Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục và quản lý học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp 12 ở trường THPT
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục và quản lý học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp 12 ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục và quản lý học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp 12 ở trường THPT

SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT C NGHĨA HƯNG BÁO CÁO SÁNG KIẾN Đề tài : “MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC VÀ QUẢN LÝ HỌC SINH TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 12 Ở TRƯỜNG THPT ” Chủ nhiệm (16)/THPT Người viết: Ninh Thị Thuận Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ Hóa học Chức vụ: Giáo viên Hóa học Đơn vị công tác: Tổ Hóa Sinh – trường THPT C Nghĩa Hưng Nghĩa Hưng, tháng 10 năm 2020 I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN I.1. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến Trong tất cả các lĩnh vực, nhân tố con người sẽ quyết định cho mọi sự thành công hay thất bại. Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Vì lợi ích mười năm trồng cây vì lợi ích trăm năm trồng người". Đảng ta đã xác định con người là tài sản quý giá và quan trọng nhất, là nguồn lực lớn và cần thiết đối với quốc gia dân tộc. Trên cơ sở đó, ngành giáo dục đóng vai trò then chốt trong mọi hoạt động và người thầy đóng vai trò quyết định cho sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ cho tương lai. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới đất nước, tiếp cận với những tiến bộ về khoa học – công nghệ đòi hỏi đòi hỏi người giáo viên không ngừng tìm tòi, học hỏi, trau dồi tri thức để tiếp cận sự đổi mới trong phương pháp giáo dục và quản lý lớp học. Người phục vụ trong ngành giáo dục phải xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình là sự nghiệp trồng người. Người thầy là những người phục vụ trực tiếp trong lĩnh vực giáo dục để đào tạo, rèn luyện cho thế hệ trẻ, trong đó giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò quan trọng đối với các cấp học nhất là cấp học phổ thông. Giáo viên là những người được đào tạo về kiến thức, về nghiệp vụ chuyên môn đồng thời còn được trang bị đầy đủ kỹ năng trong việc giáo dục nhân cách học sinh nhất là thông qua công tác chủ nhiệm nhằm giúp học sinh phát triển một cách toàn diện. Ngoài nhiệm vụ giảng dạy, họ còn có một nhiệm vụ hết sức quan trọng, đó là thực hiện công tác chủ nhiệm lớp, biết dìu dắt, hướng dẫn học sinh phấn đấu trong học tập cũng như rèn luyện đạo đức, tác phong. Tuy nhiên, mỗi giáo viên có năng khiếu, sở trường riêng, về chuyên môn phần lớn đáp ứng nhu cầu giảng dạy, nhưng về kỹ năng quản lý, giáo dục học sinh trong công tác chủ nhiệm thì chắc không phải ai cũng làm tốt. Công tác chủ nhiệm muốn thành công, hoạt động của người giáo viên chủ nhiệm phải mang tính nghệ thuật, phải có tính sáng tạo, khéo léo với từng học sinh, từng hoàn cảnh. Phong cách giáo viên khi trình bày một vấn đề phải có tính khoa học và sư phạm tạo được sự thu hút và thuyết phục. Muốn học sinh trở thành học sinh ngoan, và có tinh thần học tập thì trước hết người giáo viên phải xây dựng phong trào ở lớp chủ nhiệm đưa tập thể lớp mình thành một lớp tiên tiến, một chi đoàn vững mạnh, một tập thể gồm những thành viên giàu lòng nhân ái, biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, có tinh thần tự quản tốt. Nhưng thực trạng hiện nay, công tác chủ nhiệm chưa đạt được hiệu quả cao, có nhiều giáo viên chuyên môn rất vững nhưng công tác chủ nhiệm lại yếu vì vậy mà phong trào của lớp vẫn không thể đi lên. Điều đó cho thấy rằng, người giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò hết sức quan trọng trong việc hướng dẫn, chỉ đạo lớp và đào tạo thế hệ trẻ với mục đích giáo dục toàn diện theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Người giáo viên chủ nhiệm lớp đóng rất nhiều vai trò: vừa là thầy dạy học, vừa là người cha, người mẹ và cũng có lúc giống như bạn tốt nhất của các 3 II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP II.1. Thực trạng về công tác chủ nhiệm ở trường trung học phổ thông trước khi áp dụng sáng kiến. II.1.1. Đặc điểm học sinh trường THPT Nghĩa Hưng. Trường THPT C Nghĩa Hưng được thành lập từ cuối năm 1978. Trường nằm trên Khu 1 – thị trấn Rạng Đông – huyện Nghĩa Hưng – tỉnh Nam Định. Ban giám hiệu nhà trường luôn chú trọng, quan tâm đến việc giáo dục đạo đức học sinh. Đồng thời, lãnh đạo nhà trường luôn thường xuyên quan tâm đến công tác chủ nhiệm cũng như năng lực chủ nhiệm của giáo viên làm công tác chủ nhiệm để có những chiến lược mới nhằm xây dựng những tập thể lớp chất lượng theo tiêu chí “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Các bộ phận trong nhà trường luôn quan tâm đến công tác chủ nhiệm lớp, luôn có tinh thần tự nguyện hợp tác với các giáo viên làm công tác chủ nhiệm để việc giáo dục đạo đức và kết quả học tập của học sinh đạt kết quả tốt nhất. Phần lớn học sinh là con em các gia đình thuần nông ở các xã Nghĩa Lợi, Phúc Thắng, Nghĩa Lâm, Nghĩa Hải, Nghĩa Hùng, Nam Điền và Rạng Đông. Đa số học sinh tương đối thuần, ngoan, phụ huynh học sinh có sự hợp tác, phối hợp hiệu quả với nhà trường. Bên cạnh đó cũng có một bộ phận không nhỏ học sinh đang có rất nhiều vấn đề mà nếu nhà trường, gia đình không phát hiện, ngăn chặn, uốn nắn kịp thời thì hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng với tương lai của chính các em và với xã hội. Tôi xin đưa ra một số thực trạng (cũng chính là những khó khăn trong công tác chủ nhiệm của chúng tôi) như sau: + Đầu vào của sinh trường C Nghĩa Hưng thường xếp thứ 2 hoặc 3 trong huyện, do vậy mỗi khối lớp có khoảng 1/3 là học sinh sức học kém, lười học, hổng kiến thức trầm trọng từ những lớp dưới. Mà học kém thường đi kèm với ý thức kém. Nhiều em xác định đi học “hộ” bố mẹ , có học sinh lớp 12 mà bố mẹ phải đưa đón hàng ngày để quản lý con. + Học sinh bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh gia đình: mồ côi (lớp nào cũng có vài học sinh mồ côi cha, mẹ), hộ nghèo và cận nghèo rất nhiều, học sinh có bố mẹ đi làm ăn xa ở với ông bà hoặc họ hàng (giáo viên chủ nhiệm không liên lạc được với phụ huynh, phụ huynh bất lực vì ở xa, ông bà già cũng không quản lý được cháu). + Về phía phụ huynh, đa số phụ huynh đều hợp tác và ủng hộ nhà trường trong quá trình giáo dục con em mình. Nhưng còn không ít những phụ huynh rơi vào tình trạng bất lực với con thậm chí sợ con. Có phụ huynh quá nóng tính, dữ đòn mặc dù học sinh thường xuyên mắc lỗi, nhưng giáo viên chủ nhiệm chỉ khuyên bảo, răn đe, trách phạt ở trường, không dám điện về vì sợ phụ huynh đánh con; có 5 Tuy nhiên, đó chỉ là những nguyên nhân từ phía học sinh, còn để làm tốt công tác chủ nhiệm thì chính người giáo viên làm công tác chủ nhiệm ấy mới thật sự là yếu tố có tính tác động quyết định nhất đến sự thành công hay thất bại của công tác chủ nhiệm lớp. Vì thế, người làm công tác chủ nhiệm phải là những người luôn nhiệt huyết, năng động, chuyên cần và luôn có những thay đổi trong quá trình chủ nhiệm để có thể đạt được những kết quả tốt, hoàn thành xuất sắc công tác chủ nhiệm lớp. II.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng sáng kiến II.2.1. Cơ sở lý luận II.2.1.1. Vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm và công tác chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông. - Giáo viên chủ nhiệm là người được Hiệu trưởng bổ nhiệm, phân công chịu trách nhiệm về một lớp. Điều lệ trường trung học ghi rõ: “Mỗi lớp có một giáo viên chủ nhiệm lớp do Hiệu trưởng chỉ định, chọn trong số giáo viên giảng dạy ở lớp đó”. Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt Hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lý toàn diện lớp học từ giáo dục văn hóa cho đến giáo dục đạo đức nhân cách. Chính vì thế có thể nói giáo viên chủ nhiệm là cầu nối đa chiều giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm. - Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông là linh hồn của lớp học, là người góp phần không nhỏ hình thành và nuôi dưỡng nhân cách học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước. Nói như PGS.TS Đặng Quốc Bảo – Học viện quản lý giáo dục thì giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông là “nhà quản lý không có dấu đỏ”. Ngày nay, với sự nhận thức ngày càng đúng đắn và sâu sắc về giáo dục, có thể coi giáo viên chủ nhiệm như một nhà quản lý với các vai trò: Người lãnh đạo lớp học; Người điều khiển lớp học; Người làm công tác phát triển lớp học; Người làm công tác tổ chức lớp học; Người giúp Hiệu trưởng bao quát lớp học; Người giúp Hiệu trưởng thực hiện việc kiểm tra sự tu dưỡng và rèn luyện của học sinh; Người có trách nhiệm phản hồi tình hình lớp Một người giáo viên chủ nhiệm giỏi sẽ góp phần xây dựng nên một tập thể lớp giỏi, nhiều tập thể lớp giỏi sẽ xây dựng nên một nhà trường vững mạnh. - Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa nhà trường – gia đình và xã hội . Nếu thực hiện thành công công tác chủ nhiệm sẽ góp phần giáo dục học sinh sau này trở thành thế hệ trẻ năng động, sáng tạo và tài năng. II.2.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm: Theo điều lệ trường THPT của Bộ giáo dục và đào tạo, giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ và quyền hạn sau: * Nhiệm vụ: Giáo viên chủ nhiệm, ngoài các nhiệm vụ của giáo viên bộ môn, còn có những nhiệm vụ sau đây: 7 viên chủ nhiệm phải có sự nắm bắt rõ về hoàn cảnh gia đình cũng như khả năng học tập, rèn luyện của học sinh. Cho nên ngay từ khi được nhà trường giao lớp, việc đầu tiên là tôi điều tra về học sinh, tôi đã chuẩn bị một phiếu mẫu điều tra về học sinh như sau : LÝ LỊCH HỌC SINH Họ và tên:.................................................................... Ngày, tháng, năm sinh:............................................................................... Quê quán:.................... Nơi sinh:..................... Chỗ ở hiện tại(Thôn, xã, huyện).................... Điểm trung bình năm lớp:........................................................................... Xếp loại học lực (giỏi, khá, trung bình, yếu):........................................................ Những môn học sở trường:..................................................................... Những môn học yếu:.............................................................................................. Nguyên nhân học yếu:............................................................................................ Sở trường (năng khiếu)....................................................................... Sở thích: ................................................................................ Chức vụ đã làm : ....................................................................... Tình trạng sức khỏe:....................................................................... Họ và tên cha:................................................................. Nghề nghiệp:.....................................Nơi công tác............................. Số điện thoại:.......................................................................................................... Chữ kí phụ huynh ................................................................................................... Nghề nghiệp:.....................Nơi công tác: .......................... Họ và tên mẹ:................................................................. Số điện thoại:......................................................................................................... Chữ kí ................................................................................................................... Hoàn cảnh gia đình: (có mấy anh chị em trong gia đình, gia đình thuộc đối tượng chính sách nào....).................................................................................................. ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ....................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... Ước mơ nghề nghiệp tương lai:............................................................................ Nguyện vọng học theo khối:.................................................................................. Dự định thi đại học trường:...................................................................................
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_hieu_qu.doc