Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn dạy học phần Lịch sử Việt Nam chương trình lớp 12 THPT theo định hướng dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn dạy học phần Lịch sử Việt Nam chương trình lớp 12 THPT theo định hướng dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn dạy học phần Lịch sử Việt Nam chương trình lớp 12 THPT theo định hướng dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: KINH NGHIỆM VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM CHƯƠNG TRÌNH LỚP 12 THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG DẠY HỌC PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH Năm 2021 Trang MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu 2 3. Phương pháp nghiên cứu 2 4. Các bước thực hiện đề tài 2 B. NỘI DUNG 1. Cơ sở vấn đề nghiên cứu 3 1.1. Cơ sở lý luận 3 1.2. Cơ sở thực tiễn và thực trạng vấn đề nghiên cứu 4 2. Một số kinh nghiệm hướng dẫn HS vận dụng kiến thức liên môn học phần Lịch sử Việt Nam chương trình lớp 12 THPT theo định hướng dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh 5 2. 1. Dự kiến phạm vi kiến thức liên môn có thể vận dụng 5 2.2. Vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy học phần Lịch sử Việt Nam chương trình 12 cho học sinh ở trường THPT Hoàng Mai bằng cách phối hợp các phương pháp và các hình thức dạy học linh hoạt trong giờ dạy học 13 2.3. Đảm bảo các nguyên tắc cơ bản khi dạy học học phần Lịch sử Việt Nam chương trình 12 17 2.4. Năng lực nghệ thuật của giáo viên 18 3. Thực nghiệm 19 C. KẾT LUẬN 1. Đóng góp của đề tài 31 2. Kiến nghị 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO - Trình bày những kinh nghiệm trong việc vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy học phần Lịch sử Việt Nam chương trình lớp 12 cho học sinh ở trường THPT Hoàng Mai, Nghệ An. - Đề xuất một số phương án triển khai có hiệu quả việc vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy học phần Lịch sử Việt Nam chương trình lớp 12. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ cho phép và qua thực tiễn giảng dạy, người viết chỉ nghiên cứu việc vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy học phần Lịch sử Việt Nam chương trình lớp 12 sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 ban cơ bản do Bộ giáo dục và Đào tạo biên soạn. 3.Các bước thực hiện đề tài - Khảo sát thực tiễn giảng dạy phần Lịch sử Việt Nam chương trình lớp 12 tại trường THPT Hoàng Mai: Bằng cách gặp gỡ, trao đổi với giáo viên và cho học sinh làm bài kiểm tra. - Phân tích số liệu thu thập được và tổng hợp kết quả điều tra để đưa ra kết luận về thực trạng vấn đề và tính thiết thực, cần thiết của vấn đề nghiên cứu. - Đề xuất các kinh nghiệm của bản thân đã đúc rút được trong quá trình giảng dạy phần Lịch sử Việt Nam chương trình lớp 12 đã có vận dụng kiến thức liên môn. - Soạn giáo án tích hợp liên môn. Từ đó thực nghiệm tại các lớp đã chọn. Sau khi giảng dạy cho học sinh thì làm bài kiểm tra để đánh giá tính hiệu quả của đề tài. - Phân tích kết quả sau khi đã tác động. Đưa ra kết luận về tính thiết thực, khả năng ứng dụng của đề tài nghiên cứu. đối tượng nghiên cứu khác nhau song trên một mặt nào đó lại cùng chung một khách thể – xã hội và đời sống con người. Vì vậy khi nghiên cứu và học tập, kiến thức những môn học này hỗ trợ cho nhau, giúp học sinh nhận thức sâu sắc về xã hội và đời sống của con người. Thêm vào đó, các bài học được dạy học trong phần Lịch sử Việt Nam chương trình lớp 12 nay cũng có những đặc điểm khiến cho việc thực hiện dạy học bằng cách vận dụng kiến thức liên môn rất thuận lợi. Ví dụ hiện tượng “văn - sử - triết bất phân” là một đặc trưng phổ biến, nhiều bài học Lịch sử chứa đựng nhiều loại kiến thức của các lĩnh vực chính trị xã hội, văn học. Nắm vững đặc điểm này khi dạy học, giáo viên Lịch sử không thể không vận dụng kiến thức liên môn Giáo dục công dân và Ngữ văn để giảng dạy học phần Lịch sử Việt Nam chương trình lớp 12. Đặc biệt, Lịch sử Việt Nam nói riêng, môn Lịch sử nói chung trước hết là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, điều đó nói lên tầm quan trọng của nó trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Đặc điểm này khiến cho việc vận dụng kiến thức liên môn giữa Lịch sử và Giáo dục công dân trở nên thuận lợi hơn bao giờ hết. Kiến thức liên môn sẽ hình thành nhân cách toàn diện cho các em. Môn Lịch sử còn là một môn học thuộc nhóm công cụ. Điều đó nói lên mối quan hệ giữa môn Lịch sử và các môn khác. Học tốt môn Lịch sử sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập các môn khác và các môn khác cũng góp phần giúp học tốt môn Lịch sử. Việc vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy cũng có cơ sở từ yêu cầu phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Ở lứa tuổi học sinh THPT, năng lực nhận thức đã phát triển cao, sự trưởng thành và tính tích cực về mặt xã hội đã tăng rõ rệt, nhu cầu giao lưu đã mở rộng nhiều, “nhu cầu về tinh thần đã bộc lộ rõ rệt, hứng thú đối với các vấn đề thế giới quan và đạo đức đã thể hiện mạnh mẽ”. Vì vậy, khả năng và nhu cầu tìm hiểu kiến thức của học sinh THPT là rất lớn. Về phương diện tâm lý, học sinh tiếp nhận tốt kiến thức mới khi biết dựa vào kiến thức đã học không chỉ của một bộ môn này mà còn của nhiều bộ môn khác mang tính chất hỗ trợ cho nhận thức, làm cho giờ học hấp dẫn, sinh động, các em chú ý học tập hơn. Vì vậy, vấn đề quan trọng của dạy học liên môn là mỗi kiến thức được truyền thụ đến với học sinh bằng một hoạt động “liên kết giữa các kiến thức”. 1.2. Cơ sở thực tiễn và thực trạng vấn đề nghiên cứu Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học bộ môn Lịch sử nói riêng, đây được coi là một trong những quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục. Bộ GD&ĐT đã đưa vấn đề vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy kiến thức ở trường phổ thông.Tuy nhiên đây là một hình thức dạy học mới, giáo viên chưa được tiếp xúc nhiều và chưa có kinh nghiệm giảng dạy. Vì vậy việc vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy các bộ môn còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Môn Lịch sử là bộ môn có vai trò quan trọng, qua đó học sinh có thể hiểu biết về Lịch sử dân tộc và thế giới, từ đó hoàn thiện và phát triển nhân cách con làm sáng tỏ thêm sự kiện Lịch sử như: khi nói về nạn đói cuối năm 1944 đầu năm 1945, giáo viên có thể tìm thấy trong tác phẩm “Vợ Nhặt” –Kim Lân (trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 12) để thấy cảnh người chết đói “người chết như ngả rạ”, hình ảnh đàn quạ đen đậu trên cây gạo đầu làng chờ để mổ xác người chết, hay vì cái đói mà Thị phải nhắm mắt mà lấy chồng-anh cu Tràng,...để khắc họa nạn đói. Đồng thời, Trong bài này, tác giả sử dụng tác phẩm “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của chủ tịch Hồ Chí Minh Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ ai là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ Quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hi sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước. Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hi sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta! Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm! Kháng chiến thắng lợi muôn năm! Việc sử dụng tác phẩm “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của chủ tịch Hồ Chí Minh và tác phẩm “ Kháng chiến nhất định thắng lợi” của đồng chí Trường Chinh. Sử dụng 2 tác phẩm này để làm rõ sự kiện ngày toàn quốc ta tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp và giải thích về đường lối kháng chiến chống Pháp, Đảng và chính phủ ta sử dụng đường lối chiến tranh nhân dân, cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế. Khi giáo viên dạy về chiến thắng Điện Biên Phủ có thể mượn đoạn thơ trong bài thơ “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” của Tố Hữu: Hoan hô chiến sĩ Điện Biên Chiến sĩ anh hùng Đầu nung lửa sắt Năm mươi ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt Máu trộn bùn non Gan không núng Chí không mòn! Những đồng chí thân chôn làm giá súng Đầu bịt lỗ châu mai Băng mình qua núi thép gai Ào ào vũ báo, Những đồng chí chèn lưng cứu pháo Nát thân,nhắm mắt, còn ôm... các điều kiện cụ thể, trong đó có các điều kiện địa lí đều gắn với những điều kiện tự nhiên mà con người sinh sống tại những thời điểm nhất định. Thêm vào đó, trong quá trình giảng dạy khi nói đến một khu vực, một quốc gia hay một trận đánh, một chiến dịch diễn ra ở địa danh nào thì người giáo viên cần phải cho học sinh biết rõ nơi đó là ở đâu, có địa hình như thế nào: Khi giáo viên dạy Bài 17: “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946”, giáo viên phải sử dụng kiến thức địa lí để khắc họa vĩ tuyến 16 thuộc thành phố Đà Nẵng. Khi giáo viên dạy bài 18: “Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 -1950)” giáo viên sử dụng các lược đồ, yêu cầu học sinh chuẩn bị trước ở nhà nội dung và thuyết trình diễn biến các chiến dịch trên lược đồ. Giáo viên sử dụng “ Lược đồ diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ 1954” khi trình bày cách bố phòng của địch ở cứ điểm Điện Biên Phủ (3 phân khu, 49 cứ điểm...) Giáo viên yêu cầu học sinh thuyết trình diễn biến các chiến dịch trên lược đồ (chuẩn bị trước ở nhà nội dung diễn biến) Ví dụ: ca khúc “Tiến quân ca”( Quốc ca) của nhạc sỹ Văn Cao trong bài 17 “ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946. “ Đoàn quân Việt Nam đi Chung lòng cứu quốc Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa, cờ in máu chiến thắng mang hồn nước, súng ngoài xa chen khúc quân hành ca. Đường vinh quang xây xác quân thù, thắng gian lao cùng nhau lập chiến khu. Vì nhân dân chiến đấu không ngừng. Tiến mau ra sa trường. Tiến lên, cùng tiến lên. Nước non Việt Nam ta. Vững bền” Nhạc sỹ Văn Cao viết bài hát đó trong ngày năm 1944. Ngay từ khi ra đời, bài hát được coi là bài hát chính thức của Mặt trận Việt Minh. Sau cách mạng tháng Tám, ca khúc này được chọn làm Quốc ca của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong bài 20: “ Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc” (1953-1954), cho học sinh tìm hiểu, hát một số bài hát sau yêu cầu học sinh nêu ý nghĩa,nội dung bài hát sau đó giáo viên chốt ý nghĩa giúp học sinh nghe và nắm được. *Nghệ thuật Tác giả sử dụng tranh ảnh chiến sĩ cảm tử quân ôm bom ba càng đón đánh xe tăng địch thể hiện tinh thần quyết tâm chiến đấu chống giặc Pháp khi giảng dạy bài 17 “ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946.” Trong bài 20: “ Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)” tác giả sử dụng hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp để giới thiệu bài học. ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu. Song trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy, các cách như tổ chức dạy học dưới dạng các trò thi đố, các trò chơi, tổ chức hoạt động sắm vai, tổ chức hoạt động học theo nhóm, tổ chức dạy học dự án, tổ chức dạy học ngoài không gian lớp học... tỏ ra có ưu thế và hiệu quả hơn hẳn trong việc kích thích khả năng suy nghĩ, phát biểu và trình bày của các em, từ đó nâng cao được tư duy, khả năng tổng hợp kiến thức liên môn của các em. Một giờ Lịch sử thành công chính là hiệu quả của việc sử dụng tổng hợp sáng tạo các phương pháp dạy học. 2.2.1. Thông qua việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm (dạy học hợp tác). Lịch sừ Việt Nam là phần bài học có nhiều ưu thế trong việc thảo luận nhóm khi giảng dạy. Thông qua việc học sinh đại diện nhóm trình bày quan điểm cá nhân để rèn kỹ năng nghe- nói- đọc viết cho các em, cũng như bày tỏ những hiểu biết cá nhân của mình về Lịch sử dân tộc. Biện pháp này khá thích hợp với những kiểu bài thực hành làm bài tập, các bài cần trình bày quan điểm. Không một nhà giáo dục nào phủ nhận vai trò, tác dụng của phương pháp này trong dạy học. Đây là một trong những phương pháp có sự tham gia tích cực của HS. Thảo luận nhóm là phương tiện học hỏi có tính dân chủ, mọi cá nhân được tự do bày tỏ quan điểm, tạo thói quen sinh hoạt bình đẳng, biết đón nhận quan điểm bất đồng, hình thành quan điểm cá nhân giúp HS rèn luyện kĩ năng giải quyết các vấn đề khó khăn. Kinh nghiệm bản thân cho thấy nên chia nhóm trong đó có cả HS giỏi, khá, trung bình, yếu là tốt nhất. Số lượng HS giỏi, khá, trung bình, yếu giữa các nhóm phải bằng nhau để đảm bảo công bằng. Quy mô nhóm có thể lớn hoặc nhỏ tuỳ theo vấn đề thảo luận. Tuy nhiên, nhóm từ 4 - 6 HS là tốt nhất. Quy trình giảng dạy với thời gian một tiết (45 phút), GV tiến hành tuần tự các bước lên lớp theo quy định chung. GV nêu chủ đề cần thảo luận, chia nhóm vào thời điểm thích hợp của tiết học, giao câu hỏi cho các nhóm. Yêu cầu các nhóm thảo luận, quy định thời gian thảo luận và phân công vị trí ngồi thảo luận cho các nhóm. Các nhóm tiến hành thảo luận. Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, chất vấn, trao đổi bổ sung ý kiến. GV bổ sung nội dung mà HS trình bày nếu còn thiếu cho hoàn thiện. GV đưa ra định hướng đúng những vấn đề HS cần nhớ sau khi thảo luận. HS ghi nhớ hoặc ghi chép nội dung chính của bài học vào vở. Qua việc dự giờ đồng nghiệp và giảng dạy, bản thân tôi thấy rằng: Thông thường, sau khi thảo luận xong, các nhóm thường cử một người thay mặt nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình và hầu hết đó đều là những HS khá, giỏi, có kĩ năng trình bày vấn đề khá tốt. Kết quả thảo luận được trình bày chủ yếu bằng hình thức viết lên giấy khổ lớn dán lên bảng. Đến đây, HS coi như “xong nhiệm vụ”. Đến phần giáo viên chữa bài của HS, vì tâm lý sợ HS trình bày rườm rà sẽ “cháy” giáo án, nên GV thường chữa bài của các em thật nhanh. GV chỉ chú ý xem các em viết được bao nhiêu phần trăm kiến thức và xem nhẹ cách các em thức trình bày vấn đề trên giấy, bỏ qua cả lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu và sự thiếu hợp lý của bố cục trình bày. Thậm chí, học sinh sẽ không có cơ
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_van_dung_kien_thuc_lien_mo.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn dạy học phần Lịch sử Việt Nam chương t.pdf