuất 39 PHỤ LỤC 40 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 48 ý đến hoạt động ở trường của con mình với suy nghĩ đơn giản: đi học thì có cô thầy rồi. Còn giáo viên chủ nhiệm có nhiều người hời hợt trong việc chuẩn bị nội dung, chỉ mong tổ chức được một cuộc họp nhẹ nhàng, phụ huynh đồng ý nhanh với các khoản đóng góp của nhà trường thì xem như thành công Thực trạng họp phụ huynh như thế đã xảy ra trong nhiều năm tại trường THPT (Trung học phổ thông) Quỳ Hợp 2. Tình hình cụ thể ấy đòi hỏi phải có một hình thức tổ chức họp phụ huynh đạt hiệu quả cao nhất, thu hút được sự tham gia của mọi người, không làm cho phụ huynh, học sinh e ngại, thúc đẩy mong muốn được đóng góp ý kiến, được cùng tham gia vào việc giáo dục con em của họ. Bản thân chúng tôi - làm công tác chủ nhiệm nhiều năm - cũng có nhiều trăn trở. Đặc biệt khi đại dịch Covit -19 đang diễn ra phức tạp trên toàn thế giới, ngành giáo dục Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức và sự quan tâm đặc biệt của dư luận xã hội đòi hỏi giáo viên, học sinh phải thích ứng với hoàn cảnh. Tại các lớp 12 chúng tôi đang chủ nhiệm, yêu cầu của định hướng nghề nghiệp, của áp lực thi cử, của chất lượng giáo dục đang cùng lúc đến với cả cô trò. Và một trong những lực lượng quan trọng hỗ trợ cho mục tiêu giáo dục của lớp hiện nay là chi hội phụ huynh, cho nên chúng tôi đã tìm cách đổi mới tổ chức họp phụ huynh qua đề tài: Một số đổi mới cách tổ chức họp phụ huynh cho lớp 12 ở trường THPT Quỳ Hợp 2 trong năm học 2021 - 2022. 2. Đối tượng và phạm vi thực hiện Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu cách tổ chức họp phụ huynh lớp 12 với vai trò là những giáo viên chủ nhiệm lớp. Từ đó áp dụng vào thực tiễn làm công tác chủ nhiệm nhằm tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa giáo viên với phụ huynh, tạo ra không khí cởi mở, vui vẻ khi gặp gỡ, hướng tới sự sẻ chia, đồng thuận trong giáo dục học sinh, nắm bắt kịp thời những chuyến biến tâm sinh lí của các con và đưa ra các biện pháp giáo dục tốt nhất. Tập trung chủ yếu vào mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất học sinh trong thời đại mới, để rồi các em có thể giải quyết được những vấn đề nảy sinh từ cuộc sống. Ở đề tài này, chúng tôi không có tham vọng đưa ra nhiều giải pháp để thay đổi một cách triệt để mà chỉ là những định hướng cơ bản để đổi mới cách tổ chức họp phụ huynh cho lớp 12 tại trường THPT Quỳ Hợp 2 phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, của nhà trường. Đó là một số giải pháp cụ thể như: Xác định mục đích, đối tượng cụ thể của cuộc họp, xây dựng nội dung thông qua các chủ đề, linh hoạt trong hình thức tổ chức, ứng dụng phương tiện và kĩ thuật dạy học hiện hợp, toàn diện và có định hướng đúng để có thể quan tâm, giúp đỡ được nhiều học sinh hơn. Phụ huynh thường xuyên nắm bắt được tình hình học tập, rèn luyện ở trường của con; từ đó có thể dễ dàng hỗ trợ con em lúc cần thiết. NỘI DUNG I. Cơ sở khoa học 1. Cơ sở lí luận 1. 1. Yêu cầu của giáo dục hiện nay của nước ta a. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để định hướng giáo dục trong thời kì mới. Một số định hướng cơ bản trong quá trình đổi mới giáo dục được thống nhất trên một số quan điểm sau: - Giáo dục cần hướng tới phát triển tiềm năng của người học. Bên cạnh việc cung cấp kiến thức giáo dục còn rèn luyện người học toàn diện cả về năng lực và phẩm chất. - Giáo dục cần có mô hình định hướng nhân cách nhưng không giáo điều; tôn trọng sự phát triển đa dạng của cá nhân, của từng nhân cách cụ thể. - Phát huy tinh thần tự học, học gắn liền với hành, lí luận gắn liền với thực tiễn. - Giáo dục cần thể hiện tinh thần tự do, dân chủ của xã hội, đặc biệt rèn luyện và thực hành dân chủ trong giáo dục. - Giáo dục là một quá trình lâu dài, không chỉ giáo dục trong nhà trường mà còn trong xã hội, trong gia đình, Do vậy, cần xây dựng xã hội tri thức, xã hội học tập với phương châm học tập suốt đời. b. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cụ thể hoá mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, có nhân cách có đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa, đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 định hướng hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu như: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Đồng thời cũng phát triển ở học sinh những năng lực cốt lõi cơ bàn và cần thiết để giải quyết những vấn đặt ra trong cuộc sống. Bao gồm: giáo dục cấp học, lớp học và khả năng thực hiện, kết quả của lớp và của từng học sinh cụ thể. - Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa hiệu trưởng, giữa các tổ chức trong trường, giữa các giáo viên bộ môn với tập thể học sinh trong lớp. Nói một cách khác, giáo viên chủ nhiệm là người đại diện hai phía, một mặt đại diện cho các lực lượng giác dục của nhà trường, mặt khác đại diện cho tập thể học sinh. Tóm lại, trong các nhà trường phổ thông giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò đặc biệt quan trọng, là người quản lí, tổ chức, chỉ đạo và điều phối các hoạt động của một lớp học. Công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp bao gồm rất nhiều hoạt động phức tạp và liên quan đến nhiều lực lượng. Vì vậy năng lực công tác, kinh nghiệm sư phạm và ý thức trách nhiệm của người giáo viên chủ nhiệm lớp quyết định chất lượng học tập và tu dưỡng của học sinh trong một lớp học. 1. 3. Trách nhiệm và quyền hạn của chi hội cha mẹ học sinh đối với lớp học Chi hội cha mẹ học sinh được thành lập tương đương với mỗi lớp. Khi được thành lập thì chịu những trách nhiệm cơ bản như sau: - Phối hợp với nhà trường trong việc quản lý, giáo dục học sinh và thực hiện những nhiệm vụ do Ban đại diện cha mẹ học sinh đề ra. - Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên bộ môn của lớp để chăm sóc, quản lý, động viên học sinh tích cực, tự giác học tập, rèn luyện đạo đức, tuân thủ quy định của Điều lệ và nội quy nhà trường. - Chịu trách nhiệm đối với sai phạm, khuyết điểm của con em mình theo quy định của pháp luật và thực hiện các khuyến nghị của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp trong việc phối hợp với nhà trường để chăm sóc, quản lý, giáo dục học sinh. Đồng thời cha mẹ học sinh cũng có các quyền hạn theo quy định: - Cha mẹ học sinh có các quyền quy định tại Điều 95 của Luật Giáo dục, có quyền kiến nghị với nhà trường tạo điều kiện cho con em mình học tập, rèn luyện; - Ứng cử, đề cử vào Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp; - Từ chối ủng hộ khi được Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường đề xuất các khoản ủng hộ, nếu bản thân không tự nguyện. - Thực hiện hoặc không thực hiện những nội dung chưa được thống nhất ý kiến trong cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh hoặc cuộc họp Ban đại diện cha mẹ học sinh. dục mà học sinh nhận được, sự tham gia của phụ huynh và các thủ tục của nhà trường. Đồng thời các buổi họp phụ huynh cũng là nơi để các phụ huynh tương tác và thảo luận với nhau, thể hiện quan điểm của phụ huynh về nhà trường. Mối quan hệ giữa phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm thường diễn ra theo chiều hướng tích cực và phát triển hài hòa. Những cuộc gặp gỡ phối hợp thường tìm ra vấn đề để tháo gỡ, khắc phục theo hướng phát triển các điểm mạnh, điểm yếu của học sinh. Sự tin cậy, hết lòng vì con em sẽ là điểm tựa vững chắc nhất cho mối quan hệ giữa giáo viên, phụ huynh và học sinh ngày càng tích cực hơn. Giáo viên là chuyên gia trong lĩnh vực giảng dạy trong khi cha mẹ là chuyên gia về con cái của họ. Học sinh có một nửa thời gian tại trường và một nửa thời gian tại nhà. Do đó, việc giao tiếp hiệu quả giữa hai bên phụ huynh - giáo viên là yếu tố quan trọng để chuẩn bị cho học sinh phát huy tối đa tiềm năng của mình. Giáo viên sẽ không thể đạt được mục tiêu giảng dạy của mình nếu không có sự hỗ trợ của phụ huynh, và đương nhiên, phụ huynh cũng không thể giúp con họ trưởng thành nếu không có công việc giảng dạy của các thầy cô giáo. Giáo viên và phụ huynh đều cần có sự chủ động trong giao tiếp với nhau và duy trì sự chủ động ấy trong suốt thời gian các con học tại nhà trường. 2. Cơ sở thực tiễn 2. 1. Thực trạng nhận thức, quan niệm về họp phụ huynh của học sinh và phụ huynh trường THPT Quỳ Hợp 2 trong những năm gần đây Chúng tôi đã tiến hành điều tra bằng phiếu khảo sát đối với học sinh, phụ huynh khối lớp 12 năm học 2021 - 2022 trường THPT Quỳ Hợp 2 (mẫu 1 phần phụ lục) về nội dung: nhận thức và quan niệm về họp phụ huynh trong những năm trước đây. Kết quả thu được như sau: Vấn đề khảo sát Đúng Sai Cả đúng cả sai (%) Nội dung khảo sát (%) (%) Họp phụ huynh là để giáo viên chủ nhiệm bàn về 70,21 8,56 21,23 chuyện đóng góp và thu tiền Họp phụ huynh là cơ hội cho giáo viên và phụ 46,15 27,73 26,12 huynh hiểu nhau hơn Họp phụ huynh là dịp để giáo viên nói hết các vi 70,62 7,32 22,06 phạm của học sinh phạm của học sinh Họp phụ huynh chỉ để mà họp, là thủ tục cần có 56, 31 22,57 21,12 Họp phụ huynh là dịp để giáo viên và phụ huynh 51,01 39,06 9,93 trao đổi về phương pháp giáo dục học sinh Chương trình họp phụ huynh chú trọng đến việc 37, 17 36,97 25,86 giúp phụ huynh hiểu tâm lí con cái Cần phải đổi mới nội dung và hình thức họp phụ 71,32 5,12 23,56 huynh Giáo viên được phụ huynh chia sẻ cách quản lí và 45,03 27,18 27,79 quản lí con cái ở nhà Phân tích kết quả khảo sát chúng tôi nhận thấy: Trong nhận thức và suy nghĩ của các giáo viên chủ nhiệm thì họp phụ huynh cũng là các dịp gặp gỡ cha mẹ học sinh trong một năm học. Nhân dịp này để bàn về các khoản thu cần có, để nói về những vi phạm của học sinh, đề nghị phụ huynh kèm cặp con em ở nhà. So với phụ huynh, học sinh thì giáo viên có ý thức rõ hơn về nội dung và ý nghĩa của việc họp phụ huynh. Tuy nhiên nhận thức cần phải đổi mới hình thức họp phụ huynh, cần phải tìm hiểu tâm lí học sinh ở nhà và phối hợp cùng phụ huynh thì chưa được nhiều người có được. Họp phụ huynh trong nhận thức và quan niệm của nhiều người vẫn mang tính sự vụ, giải quyết công việc hành chính thường niên, cần có. Vì thế các cuộc họp không được chuẩn bị công phu mà làm theo chương trình mẫu của nhà trường đưa ra. 2. 3. Thực trạng tổ chức họp phụ huynh tại nhà trường THPT Quỳ Hợp 2 nói chung và khối 12 nói riêng trong những năm gần đây Chúng tôi cũng đã tiến hành khảo sát về thực trạng tổ chức các cuộc họp phụ huynh của các năm học 2020 - 2021, đầu năm học 2021 - 2022 ở một số lớp đang học tập tại trường và đối với một số giáo viên chủ nhiệm (mẫu 3 phần phụ lục). Thực trạng tổ chức họp phụ huynh tại trường hai năm học này được cả giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh đánh giá như sau: Cuộc họp phụ huynh năm học 2020 - 2021, Có Có nhưng Không đầu năm học 2021 - 2022 đã có: (%) không đáng (%) kể (%)
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_doi_moi_cach_to_chuc_hop_phu_hu.pdf