Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sử dụng tin tức thời sự trong dạy học phần Lịch sử thế giới (chương trình lớp 12) nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học môn Lịch sử

docx 112 trang sk12 22/06/2024 570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sử dụng tin tức thời sự trong dạy học phần Lịch sử thế giới (chương trình lớp 12) nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học môn Lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sử dụng tin tức thời sự trong dạy học phần Lịch sử thế giới (chương trình lớp 12) nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học môn Lịch sử

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sử dụng tin tức thời sự trong dạy học phần Lịch sử thế giới (chương trình lớp 12) nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học môn Lịch sử
 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI
 “MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TIN TỨC 
 THỜI SỰ TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ 
 THẾ GIỚI (CHƯƠNG TRÌNH LỚP 12) NHẰM
TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG DẠY 
 HỌC MÔN LỊCH SỬ”
 LĨNH VỰC: LỊCH SỬ
 Năm học: 2021 – 2022
 1 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
 Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Lí luận mà không liên hệ với 
thực tiễn là lí luận suông. Thực tiễn mà không có lí luận hướng dẫn thì là thực 
tiễn mù quáng”. Như chúng ta thấy chương trình giáo dục hiện hành của nước ta 
đang chuyển mình dần từ hướng dẫn học sinh tiếp cận nội dung kiến thức sang 
tiếp cận năng lực người học. Thực hiện các Nghị quyết của Đảng-Nghị quyết số 
29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu 
công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã 
hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nghị quyết 88/2014/QH13 Quốc hội quy 
định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo 
chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; 
kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền 
giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả 
về phẩm chất và năng lực, hài hoà đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm 
năng của mỗi học sinh.” và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì chương 
trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo định hướng “phát triển phẩm 
chất và năng lực của học sinh; tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp học 
sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực, tự 
tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh các tri thức 
và kĩ năng nền tảng, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời ” nhằm 
đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn 
cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.
 Lịch sử là môn học trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về khoa 
học lịch sử, cũng như vận dụng những kiến thức đó vào cuộc sống để biết cách 
ứng xử với quá khứ, hiện tại, tương lai một cách phù hợp, đồng thời đáp ứng với 
yêu cầu phát triển của đất nước. Bài giảng môn Lịch sử không chỉ là một bài học 
về kiến thức cơ bản, rèn luyện kỹ năng, về giáo dục tư tưởng mà còn là một bài 
học về giáo dục nhân cách con người. Mỗi bài giảng Lịch sử cần chứa đựng một 
thực tế nhất định của đời sống nhằm đáp ứng nhu yêu cầu ngày càng phát triển 
của xã hội. Mà trong định hướng xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới 
khẳng định: “môn Lịch sử THPT giúp học sinh phát triển năng lực lịch sử, biểu 
hiện của năng lực khoa học đã được học sinh hình thành ở cấp THCS; góp phần 
giáo dục tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, các giá trị truyền thống tốt đẹp của 
dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, các phẩm chất, năng lực của người công 
dân Việt Nam, công dân toàn cầu phù hợp với xu thế phát triển của thời đại; 
giúp học sinh nhận thức và nhận thức rõ vai trò, đặc điểm của khoa học lịch sử 
cũng như sự kết nối giữa sử học với ngành nghề khác, tạo cơ sở để học sinh 
định hướng nghề nghiệp trong tương lai”. Chính vì thế việc gắn kiến thức lí 
thuyết lịch sử vào thực tiễn là vô cùng quan trọng.
 3 Phạm vi nghiên cứu: Sáng kiến được nghiên cứu và áp dụng đối học sinh 
lớp 12 tại trường THPT Nam Đàn 2.
 Thời gian nghiên cứu: gần 02 năm từ tháng 8/2020 đến tháng 3/2022.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Để thực hiện sáng kiến này, tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
 - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: tôi sử dụng phương pháp này vào 
việc nghiên cứu toàn bộ các tài liệu liên quan đến sáng kiến. Nghiên cứu những 
thành tựu lí thuyết đã có làm cơ sở lí luận.
 - Phương pháp phỏng vấn: Tham khảo ý kiến của các giáo viên THPT để 
chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện sáng kiến.
 - Phương pháp quan sát sư phạm: Phương pháp này được vận dụng để 
quan sát trực tiếp việc vận dụng kiến thức thực tiễn để giải quyết các vấn đề nêu 
ra trong bài học của học sinh trong tiết dạy hoặc trong các đợt kiểm tra.
 - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Phương pháp này được sử dụng 
để điều tra thực trạng việc liên hệ thực tiễn trong dạy và học Lịch sử trong 
trường (Thăm dò ý kiến của giáo viên, học sinh)
 - Phương pháp thống kê, tổng hợp: Phương pháp này dùng để phân tích số 
liệu, so sánh kết quả áp dụng sáng kiến với khi chưa áp dụng sáng kiến.
5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
 Sáng kiến của tôi đã giải quyết được những vấn đề còn hạn chế trong việc 
dạy học Lịch sử như:
 Giáo viên chỉ đưa ra được các câu hỏi liên quan đến kiến thức trong SGK 
mà chưa đưa ra được các câu hỏi có vấn đề và các hình thức học tập phù hợp với 
việc gắn kiến thức lí thuyết với thực tiễn, tích hợp tính thời sự.
 Học sinh chưa đi sâu vào quá trình giải thích, giải quyết các vấn đề liên 
quan đến thực tế, chưa biết vận dụng kiến thức lịch sử vào cuộc sống, học sinh 
chưa hứng thú với việc học lịch sử.
 Sáng kiến đã đưa ra những giải pháp phù hợp để khắc phục như sau: Cập 
nhật tin tức thời sự, gắn lí thuyết với thực tiễn trong hoạt động mở đầu, trong 
hoạt động hình thành kiến thức mới, trong hoạt động luyện tập - vận dụng, 
hướng dẫn học sinh tự học, trong kiểm tra, đánh giá.
 Sáng kiến này giúp bản thân tôi cũng như các giáo viên trong trường chủ 
động hơn vì được trang bị kiến thức cơ bản về giáo dục tích hợp, gắn lí thuyết 
với thực tiễn, đề cao tính thời sự. Học sinh có khả năng vận dụng kiến thức thực 
tế, có khả năng tổng hợp kiến thức lịch sử đồng thời phát triển được năng lực, 
phẩm chất cho học sinh.
 5 năng lực lịch sử, thành phần của năng lực khoa học đồng thời góp phần hình 
thành, phát triển những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được xác định 
trong Chương trình tổng thể. Môn Lịch sử giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo 
dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống lịch sử và văn hoá dân 
tộc, giúp học sinh nhận thức và vận dụng được các bài học lịch sử giải quyết 
những vấn đề của thực tế cuộc sống, phát triển tầm nhìn, củng cố các giá trị 
nhân văn, tinh thần cộng đồng, lòng khoan dung, nhân ái; góp phần hình thành, 
phát triển những phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu 
thế phát triển của thời đại.
 Môn Lịch sử hình thành, phát triển cho học sinh tư duy lịch sử, tư duy hệ 
thống, tư duy phản biện, kĩ năng khai thác và sử dụng các nguồn sử liệu, nhận 
thức và trình bày lịch sử trong logic lịch đại và đồng đại, kết nối quá khứ với 
hiện tại. Môn Lịch sử giúp học sinh nhận thức được giá trị khoa học và giá trị 
thực tiễn của sử học trong đời sống xã hội hiện đại, hiểu biết và có tình yêu đối 
với lịch sử, văn hoá dân tộc và nhân loại; góp phần định hướng cho học sinh lựa 
chọn những nghề nghiệp như: nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, ngoại 
giao, quản lí, hoạt động du lịch, công nghiệp văn hoá, thông tin truyền thông,...
 Chương trình môn Lịch sử hệ thống hoá, củng cố kiến thức thông sử ở 
giai đoạn giáo dục cơ bản, đồng thời giúp học sinh tìm hiểu sâu hơn các kiến 
thức lịch sử cốt lõi thông qua các chủ đề, chuyên đề học tập về lịch sử thế giới, 
lịch sử khu vực Đông Nam Á và lịch sử Việt Nam. Phương pháp dạy học môn 
Lịch sử được thực hiện trên nền tảng những nguyên tắc cơ bản của sử học và 
phương pháp giáo dục hiện đại.
 I.1.3. Dạy học Lịch sử theo hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức, 
kĩ năng đã học
 Chương trình môn Lịch sử giúp học sinh phát triển năng lực lịch sử trên 
nền tảng kiến thức cơ bản và nâng cao về lịch sử thế giới, khu vực và Việt Nam 
thông qua hệ thống chủ đề, chuyên đề về lịch sử chính trị, kinh tế, xã hội, văn 
hoá, văn minh. Các hình thức tổ chức giáo dục, chương trình tạo ra độ mềm dẻo, 
linh hoạt để có thể điều chỉnh phù hợp với các địa phương và các nhóm đối 
tượng học sinh, đồng thời bảo đảm trình độ chung của giáo dục phổ thông trong 
cả nước, tương thích với trình độ khu vực và thế giới. Môn Lịch sử cũng như 
các môn học khác cần hình thành và phát triển năm phẩm chất cần có của người 
Việt Nam: Yêu nước, chăm chỉ, nhân ái, trung thực, trách nhiệm và ba năng lực 
chung, bảy năng lực đặc thù. Trong đó, năng lực lịch sử đặc thù gồm: tìm hiểu 
lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
 Có nhiều quan niệm khác nhau về năng lực. Có quan niệm cho rằng: Năng 
lực của HS là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ... 
phù hợp với lứa tuổi và vận hành chúng một cách hợp lí vào thực hiện thành
 7 nghiệm ngoài nhà trường cho các em và đã đem lại hiệu quả rất thiết thực. 
Trong bài viết này tôi xem đó là những cơ sở lí luận để phát triển sáng kiến của 
mình.
 I.2. Cơ sở thực tiễn
Để tìm hiểu thực trạng của vấn đề tôi đã tiến hành thực hiện như sau:
 Một là tôi tiến hành khảo sát về việc cập nhật các thông tin thời sự của 
học sinh lớp 12 trường THPT Nam Đàn 2, cụ thể các bước như sau:
 Bước 1. Hoàn thành phiếu khảo sát về vấn đề cập nhật tin tức thời sự của học 
sinh qua phần mềm Goole/ Forms
 Bước 2. Gửi đường link cho học sinh qua nhóm Zalo 
 Đường link : https://froms.gle/u9orVfJu7sFC9S3A
 Bước 3. Hoàn thành thống kê bằng biểu đồ trên Goole/ Froms theo các câu hỏi 
 Bảng số liệu tổng hợp
 Câu hỏi 1 2 3
 Đáp án Số lượng % Số lượng % Số lượng %
 1 133 39,1 245 72,1 269 79,2
 2 196 57,5 89 26,3 64 18,8
 3 3 3,4 6 1,6 7 2
 Bên canh đó tôi còn khảo sát về việc dạy lí thuyết gắn liền với thực tiễn, 
cập nhật tin tức thời sự trong tiết dạy lịch sử của 4 giáo viên môn Lịch sử trong 
trường, tôi đã thu được kết quả như sau:
Nội dung SốGV SốGV Số GV SốGV
 Thường Thỉnh ít khi thực Chưa 
 xuyên thoảng hiện thực hiện
 thực hiện thực hiện
Hàng ngày cập nhật tin tức thời 2 1 1 0
sự về tình hình kinh tế, chính 
trị, văn hóa, xã hội của thế giới, 
trong nước, địa phương
Có vận dụng liên hệ thực tế 2 2 0 0
trong tiết dạy lịch sử
Tổ chức cho học sinh trải 1 2 1 0
 9 Về phía học sinh: Một số HS còn rất mơ hồ trong việc nắm bắt các kiến 
thức, việc nắm bắt kiến thức bộ môn Lịch sử của các em chỉ ở mức độ thấp đó là 
nắm các khái niệm, quy luật, hiện tượng một cách máy móc. Học sinh chưa 
biết vận dụng chưa đi sâu vào quá trình giải thích, giải quyết các vấn đề nên 
các em hay nhàm chán. Các em mới chỉ hiểu và nắm được kiến thức SGK, còn 
phần mở rộng thì hạn chế nhiều, đặc biệt là đối với những kiến thức kinh tế - xã 
hội lại liên tục thay đổi.
 Vì thế, để nâng cao hiệu quả trong dạy học Lịch sử 12 phần Lịch sử thế 
giới, tôi đã căn cứ vào lí luận dạy học, lí luận về năng lực vận dụng kiến thức 
lịch sử , mục tiêu của bộ môn , nội dung từng bài học lịch sử cụ thể , đặc điểm 
tâm sinh lí và nhận thức của học sinh tìm hiểu những vấn đề mới, những sự kiện 
mới xảy ra trong bối cách đất nước và thế giới có nhiều biến động, vận dụng liên 
hệ thực tế hiện nay qua các nguồn tư liệu (Internet, tivi, sách báo, trang web..) 
để cung cấp, cập nhật những thông tin mới nhất cho học sinh, qua đó giúp các 
em hứng thú hơn trong học tập và cũng nâng cao hiệu quả trong việc dạy học 
của bộ môn.
II. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC GIÁO DỤC CẬP NHẬT TIN TỨC THỜI SỰ 
TRONG DẠY HỌC TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH.
 II.1. Những yêu cầu cập nhật tin tức thời sự trong dạy học Lịch sử
 Đứng trước sự thay đổi nhanh chóng của tình hình chính trị, kinh tế, văn 
hóa, xã hội của thế giới; trước yêu cầu đổi mới của nền giáo dục và những tồn 
tại trong bản thân giáo viên và học sinh, nội dung học tập của môn Lịch sử cũng 
cần cập nhật để thích nghi với xã hội đang biến đổi không ngừng ở thời đại 4.0 
hiện nay. Đó phải là những vấn đề mới, tiêu biểu, có ý nghĩa với nhân loại. Vì 
vậy khi cập nhật tin tức thời sự vào trong dạy học ta cần đảm bảo các yêu cầu 
về: Tính khách quan, Tính khoa học, Tính chính xác và Tính hệ thống. Và khi 
học sinh được thực hành kiến thức ấy sẽ phát huy năng lực của bản thân mình.
 II.2. Các bước thực hiện vận dụng và liên hệ thông tin thời sự.
 Trước khi giáo viên tiến hành vận dụng tin tức thời sự và liên hệ thực tiễn 
thì giáo viên phải bám sát kiến thức chuẩn và kỹ năng để thiết kế bài giảng sao 
cho đảm bảo kiến thức đồng thời phát huy được năng lực và phẩm chất cho học 
sinh trước sau đó sẽ hướng dẫn HS có thói quen vận dụng kiến thức đã học vào 
giải quyết các vấn đề thực tiễn. Từ việc liên hệ thực tế những vấn đề kinh tế - xã 
hội, những biến đổi của tự nhiên liên quan đến nội dung bài giảng, GV vừa khắc 
sâu kiến thức cho HS vừa tạo cơ hội và điều kiện cho các em được tham gia một 
cách tích cực, chủ động vào quá trình khám phá, phát hiện, đề xuất và lĩnh hội 
kiến thức, tự trình bày vốn hiểu biết đã có của mình để xây dựng bài học với tinh 
thần và thái độ học tập tốt. Trong quá trình dạy học, để cập nhật tin tức thời sự,
 11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_su_dung_tin_tuc_thoi.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sử dụng tin tức thời sự trong dạy học phần Lịch sử thế giới (.pdf