Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp 12
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp 12

Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp 12 Trong quá trình công tác học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài, tác giả đã nhận được sự động viên, giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện thuận lợi của Ban giám hiệu, các bạn đồng nghiệp và gia đình. Tác giả chân thành cảm ơn! Hội đồng đánh giá SKKN Trường THPT Triệu Sơn 5, các bạn đồng nghiệp nhất là các thầy cô trong nhóm, tổ chủ nhiệm trường THPT Triệu Sơn 5. Mặc dù rất cố gắng trong quá trình thực hiện, song đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả kính mong nhận được những đóng góp ý kiến quý báu từ các thầy giáo, cô giáo, ý kiến trao đổi của các đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả Mai Văn Chung Trường THPT Triệu Sơn 5 1 Mai Văn Chung Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp 12 Xuất phát từ cơ sở lý luận và yêu cầu thực tiễn trên, tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp 12” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình nhằm góp một phần kinh nghiệm giúp GVCN nói chung, GVCN lớp 12 nói riêng làm tốt hơn công tác CN lớp của mình. II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng vai trò, nhiệm vụ của GVCN lớp đối với công tác giáo dục HS để đề ra những giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức HS và góp phần hoàn thiện nhân cách HS lớp 12 ở trường THPT. 1. Đối tượng nghiên cứu. Thực trạng và giải pháp cho vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp12 trong công tác giáo dục HS. Là học sinh chủ nhiệm lớp 12 ( qua các năm 2005; 2006; 2007 ) 2. Phạm vi nghiên cứu. Trường học, học sinh, gia đình HS, đồng nghiệp. Đề tài “ Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp 12” III. GỈA THIẾT KHOA HỌC Nghị quyết TW 6 khóa XI của Đảng đã xem xét, thảo luận về Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” và Đề án “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ”. Với tầm quan trọng đó người giáo viên phải quán triệt kịp thời những tư tưởng chỉ đạo, những chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước về giáo dục. Trong đó vai trò của người giáo viên phải đẩy mạnh hoạt động dạy - học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. §Ò tµi thµnh c«ng sẽ góp phần giúp học sinh học tập cách giao tiếp, cư xử đúng mực. Tự giác trong học tập và rèn luyện, biết giúp đỡ bạn và mọi người xung quanh, có ý thức bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1) Phương pháp nghiên cứu lý luận. Thu thập những thông tin lý luận của vai trò người GVCN lớp trong công tác giáo dục HS 12. Điều tra tình hình lớp, trước khi nhận lớp (hồ sơ) 2)Phương pháp điều tra. Điều tra hồ sơ lớp 11 Trò chuyện, trao đổi với HS, với GVBM, với PHHS, bạn của các em, Trường THPT Triệu Sơn 5 3 Mai Văn Chung Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp 12 - Mẫu mực, trung thực trong cuộc sống. 2. Những năng lực sư phạm cần thiết đối với giáo viên chủ nhiệm. - Có tầm hiểu biết rộng về văn hoá chung - Có tri thức sâu sắc, hiện đại về môn học phụ trách ở lớp chủ nhiệm - Có khả năng sáng tạo trong công tác giáo dục, dạy học - Có khả năng thu thập, tích luỹ tri thức, để ngày càng nâng cao hoặc mở rộng tầm hiểu biết của mình. - Có khả năng kích hoạt, gây hào hứng nhằm khơi dậy sự hứng thú và động cơ học tập và rèn luyện đạo đức ở HS. - GVCN cần tự trang bị cho mình nhiều thủ thuật lôi cuốn đa dạng để khi cần có thể tung ra trước HS nhằm tạo sự gần gũi, thân mật giữa Thầy và trò, giữa trò với trò. Có sự thành thạo trong các kỹ năng sư phạm như: - Giao tiếp sư phạm trước đám đông hay đối xử cá biệt - Biểu lộ và kiềm chế các cảm xúc, tình cảm khi cần thiết - Diễn đạt, trình bày các vấn đề có logic, tính truyền cảm có thuyết phục của một nhà giáo, tri thức khoa học. - Ứng xử các tình huống sư phạm - Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo các hoạt động trong công tác chủ nhiệm. 3. Ý nghĩa của công tác chủ nhiệm lớp. Công tác CN lớp là công tác chiến lược trong nhà trường, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giáo dục và kết quả đào tạo ở nhà trường Công tác chủ nhiệm gây nên những ảnh hưởng lớn và lâu dài đối với HS, ảnh hưởng về mọi mặt chứ không chỉ là về học tập hay đạo đức. Công tác CN lớp rất cần thiết cho lứa tuổi thanh thiếu niên với những đặc điểm sinh lý, trình độ hiểu biết và vốn sống còn hạn chế. Công tác chủ nhiệm lớp sẽ đáp ứng cho nhu cầu có một chỗ dựa tinh thần của HS để các em có thể nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ hoặc sự hướng dẫn, chỉ bảo cần thiết kịp thời. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Thuận lợi. Trong những năm gần đây, sự phát triển kinh tế - xã hội đã mang lại không ít những thuận lợi cho công tác chủ nhiệm trong nhà trường. Sự quan tâm đầu tư của Đảng, nhà nước cùng với sự hỗ trợ tích cực từ phía xã hội. Được sự quan tâm của BGH và công đoàn nhà trường, lãnh đạo địa phương, của đồng chí và đồng nghiệp.Cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục của nhà trường ngày một khang trang, đầy đủ, đảm bảo cho việc dạy và học. Mô hình ít con, kinh tế ngày càng được cải thiện đã tạo thuận lợi cho trẻ em được quan tâm và chăm sóc tốt hơn. Bên cạnh đó, sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin Trường THPT Triệu Sơn 5 5 Mai Văn Chung Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp 12 lưu, đua đòi, thích sự khẳng định mình... trong khi kiến thức về xã hội, gia đình, sự hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, nên chiều hướng học sinh hư, lười học, hiện tượng bỏ giờ, trốn tiết, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức ngày càng nhiều. Đó là khó khăn về mặt khách quan gây cản trở cho những người làm công tác chủ nhiệm lớp. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận những thiếu sót về phía đội ngũ giáo viên chủ nhiệm. Một bộ phận giáo viên chưa thật nhiệt tình, một phần do công việc giảng dạy chiếm nhiều thời gian, hiệu quả công tác chủ nhiệm ít nhiều bị ảnh hưởng. Một thiếu sót khác là nhiều giáo viên chủ nhiệm tiến hành công việc khá cảm tính, chưa có phương pháp chủ nhiệm sáng tạo thích hợp. Có người quá nghiêm khắc, có người quá dễ dãi. Người nghiêm khắc gò ép học sinh theo khuôn khổ một cách máy móc. Và như thế, về mặt tâm lí, cả giáo viên và học sinh đều như bị áp lực. Người dễ dãi thì lại buông lỏng công tác quản lí, thiếu quan tâm sâu sát. Thực tế, nhiều khi giữa thầy cô chủ nhiệm và học sinh không phải bao giờ cũng tìm được tiếng nói chung. Để khắc phục những khó khăn trên trong công tác chủ nhiệm không phải là điều dễ dàng và đơn giản. Tuy nhiên, tôi xin được đưa ra một số giải pháp để các đồng nghiệp cùng chia sẻ. III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ( kinh nghiệm cụ thể ) 1. Tìm hiểu học sinh khi tiếp nhận lớp. Tìm hiểu và nắm vững đặc điểm HS trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức việc giáo dục sát với HS nhằm thúc đẩy sự tiến bộ chung của cả lớp và của từng HS . a) Vì sao phải tìm hiểu HS lớp 11 trước khi vào 12. HS là đối tượng giáo dục của GVCN, có hiểu được đối tượng thì mới có thể hoàn thành nhiệm vụ giáo dục Tìm hiểu HS về mọi mặt để có những thông tin cần thiết làm cơ sở thực tiễn để phân loại HS,đề ra kế hoạch giáo dục và sử dụng các biện pháp tác động thích hợp. b) Nội dung tìm hiểu ở HS lớp 12. Đặc điểm của HS về sức khoẻ lớp (12A2 có em Thương bị bệnh tim không thể tham gia môn thể dục GVCN báo cáo với BGH để miễn môn thể dục). Về trình độ nhận thức học lực năm lớp 11 để tham mưu với GVBM giúp đỡ các em Đặc biệt (Lê Bá Luật; Lê Minh Sơn 12A2 năm học 2004 - 2005) Xắp xếp HS giúp đỡ nhau đôi bạn cùng tiến (Em Nhất Giúp em Luật,Nhật Giúp Sơn.những đôi bạn này không nhất thiết phải ngồi bên nhau) việc này mang lại hiệu quả . Trường THPT Triệu Sơn 5 7 Mai Văn Chung Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp 12 Họ tên người giám hộnghề nghiệp. Gia đình có mấy anh chị em Họ tên anh, chị , em hiện đang học tại trường THPT Triệu Sơn 5 Họ và tên lớp.. Ước mơ tương lai làm gì, học trường gì., ngành nào Số điện thoại liên hệ Bước 2: Kiểm tra hồ sơ, học bạ Đối với học sinh 12 việc kiểm tra ban đầu cần kỹ để kịp thời bổ sung những thiếu sót trong hồ sơ như : - Số lượng Hồ sơ .thiếu ..đủ lý do - Số lượng học bạ .thiếu ..đủ lý do - Đối với hồ sơ gồm : Đơn vào lớp 10 đủ.Thiếu ( Tên HS thiếu) Giấy khai sinh bản sao, bản chính ., hay chỉ là bản phô tô công chứng .( tên HS) - Học bạ: Trang đầu kiểm tra có khớp với với giấy khai sinh không; kiểm tra các trang điểm GVBM vào điểm, kí tên và đóng dấu vào chỗ sửa điểm, việc sửa điểm đó có đúng qui định không, chú ý những HS thi lại lên lớp, ở lại lớp việc vào điểm thi lại, xếp loại học lực, hạnh kiểm của HS năm lớp 11. GVCN ghi cụ thể tên, môn, GVBM, GVCN còn thiếu sót chưa hoàn thành nội dung đúng qui định của học bạ để nhắc nhở GVCN năm trước chưa hoàn thành hồ sơ, với GVCN chưa đúng cách sửa cho đúng. Thông qua học bạ GVCN sẽ nắm bắt được năng lực học tập, việc rèn luyện đạo đức của HS lớp mình. Nội dung này chỉ là căn cứ tham khảo chứ không phải là những căn cứ chính để đánh giá HS. Mà thông qua đó GVCN tìm cách giúp đỡ các em phát huy năng lực và tiến bộ, phát triển từ mức độ đang có, không nên tạo những định kiến gây bất lợi cho công tác CN của mình và cho sự tiến bộ của HS. Bước 3: Thu bằng tốt nghiệp THCS Chậm nhất là cuối tháng 01 để có sai sót không khớp với khai sinh : như nơi sinh, ngày sinh năm sinh. Để HS kịp thời đi chỉnh sửa. Ví dụ: Lớp 12A2 năm học 2004 - 2005 có em Hà trong hồ sơ không có giấy vào 10 ( em chuyển từ Triệu sơn 2 về), 12A6 năm học 2005 - 2006 có em Thiều Hạnh sinh ở bình phước giấy khai sinh ở Thanh Hóa nếu GVCN không kiểm tra sớm thì việc em cần có thời gian gửi về quê làm lại sẽ khó khăn. Bước 4: Quan sát có chủ định và ngẫu nhiên cuộc sống và hoạt động thực của HS trong quá trình học tập, rèn luyện ở lớp học, cộng đồng và ngoài trường. 2. Ổn định tổ chức lớp học. a) Lựa chọn ban cán sự lớp. * Cơ sở lựa chọn - Căn cứ vào hồ sơ học bạ (chú ý: hạnh kiểm, học lực) Trường THPT Triệu Sơn 5 9 Mai Văn Chung Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp 12 Lớp phó lao động: đôn đốc việc làm vệ sinh lao động của lớp, khi lớp trực tuần,chào cờ, mang ghế ra sân trường tiết chào cờ, các ngày lễ. Lớp phó phụ trách văn thể mỹ : phụ trách văn nghệ, giải trí, các phong trào thi đua bề nổi của lớp. Thủ quỹ: thu, giữ quỹ của lớp ( chi các hoạt động của lớp: thăm hỏi, phấn viết, khen thưởng) Thư ký: ghi chép các biên bản họp lớp, biên bản sinh hoạt Đoàn. HS giữ sổ đầu bài, quản lý, giữ gìn sổ đầu bài buổỉ sáng, buổi chiều, ghi đầy đủ các mục theo quy định trong sổ đầu bài. Bốn tổ trưởng theo dõi mọi hoạt động của tổ mình và tổng kết lại cho lớp trưởng ngày thứ sáu. Bí thư: nắm bắt tiếp thu những thông báo, chỉ thị của đoàn trường kịp thời triển khai cho chi đoàn mình thực hiện đầy đủ. Bước 3: GVCN lập sổ theo dõi và giao lại cho từng bộ phận Đặc trưng tâm lý HS 12 thể hiện rõ nhu cầu tự khẳng định mình, mong muốn có một chỗ đứng trong tập thể. GVCN chia nhỏ tạo nên một số chức danh để qua đó HS được góp sức mình trong công việc chung. b) Lập sơ đồ lớp học. Căn cứ vào học lực của HS, chia đều số HS trung bình và yếu cho mỗi tổ và xen kẽ nhau. Căn cứ vào tình trạng sức khoẻ, mắt hoặc cao thấp để xếp ngồi trước, ngồi sau. Căn cứ vào nhiệm vụ của ban cán sự lớp, cán sự lớp phải có mặt rải khắp các tổ và ở vị trí dễ kiểm soát các thành viên của lớp. Các HS hiếu động xếp ở những vị trí tập trung tầm nhìn của giáo viên( Bàn đầu, đầu bàn, đầu dãy) Khi lập bảng sơ đồ cần chú ý:Trong sơ đồ không chỉ nêu tên HS theo vị trí chỗ ngồi còn ghi kí hiệu cho chức năng, nhiệm vụ HS được giao.VD: lớp trưởng (LT).. 3. Lập kế hoạch chủ nhiệm. a. Kế hoạch năm. Căn cứ kế hoạch, nhiệm vụ năm học của trường THPT Triệu Sơn 5 Căn cứ đặc điểm tình hình của lớp 12 ( thuận lợi, khó khăn) Căn cứ vào chủ đề các đợt thi đua của trường, đoàn Căn cứ các nhiệm vụ công tác chủ nhiệm Giúp giáo viên chủ nhiệm triển khai đúng hướng, đúng phạm vi trách nhiệm của mình khi lập kế hoạch b. Kế hoạch hoạt động từng tuần, tháng. Sau khi xây dựng kế hoạch hoạt động năm học. GVCN dựa vào đó để xây dựng kế hoạch từng tuần, tháng cần nêu rõ những công việc hoạt động trong tuần.Có đối tượng tham gia, biện pháp thực hiện, kết quả đạt được. Trường THPT Triệu Sơn 5 11 Mai Văn Chung
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_trong_cong_tac_chu_nh.doc