Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp trọng tâm trong công tác chủ nhiệm giúp học sinh yếu lớp 12 trường THPT Quốc Thái đỗ tốt nghệp cao

pdf 25 trang sk12 25/04/2025 240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp trọng tâm trong công tác chủ nhiệm giúp học sinh yếu lớp 12 trường THPT Quốc Thái đỗ tốt nghệp cao", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp trọng tâm trong công tác chủ nhiệm giúp học sinh yếu lớp 12 trường THPT Quốc Thái đỗ tốt nghệp cao

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp trọng tâm trong công tác chủ nhiệm giúp học sinh yếu lớp 12 trường THPT Quốc Thái đỗ tốt nghệp cao
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : 
 Trường học là nơi đào tạo nhiều thế hệ học trò, là môi trường tạo dựng cho đất 
nước những con người có đủ tài năng trí tuệ và những phẩm chất đạo đức để sau này 
thực sự là người có ích. Người trực tiếp đào tạo những con người như thế không ai 
khác là các thầy cô giáo. 
 Giáo viên là những người thầy được đào tạo về kiến thức, về nghiệp vụ chuyên 
môn nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện, trở thành công dân tốt cho xã hội. 
Bên cạnh đó, ngoài công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm còn là một công tác mà bất 
kì người gáo viên nào có tâm huyết cũng không thể xem nhẹ được. Tuy nhiên công tác 
chủ nhiệm trong nhà trường hiện nay gặp phải không ít khó khăn trong việc quản lý, 
giáo dục học sinh sa sút về đạo đức, thiếu ý thức trong việc học tập, đặc biệt là những 
học sinh cá biệt, chậm tiến. 
 Như chúng ta đã biết “Tuổi thanh niên” là “thế giới thứ ba” theo nghĩa đen của 
từ này, là sự tồn tại giữa tuổi trẻ em và tuổi người lớn, lứa tuổi này có một vị trí đặc 
biệt trong thời kì phát triển của con người. Vị trí đặc biệt này được phản ánh bằng 
những tên gọi khác nhau của nó: “thời kì quá độ”, “tuổi khó bảo”, “tuổi khủng hoảng”, 
“tuổi bất trị”.. Những tên gọi đó nói lên tính phức tạp và tầm quan trọng của lứa tuổi 
này trong quá trình phát triển của con người. Cho nên là một giáo viên chủ nhiệm khá 
nhiều năm, tôi đã luôn tìm cách trả lời cho câu hỏi “Làm thế nào để giáo dục các em ý 
thức lại, xác định lại động cơ học tập, định hướng cho các em có cái nhìn thực tế về 
tương lai phù hợp với sức học của mình”. Đó là tất cả những gì tôi muốn chia sẽ một 
số “ Kinh nghiệm” làm công tác chủ nhiệm ở trường THPT Quốc Thái thể hiện qua đề 
tài này. 
 Người ta thường nói con cái là hình ảnh của cha mẹ, một tập thể lớp nói lên về 
hình ảnh của giáo viên chủ nhiệm, nói như vậy cũng đúng phần nào vì rõ ràng giáo 
viên chủ nhiệm là người cha, người mẹ của các em. Ngoài những giờ giảng dạy trên 
lớp, giáo viên chủ nhiệm dễ dàng tiếp cận với các em qua những giờ sinh hoạt lớp, 
sinh hoạt 15 phút đầu giờ, những buổi lao động, những khi cắm trại, Những lúc như 
thế này thầy trò càng gần nhau hơn. Như vậy giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi với 
 1 
phản hồi tình hình lớp Một người giáo viên chủ nhiệm giỏi sẽ góp phần xây dựng 
nên một tập thể lớp giỏi, nhiều tập thể lớp giỏi sẽ xây dựng nên một nhà trường vững 
mạnh. Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa nhà trường – gia đình và xã hội .Nếu 
thực hiện thành công công tác chủ nhiệm sẽ góp phần giáo dục học sinh sau này trở 
thành thế hệ trẻ năng động, sáng tạo và tài năng. 
 Là một giáo viên chủ nhiệm, là người có vai trò quan trọng trong việc giáo dục 
các em học sinh, tôi nhận thức được để làm tốt nhiệm vụ chủ nhiệm lớp thì giáo viên 
chủ nhiệm phải biết tổ chức , hướng dẫn cho tập thể lớp hoạt động, phải biết phát huy 
năng lực tự quản của học sinh, nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý hết sức điển hình. 
Đây là thời kỳ “quá độ” chuyển từ thiếu niên sang giai đoạn người lớn. Những đặc 
điểm tâm lý, trình độ hiểu biết, vốn sống của học sinh THPT còn nhiều hạn chế 
Không thể phủ nhận vai trò của giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT, nếu như xác định 
đúng vị trí, nhiệm vụ, biết tổ chức giáo dục thì không thể không cần có một người 
thường xuyên hướng dẫn giúp đỡ, chỉ bảo cho các em. Để làm tốt điều này, giáo viên 
chủ nhiệm phải thực hiện tốt những nhiệm vụ của một thầy cô giáo, phải nắm được 
đường lối, quan điểm lí luận giáo dục, đồng thời giáo dục những phẩm chất đạo đức 
rèn luyện năng lực để trở thành công dân tốt mai sau. Người giáo viên chủ nhiệm phải 
tham gia các hoạt động chính trị xã hội tốt hơn, phải rèn luyện ở mức cao hơn. Đó là 
trách nhiệm nghĩa vụ và cũng là vinh dự vì học sinh. 
2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG THPT QUỐC THÁI. 
 Giáo viên chủ nhiệm là người được Hiệu trưởng bổ nhiệm, phân công chịu 
trách nhiệm về một lớp. Điều lệ trường phổ thông ghi rõ: “Mỗi lớp có một giáo viên 
chủ nhiệm lớp do hiệu trưởng chỉ định, chọn trong số giáo viên giảng dạy ở lớp đó”. 
Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lý toàn diện 
lớp học từ giáo dục văn hóa cho đến giáo dục đạo đức nhân cách. Chính vì thế có thể 
nói giáo viên chủ nhiệm là cầu nối đa chiều giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài 
nhà trường với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm. 
 Trong công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên, ban giám hiệu thỉnh 
thoảng phát hiện ra giáo viên còn qua loa trong việc nắm bắt tình hình học sinh, buộc 
 3 
thần một cách tối đa trong khả năng cho phép để nâng cao chất lượng dạy và học nói 
riêng, chất lượng giáo dục toàn diện nói chung. Song, do đặc thù của nhà trường về 
tình hình thực tế của học sinh cần phân loại học lực để đáp ứng nhu cầu học tập cũng 
như nguyện vọng thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng theo đúng năng lực học tập 
của từng khối. Mặc khác phải đảm bảo khả thi đỗ tốt nghiệp THPT cho các đối tượng 
học sinh không có khả năng thi vào các trường đại học, cao đẳng nên những năm gần 
đây nhà trường chọn ra một vài lớp mũi nhọn rèn luyện các em thi đỗ vào các trường 
đại học và các một vài lớp có năng lực thấp hơn rèn luyện để đảm bảo khả năng thi đỗ 
tốt nghiệp THPT. Và tôi làm công tác chủ nhiệm ở một trong số những lớp yếu đó nên 
hằng năm tôi cũng tự trang bị cho mình những kiến thức , hành trang để đối mặt những 
khó khăn cũng như làm sao để giúp đở các em hoàn thành nguyện vọng học tập và 
cũng giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ chính trị của nhà trường. 
 Khi tôi được phân công chủ nhiệm lớp, trong tôi vừa mừng vừa lo, mừng vì 
mình được cống hiến một phần công sức phục vụ cho mái trường rất đỗi thân yêu của 
mình đó là công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Quốc Thái. Tôi lo vì đối tượng học 
sinh học yếu là nhiều ( Hằng năm BGH thường giao các lớp có học lực yếu, khó 
bảocho tôi, và nó cũng phù hợp với cách giáo dục của tôi), học sinh thích đua đòi, 
không có tính cần cù chăm chỉ, lòng đam mê học tập 
 Là giáo viên chủ nhiệm, tôi trăn trở phải làm sao vận dụng một cáh linh hoạt 
các kinh nghiệm nhiều năm làm công việc này sao cho phù hợp với từng đối tượng học 
sinh của từng năm học, nên tôi mạnh dạn đề xuất sáng kiến này. 
 Công tác chủ nhiệm lớp là công tác tổ chức quản lí một lớp học sao cho khi 
thầy cô có hoặc không có ở lớp thì mọi hoạt động vẫn được duy trì ổn định, có tính tự 
giác cao và mọi việc vẫn hoàn thành tốt. 
 Giáo viên chủ nhiệm lớp có vai tṛò quan trọng trong việc giáo dục nhân cách 
của học sinh trong lớp phát triển một cách toàn diện. Bởi lẽ họ là người trực tiếp đảm 
đương vai trò quản lí học sinh trong một lớp, trực tiếp tổ chức cho học sinh thực thi 
mọi yêu cầu giáo dục của nhà trường đưa ra. Giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi 
học sinh nhất, hiểu tâm tư tình cảm của các em, luôn trực tiếp uốn nắn những hành vi 
 5 
a. Công việc đầu tiên khi mới nhận lớp chủ nhiệm: 
 Khi bắt đầu nhận lớp chủ nhiêm theo sự phân công của nhà trường, giáo viên 
chủ nhiệm cần tiến hành việc điều tra đặc điểm tình hình lớp tới tùng học sinh bằng 
việc trao đổi thông tin với các thầy cô từng làm chủ nhiệm các em ở những năm học 
trước, với Đoàn thanh niên, một số giáo viên bộ môn.. cùng trao đổi, tâm sự cởi mở 
trực tiếp với lớp để thầy trò hiểu nhau hơn, qua đó giúp phần nào phát hiện sở trường 
năng lực, năng khiếu của bản thân, tâm tư nguyện vọng về tương lai của các em.... 
 Việc này có tác dụng giúp giáo viên chủ nhiệm nắm được khả năng tiềm tàng 
của lớp mình nhằm giúp đỡ các em phát huy thế mạnh bản thân cũng như hướng khắc 
phục những hạn chế, khiếm khuyết . Thực tế việc làm này của tôi cho thấy không có 
một tập thể học sinh nào mà lại không có nhân tố tiềm năng để phát triển bản thân, chỉ 
là định hướng các em sao cho phù hợp với tình hình thực tế. 
 Ổn định tổ chức lớp càng sớm càng tốt để lớp đi vào nề nếp cũng như học 
tập.Việc bầu Ban cán sự lớp hết sức cẩn trọng, nhất là bầu lớp trưởng. Lớp trưởng là 
học sinh nam hay nữ cũng được, miễn là em đó có bản lĩnh, năng lực, giáo viên chủ 
nhiệm phải hết sức khéo léo tạo nên việc sớm hòa đồng giữa các em bằng mọi cách, 
khẳng định khả năng của ban cán sự lớp. 
b. Xây dựng Ban cán sự lớp: 
 Ban cán sự lớp là một yếu tố rất quan trọng đảm bảo duy trì tốt mọi hoạt động 
của lớp vì vậy giáo viên chủ nhiệm phải lựa chọn, phân công, giao nhiệm vụ cụ thể, 
hợp lý cho mỗi em. Giáo viên chủ nhiệm phải kiểm tra thường xuyên, động viên, rút 
kinh nghiệm, đưa ra một số giải pháp để ban cán sự lớp hoàn thành tốt nhiệm vụ. Mỗi 
em trong ban cán sự đều có sổ sách ghi chép công tác mình làm và hiểu được nội dung 
của công việc mình phụ trách. Cuối tuần đến tiết sinh hoạt lớp, các em tự giác xếp thi 
đua theo tổ, số liệu từng mảng công tác để trình bày trước lớp và giáo viên chủ nhiệm. 
Tiết sinh hoạt lớp, giáo viên chủ nhiệm như người dự giờ buổi sinh hoạt của các em, 
nghe các em báo cáo, chờ ý kiến chỉ đạo và triển khai công tác mới của giáo viên chủ 
nhiệm. 
 7 
 Về quyền lợi và trách nhiệm của cán sự lớp: giáo viên chủ nhiệm luôn động 
viên các em cán bộ lớp qua việc tuyên dương khen thưởng (nếu có) mỗi đợt thi đua để 
cổ vũ tinh thần các em, đồng thời cũng khiển trách nếu các em không hoàn thành 
nhiệm vụ để các em thấy được vai trò nhiệm vụ của mình. 
 Một điều cần quan tâm là giáo viên chủ nhiệm phải linh động từng nội dung 
công tác, phải kết hợp thật hài hòa việc thực hiện, giảm thời gian không đáng có để các 
em tập trung vào việc học là chính. 
c. Xây dựng tổ chức lớp tự quản và tiến hành tiết sinh hoạt: 
 Làm thế nào để xây dựng được một tập thể lớp tự quản theo đúng nghĩa của nó. 
Tức là các em tự quản lý: hành vi, đạo đức, tác phong, nề nếp, hoạt động của lớp khi 
không có giáo viên. Điều này giáo viên chủ nhiệm phải tạo trước cho các em ý thức tự 
giác và việc quản lý theo dõi hoạt động của đội ngũ cán bộ lớp phải được thực hiện 
thường xuyên. Muốn vậy, ngay từ đầu năm học giáo viên chủ nhiệm cho tiến hành 
việc theo dõi thi đua của các tổ. Các tổ trưởng quản lý thành viên của tổ mình, phân 
công trực nhật giữa các tổ viên phù hợp với nội dung từng hoạt động. 
Ví dụ: việc truy bài 15 phút đầu giờ, các tổ trưởng sẽ kiểm tra việc chuẩn bị bài các bộ 
môn trong buổi hôm đó của các bạn trong tổ như thế nào. Cán sự và lớp phó học tập sẽ 
kiểm tra việc chuẩn bị của các bạn. 
 Tiết trống hoặc không có giáo viên, lớp sẽ ôn bài hoặc hoạt động tập thể dưới 
sự chỉ đạo của lớp trưởng. ( Sau khi được BGH cho phép). 
 Những sai phạm của các tổ, thành viên trong lớp được ghi tên và nêu ra trong 
tiết sinh hoạt cuối tuần. 
 Tiết sinh hoạt lớp là tiết quan trọng nhất trong một tuần thời lượng chỉ có 45 
phút mà công việc lớp trong tuần có rất nhiều thì làm sao giải quyết truyền tải hết. Vì 
vậy, giáo viên chủ nhiệm phải tập cho lớp việc đánh giá, xếp thi đua trước. Mỗi bộ 
phận có sẵn bản tổng hợp báo cáo. Đến tiết sinh hoạt các em tự thông báo kết quả thi 
đua, các nội dung được thực hiện trong một tuần (những việc đã làm được và không 
làm được với lý do cụ thể), tình hình lớp trong tuần, số bạn vi phạm học tập (không 
 9 
em biết gì, cần gì, các em là người như thế nào. Có tiếp xúc với các em mới kéo ngắn 
được khoảng cách giữa thầy và trò, các em không còn e ngại, rụt rè, chắc chắn sẽ tự tin 
hơn và mạnh dạn bộc bạch những việc cuả lớp, những thiếu sót của bản thân 
 Khi tiếp xúc với học sinh, với vai trò là giáo viên chủ nhiệm, có những việc nên 
làm và những việc không nên làm: 
 Phải thật khéo léo hỏi thăm về gia cảnh để biết được đó có phải là điều kiện khó 
khăn, hoặc thuận lợi ảnh hưởng đến học tập, đạo đức của các em. Đối với học sinh có 
gia đình quan tâm, giáo viên nên phát huy thế mạnh này. Vì thường học sinh được giáo 
dục tốt, được chăm lo việc học tập nên thường chăm ngoan hơn, chính những em như 
thế này là nhân tố tích cực của lớp. Ngược lại, học sinh gặp phải những khó khăn về 
gia đình như: kinh tế, con ngoại hôn, cha mẹ là người say sưa, lười lao động do đó 
giáo viên và tập thể lớp luôn cần có sự quan tâm giúp đỡ. Đối tượng này thường tự ti, 
mặc cảm nên cần phải khéo léo tế nhị trong cách đối xử cũng như giúp đỡ các em. 
 Những buổi lao động, cắm trại, thi các phong trào của trường rất dễ dàng tạo 
điều kiện để thầy và trò gần gũi nhau hơn, hiểu nhau hơn. Giáo viên hướng dẫn cặn kẽ 
công việc để các em tự tin phát huy khả năng của mình. Trong quá trình thực hiện 
nhiệm vụ được giao làm các em tránh được những sai sót thay vì nhăn nhó, bất lành, 
giáo viên nên nhẹ nhàng nhắc nhở, hướng dẫn lại. Có làm như vậy, giáo viên mới giúp 
các em rút ra được kinh nghiệm, tự tin hơn. Giáo viên cùng lao động với các em vừa 
tạo nên không khí sôi nổi trong buổi lao động, vừa giáo dục các tính tích cực, không 
lánh nặng tìm nhẹ trong lao động. Như vậy có nghĩa là giáo viên cùng san sẻ niềm vui, 
nỗi buồn, thành công, thất bại với lớp chủ nhiệm. 
 Tiếp xúc với cán bộ lớp, cán sự bộ môn để biết được mọi hoạt động của lớp là 
việc làm hết sức cần thiết. Những thông tin về lớp chủ nhiệm chủ yếu là do các em 
cung cấp. Nhưng việc làm này có hai mặt tích cực và tiêu cực, nếu giáo viên không 
khéo léo xử lý sẽ dễ dàng biến học sinh thành những người không tốt, cần phân tích 
cho các em hiểu việc thông tin báo cáo là cần thiết, phải trung thực, kịp thời... 
 11 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_trong_tam_trong_cong.pdf