Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao kỹ năng nói tiếng Anh cho học viên vừa học, vừa làm tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Vĩnh Phúc

docx 22 trang sk12 28/12/2024 330
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao kỹ năng nói tiếng Anh cho học viên vừa học, vừa làm tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao kỹ năng nói tiếng Anh cho học viên vừa học, vừa làm tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Vĩnh Phúc

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao kỹ năng nói tiếng Anh cho học viên vừa học, vừa làm tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Vĩnh Phúc
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH VĨNH PHÚC
 TRUNG TÂM GDTX TỈNH
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG NÓI TIẾNG ANH CHO 
 HỌC VIÊN VỪA HỌC, VỪA LÀM TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC 
 THƯỜNG XUYÊN TỈNH VĨNH PHÚC
 Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Phương Anh
 Mã sáng kiến: 40.61.01
 Vĩnh Phúc, năm 2020
 0 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 1. Lời giới thiệu
 Với xu thế hội nhập quốc tế, Việt Nam đang ngày càng phát huy hết khả 
năng sẵn có trong mọi lĩnh vực. Ngôn ngữ giao tiếp trở thành công cụ đắc lực và 
có sức mạnh tiên quyết,chính vì thế giáo dục Việt Nam hết sức coi trọng và đưa 
chương trình tiếng Anh như một môn chính khoá vào các bậc học trong hệ thống 
giáo dục. Chúng ta cũng thấy rõ vị trí của môn học đối với sự phát triển chung 
của toàn xã hội: Là một công cụ tạo điều kiện hoà nhập với cộng đồng quốc tế và 
khu vực, tiếp cận thông tin và khoa học kĩ thuật tiên tiến,tiếp cận những nền văn 
hoá khác cũng như những sự kiện quốc tế quan trọng. Để đáp ứng nhu cầu cho 
người học về kỹ năng nói tiếng Anh, thì chương trình môn tiếng Anh nhằm hình 
thành và phát triển ở học viên những kiến thức và kĩ năng cơ bản và những phẩm 
chất trí tuệ cần thiết để tiếp tục học lên bậc cao hơn hoặc áp dụng vào cuộc sống 
lao động là vô cùng cần thiết và cấp bách. Là giáo viên dạy môn tiếng Anh tại 
Trung tâm, qua một số năm công tác, tôi nắm rõ đặc trưng phương pháp bộ môn 
mình phụ trách.Tôi luôn nghiên cứu, tìm tòi nâng cao chất lượng dạy và học môn 
tiếng Anh, đặc biệt là với các đối tượng học viên vừa học, vừa làm còn có nhiều 
khó khăn như trường tôi. Do đó giáo viên phải biết truyền lửa cho học viên trước 
hết là sự thích thú và đam mê học môn tiếng Anh. Xuất phát từ quan điểm “lấy 
người học làm trung tâm”, phương pháp dạy và học đã có những thay đổi căn bản. 
Người dạy không phải là người duy nhất nắm giữ kiến thức và truyền đạt kiến 
thức mà chỉ là người hướng dẫn, người hỗ trợ, người cố vấn và người kiểm tra. 
Người học không còn là người thụ động tiếp thu kiến thức mà là trung tâm của 
quá trình dạy học, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập nhằm đạt được kết 
quả cao trong học tập và biết vận dụng vào thực tế cuộc sống. Dạy ngoại ngữ nói 
chung, dạy tiếng Anh nói riêng việc đổi mới phương pháp dạy học là rất quan 
trọng. Ngoài việc nắm vững kiến thức ngôn ngữ,thực hiện tốt kĩ năng nghe, nói, 
đọc thì kĩ năng nói cũng đóng một vai trò quan trọng không kém. Dạy nói là một 
trong những nội dung cơ bản và thực sự là sự kết hợp tinh tế của việc giảng các 
kĩ năng ngôn ngữ khác. Từ những luận điểm trên việc áp dụng các phương pháp 
dạy nói như thế nào để giúp học viên thực hiện giao tiếp, nói tiếng Anh tốt, không 
ngại nói tiếng Anh là rất quan trọng. Với những băn khoăn, trăn trở làm thế nào 
để đổi mới phương pháp giảng dạy? Thu hút học viên thích học nói tiếng Anh như 
thế nào?Làm thế nào để giúp học viên không ngại nói tiếng Anh? Và làm thế nào 
để mỗi giờ học nói không còn nhàm chán, học viên thích học giờ nói hơn, trở nên 
thú vị hơn, ấn tượng hơn và mang lại hiệu quả cao. Từ những thực tế đó, tôi chọn 
đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp nâng cao kỹ năng nói tiếng Anh cho học 
viên vừa học, vừa làm tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Vĩnh Phúc”
 2. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao kỹ năng nói tiếng Anh cho 
học viên vừa học, vừa làm tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Vĩnh Phúc”
 3. Tác giả sáng kiến
 2 Cách tổ chức các hoạt động dạy học trong một số giờ dạy Tiếng Anh cho 
học viên, nhằm phát triển kỹ năng nói Tiếng Anh cho học viên vừa học,vừa làm 
tại Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc.
 7.1.5. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu lý luận
 - Nghiên cứu tài liệu về những lý luận cơ bản về hoạt động dạy học nhằm 
phát kỹ năng nói Tiếng Anh cho học viên.
 - Nghiên cứu văn kiện, sách báo, tạp chí...nhằm hệ thống hóa những vấn đề 
lý luận liên quan đến đề tài.
 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
 - Phương pháp quan sát
 Người thực hiện đề tài tự tìm tòi nghiên cứu, tiến hành dự giờ thăm lớp của 
đồng nghiệp. 
 - Phương pháp trao đổi, thảo luận
 Sau khi dự giờ của đồng nghiệp, đồng nghiệp dự giờ người thực hiện đề tài, 
đồng nghiệp và người thực hiện đề tài tiến hành trao đổi, thảo luận để từ đó rút ra 
những kinh nghiệm cho tiết dạy.
 - Phương pháp thực nghiệm
 Giáo viên tiến hành dạy thực nghiệm theo từng mục đích yêu cầu cụ thể 
một số tiết dạy nói.
 - Phương pháp điều tra
 Giáo viên đặt câu hỏi để kiểm tra đánh giá việc nắm nội dung bài học của 
học sinh.
7.1.6.Cơ sở lý luận của một số biện pháp nhằm phát triển kỹ năng nói tiếng 
Anh cho học viên vừa học,vừa làm tại Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc
 Căn cứ Kế hoạch năm học 2019-2020 của Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh 
Phúc; Căn cứ quyết định quy định chương trình học môn Tiếng Anh GDTX, việc 
đổi mới mục tiêu giáo dục, mục tiêu môn học là rất cần thiết và vô cùng quan 
trọng và để nâng cao chất lượng dạy và học kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Anh 
cho học viên vừa học,vừa làm nói chung cũng như cho đối tượng học viên khác 
là cán bộ, công nhân viên trong tỉnh nhà nói riêng.
 Hơn thế nữa, ở Việt Nam hiện nay, đất nước ta đang trên đà phát triển và 
hội nhập với quốc tế, nhu cầu giao tiếp bằng tiếng Anh đòi hỏi ngày càng cao. 
Ngoài ra, trong công cuộc công nghiệp hóa-hiện đại hóa, ngoại ngữ nói chung và 
Tiếng Anh nói riêng ngày càng khẳng định được tầm quan trọng của mình và được 
đẩy mạnh trong công tác giáo dục. Trong việc đào tạo ngôn ngữ này, học tiếng 
Anh giao tiếp được xem là một phương án giáo dục hiệu quả và quan trọng đối 
với mọi lứa tuổi, đặc biệt là học viên vừa học,vừa làm vì đó là chiếc chìa khóa mở 
 4 biệt lại là học viên vừa học, vừa làm, khó duy trì được sự hứng thú cho học viên 
trong suốt một tiết học dài, đặc biệt là khi các học viên lười nói, ngại giao tiếp, 
bởi vốn từ vựng ít, nhiều cấu trúc câu khó thuộc, hoặc kiến thức được truyền tải 
qua mỗi nội dung bài học khó .
 * Các yếu tố cơ bản trực tiếp tác động đến hiệu quả của tiết dạy nói
 a) Giáo viên
 - Với phương pháp dạy học “lấy người học làm trung tâm”, thì giáo viên 
đóng vai trò chỉ đạo, điều khiển học sinh hoạt động trong giờ học. 
 - Để tiến hành một tiết dạy nói có hiệu quả thì giáo viên cần thực hiện tốt 
các yếu tố cơ bản sau:
 + Tổ chức, điều khiển lớp học, phân bố thời gian hợp lý.
 + Sử dụng linh hoạt các kỹ thuật dạy nói phù hợp với từng nội dung bài 
dạy. 
 + Sáng tạo các đồ dùng dạy học phù hợp phục vụ cho tiết dạy. 
 + Truyền cảm, lôi cuốn,thu hút, hấp dẫn học viên. 
 b) Phương pháp 
 + Áp dụng các phương pháp dạy tiên tiến như phương pháp nêu vấn đề và 
hướng học viên vào việc tìm kiếm, phát hiện và giải quyết vấn đề, đồng thời kết 
hợp việc ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào giảng dạy. Thúc đẩy động 
cơ học tập: động cơ học tập có được khi các học viên có hứng thú với môn học và 
thấy được sự tiến bộ của bản thân. 
 + Giáo viên cần đề ra những mục tiêu học tập vừa sức cho học viên.
 + Ngoài ra, khuyến khích học viên học theo phương châm thử nghiệm và 
chấp nhận mắc lỗi và không sợ xấu hổ trước mọi người.
 + Giáo viên cần quan tâm sử dụng tối đa thời gian trên lớp, tạo mọi cơ hội 
để học viên có thể sử dụng ngữ liệu đã học một cách có nghĩa và hiệu quả. Phối 
hợp các kĩ năng một cách linh hoạt: chú trọng kết hợp cả 4 kĩ năng ngay từ đầu 
và được phát triển có hệ thống. Mọi bài tập trong các đơn vị bài học, dù ở dạng 
cá nhân hay nhóm đều có kết hợp tất cả các kĩ năng ở mức độ có thể, tuỳ theo đặc 
điểm của nội dung từng bài.
 + Cần ôn lại các kiến thức đã học, nếu được ôn lại một cách khoa học thì 
những điều cần ghi nhớ sẽ tồn tại rất lâu.
 +Cần tạo một môi trường học tập thật thoải mái, gọn gàng, ngồi ngay ngắn 
trên ghế, thẳng lưng tránh uể oải hay buồn ngủ khi đọc sách.
 + Điều quan trọng nhất khi học Tiếng Anh là thái độ học tập. Một thái độ tự 
tin và lạc quan, nghĩ rằng mình có thể làm mọi thứ dễ dàng sẽ có một tác động 
tích cực đến người học.
 6 - Trao đổi bài trực tuyến với học viên.
 Về phía học sinh:
 - Học viên đã quen với các kỹ năng học nói Tiếng Anh.
 - Phần lớn học viên thực hiện được các yêu cầu, bài tập của giáo viên giao 
cho.
 - Một số học HV đã hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong giao tiếp và học tập.
 * Tồn tại
 - Số lượng HV chưa tự tin khi nói Tiếng Anh, chưa có ý thức cao trong 
luyện nói,
 -Ý thức chuẩn bị bài hầu như không có, tồn tại thói quen đợi chờ tiếp nhận 
kiến thức từ phía giáo viên.
 - Mặc dù muốn học, nhưng động cơ để học kỹ năng nói tiếng Anh của học 
viên còn hạn chế. 
 - Học viên có thói quen viết ra giấy mà không nói. Học sinh sợ mắc lỗi 
trong quá trình nói (sợ không phát âm đúng từ nào đó, sợ nói sai câu)
 - Nhiều HV ít có cơ hội để học thêm, ít tiếp cận với các thông tin đại chúng 
như sách, báo hay tạp chí, xem phim nước ngoài có thuyết minh bằng tiếng Anh. 
 7.1.8. Các biện pháp nhằm phát triển kỹ năng nói môn tiếng Anh cho 
học viên vừa học, vừa làm tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Vĩnh 
Phúc 
 Mục đích của việc dạy ngoại ngữ không phải là cung cấp cho học viên kiến 
thức của ngôn ngữ đó, mà mục đích cuối cùng của việc dạy ngoại ngữ nói chung, 
tiếng Anh nói riêng là dạy học viên khả năng giao tiếp được bằng tiếng Anh một 
cách tự tin. Muốn sử dụng thành thạo ngôn ngữ đó thì người học phải rèn luyện 4 
kĩ năng cơ bản: Nghe, Nói, Đọc và Viết. Nếu các em học tốt bốn kĩ năng này, thì 
sẽ dễ dàng tiếp cận với tin học, khoa học công nghệ và rất thuận lợi trong việc 
giao tiếp. Đặc biệt kĩ năng nói là một trong nhưng kĩ năng cơ bản được chú trọng 
trong quá trình dạy và học ngoại ngữ. Nó quyết định xem người học có hiểu nội 
dung của bài hay không. Vì vậy, nếu học viên có khả năng nói tiếng Anh tốt thì 
các học viên có thể đọc hiểu được sách, báo, tài liệu được viết bằng tiếng Anh với 
những nội dung phù hợp với trình độ và lứa tuổi của học viên, giúp họ có điều 
kiện nâng cao trình độ nói tiếng Anh. 
 Các biện pháp nâng cao kỹ năng nói tiếng Anh được đưa ra trong phần này, 
xuất phát từ những nguyên nhân gây khó khăn cho người học, với hi vọng có thể 
giúp người học phần nào khắc phục khó khăn, tìm ra phương pháp phù hợp nhất 
cho bản thân trong quá trình học kỹ năng nói.
 Đổi mới phương pháp giảng dạy, tức là giáo viên tổ chức các hoạt động học 
tập theo phương pháp dạy học tích cực lấy học viên làm trung tâm, thiết kế các 
hoạt động khiến học viên có hứng thú học bài, hoạt động mà qua đó học viên được 
 8 English – honey – year – rich – home – energy – yard – damage – endanger 
– rare – elephant – threaten – nation – naughty – youth –.
 Cách kiểm tra từ vựng theo cặp từ đồng nghĩa và trái nghĩa
 Khoảng cách – vị trí
 Above >< Xuống
 Front >< Trái
 High >< Gần.
 Inside >< Bênngoài
 Tình trạng 
 Alone >< Cuối cùng
 nhau Good >< Xấu
 Begin >< Yên tĩnh
 Big >< Công 
 Cool >< Ấm cộng
 Clean >< Sai
 Dark >< Vui
 Difficult >< Nhanh
 Before >< Rộng 
 Dry >< Ướt rãi
 Young >< Già..
 Động từ
 Add >< Trả lời
 Get >< 
 Leave >< Ở lại Đứng lên
 Open >< Đóng
 Play >< Khóc
 Push >< Bán
 Love >< Ghét..
 Nguyên tắc học từ vựng phổ biến là học trong cụm từ trong câu, tránh học 
các từ câm, đứng một mình. Ví dụ: học từ “end” phải học trong nhóm từ “in the 
end” hoặc “at the end”, học “interested” phải nhớ cụm “be interested in” thì lúc 
đó học viên mới biết cách đặt câu cho đúng.
 Khi dạy Phrasal verbs, giáo viên nên tập hợp theo một trong hai cách: theo 
độngtừ hoặc theo giới từ.
 Ví dụ theo giới từ: Động từ đi kèm giới từ OF
 10

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_ky_nang_noi.docx