Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý các lớp liên kết đào tạo ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp tỉnh

pdf 26 trang sk12 25/04/2025 220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý các lớp liên kết đào tạo ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp tỉnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý các lớp liên kết đào tạo ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp tỉnh

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý các lớp liên kết đào tạo ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp tỉnh
 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 
TT Tên danh mục viết tắt Kí hiệu viết tắt Ghi chú 
 1 Giáo dục thường xuyên GDTX 
 2 Giáo dục thường xuyên - hướng GDTX-HN 
 nghiệp 
 3 Liên kết đào tạo LKĐT 
 4 Học viên HV 
 5 Cán bộ, giáo viên, nhân viên CB,GV,NV 
 6 Cán bộ quản lý CBQL 
 7 Giáo viên chủ nhiệm GVCN 
 8 Trung học cơ sở THCS 
 9 Ủy ban Nhân dân UBND 
 10 Giáo dục và đào tạo GD&ĐT 
 Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu 
 hội học tập; nhưng kết quả đó còn khiêm tốn chất lượng đào tạo chưa đáp ứng 
được mục tiêu đào tạo, còn hiện tượng học viên (HV) vi phạm nội quy học tập 
 Xuất phát từ thực trạng nói trên, việc quản lý các lớp LKĐT ở Trung tâm 
GDTX-HN tỉnh với biện pháp phù hợp là vấn đề thiết thực và cấp bách. Chính 
vì vậy bản thân tôi quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp quản lý các lớp 
LKĐT ở Trung tâm GDTX-HN tỉnh” với mong muốn đóng góp một phần nhỏ 
kinh nghiệm bản thân vào việc nâng cao hiệu quả quản lý các lớp LKĐT ở 
Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả 
đào tạo. 
 II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 
 1. Phạm vi nghiên cứu 
 Đề tài giới hạn trong phạm vi nghiên cứu một số biện pháp quản lý các 
lớp LKĐT ở Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu năm học 2012-2013 
 2. Đối tượng nghiên cứu 
 Một số biện pháp quản lý các lớp LKĐT ở Trung tâm GDTX-HN tỉnh 
Lai Châu 
 III. Mục đích nghiên cứu 
 Nghiên cứu lý luận và thực trạng công tác quản lý LKĐT ở Trung tâm 
GDTX-HN tỉnh đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường quản lý các lớp 
LKĐT và nâng cao chất lượng đào tạo 
 IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu 
 Đề tài nghiên cứu, phân tích chỉ ra thực trạng quản lý các lớp LKĐT hiện 
nay ở Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu 
 Từ trước ở Trung tâm chưa có đề tài nghiên cứu về công tác quản lý 
các lớp liên kết đào tạo. Do đó, đề tài đã đóng góp một số biện pháp quản lý 
các lớp LKĐT ở Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu nhằm nâng cao hiệu 
quả quản lý công tác liên kết đào tạo và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực 
địa phương. 
 * 
 * * 
 Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu 3 Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn có thể định nghĩa khái niệm quản lý 
như sau: Quản lý là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức của chủ thể quản 
lý lên khách thể quản lý bằng việc vận dụng các chức năng và phương tiện quản 
lý, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, tiềm năng và cơ hội của tổ 
chức để đạt được mục tiêu đề ra 
 2. Quản lý giáo dục 
 Có thể xem khái niệm quản lý giáo dục theo 2 cấp độ: Quản lý hệ thống 
giáo dục và quản lý trường học 
 Ở cấp độ quản lý hệ thống giáo dục: Quản lý giáo dục là những tác động 
có hệ thống, có ý thức, hợp quy luật của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau 
đến tất cả các mắt xích của hệ thống giáo dục nhằm đảm bảo cho hệ thống giáo 
dục vận hành bình thường và liên tục phát triển, mở rộng cả về số lượng cũng 
như chất lượng 
 Ở cấp độ quản lý trường học: Quản lý giáo dục là hệ thống những tác 
động có chủ đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến tập thể giáo 
viên, nhân viên, người học, cha mẹ người học và các lực lượng xã hội trong và 
ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục. 
 3. Quản lý Trung tâm GDTX 
 Trung tâm GDTX là môi trường học tập. Đó là dấu hiệu đặc trưng nổi 
bật nhất của Trung tâm GDTX. Không xây dựng được môi trường học tập thì 
không còn là Trung tâm GDTX nữa. Đây là trách nhiệm của tất cả các chủ thể 
trong Trung tâm GDTX để tồn tại và phát triển. Trung tâm GDTX là một 
cộng đồng học tập không chỉ đối với học viên, học sinh mà còn đối với cả 
giám đốc và giáo viên. Do đó, bản chất Trung tâm GDTX thể hiện ở ba khía 
cạnh: một là, bản chất sư phạm; hai là, bản chất xã hội; ba là, bản chất giai cấp. 
 Có thể hiểu rằng: Quản lý Trung tâm GDTX là hệ thống tác động có mục 
đích, có tổ chức của giám đốc Trung tâm GDTX đến con người (Giáo viên, cán 
bộ, nhân viên, học viên) và các nguồn lực khác (cơ sở vật chất, tài chính, thông 
tin) hợp quy luật (quy luật quản lý, quy luật giáo dục, quy luật kinh tế, quy luật 
xã hội) bằng việc vận dụng các chức năng và phương tiện quản lý, nhằm sử 
 Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu 5 Thứ nhất, chủ động điều tra nhu cầu về nguồn nhân lực của thị trường lao 
động, nhu cầu được đào tạo của người học và được tìm hiểu, lựa chọn đối tác để 
LKĐT nếu đủ các điều kiện quy định 
 Thứ hai, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, chấp thuận việc 
LKĐT, nếu có đủ các điều kiện quy định 
 Thứ ba, thống nhất mức thu lệ phí tuyển sinh, học phí, tài liệu, giáo trình 
và phí bảo hiểm (tự nguyện) theo quy định về bảo hiểm 
 Thứ tư, chủ động và trực tiếp ký hợp đồng LKĐT không thông qua bất kỳ 
một đối tác trung gian nào khác 
 Thứ năm, đơn vị chủ trì đào tạo được hoàn toàn chủ động trong việc 
tổ chức quá trình đào tạo gồm: xây dựng chương trình, chuẩn bị các điều 
kiện đảm bảo chất lượng đào tạo (đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, thiết 
bị); lập kế hoạch đào tạo; tổ chức tuyển sinh; phân công giảng dạy; hợp 
đồng thỉnh giảng; ra đề chấm thi/kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn 
luyện; xét công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp cho người học 
 Thứ sáu, đơn vị phối hợp đào tạo được quyền đề xuất đơn vị chủ trì 
đào tạo bổ sung vào chương trình đào tạo những nội dung thiết thực, phù 
hợp với nhu cầu của thị trường lao động; được cử đại diện tham gia quản 
lý, nhận xét, đánh giá người dạy và người học theo thỏa thuận hợp đồng 
LKĐT. 
 2. Trách nhiệm của các bên tham gia liên kết 
 Thứ nhất, đơn vị chủ trì đào tạo chịu trách nhiệm toàn diện về LKĐT: xây 
dựng chỉ tiêu, tổ chức tuyển sinh, tổ chức quá trình đào tạo phù hợp với năng lực 
đào tạo của đơn vị mình, các điều kiện đảm bảo thực hiện chương trình, đánh 
giá công nhận kết quả và cấp bằng tốt nghiệp cho người học; thực hiện các quy 
định hiện hành của nhà nước về thu học phí, lệ phí; chịu trách nhiệm về chất 
lượng đào tạo của các lớp liên kết; chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan 
nhà nước về giáo dục trên địa bàn đặt lớp và tất cả các hoạt động LKĐT. Cụ thể: 
 Về tổ chức tuyển sinh gồm: Thông báo công khai và đầy đủ các thông tin 
về kỳ tuyển sinh trên các phương tiện thông tin đại chúng về: số lượng, đối 
 Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu 7 quản lý quá trình dạy học, đảm bảo chất lượng đào tạo, đảm bảo quyền lợi cho 
người dạy, người học và việc thực hiện hợp đồng liên kết trong suốt quá trình 
thực hiện khóa đào tạo. 
 3. Quản lý giảng viên 
 Một là, theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch lên lớp, duy trì nền nếp 
dạy học của giảng viên; thanh toán chế độ theo hợp đồng thỏa thuận; bố trí nơi 
ăn ở thuận tiện và tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, thiết bị đảm bảo tốt 
việc giảng dạy, thực hành (nếu có) 
 Hai là, phối hợp thường xuyên với giảng viên trong việc quản lý học viên 
 Ba là, nhận xét, đánh giá giảng viên khi kết thúc môn học 
 4. Quản lý học viên 
 Một là, theo dõi đánh giá ý thức học tập, chấp hành các nội quy, quy chế 
của nhà trường đối với HV, tổ chức khen thưởng, xử lý kỷ luật HV. 
 Hai là, tạo điều kiện cho HV tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học 
và các hoạt động khuyến khích học tập khác 
 Ba là, tuyên truyền, phổ biến cho HV các quy định của Bộ GD&ĐT, của 
nhà trường về quyền, nghĩa vụ và những hành vi HV không được làm. 
 Bốn là, tạo điều kiện cho HV tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, 
thể thao, các hoạt động phong trào trong nhà trường, phát huy vai trò chủ động, 
kinh nghiệm, sáng tạo của HV 
 Năm là, tổ chức tư vấn học tập cho HV, tạo điều kiện giúp đỡ HV khuyết 
tật, HV có hoàn cảnh khó khăn. 
 Sáu là, thực hiện công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn, 
phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội theo quy định của Bộ GD&ĐT và 
nhà trường 
 Bảy là, thông báo kết quả tuyển sinh, kết quả, tình hình học tập và rèn 
luyện của HV theo định kỳ hàng năm và cuối khóa đến cơ quan, đơn vị cử người 
đi học. Cơ quan đơn vị cử người đi học tạo điều kiện để HV đảm bảo các yêu 
cầu, nhiệm vụ của người học. 
 Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu 9 nghiêm túc kế hoạch giảng dạy; tình trạng học viên bỏ học nhiều, ý thức học tập 
 của học viên chưa cao, chất lượng học tập hạn chế. 
 II. Thực trạng quản lý liên kết đào tạo ở Trung tâm GDTX-HN tỉnh 
 Lai Châu 
 1. Kết quả đạt dược 
 Trung tâm GDTX-HN tỉnh thực hiện công tác LKĐT từ năm 2005 đã liên 
 kết với 07 trường đại học, 01 trường cao đẳng, duy trì được 19 lớp đại học hệ 
 vừa làm vừa học; 04 lớp đại học hệ từ xa, 01 lớp cao đẳng liên thông, 01 lớp 
 trung cấp với tổng số 2.223 học viên, 15 chuyên ngành đào tạo: luật, luật kinh 
 tế, nông lâm, nông lâm tổng hợp, kinh tế nông nghiệp, trồng trọt, kế toán, điện 
 lực, công tác xã hội, sư phạm Mầm non, sư phạm Tiểu học, sư phạm Văn, sư 
 phạm Toán, Quản lý giáo dục, công trình xây dựng, địa chính. Trong quá trình 
 LKĐT Trung tâm đã đạt được những kết quả sau: 
 1.1. Số lượng đào tạo 
 - Số lớp đã tốt nghiệp: 12 lớp/971HV. 
 Thời gian Sĩ số 
 Đơn vị chủ trì 
TT Lớp Hệ ĐT 
 đào tạo ĐT Trúng Tốt 
 Thi TN 
 (Năm) tuyển nghiệp 
 1 ĐH Luật KT K1 Từ xa Viện ĐH Mở HN 5 11/4/10 163 139 
 2 ĐH Kế toán K39A VLVH ĐH Kinh tế QD 5 19/6/10 78 
 139 
 3 ĐH Kế toán K39B VLVH ĐH Kinh tế QD 5 19/6/10 78 
 4 ĐHSP Tiểu học K2 Từ xa ĐHSP Hà Nội 3 27/3/10 187 155 
 5 ĐHSP Mầm non K1 Từ xa ĐHSP Hà Nội 3 28/3/10 169 142 
 6 ĐHSP Văn K1 VLVH ĐHSP Hà Nội 3 13/10/10 56 50 
 7 ĐHSP Toán K1 VLVH ĐHSP Hà Nội 3 13/10/10 56 55 
 8 Cử nhân QLGD K1 VLVH ĐHSP Hà Nội 3 13/10/10 64 59 
 9 ĐH Nông lâm K1 VLVH ĐH Nông lâm TN 4,5 23/01/11 84 79 
 10 ĐH Nông lâm K2 VLVH ĐH Nông lâm TN 4,5 09/8/11 75 52 
 11 ĐH Nông lâm K3 VLVH ĐH Nông lâm TN 4,5 20/6/12 61 47 
 20, 
 12 ĐH Điện lực K1 VLVH ĐH Điện lực HN 5 69 54 
 21/10/12 
 Tổng 1.140 971 
 Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu 11 Số SV Xếp loại tốt nghiệp 
 Đơn vị chủ trì 
TT Lớp Hệ ĐT tốt 
 đào tạo TB Trung 
 nghiệp Giỏi Khá 
 khá bình 
 1 ĐH Luật KT K1 Từ xa Viện ĐH Mở HN 139 0 05 112 22 
 2 ĐH Kế toán K39A VLVH ĐH Kinh tế QD 
 139 0 0 0 139 
 3 ĐH Kế toán K39B VLVH ĐH Kinh tế QD 
 4 ĐHSP Tiểu học K2 Từ xa ĐHSP Hà Nội 155 0 10 115 30 
 5 ĐHSP Mầm non K1 Từ xa ĐHSP Hà Nội 142 0 01 117 24 
 6 ĐHSP Văn K1 VLVH ĐHSP Hà Nội 50 0 46 04 0 
 7 ĐHSP Toán K1 VLVH ĐHSP Hà Nội 55 08 43 0 04 
 8 Cử nhân QLGD K1 VLVH ĐHSP Hà Nội 59 04 55 0 0 
 9 ĐH Nông lâm K1 VLVH ĐH Nông lâm TN 79 0 27 50 02 
 10 ĐH Nông lâm K2 VLVH ĐH Nông lâm TN 52 0 19 33 0 
 11 ĐH Nông lâm K3 VLVH ĐH Nông lâm TN 47 0 23 24 0 
 12 ĐH Điện lực K1 VLVH ĐH Điện lực HN 54 0 11 42 01 
 Tổng 971 12 240 497 222 
 1.3. Công tác tổ chức liên kết đào tạo 
 a. Quản lý học viên 
 - Phối hợp với đơn vị chủ trì đào tạo thực hiện công tác quản lý người học 
 trong suốt quá trình đào tạo theo đúng các quy định hiện hành: Điểm danh, 
 theo dõi điểm chuyên cần, việc thực hiện nền nếp lớp học, tổ chức các kỳ thi, 
 kiểm tra 
 - Phản ảnh kịp thời với đơn vị chủ trì đào tạo những biểu hiện sai phạm của 
 HV để kịp thời chấn chỉnh. 
 b. Quản lý giảng viên 
 Giảng viên lên lớp giảng dạy theo kế hoạch của đơn vị chủ trì đào tạo có sự 
 giám sát của giáo viên chủ nhiệm (GVCN) và lãnh đạo Trung tâm 
 c. Đánh giá kết quả học tập các khóa học 
 Kết quả học tập của HV được đánh giá chính xác, công bằng khách quan và 
 được công bố công khai trước lớp, trên trang thông tin điện tử Trung tâm. 
 d. Mối quan hệ giữa đơn vị phối hợp với đơn vị chủ trì 
 Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu 13

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_quan_ly_cac_lop_lien.pdf