Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh khối 12 ôn thi THPT Quốc gia ở Trung tâm GDNN - GDTX Yên Lạc

docx 43 trang sk12 22/11/2024 160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh khối 12 ôn thi THPT Quốc gia ở Trung tâm GDNN - GDTX Yên Lạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh khối 12 ôn thi THPT Quốc gia ở Trung tâm GDNN - GDTX Yên Lạc

Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh khối 12 ôn thi THPT Quốc gia ở Trung tâm GDNN - GDTX Yên Lạc
 MỤC LỤC
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN...................1
I. LỜI GIỚI THIỆU...............................................................................................1
II. TÊN SÁNG KIẾN ............................................................................................2
III. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN...................................................................................2
IV. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN..........................................................2
V. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN..............................................................2
VI. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU HOẶC DÙNG THỬ ..2
VII. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN......................................................3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..............................................3
 1. Cơ sở lý luận...................................................................................................3
 2. Cơ sở thực tiễn ...............................................................................................6
CHƯƠNG II: MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN10
 1. Hướng dẫn học sinh ôn tập khái quát về đoạn văn.......................................10
 2. Hướng dẫn học sinh phân tích đề.................................................................11
 3. Hướng dẫn học sinh tìm ý, lập ý ..................................................................13
 4. Hướng dẫn học sinh viết đoạn văn nghị luận xã hội ....................................13
 5. Hướng dẫn học sinh cách chọn lọc và đưa dẫn chứng .................................21
 6. Hướng dẫn học sinh phần liên hệ thực tế .....................................................22
 7. Hướng dẫn học sinh luyện viết đoạn văn thường xuyên..............................22
 8. Hướng dẫn học sinh những chú ý khi làm bài..............................................22
 9. Một số đề thực hành viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ......................23
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KẾT QUẢ CỤ THỂ VỀ GIÁ TRỊ, LỢI ÍCH .............32
 1. Về phương diện lý luận ................................................................................32
 2. Về phương diện thực tiễn .............................................................................32
 3. Một vài số liệu cụ thể về giá trị lợi ích khi áp dụng sáng kiến.....................33
KẾT LUẬN .........................................................................................................37 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
 Chữ viết tắt Nội dung
GDNN - GDTX Giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên
GDTX Giáo dục thường xuyên
GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
GV Giáo viên
HS Học sinh
NLXH Nghị luận xã hội
NXB Nhà xuất bản
SGK Sách giáo khoa
TB Trung bình
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
THPT QG Trung học phổ thông Quốc gia
TV Ti vi Thời gian phân phối cho phần rèn kĩ năng nghị luận xã hội trong chương 
trình chưa nhiều, kiến thức xã hội rộng lớn, hiểu biết của học sinh THPT, đặc biệt 
là học sinh của khối GDTX về các vấn đề xã hội chưa cao, tài liệu tham khảo còn 
ít. Tất cả điều đó khiến cho không ít học sinh hoang mang khi làm bài NLXH.
 Không những vậy, đối với học sinh thuộc khối GDTX, phần lớn các em vốn 
đã có học lực thấp hơn so với mặt bằng chung, năng lực cảm thụ văn học yếu, kĩ 
năng làm văn còn nhiều hạn chế; nên kết quả của những bài viết chưa được cao.
 Xuất phát từ những lí do trên, qua quá trình trực tiếp ôn thi THPT QG cho 
học sinh khối 12, tôi đã quyết định chọn vấn đề “ Kinh nghiệm rèn kĩ năng viết 
đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh khối 12 ôn thi THPT Quốc gia ở Trung 
tâm GDNN - GDTX Yên Lạc” làm đề tài nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm, hy 
vọng sẽ góp phần cùng đồng nghiệp từng bước nâng cao chất lượng bài làm môn 
Ngữ văn của học sinh trong kì thi THPT QG ở Trung tâm GDNN- GDTX Yên 
Lạc nói riêng và khối GDTX trong toàn tỉnh nói chung.
 II. TÊN SÁNG KIẾN
 “Kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh khối 
12 ôn thi THPT Quốc gia ở Trung tâm GDNN - GDTX Yên Lạc”
 III. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
 -Họ và tên: Nguyễn Thị Kim Oanh
 - Địa chỉ: Trung tâm GDNN - GDTX Yên Lạc
 -Số điện thoại: 0984 852 456
 - Email: thiendi.0713@gmail.com
 IV. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN
 Tác giả sáng kiến đồng thời là chủ đầu tư của sáng kiến kinh nghiệm.
 V. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
 Sáng kiến được áp dụng trong quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ văn lớp 12 
và quá trình ôn thi THPT QG tại Trung tâm GDNN - GDTX Yên Lạc.
 VI. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU HOẶC DÙNG 
THỬ
 Từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 3 năm 2019
 2 những kiến thức trong chương trình, mà còn cung cấp cả những kiến thức về xã 
hội, về môi trường xung quanh, đặc biệt là những kĩ năng viết đoạn văn nghị luận 
xã hội.
 1.2. Các dạng đề nghị luận xã hội ở trường phổ thông.
 1.2.1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
 Đề tài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí thường là quan điểm về đạo đức, lẽ 
sống, về văn hóa, tín ngưỡng, phương pháp tư tưởngDo vậy, dạng bài này 
không chỉ có tác dụng giáo dục đạo đức, nhân cách thiết thực đối với học sinh mà 
còn là hình thức luyện tập kĩ năng nghị luận, vận dụng tổng hợp các thao tác lập 
luận vào một loại đề cụ thể. Những vấn đề nghị luận phong phú và đa dạng như 
thế đòi hỏi học sinh phải huy động vốn kiến thức xã hội và những trải nghiệm, 
suy ngẫm sâu sắc của bản thân để giải quyết vấn đề.
 Để đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí một cách chính xác, khách quan, toàn 
diện, người viết phải dựa trên những căn cứ là quan niệm đạo đức truyền thống 
của dân tộc, những lợi ích chung của xã hội, của cộng đồng để xem xét và giải 
quyết. Trong quá trình bàn bạc, cần so sánh, mở rộng vấn đề dựa trên thực tế đời 
sống, sự hiểu biết cá nhân, thử giả định nếu trái ngược lạiKhi đánh giá vấn đề 
cần chú ý tính chân thực, tính thời đại và tính nhân văn.
 Nghị luận về quan điểm đạo đức, lối sống:
 - Về nhận thức (lí tưởng, lối sống).
 - Về cách ứng xử, hành động của con người trong cuộc sống.
 - Về tâm hồn, tính cách (lòng yêu nước, ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, vị 
tha, tính trung thực, dũng cảm, khiêm tốn, ích kỉ).
 - Về các quan hệ gia đình, xã hội (tình mẫu tử, tình thầy trò, tình bạn, tình 
yêu...).
 Ví dụ: Suy nghĩ của anh (chị) về tâm sự của nghệ sĩ Trịnh Công Sơn: “Sống 
trong đời sống cần có một tấm lòng”?
 Nghị luận về một quan niệm, quan điểm về các vấn đề văn hóa, giáo dục, 
dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng:
 Ví dụ: Anh( chị) có đồng ý với ý kiến “ Giáo dục một con người là đào luyện 
cho họ có thể đối đầu với mọi hoàn cảnh” (Ri-ve)?
 Nghị luận về phương pháp tư tưởng:
 4 Ví dụ: Trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ, 
nhân vật Trương Ba nói “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. 
Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”.
 1.2.4. Đề/ câu hỏi mở và cách lập ý cho đề/ câu hỏi mở
 Một trong những thay đổi của việc kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn là việc 
tăng cường ra các đề/câu hỏi mở để kích thích sự suy nghĩ độc lập, độc đáo và 
sáng tạo của học sinh. Trong đó có câu hỏi mở cho phần nghị luận xã hội.
 Đề/câu hỏi mở đó là loại đề/câu hỏi chỉ nêu vấn đề cần bàn luận trong bài 
văn nghị luận hoặc chỉ nêu đề tài mà không nêu mệnh lệnh gì về thao tác lập luận 
(như kiểu hãy chứng minh, hãy giải thích, hãy phân tích.). Về nội dung, người 
viết có thể nêu lên nhiều ý kiến, nhiều cách lập luận và lí giải khác nhau xuất phát 
từ nhiều góc nhìn khác nhau, thậm chí có thể ngược nhau, miễn là có lí, có sức 
thuyết phục.
 Ví dụ: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của 
anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích phần Đọc hiểu: “Leo lên đỉnh cao là 
để các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ không phải để thế giới nhận ra các em”.
 Đề/câu hỏi mở chỉ nêu lên một đề tài, một vấn đề để người viết bàn luận và 
làm sáng tỏ. Yêu cầu về đề tài, vấn đề cần bàn luận là yêu cầu bắt buộc mà mỗi 
đề/câu hỏi phải có. Tùy vào vấn đề, đề tài mà người viết lựa chọn và quyết định 
những nội dung cần triển khai và các thao tác lập luận cần sử dụng. Người viết 
phải sử dụng nhiều thao tác lập luận, soi sáng vấn đề từ nhiều góc độ và thể hiện 
rõ chính kiến của mình: tán thành, phản đối hay vừa tán thành vừa phê phán, phản 
đối.
 2. Cơ sở thực tiễn
 2.1. Đặc điểm học tập của học sinh trong các GDNN - GDTX của tỉnh 
Vĩnh Phúc
 Học sinh trong các trung tâm GDNN - GDTX nói chung, của tỉnh Vĩnh 
Phúc nói riêng thường đa dạng về độ tuổi (ngoài HS vừa tốt nghiệp trung học cơ 
sở còn có những người lớn tuổi, đã đi làm), về hoàn cảnh gia đình và điều kiện 
học tập, về trình độ, về hiểu biết xã hội và vốn kinh nghiệm sống. Tuy nhiên, 
phần lớn HS trong các cơ sở GDTX có một số đặc điểm chung sau đây:
 - HS trong các cơ sở GDTX có lòng tự trọng cao, dễ tự ái. Vì vậy trong quá 
trình dạy học, GV cần phải tôn trọng, tránh xúc phạm, chê bai.
 6 Tóm lại, HS trong các cơ sở GDTX có một số đặc điểm khác so với HS phổ 
thông. Vì vậy, phương pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học 
sinh khối 12 ôn thi THPT QG không thể giống hoàn toàn với cách dạy ở trường 
phổ thông chính quy. Nhìn chung, HS trong các cơ sở GDTX có nhiều khó khăn 
hơn trong học tập, ngoài những khó khăn khách quan, có thật, cũng có nhiều khó 
khăn do người học tự ti, mặc cảm hoặc do GV có những nhận định, đánh giá sai 
lầm. HS trong các cơ sở GDTX vẫn có khả năng học tốt nếu phương pháp giảng 
dạy phù hợp, nếu GV biết phát huy thế mạnh của họ và biết giúp họ khắc phục 
dần những nhược điểm, hạn chế đến mức không còn là những trở ngại đáng kể.
 2.2. Thực trạng của học sinh khối 12 Trung tâm GDNN - GDTX Yên Lạc 
trong viết đoạn văn nghị luận xã hội
 2.2.1. Thuận lợi
 Phần văn nghị luận xã hội, các em học sinh đã học từ THCS, lên cấp THPT, 
các em tiếp tục được học kiến thức và các kĩ năng làm bài, giải quyết các vấn đề 
xã hội.
 Đề tài của đề nghị luận xã hội thường quen thuộc, gần gũi với học sinh, có ý 
nghĩa giáo dục đạo đức, nhân cách nên sẽ thuận lợi hơn cho các em khi làm bài.
 Viết văn phần nghị luận xã hội, học sinh được bày tỏ quan điểm cá nhân 
(không trái với pháp luật, đạo đức), thể hiện sự hiểu biết của các em về các vấn 
đề xã hội đã và đang diễn ra nên đa số các em hứng thú.
 Đề thi THPT QG trong ba năm gần đây ổn định về cấu trúc đề thi, vì vậy các 
em học sinh không bị động, có sự chuẩn bị ôn tập tốt hơn cho kì thi.
 2.2.2. Những khó khăn
 Trong quá trình hướng dẫn học sinh ôn luyện thi THPT QG phần viết đoạn 
văn nghị luận xã hội, qua dự giờ đồng nghiệp, tôi nhận thấy bản thân tôi và các 
giáo viên khác còn gặp nhiều khó khăn như:
 Sự thay đổi về hình thức bài làm của học sinh: cấp học trước và ngay ở những 
năm học trước, các em thường quen với kĩ năng viết bài văn nghị luận xã hội. 
Năm học này chuyển thành viết đoạn văn (200 chữ), khiến đa số học sinh lúng 
túng khi làm bài. Nội dung cần giải quyết thì nhiều nhưng dung lượng có hạn. Vì 
vậy khi mới ôn tập, đa số học sinh thường viết rất dài (dung lượng), thậm chí còn 
có học sinh vẫn viết thành bài văn dù đề yêu cầu viết đoạn văn.
 8 CHƯƠNG II:
 MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN 
 NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CHO HỌC SINH ÔN THI THPT QG
 Để có thể thực hiện tốt các tiết ôn tập, hướng dẫn học sinh viết đoạn văn 
nghị luận xã hội thì giáo viên phải có một sự chuẩn bị chu đáo bằng cả tình yêu, 
nhiệt huyết, sự say mê với nghề. Nó không chỉ đòi hỏi chuẩn kiến thức và kĩ năng 
mà mỗi tiết học còn thật sự là một khám phá mới với bao điều thú vị với học trò, 
để học sinh thấy hứng thú, cần thiết. Muốn đạt được điều đó, theo tôi cần phải 
trang bị cho học sinh những nội dung kiến thức và kĩ năng làm bài sau:
 1. Hướng dẫn học sinh ôn tập khái quát về đoạn văn
 * Về nội dung:
 Đoạn văn là một phần của văn bản, mỗi đoạn văn diễn đạt một hoặc một số 
nội dung hoàn chỉnh ở một mức độ nào đó, có sự logic về ngữ nghĩa, có thể nắm 
bắt được một cách tương đối dễ dàng.
 Tuy nhiên, đoạn văn Nghị luận xã hội 200 chữ cần bám sát yêu cầu của đề 
và dựa trên nội dung/ thông điệp ở phần đọc hiểu.
 * Về hình thức: 
 Đoạn văn phải có một hình thức hoàn chỉnh, có dấu hiệu mở đoạn và kết thúc 
đoạn: được bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi đầu dòng đến dấu chấm xuống dòng.
 - Kết cấu đoạn văn: viết theo lối song hành, móc xích, diễn dịch, quy nạp, 
tổng – phân – hợp 
 - Liên kết trong đoạn văn: đảm bảo liên kết về hình thức và nội dung (sử 
dụng các phép liên kết).
 * Cấu trúc một đoạn văn:
 - Một đoạn văn cũng gồm kết cấu ba phần: phần mở đoạn, phần triển khai 
hay còn gọi là phần phát triển đoạn và phần kết thúc đoạn. 
 - Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề:
 + Từ ngữ chủ đề : là các từ ngữ được lặp lại nhiều lần nhằm duy trì đối tượng 
được biểu đạt.
 10

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_ren_ki_nang_viet_doan_van.docx