Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập kiến thức khi dạy thực hành Hóa học ở trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ

pdf 17 trang sk12 10/03/2025 150
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập kiến thức khi dạy thực hành Hóa học ở trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập kiến thức khi dạy thực hành Hóa học ở trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ

Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập kiến thức khi dạy thực hành Hóa học ở trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ
 Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập kiến thức khi dạy thực hành Hóa học ... 
 PHẦN I. MỤC ĐÍCH, SỰ CẦN THIẾT 
 Trong quá trình dạy học, thí nghiệm là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn, 
là tiêu chuẩn đánh giá tính chân thực của kiến thức, hỗ trợ đắc lực cho tư duy 
sáng tạo và nó là phương tiện duy nhất giúp hình thành ở học sinh kỹ năng, kỹ 
xảo thực hành và tư duy kỹ thuật. Trong đó Hoá học là môn học thực nghiệm 
nên thí nghiệm hóa học giữ vai trò đặc biệt quan trọng như một bộ phận không 
thể tách rời của quá trình dạy học. 
 Thí nghiệm Hóa học sẽ tạo cơ hội cho học sinh bổ sung kiến thức, nắm 
vững lý thuyết và qua quá trình rèn luyện kỹ năng làm thực hành làm sáng tỏ 
những gì học tại lớp và học qua sách vở. Sự hình thành những câu hỏi, kiểm 
chứng giả thuyết, thu thập dữ liệu và phân tích số liệu để giải quyết vấn đề trong 
lí luận và thực tiễn về Hóa học chỉ có thể thực hiện qua các thí nghiệm. 
 Thí nghiệm có thể thực hiện được trong tất cả các khâu của quá trình dạy 
học như thí nghiệm biểu diễn của giáo viên sử dụng trong nghiên cứu tài liệu 
mới, nhưng trong khâu hoàn thiện kiến thức, bài thực hành có vai trò rất quan 
trọng vì ngoài tác dụng phát triển tư duy, ôn tập, tổng kết kiến thức, củng cố 
niềm tin khoa học cho học sinh nó còn giúp giáo dục cho các em ý thức bảo vệ 
môi trường cũng như rèn luyện những đức tính tốt của người lao động: Thận 
trọng, ngăn nắp, trật tự, gọn gàng 
 Nhưng hiện nay, việc học tập Hóa học qua các tiết thực hành thí nghiệm 
theo tôi vẫn chưa thực sự phản ánh đúng với bản chất của khoa học. Trong nhiều 
năm qua, hình thức giảng dạy thực hành Hóa học là yêu cầu học sinh phải tuân 
thủ đúng theo những bước đã được soạn thảo trong sách giáo khoa, lặp lại các 
bài thí nghiệm nhằm kiểm tra các khái niệm và lý thuyết học tại lớp. Như vậy, 
khi thực hành các em gần như thụ động và rập khuôn mà không có sự sáng tạo 
và tư duy của riêng mình. Kết quả là sau khi kết thúc mỗi chương, kiến thức, kĩ 
năng và thái độ thực nghiệm của học sinh hầu như quay lại điểm xuất phát ban 
đầu. 
 Do vậy, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Kinh nghiệm hướng dẫn 
học sinh lớp 12 ôn tập kiến thức khi dạy thực hành Hóa học ở trường 
 1 GV: Trịnh Thị Thu Hường Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập kiến thức khi dạy thực hành Hóa học ... 
 PHẦN III. NỘI DUNG 
 A. TÌNH TRẠNG GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT 
 Thí nghiệm thực hành hóa học có vai trò quan trọng trong việc giảng 
dạy bộ môn Hóa học. Ngoài tác dụng phát triển tư duy, giáo dục thế giới quan 
duy vật biện chứng, củng cố niềm tin vào khoa học của học sinh, giúp học sinh 
hình thành những đức tính tốt của con người mới: làm việc khoa học, thận trọng, 
ngăn nắp, gọn gàng... 
 Nếu người giáo viên tổ chức tốt giờ thực hành, thí nghiệm sẽ làm cho 
học sinh có thêm tư duy, tìm tòi, phân tích khám phá, tự mình tìm ra những kiến 
thức trực quan sinh động, trao đổi tranh luận để giờ thí nghiệm trở thành nơi 
giao tiếp thường xuyên, trao đổi trực tiếp giữa trò và trò dưới sự hướng dẫn của 
thầy, góp phần củng cố, bổ trợ cho những kiến thức đã tiếp thu được từ những 
giờ lý thuyết. Như vậy việc tăng cường chất lượng các giờ thực hành sẽ góp 
phần nâng cao chất lượng học tập bộ môn. 
 Thực tế ở trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ, các thiết bị, phương 
tiện dạy học trực quan, hiện đại được đầu tư nên thuận lợi cho việc giảng dạy 
bằng máy chiếu như việc quan sát các video thí nghiệm mẫu trong dạy học môn 
Hóa học. Bên cạnh đó, hóa chất thực hành cũng được nhà trường mua bổ sung 
hàng năm nên các thầy cô và học sinh có điều kiện làm tương đối đầy đủ các thí 
nghiệm theo yêu cầu. 
 Tuy nhiên tại đây chúng tôi có một khó khăn về cơ sở vật chất: Nhà 
trường có một phòng dạy thực hành nhưng diện tích nhỏ nên không phù hợp cho 
việc học. Mặt khác một số hóa chất chất lượng không đảm bảo thực hiện thành 
công các thí nghiệm trong sách giáo khoa do đó các tiết thực hành thường được 
tiến hành trên lớp học nên chỉ thực hiện được với một số nhóm và làm không 
đầy đủ các thí nghiệm theo yêu cầu trong chương trình. 
 Vì vậy các giáo viên thường dạy thực hành cho học sinh theo hai cách 
sau: 
 *)Cách 1: Học sinh tiến hành chung cả lớp theo hướng dẫn của giáo viên: 
 3 GV: Trịnh Thị Thu Hường Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập kiến thức khi dạy thực hành Hóa học ... 
 - Học sinh có thời gian tìm hiểu bản chất của thí nghiệm và dự đoán trước 
các hiện tượng, giải thích và viết được phương trình minh họa. 
 - Trong một số trường hợp, học sinh có thể tự thiết kế các tiến hành thí 
nghiệm tương đương, các phương án thay thế nếu hóa chất không đảm bảo. 
 - Với một số thí nghiệm cần xử lí chất thải hoặc thu hồi hóa chất dư thừa, 
học sinh có các phương án xử lí để tiết kiệm hóa chất và bảo vệ môi trường 
 - Học sinh tự phân tích những gì thu thập được và đưa ra kết luận. 
 Bước 2: Chia tổ thí nghiệm; 
 + Tổ gồm 8- 10 thành viên 
 + Các hoạt động của tổ: 
 - Nghiên cứu phiếu giao nhiệm vụ và thực hiện các yêu cầu trước 
khi có giờ thực hành. 
 - Phân công công việc trong tiết thực hành như sau: 
 Các thành viên Nhiệm vụ 
 1. Nhóm trưởng - Phân công, điều khiển. 
 - Chỉ đạo thảo luận, rút ra kết luận chung 
 2. Thư ký - Ghi chép kết quả báo cáo của các thành viên 
 3. Các thành viên - Lần lượt tiến hành từng thí nghiệm 
 - Quan sát mô tả hiện tượng xảy ra. 
 - Giải thích và rút ra kết luận 
 4. Báo cáo viên - Báo cáo kết quả của nhóm 
 II. Tổ chức thực hiện: Trong giờ thực hành 
 Bước 1: Kiểm tra về mặt lý thuyết 
 Giáo viên kiểm tra học sinh về lý thuyết theo các trình tự thí nghiệm :các 
nhóm sẽ báo cáo phương án tiến hành thí nghiệm của mình và giáo viên chỉnh 
sửa, lưu ý các thí nghiệm không an toàn. 
 Bước 2: Thực hành 
 Giáo viên cho học sinh tiến hành thí nghiệm; 
 Bước 3: Kiểm tra, đối chiếu kết quả thí nghiệm. 
 5 GV: Trịnh Thị Thu Hường Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập kiến thức khi dạy thực hành Hóa học ... 
 Câu hỏi 1: Tính chất hoá học cơ bản của este là gì? 
 Câu hỏi 2: Cho biết ứng dụng của thí nghiệm 2 
 Câu hỏi 3: Dự đoán hiện tượng xảy ra giải thích và viết phương trình 
phản ứng? 
 Câu hỏi 4: Vai trò của dung dịch NaCl trong thí nghiệm là gì? 
 Câu hỏi 5: Đề xuất phương án xử lí chất thải sau thí nghiệm. 
 *)Phiếu giao nhiệm vụ thí nghiệm 3 : Phản ứng của glucozơ với 
Cu(OH)2 
 Câu hỏi 1: Cho biết mục đích của thí nghiệm 3. Giải thích quy trình tiến 
hành thí nghiệm. 
 Câu hỏi 2: Dự đoán hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm, giải thích và 
viết phương trình phản ứng? 
 Câu hỏi 3: Hãy đề xuất phương án thay thế glucozơ bằng cacbohiđrat 
khác có tính chất tương tự. 
 Câu hỏi 4: Hãy đề xuất cách tiến hành thí nghiệm phản ứng tráng gương 
từ nguyên liệu là saccarozơ. 
 *)Phiếu giao nhiệm vụ thí nghiệm 4 : Phản ứng của hồ tinh bột với I2 
 Câu hỏi 1: Cho biết mục đích của thí nghiệm 4. Giải thích quy trình tiến 
hành thí nghiệm. 
 Câu hỏi 2: Dự đoán hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm, giải thích 
 Câu hỏi 3: Hãy nêu ứng dụng của thí nghiệm, thiết kế một thí nghiệm vui 
dựa trên tính chất của thí nghiệm này. 
 2.2. Chuẩn bị dụng cụ và hóa chất cho mỗi nhóm: 
 DỤNG CỤ HOÁ CHẤT 
 - Ống nghiệm thường: 6 - dd NaOH 10%, dd NaOH 40%. 
 - Ống nghiệm hai nhánh: 1 - dd CuSO45% 
 - Bát sứ: 1 - dd glucozo 1% 
 - Cốc thuỷ tinh 100ml: 1 - dd saccarozơ 1% 
 - Cặp ống nghiệm gỗ : 2 - dd H2SO4 đặc 
 - Đèn cồn có giá đun 1 - dd NaCl bão hòa. 
 7 GV: Trịnh Thị Thu Hường Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập kiến thức khi dạy thực hành Hóa học ... 
 + GV: Ứng dụng chính của chất béo trong công nghiệp? Lấy VD 
 + HS: Phản ứng xà phòng hóa. 
 + GV: Nêu trình tự tiến hành thí nghiệm. 
 + GV: Nêu cách lắp dụng cụ để thực hiện thí nghiệm, nếu thay NaOH 
bằng KOH sản phẩm thu được có gì khác nhau trong thực tế sản xuất? 
 + HS: Đó là cơ sở khoa học để sản xuất xà phòng cứng và xà phòng mềm. 
 GV lưu ý: Quá trình đun lưu ý khuấy đều hỗn hợp và bổ sung nước để giữ 
thể tích không đổi. 
 c)Thí nghiệm 3 : Phản ứng của glucozơ với Cu(OH)2. 
 + GV: Nêu cách lắp dụng cụ để thực hiện thí nghiệm, trình tự tiến hành 
thí nghiệm. 
 + GV: Thí nghiệm này nhằm mục đích chứng minh tính chất gì của 
glucozơ? Có thể thay thế glucozơ bằng cacbohiđrat nào có tính chất tương tự? 
 + HS: Tính chất của ancol đa chức. Có thể thay bằng saccarozơ 
 GV lưu ý: cần lấy dư dung dịch NaOH để đảm bảo môi trường cho phản 
ứng tạo phức. 
 d)Thí nghiệm 4 : Phản ứng của hồ tinh bột với I2. 
 + GV: Nêu cách lắp dụng cụ để thực hiện thí nghiệm, trình tự tiến hành 
thí nghiệm. 
 + GV: Thí nghiệm này là cơ sở để nhận biết chất nào 
 + HS: Nhận biết I2 bằng hồ tinh bột hoặc nhận biết tinh bột bằng I2 
 + GV: Thiết kế một thí nghiệm vui dựa trên tính chất của thí nghiệm này. 
 + HS: Mực bí mật. 
 GV lưu ý: cần nhỏ thêm KI vào dung dịch I2 . 
 3.2.Hoạt động 2: Hướng dẫn cho học sinh tiến hành thí nghiệm: 
 - Hướng dẫn học sinh cách lấy hoá chất, đặc biệt là khi dùng các axit. 
 9 GV: Trịnh Thị Thu Hường Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập kiến thức khi dạy thực hành Hóa học ... 
 IV. Hệ thống câu hỏi ôn tập kiến thức trước giờ thực hành cho học 
sinh 12: 
 1. Bài thực hành số 1: Điều chế, tính chất hóa học của este và 
cacbohiđrat. 
 *)Phiếu giao nhiệm vụ thí nghiệm 1 : Điều chế etyl axetat nguyên chất 
 Câu hỏi 1: Cho biết mục đích của thí nghiệm 1. Giải thích quy trình tiến 
hành thí nghiệm. 
 Câu hỏi 2: Hãy đề xuất phương án lắp dụng cụ khác. 
 Câu hỏi 3: Dự đoán hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm, giải thích và 
viết phương trình phản ứng? 
 Câu hỏi 4: Vai trò của axit H2SO4 và NaCl trong thí nghiệm là gì? 
 Câu hỏi 5: Đề xuất phương án xử lí chất thải sau thí nghiệm. 
 *)Phiếu giao nhiệm vụ thí nghiệm 2 : Phản ứng xà phòng hóa 
 Câu hỏi 1: Tính chất hoá học cơ bản của este là gì? 
 Câu hỏi 2: Cho biết ứng dụng của thí nghiệm 2 
 Câu hỏi 3: Dự đoán hiện tượng xảy ra giải thích và viết phương trình 
phản ứng? 
 Câu hỏi 4: Vai trò của các dung dịch KOH và NaCl trong thí nghiệm là gì? 
 Câu hỏi 5: Đề xuất phương án xử lí chất thải sau thí nghiệm. 
 *)Phiếu giao nhiệm vụ thí nghiệm 3 : Phản ứng của glucozơ với 
Cu(OH)2 
 Câu hỏi 1: Cho biết mục đích của thí nghiệm 3. Giải thích quy trình tiến 
hành thí nghiệm. 
 Câu hỏi 2: Dự đoán hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm, giải thích và 
viết phương trình phản ứng? 
 Câu hỏi 3: Hãy đề xuất phương án thay thế glucozơ bằng cacbohiđrat 
khác có tính chất tương tự. 
 Câu hỏi 4: Hãy đề xuất cách tiến hành thí nghiệm phản ứng tráng gương 
từ nguyên liệu là saccarozơ. 
 *)Phiếu giao nhiệm vụ thí nghiệm 4 : Phản ứng của hồ tinh bột với I2 
 11 GV: Trịnh Thị Thu Hường 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_lop_12.pdf