Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT

docx 47 trang sk12 06/05/2024 560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
 1
 BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
 Hiện nay, chúng ta đang hướng tới xây dựng một nền giáo dục phát triển 
toàn diện năng lực của học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động và tác động tới 
tâm tư, tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Muốn vậy, 
điểm cốt lõi là người giáo viên phải linh hoạt trong tổ chức các hoạt động dạy 
học, sử dụng phối hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học nhằm thu hút, gây 
hứng thú và phát triển tư duy, bồi dưỡng nhân cách cho học sinh và biết cách 
quản lí học sinh sao cho phù hợp và hiệu quả.
 Với cuộc cách mạng 4.0, vạn vật kết nối internet, thông tin bùng nổ, vì 
vậy quá trình trao truyền tri thức, kinh nghiệm giữa con người với con người 
cũng cần có sự thay đổi cho phù hợp. Sự ra đời và phát triển của các thiết bị 
thông minh khiến con người được tận hưởng những tiện ích của kỷ nguyên 
Internet giúp cho việc tiếp nhận tri thức nhanh chóng hơn, rút ngắn khoảng 
cách. Học sinh là đối tượng rất nhanh nhạy trong các vấn đề về tiếp cận công 
nghệ thông tin nên bên cạnh việc tổ chức cho học sinh tự học, làm việc nhóm, 
tập luyện nghiên cứu khoa học thì việc kết hợp internet, đặc biệt là thiết kế trò 
chơi trong quá trình dạy học cũng là một cách hữu hiệu để mở rộng, khắc sâu 
kiến thức đồng thời gây hứng thú và phát huy tính tích cực của người học. Ngoài 
ra, hiện nay tình hình dịch bệnh trên thế giới nói chung và trong nước nói riêng 
còn nhiều phức tạp nên việc dạy và học online qua mạng internet vẫn phải được 
phát triển và chú trọng.
 Tuy nhiên, thực tế giảng dạy online cho thấy hiệu quả của việc giảng dạy 
chưa cao, việc quản lí học sinh ra vào học chưa hiệu quả, phương pháp tổ chức 
và hình thức dạy học chưa sinh động còn tẻ nhạt nhàm chán dẫn đến học sinh 
còn chưa thích thú với việc học online do đó chất lượng của việc dạy học chưa 
đạt được kết quả cao. 3
 Tương tác là sự tác động qua lại giữa các chủ thể hành động, các thành phần 
trong một hệ thống hoặc giữa các hệ thống.
 Tương tác trong dạy học là sự tác động qua lại giữa các chủ thể là người 
dạy, người học và đối tượng dạy học cũng như toàn thể các thành phần của quá 
trình dạy học.
 Quá trình dạy học bao gồm nhiều thành phần khác nhau, có mối tác động 
qua lại lẫn nhau. Có thể trình bày tổng quan các mối quan hệ giữa các yếu tố của 
quá trình dạy học trong một “khung lý luận dạy học” sau đây (hình 1):
 Hình 1: Khung lý luận dạy học
 Trong hình 1, các mối tương tác giữa người dạy, người học, đối tượng học 
tập được đặt trong một “tam giác dạy học”, là các tương tác cốt lõi của quá trình 
dạy học. Các mối tương tác này lại được thực hiện thông qua các yếu tố mục tiêu, 
nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức, nhiệm vụ, đánh giá, tại địa điểm, 
thời gian xác định. Các yếu tố này có tác động qua lại với nhau, chúng có ảnh 
hưởng trực tiếp tới quá trình học tập, có thể và cần tổ chức, điều khiển. Có thể coi 
đây là các yếu tố thuộc môi trường dạy học cần tổ chức. Quá trình dạy học được 
thực hiện trong một điều kiện khung xác định, chịu ảnh hưởng từ các yếu tố điều 
kiện môi trường bên ngoài và các yếu tố điều kiện của chính người dạy và người 
học. 5
tương tác.
 Trong mọi quá trình dạy học đều diễn ra các hoạt động tương tác, đó 
là tương tác trong dạy học. Tuy nhiên không phải mọi quá trình dạy học đều được 
gọi là dạy học tương tác. Tùy theo việc quá trình dạy học đó được tổ chức theo lí 
thuyết hay quan điểm, phương pháp dạy học nào thì các tương tác cũng diễn ra 
khác nhau và mức độ tích cực và tự lực của học sinh cũng khác nhau.
 Trong bài báo này, dạy học tương tác được xem xét như một quan điểm dạy 
học, không phải một phương pháp dạy học cụ thể.
 Dạy học tương tác là dạy học hướng vào người học, trong đó diễn ra các 
hoạt động tương tác đa dạng trong một môi trường dạy học được tổ chức phù 
hợp, đòi hỏi tích tích cực và tự lực cao của người học. Người dạy đóng vai trò 
chủ yếu là người tổ chức môi trường học tập và hỗ trợ, tư vấn cho người học.
 Như vậy ở đây có sự phân biệt giữa khái niệm tương tác trong dạy học nói 
chung và quan điểm dạy học tương tác. Dạy học tương tác đòi hỏi ở mức độ cao 
về sự tương tác đa dạng, tính tích cực, chủ động và tự lực của người học. Tuy 
nhiên, người học vẫn nhận được những định hướng, trợ giúp cần thiết về nội dung 
và phương pháp học tập. Có thể gọi sự tương tác ở đây là “tương tác tích 
cực” với nghĩa nhấn mạnh yêu cầu về tính tích cực của người học.
 Không phải mọi quá trình dạy học đều có thể áp dụng dạy học tương tác ở 
mức độ cao. Tùy theo mục tiêu, nội dung và điều kiện dạy học có thể áp dụng 
dạy học tương tác ở những mức độ phù hợp để tổ chức tối ưu các hoạt động 
tương tác. Khi đó có thể sử dụng khái niệm dạy học định hướng tương tác [1].
2.2. Khái niệm “e- learning”
 E-Learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên 
công nghệ thông tin và truyền thông. E-Learning nghĩa là việc học tập hay đào 
tạo được chuẩn bị, truyền tải hoặc quản lý sử dụng nhiều công cụ của công nghệ 
thông tin, truyền thông khác nhau và được thực hiện ở mức cục bộ hay toàn cục, 
ví dụ như Internet, TV, video, các hệ thống giảng dạy thông minh và việc đào 
tạo dựa trên máy tính.
2.3. Khái niệm “trò chơi giáo dục”: 7
học cho nhân viên, chúng ta có thể thêm các trò chơi vào giữa quá trình học và 
giảm thời lượng học tập cho một bài giảng xuống còn 10-15 phút/ bài.
2.4.2. Trò chơi giúp mọi người biết mình đang ở đâu trong quá trình học
 Việc đưa ra vị trí hiện tại của người chơi vừa cho biết họ đã hoàn thành 
bao nhiêu phần trăm trò chơi vừa giúp họ so sánh được số điểm của mình với 
những người chơi khác. Trong một tiết học cũng vậy, các con số hiển thị quá 
trình sẽ giúp mọi người thấy được mình đã hoàn thành được bao nhiêu phần của 
bài học từ đó HS có thể sắp xếp thời gian học cũng như tạo động lực hoàn thành 
bài trong thời gian sớm nhất.
2.4.3. Trò chơi giúp mọi người gắn kết với bài học và tạo tinh thần hào 
hứng khi quay lại học vào lần sau
 Rất nhiều HS trong quá trình học trực tuyến thường cảm thấy chán nản vì 
những tiết học và thường có tâm lý chỉ muốn làm xong cho nhanh. Tích hợp trò 
chơi sẽ giúp người học cảm thấy hứng thú hơn, phần nào làm giảm đi cảm giác 
ép buộc phải hoàn thành bài học.
 Tích hợp yếu tố trò chơi trong quá trình xây dựng bài giảng E-learning sẽ 
giúp quá trình học của HS thú vị hơn.
2.4.4. Việc bình thường hóa sự thất bại
 Từ khi còn nhỏ, chúng ta đã vô hình chung được một bộ phận cha mẹ, 
thầy cô, những người xung quanh dạy rằng thất bại là điều gì đó thật kinh khủng 
và không thể chấp nhận được, việc nếm trải sự thất bại khiến chúng ta cảm thấy 
thực sự khó khăn và tồi tệ. Điều này dẫn đến việc khi trưởng thành, nhiều HS 
vẫn mang nỗi ám ảnh rằng nếu vô tình làm sai điều gì ta có thể phải trả giá đắt. 
Tuy nhiên điều trớ trêu ở đây là chúng ta thực sự cần những sai lầm, cần sự thất 
bại, cần những tổn thương trong cuộc sống này. Chỉ khi trải qua những điều này 
chúng ta mới có thể dũng cảm đứng lên khắc phục những thiếu sót, phát triển 
bản thân mình. Đó chính là con đường dẫn đến thành công.
 Việc học tập qua các trò chơi dựa trên nền tảng e-learning chính là câu trả 
lời cho việc làm thế nào để đứng dậy sau một sai lầm và trở nên trưởng thành 
hơn. Trong các trò chơi, những lỗi sai, những sự ngờ nghệch có thể xảy ra là 9
 Tuy nhiên chúng ta cũng không nên lạm dụng quá nhiều trò chơi vào bài 
giảng vì điều này có thể khiến HS bị xao nhãng, không tập trung vào nội dung 
bài học.[4]
2.5. Khái niệm “game- based learning”:
 Game based learning (GBL) - “học tập dựa trên trò chơi” là một kiểu chơi 
trò chơi với mục đích xác định kết quả học tập. Nói chung, học tập dựa trên trò 
chơi được thiết kế để cân bằng giữa chủ đề môn học với lối chơi và khả năng 
tiếp thu kiến thức của người chơi và áp dụng chủ đề đã nói vào thế giới thực. HS 
có xu hướng dành hàng giờ để chơi trò chơi, học các bước của trò chơi kỹ thuật 
số và tham gia vào các trò chơi sáng tạo. Do đó, có thể nói rằng chơi và học là 
đồng nghĩa, dẫn đến sự phát triển nhận thức và cảm xúc bên trong bối cảnh xã 
hội và văn hóa. Ví dụ, trong trò chơi trốn tìm, những người giỏi phải cần vận 
dụng không gian và thị giác để xác định những nơi ẩn náu tốt nhất, trong khi 
những người tìm kiếm phải có kỹ năng tìm kiếm tín hiệu từ môi trường xung 
quanh và chọn vị trí có thể xảy ra nhất cho người ẩn nấp trong số những nơi 
khác nhau. Rất nhiều đánh giá có hệ thống đã điều tra các tác động của trò chơi 
giáo dục đối với học sinh về sức khỏe và tinh thần.[5]
II.2.2. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
II.2.2.1. Khảo sát đối tượng học sinh của lớp mình để đưa ra phương pháp 
quản lí và giáo dục phù hợp
 a. Khảo sát học sinh:
 Để việc dạy và học online có thể thực hiện và đạt hiệu quả thì trước khi 
dạy và học online tôi tiến hành khảo sát và điều tra học sinh, tôi chuẩn bị mẫu 
phiếu điều tra khảo sát học sinh như sau: 11
 Hình 2: Nhóm zalo của học sinh
Hình 3: Nhóm zalo của phụ huynh học sinh 13
 - Để việc học bài và làm bài về nhà có hiệu quả tôi thực hiện chia lớp 
thành 4 tổ, có 4 tổ trưởng và lớp trưởng.
 + Lớp trưởng có nhiệm vụ ghi lại các bạn vắng, vào muộn của mỗi 
 buổi học.
 + Các thành viên trong tổ làm bài về nhà sau đó chụp ảnh gửi cho 
 bạn tổ trưởng kiểm tra
 + Các bạn tố trưởng có nhiệm vụ kiểm tra bài làm về nhà của các 
 bạn trong tổ và giúp đỡ các bạn giả quyết các bài tập khó. Báo cáo cho 
 giáo viên trước buổi học tiếp theo
 + Giáo viên kiểm tra, hướng dẫn, đánh giá bài làm của các bạn lớp 
 trưởng và tổ trưởng, tổng hợp lại các thắc mắc của học sinh thông qua đội 
 ngũ cán bộ lớp để có phương án giải quyết vào tiết học sau.
 + Với các trường hợp học sinh không làm bài tập về nhà hoặc làm 
 chống đối (lấy ảnh bài của các bạn khác gửi cho tổ trưởng kiểm tra) lần 
 đầu nhắc nhở trước lớp, lần tái phạm thì thông báo tới phụ huynh học sinh 
 để nắm được tình hình nhắc nhở việc học ở nhà của học sinh.
 + Giáo viên kịp thời thông báo, trao đổi với phụ huynh học sinh 
 những thông tin cần thiết.
 Hình 6: Ghi chép của lớp trưởng các bạn vi phạm trong quá trình học online 15
 Hình 9: Giáo viên thông báo trao đổi thông tin với phụ huynh học sinh
II.2.2.3 Các giải pháp, biện pháp để tạo hứng thú cho học sinh trong các tiết 
học online
a. Thiết kế, lập trình trò chơi cho các tiết học online
 Để việc dạy và học tăng khả năng tương tác cũng như tạo hứng thú cho 
HS, dưới đây tôi xin đưa ra một số ứng dụng, phần mềm và website có thể thiết 
kế được các trò chơi dạy học online đồng thời đề ra cách thực hiện, thiết kế và ý 
tưởng mà các phần mềm đó có thể thực hiện phù hợp với nội dung bài học của 
các môn học nói chung và môn Hóa nói riêng. Trong từng ứng dụng, phần mềm, 
tôi sẽ đưa ra hướng dẫn thiết lập tài khoản, các loại trò chơi được tích hợp trong 
phần mềm ứng dụng, những ý tưởng sử dụng hiệu quả trong các môn học nói 
chung và sử dụng trong dạy học môn Hóa THPT nói riêng.
Trong khuôn khổ nội dung sáng kiến này, tôi xin phép không đưa các hướng dẫn 
chi tiết cách sử dụng phần mềm mà chỉ xin dẫn một số đường link tham khảo 
cách làm của một số trang web. 17
 • Quizizz
 Là một trò chơi khá phổ biến ở các nước Âu - Mỹ. Thích hợp cho ứng dụng 
giải trí vào việc học tập
 +) Thiết lập tài khoản Quizizz: Vào trang https://quizizz.com/ để đăng 
kí tài khoản bằng email với vai trò là GV để có thể tạo câu hỏi cho HS.
 +) Sử dụng Quizizz trong dạy học môn Hóa THPT:
 Trò chơi này hỗ trợ các công thức Hóa học tối ưu hơn so với Kahoot, dễ 
sử dụng và có hình ảnh trực quan hiển thị trên màn hình của HS, GV cũng có thể 
để câu hỏi ở dạng hình ảnh để tiết kiệm khoảng thời gian đánh máy lại câu hỏi.
 Để tìm hiểu chi tiết, các thầy cô có thể tham khảo đường link: 
 https://thuthuat.hourofcode.vn/huong-dan-su-dung-quizizz-cong-cu-ho- 
 tro-kiem-tra-danh-gia/
 Hình 11: Bài kiểm tra ngắn trên Quizizz
 • Padlet
 Padlet là một bức tường ảo cho phép người dùng bày tỏ ý tưởng về một 
chủ đề nào đó một cách dễ dàng. Padlet hoạt động giống như một trang giấy nơi 
mà mọi người có thể trình bày bất kì nội dung gì (VD: hình ảnh, video, tài liệu,

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_quan_li_va_nang_cao_h.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hó.pdf