Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 12 hệ thống kiến thức môn Ngữ văn để ôn thi tốt nghiệp
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 12 hệ thống kiến thức môn Ngữ văn để ôn thi tốt nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 12 hệ thống kiến thức môn Ngữ văn để ôn thi tốt nghiệp

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 12 HỆ THỐNG KIẾN THỨC MÔN NGỮ VĂN ĐỂ ÔN THI TỐT NGHIỆP những kỹ năng học tập cơ bản, nếu thiếu nó người học khó đạt tới thành công trong học tập. Khi nghiên cứu vấn đề này, trong tác phẩm “Những thủ thuật dạy học”, J.Mekeachia [1] cho rằng, cần phải dạy cho học sinh chiến lược học tập, trong đó chiến lược ôn tập được coi là chiến lược quan trọng, đảm bảo cho sự thành công trong học tập của học sinh. Chiến lược ôn tập được thực hiện bằng các hình thức lặp đi lặp lại nhiều lần, tóm tắt tài liệu, vẽ sơ đồ minh họa nội dung học tập... Theo Geoffrey Fetty [2] trong cuốn “Dạy học ngày nay”, ông cho rằng một trong các PPDH tích cực là dạy cho học sinh cách nhớ, qua đó rèn luyện cho HS kỹ năng ôn tập. Theo tác giả, giáo viên nên sử dụng một số hình thức ôn tập như: tóm tắt bài học, đưa ra hệ thống câu hỏi ôn tập, kiểm tra ôn tập, làm việc theo nhóm, chơi trò chơi Vẽ sơ đồ nhận thức là một trong những chiến lược học tập cần dạy cho học sinh do Robert Fishes [3] đưa ra. Trong dự án Việt – Bỉ “Dạy trẻ học” đào tạo giáo viên sư phạm cho bảy tỉnh miền núi, theo ông, vẽ sơ đồ nhận thức là một công cụ đắc lực trợ giúp trí nhớ, hiểu biết và phát triển khái niệm, bởi vì tất cả những gì cần phải nhớ chỉ là những ý tưởng chốt, từ chốt hoặc hình ảnh chốt và dựng lại những gì cần nhớ từ những cái chốt ấy. Vẽ sơ đồ nhận thức không chỉ là cho HS tiếp nhận thông tin mà còn cần phải suy nghĩ về thông tin ấy, giải thích nó và kết nối nó với cách cấu tạo mới, tạo nên hiểu biết về chúng. Qua đó mà hình thành kỹ năng ôn tập cho HS. Với quan niệm như vậy tác giả đã chỉ ra mục tiêu của vẽ sơ đồ nhận thức, các dạng sơ đồ nhận thức có thể dạy cho HS. Việc tổ chức hướng dẫn học sinh ôn tập còn được nhiều tác giả trong nước đề cập đến trong các công trình khác nhau. Khi nghiên cứu “Những giải pháp cơ bản bồi dưỡng phương pháp tự học cho học viên đào tạo sĩ quan ở các trường Đại học quân sự” tác giả Mai Văn Hóa [4] cho rằng, ôn tập có vai trò hết sức quan trọng đối với việc củng cố, mở rộng, đào sâu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, đồng thời qua đó mà điều chỉnh, sữa chữa những thiếu sót trong học tập cho người học. Với quan niệm bồi dưỡng kỹ năng học tập cho sinh viên là một trong những biện pháp tổ chức hoạt động tự học môn Giáo học cho học sinh, sinh viên các trường sư phạm, tác giả Nguyễn Thị Tính [4] đã đề cập đến hệ thống các kỹ năng học tập cần hình thành cho sinh viên, trong các kỹ năng đó, tác giả cho rằng, kỹ năng ôn tập (kỹ năng mô hình hóa kiến thức) là một trong những kỹ năng học tập quan trọng cần rèn luyện cho HS và đưa ra cơ sở khoa học, khái niệm, biện pháp để rèn luyện kỹ năng đó cho sinh viên có hiệu quả. Hoàng Thị Lợi [5] cho rằng: kỹ năng ôn tập là một trong những kỹ năng học tập quan trọng hàng đầu, bởi vì kỹ năng này giúp cho HS khắc phục được những hạn chế như: vốn kiến thức, vốn tiếng Việt, khả năng nhận thức, động cơ học tậpkhi các em bước vào học ở trường. Từ đó, tác giả Hoàng Thị Lợi đã đề xuất các biện pháp rèn luyện kỹ năng ôn tập cho HS trường Phổ thông Dân tộc Nội trú như: kỹ năng trả lời câu hỏi, kỹ năng xây dựng dàn ý tóm tắt bài học, kỹ năng xây dựng sơ đồ. Bàn về vấn đề ôn tập, vấn đề này còn được đề cập đến trong các tài liệu lí luận dạy học của các tác giả như: Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt [6], Nguyễn Ngọc Bảo [7], Nguyễn Văn Hộ, Hà Thị Đức [8]Trong các tài liệu đó, các tác giả đã chỉ ra vai trò, ý nghĩa của ôn tập, các loại hình ôn tập, yêu cầu để việc tổ chức ôn tập có hiệu quả. 1.2. Vấn đề ôn tập Ngữ văn 12 - Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX - Tuyên ngôn Độc lập và tác giả Hồ Chí Minh - Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc – Phạm Văn Đồng - Tây Tiến – Quang Dũng - Việt Bắc (trích) và tác giả Tố Hữu - Đất nước (trích Mặt đường khát vọng) – Nguyễn Khoa Điềm - Sóng – Xuân Quỳnh - Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo - Người lái đò Sông Đà (trích) – Nguyễn Tuân - Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) Hoàng Phủ Ngọc Tường - Vợ nhặt (trích) – Kim Lân - Vợ chồng A Phủ (trích) – Tô Hoài - Rừng xà nu (trích) – Nguyễn Trung Thành - Những đứa con trong gia đình (trích) – Nguyễn Thi - Chiếc thuyền ngoài xa (trích) – Nguyễn Minh Châu - Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ * Văn học nước ngoài - Thuốc – Lỗ Tấn - Số phận con người (trích) – Sô-lô-khốp - Ông già và biển cả (trích) – Hê-minh-uê. Câu II. (3,0 điểm): Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn (khoảng 400 từ). - Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý. - Nghị luận về một hiện tượng đời sống. II. Phần riêng (5,0 điểm) Vận dụng khả năng đọc – hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học. Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b) Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) - Tuyên ngôn Độc lập và tác giả Hồ Chí Minh - Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc – Phạm Văn Đồng - Tây Tiến – Quang Dũng - Việt Bắc (trích) và tác giả Tố Hữu - Đất nước (trích Mặt đường khát vọng) – Nguyễn Khoa Điềm - Sóng – Xuân Quỳnh - Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo - Người lái đò Sông Đà (trích) – Nguyễn Tuân - Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) – Hoàng Phủ Ngọc Tường - Vợ chồng A Phủ (trích) – Tô Hoài - Vợ nhặt – Kim Lân - Rừng xà nu (trích) – Nguyễn Trung Thành - Những đứa con trong gia đình (trích) – Nguyễn Thi - Chiếc thuyền ngoài xa (trích) – Nguyễn Minh Châu - Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ. Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm). - Tuyên ngôn Độc lập – Hồ Chí Minh - Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời! Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi (Ngữ văn 12, Tập một, tr.88, NXB Giáo dục – 2009). Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân (phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục – 2008) Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. 2.2. Căn cứ vào khung cấu trúc đề thi của Bộ, giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi sau mỗi bài học để ôn tập những kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam và tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài (dạng câu hỏi 2 điểm) Biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi và sử dụng linh hoạt hệ thống câu hỏi ấy trong quá trình ôn tập là một biện pháp cần thiết và đem lại hiệu quả cao. Các câu hỏi được xây dựng phải đảm bảo vừa mang tính hệ thống liên tục, vừa sát hợp với vấn đề ôn tập của học sinh. Giáo sư Phan Trọng Luận đưa ra yêu cầu chung khi tiến hành xây dựng hệ thống câu hỏi: Câu hỏi phải mang tính liên tục, phải định hướng vào mối quan hệ hữu cơ giữa những yếu tố cụ thể với những vấn đề tổng hợp của bài học. Câu hỏi vừa sức với học sinh, phù hợp với thời lượng của bài học”. Vận dụng những kiến thức lí luận nêu trên, người giáo viên có thể hướng dẫn học sinh xây dựng một hệ thống câu hỏi ôn tập liên quan đến nội dung cần ôn tập. 2.2.1. Học kì 1 2.2.1.1. Về Giai đoạn văn học:Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX ? Văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945-1975 phát triển qua mấy chặng đường? Nêu những thành tựu chủ yếu của mỗi chặng. ? Hãy trình bày tóm tắt những đặc diểm cơ bản của văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945-1975 ? Nêu những thành tựu nổi bật của Văn học Việt Nam giai đoạn sau 1975. 2.2.1.2. Về Tác giả Hồ Chí Minh: ? Hãy nêu khái quát về di sản văn học của Hồ Chí Minh. ? Hãy nêu khái quát về phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh. ? Trước khi trở thành nhà văn, Lỗ Tấn đã từng học qua những nghề nào? Vì mục đích gì ông chuyển sang hoạt động văn nghệ? Nêu tên ba tác phẩm của Lỗ Tấn. ? Hãy tóm tắt ngắn gọn và cho biết ý nghĩa tư tưởng truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn. ? Trình bày hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề cùng hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn ? ? Trong truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn, khách ở quán trà nhà lão Hoa Thuyên đã bàn về những chuyện gì? Hãy cho biết điều nhà văn muốn nói qua những chuyện ấy. ? Ý nghĩa về hình ảnh con đường mòn trong nghĩa địa, vòng hoa trên mộ Hạ Du và không thời gian nghệ thuật trong tác phẩm thuốc của Lỗ Tấn - Sô-lô-khốp và Số phận con người ? Hãy giới thiệu ngắn gọn tiểu sử và sự nghiệp văn chương của Sô – lô – khốp? ? Tóm tắt ngắn gọn truyện ngắn “Số phận con người” của Sô-Lô-Khốp.Nêu những nét chính về giá trị tư tưởng, nghệ thuật tác phẩm ? Nêu hoàn cảnh sáng tác và đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Số phận con người của Sô-lô-khôp ? So sánh số phận của Xô cô lốp và bé Va ni a trong tác phẩm “SPCN” ? Việc Xô cô lôp nhận nuôi Vania tác động lớn lao đến hai cha con như thế nào ? - Ông già và biển cả của Hê-minh –uê ? Hãy trình bày tóm tắt về tiểu sử và sự nghiệp văn học của Hê-minh-uê ? Tóm tắt truyện ngắn “Ông già biển cả” của Hê-minh-uê.Nêu những nét chính về giá trị tư tưởng của tác phẩm ? Anh/chị hiểu thế nào về nguyên lí “tảng băng trôi”của Hê-minh-uê? Hãy nêu tên hai tác phẩm tiêu biểu của nhà văn này. 2.2.2.2. Về tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam - Vợ chồng Aphủ của Tô Hoài ? Trình bày những hiểu biết của em về nhà văn Tô Hoài và hoàn cảnh ra đời “Vợ chồng A Phủ”. ? Tóm tắt “Vợ chồng A Phủ” và nêu ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm. - Vợ Nhặt của Kim Lân ? Trình bày những hiểu biết của em về nhà văn Kim Lân, hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề “Vợ nhặt”. ? Tóm tắt “Vợ nhặt” và nêu ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm. - Các tác phẩm: Rừng xà nu, Những đứa con trong gia đình, Chiếc thuyền ngoài xa, Hồn Trương Ba, da hàng thịt giáo viên cũng hướng dẫn học sinh ôn tập theo những câu hỏi tương tự như trên. Hệ thống các câu hỏi này vô cùng hữu ích vì nó giúp các em khắc sâu ngay những kiến thức cần ôn tập sau mỗi bài học, để từ đó tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quá trình ôn tập tổng quát về sau. Và để hệ thống câu hỏi này phát huy tác dụng, giáo viên phải kiểm tra bài cũ thường xuyên sau mỗi bài học. 2.3. Giáo viên hướng dẫn học sinh hệ thống kiến thức để ôn tập phần Nghị luận Xã hội (dạng câu hỏi 3 điểm) + Trình bài những mặt tích cực của hiện tượng (đóng góp cho đời sống xã hội và đời sống cá nhân như thế nào, xét cả ở giá trị vật chất và giá trị tinh thần). + Chỉ rõ những mặt trái, những hạn chế có thể vướng phải và nguyên nhân của nó (từ nguyên nhân khách quan, nguyên nhân xã hội đến ý thức-hành vi của từng cá nhân). + Bài học kinh nghiệm rút ra cho bản thân. - Kết luận: tổng kết chung 2.3.2. Mỗi tuần, giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành viết một đề nghị luận xã hội ở nhà Đề nghị luận xã hội phải tập trung vào những vấn đề, đề tài, hiện tượng đời sống mang tính thời sự trong xã hội hiện nay như: môi trường, tai nạn giao thông, bạo lực học đường, bạo lực gia đình, tác hại của hút thuốc lá, thói vô trách nhiệm trong xã hội, những tấm gương người tốt việc tốt, trẻ em lang thang cơ nhỡ, ma túy trong học đường, quan niệm sống thử của giới trẻ, tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục, bệnh vô cảm của con người hiện đại, nghiện internet, karaoke, nhạc trẻ, thời trang, phong trào thanh niên tình nguyện, lẽ sống đẹp, 2.3.2.1. Một số dạng đề nghị luận về một tư tưởng- đạo lí thường gặp như: - Đề: Viết một bài văn ngắn (400 từ) trình bày suy nghĩ của anh, chị về mục đích học tập do Unesco đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình”. - Đề: Hồ Chí Minh nói: “Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mỗi chúng ta”.Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng nói: “Lao động là thước đo phẩm chất của con người”. Viết một bài văn ngắn (400 từ) trình bày suy nghĩ của anh, chị về ý kiến trên và liên hệ ý thức lao động, học tập, rèn luyện của thanh niên hiện nay. 2.3.2.2. Một số dạng đề nghị luận về một hiện tượng đời sống thường gặp: - Đề: Mỗi công dân cần có suy nghĩ và hành động như thế nào để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. Viết một bài văn ngắn (400 từ) trình bày suy nghĩ của anh, chị về vấn đề đó. - Đề: Thuốc lá được coi như là một thứ ôn dịch . Viết một bài văn ngắn (400 từ) trình bày hiểu biết của anh, chị về ôn dịch thuốc lá từ đó đưa ra những biện pháp ngăn chặn. Để biện pháp ôn tập này phát huy hiệu quả, giáo viên phải yêu cầu học sinh viết bài vào vở soạn văn, sau đó giáo viên kiểm tra, đánh giá cho điểm cộng, trừ vào cột điểm kiểm tra miệng hoặc 15 phút. Với biện pháp ôn tập này, trong một năm học, trừ hai tuần thi học kì I,II và ba tuần đầu năm học, giáo viên có thể cho học sinh thực hành ôn tập từ ba mươi đến ba mươi hai đề nghị luận xã hội. Qua những bài viết đó, học sinh không chỉ nắm vững phương pháp làm bài mà còn tích lũy được một khối lượng lớn những kiến thức xã hội quan trọng ở mỗi dạng đề nghị luận xã hội khác nhau, từ đó giúp các em tự tin và đạt kết quả cao hơn trong quá trình làm bài thi tốt nghiệp. 2.4. Giáo viên hướng dẫn học sinh hệ thống kiến thức để ôn tập phần Nghị luận văn học (dạng câu hỏi 5 điểm)
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_huong_dan_hoc_sinh_lo.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 12 hệ thống kiến thức môn Ngữ văn để ô.pdf