Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm giúp học sinh học 1 tiết thực hành được nhiều nội dung mà vẫn đạt chất lượng cao của bộ môn Tin học lớp 12 tại trường THPT
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm giúp học sinh học 1 tiết thực hành được nhiều nội dung mà vẫn đạt chất lượng cao của bộ môn Tin học lớp 12 tại trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm giúp học sinh học 1 tiết thực hành được nhiều nội dung mà vẫn đạt chất lượng cao của bộ môn Tin học lớp 12 tại trường THPT

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG SÔNG RAY Mã số: . SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH HỌC 1 TIẾT THỰC HÀNH ĐƯỢC NHIỀU NỘI DUNG MÀ VẪN ĐẠT CHẤT LƯỢNG CAO CỦA BỘ MÔN TIN HỌC LỚP 12 TẠI TRƯỜNG THPT Người thực hiện: Nguyễn Văn Hưởng Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lí giáo dục: Phương pháp dạy học bộ môn: Tin Học 12 Lĩnh vực khác: Có đính kèm: Mô hình. Phần mềm. Phim ảnh. Hiện vật khác Năm học 2012 - 2013 KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH HỌC 1 TIẾT THỰC HÀNH ĐƯỢC NHIỀU NỘI DUNG MÀ VẪN ĐẠT CHẤT LƯỢNG CAO CỦA BỘ MÔN TIN HỌC LỚP 12 TẠI TRƯỜNG THPT I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Kính thưa quý thầy cô đồng nghiệp, với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của ngành khoa học máy tính thì việc đào tạo được đội ngũ những người có đủ trình độ kiến thức để sử dụng công nghệ là một vấn đề cực kì quan trọng. Để thực hiện được những điều đó thì không gì hơn là các thế hệ trẻ, nhất là các em học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường vì đó là một đội ngũ trẻ năng động, sáng tạo, sau nhiều năm được học tập và tự nghiên cứu thì việc nắm vững tri thức khoa học công nghệ để làm chủ trong mọi hoàn cảnh công tác và hoạt động xã hội nhằm đáp ứng được nhu cầu trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là hoàn toàn thiết thực. Mặc dù đã được Đảng và nhà nước quan tâm đầu tư trang thiết bị cho ngành giáo dục cụ thể là cho từng trường học rất nhiều, song mỗi trường có những điều kiện khác biệt nên việc đầu tư trang thiết bị cũng chưa đầy đủ. Từ đó dẫn đến việc giảng dạy của giáo viên gặp nhiều khó khăn trong đó có bộ môn Tin Học trong nhà trường. Môn Tin học ở trường phổ thông hiện hành có nhiệm vụ trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về công nghệ thông tin và vai trò của nó trong xã hội hiện đại. Môn học này giúp học sinh bước đầu làm quen với phương pháp giải quyết vấn đề theo quy trình công nghệ và kĩ năng sử dụng máy tính phục vụ học tập và cuộc sống. Môn Tin Học đưa vào trường phổ thông nó có đặc thù riêng, liên quan chặt chẽ với sử dụng máy vi tính, cách suy nghĩ và giải quyết vấn đề theo quy trình công nghệ, coi trọng làm việc theo nhóm. Đặc trưng của môn Tin học là kiến thức lí thuyết đi đôi với thực hành, đặc biệt ở lứa tuổi học sinh phần thực hành còn chiếm thời lượng nhiều hơn để các em có thể khắc sâu được qui trình thực hiện một vấn đề nào đó. Sau nhiều năm giảng dạy môn Tin Học ở trường vùng sâu, vùng xa của Tỉnh. Trường có rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, thiếu thốn về trang thiết bị dạy học, nhất là máy vi tính phục vụ môn thực hành cho học sinh. Bản thân tôi cùng tất cả các giáo viên đều nhận thấy là đa số các em học sinh của chúng ta có kỷ năng thực hành rất yếu, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế khách quan còn nhiều hạn chế và khả năng thích nghi với hoàn cảnh còn chậm. Do vậy các tiết thực hành ít khi đạt yêu cầu chất lượng. - Số lượng học sinh trong một lớp học còn quá đông trên 40 học sinh một lớp, diện tích phòng máy nhỏ hẹp. - Học sinh trên địa bàn chủ yếu là con em các gia đình nông dân, sự quan tâm của phụ huynh đến việc học tập của con em còn nhiều hạn chế, điều kiện để các em có máy vi tính ở nhà là rất khó, hầu hết các em chỉ được tiếp xúc, làm quen với máy tính trong giờ học thực hành dẫn đến việc sử dụng máy của học sinh còn lúng túng, chất lượng giờ thực hành chưa cao. Một bộ phận học sinh chưa coi trọng môn học, xem đây là một môn phụ nên chưa có sự đầu tư thời gian cho việc học. b. Biện pháp thực hiện: Công việc thiết kế chu đáo một bài dạy trước và phù hợp với các đối tượng trong từng lớp là khâu quan trọng không thể thiếu. “Thiết kế trước bài dạy giúp giáo viên chuẩn bị chu đáo hơn về kiến thức, kĩ năng, phương pháp, tiến trình và tâm thế để đi vào một tiết dạy”. Để thiết kế một bài dạy phù hợp cho các đối tượng học sinh thì tôi thực hiện một số các vấn đề sau đây: - Xác định được mục tiêu trọng tâm của bài học về kiến thức, kĩ năng, thái độ tình cảm. Tìm ra được những kĩ năng cơ bản dành cho học sinh yếu kém và kiến thức, kĩ năng nâng cao cho học sinh khá giỏi. - Tham khảo thêm tài liệu nhằm mở rộng và đi sâu hơn vào bài giảng, nắm một cách tổng thể nội dung để giải thích cho học sinh khi cần thiết. - Nắm bắt được trọng tâm của bài dạy để xây dựng và thiết kế các hoạt động học tập phù hợp với tình hình thực tế của đối tượng và trình độ học sinh, điều kiện dạy học. - Chuẩn bị tốt phòng thực hành, các thiết bị dạy học. - Hoàn chỉnh tiến trình của một giờ dạy học với đầy đủ các hoạt động cụ thể. c. Giải pháp: Trong điều kiện CSVC, trang thiết bị của trường chưa đầy đủ, với một giờ thực hành, việc quan trọng đầu tiên là tiết lí thuyết trước giáo viên đưa ra yêu cầu của bài thực hành, sau đó chia nhóm thực hành. Với việc cho học sinh thực hành theo nhóm, học sinh có thể trao đổi hỗ trợ lẫn nhau - bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không chỉ là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên. Với số lượng học sinh của lớp, số lượng máy hiện có, giáo viên phải có phương án chia nhóm một cách phù hợp. Ví dụ: + Chia nhóm theo đôi bạn cùng tiến. + Chia nhóm theo địa hình khu dân cư. + Chia nhóm đa dạng nhiều đối tượng. + Chia nhóm theo đối tượng học sinh. * Ví dụ minh họa về thiết kế và điều hành tổ chức các hoạt động của tiết thực hành cho lớp 12(ở bài tập thực hành 6-7: SGK trang 69) - Ở mỗi bài thực hành này đựơc chia làm 2 tiết, nhưng nếu không chuẩn bị trước, khi lên phòng máy thực hành, học sinh cứ làm theo yêu cầu trong sách thì mất nhiều thời gian vì rất lúng túng, hơn nữa nội dung không được mở rộng nên sau 2 tiết thì kết quả học sinh lĩnh hội kiến thức vẫn còn bị bó hẹp, sau này muốn giải quyết những vấn đề nảy sinh khác sẽ rất khó khăn: - Từ những điều đó, ta nên dành ít thời gian trước khi thực hành để thực hiện các công việc sau đây: 1) Thiết kế bài thực hành: a/ Xác định mục tiêu trọng tâm của bài: (Dựa vào đây để GV soạn bài thực hành với nhiều nội dung phong phú, không những đáp ứng yêu cầu chung của sách giáo khoa mà còn mở rộng hơn đối với những học sinh khá giỏi). + Học sinh biết cách tạo mẫu hỏi kết xuất thông tin từ 1, nhiều bảng. + Học sinh tạo được các biểu thức đơn giản trong mẫu hỏi. + Học sinh biết sử dụng các hàm gộp nhóm đơn giản. + Học sinh có kĩ năng tạo mẫu hỏi tốt. + Học sinh ôn lại kĩ năng tạo biểu mẫu... b/ Xác định các kĩ năng, kiến thức các đối tượng học sinh cần đạt: + Đối tượng học sinh yếu: Lần lượt các bước tạo được 1 mẫu hỏi đơn giản với dữ liệu nguồn là bảng nào đó.(GV soạn bài thực hành có hướng dẫn cụ thể) + Đối tượng học sinh khá-giỏi: Sử dụng thành thạo các bước tạo mẫu hỏi đồng thời sử dụng các hàm, các phép toán...để mở rộng. c/ Chuẩn bị: Phòng máy, thiết bị dạy học. Đặc biệt là dữ liệu nguồn có sẵn để cho HS chép về máy mình nếu bị mất. 2) Điều hành và tổ chức hoạt động học tập của học sinh trên lớp. Sử dụng bài thực hành giáo viên soạn để thực hiện Mục tiêu: Học sinh thực hiện các bước tạo mẫu hỏi với dữ liệu nguồn là bảng. Sau khi đã phân nhóm thực hành phù hợp, giáo viên tiến hành các bước: - Nêu nội dung và các yêu cầu: - Hướng dẫn học sinh cùng thảo luận và thực hiện tuần tự các bước tạo mẫu hỏi theo nội dung đã soạn như sau. BÀI THỰC HÀNH MẪU HỎI TRÊN 1 BẢNG Bài thực hành 6 1) Mở CSDL QLHS 2) Tạo 1 biểu mẫu lấy dữ liệu nguồn từ bảng HOCSINH và lưu với tên MAUNHAPHS. + Nhập vào biểu mẫu thêm 5 bản ghi có nội dung sau đây: + Đóng biểu mẫu. + Nháy vào để xem kết quả + Nháy vào trở về thiết kế + Điền thông tin giống như hình dưới (mẫu hỏi cho biết điểm cao nhất của môn Toán) + Nháy vào để xem kết quả thống kê điểm cao nhất của môn toán. + Thực hiện thống kê điểm cao nhất cho các môn khác. - Tương tự, bài thực hành tiếp theo cũng chia làm 2 tiết, GV cũng chuẩn bị chu đáo sẽ có kết quả cao nhất. Cụ thể như sau: BÀI THỰC HÀNH MẪU HỎI TRÊN NHIỀU BẢNG Bài thực hành 7 1) Mở CSDL_KINHDOANH a) Thiết kế mẫu hỏi để: Thống kê số lần đặt hàng của từng mặt hàng + Nháy đúp Create ... View + Điền các thông tin giống hình dưới + Sau khi điền các thông tin vào thì xem kết quả mẫu hỏi này + Tìm hiểu phần ghép nối 2 trường HoDem và Ten. Những dấu 2 nháy ở giữa 2 trường này có ý nghĩa như thế nào? Trả lời GV khi được hỏi. + Lưu và đặt tên tùy ý. d) Thiết kế mẫu hỏi (mở rộng): Cho biết Họ và Tên, ĐiểmTB chung và sắp xếp từ cao xuống thấp cho ĐiểmTB chung (gợi ý: Cột ĐiểmTB ta sử dụng toán hạng lấy các trường điểm cộng với nhau. Tương tự như ghép Hodem+Ten. Kết luận: Ở bài thực hành 6 và 7 trong sách GK, mỗi bài cần 2 tiết để học sinh thực hiện các nội dung. Nhưng với cách thực hiện này, đối với GV cần phải đầu tư và chuẩn bị trước thì học sinh chỉ cần làm 1 tiết là đã thực hiện xong các yêu cầu, tiết thứ 2 sẽ thực hiện lại các yêu cầu nên giúp học sinh củng cố kiến thức sâu hơn và nhiều nội dung hơn so với yêu cầu của bài thực hành trong Sách. Ngoài ra đối với những em khá, giỏi nếu đã vững kiến thức, kĩ năng thì đi hướng dẫn các nhóm khác hoặc tự nghiên cứu và giải quyết thêm những vấn đề rộng hơn nữa mà mình quan tâm. Ngoài 2 bài thực hành làm ví dụ trên thì tất cả các bài khác từ đầu đến cuối xuyên suốt trong quá trình học tập của các em tôi đều nghiên cứu, chuẩn bị trước khi cho các em thực hành nên đến kì kiểm tra thực hành 1 tiết tôi đã thu được kết quả thật vui mừng vì chất lượng bài các em làm rất tốt, không phí công sức bỏ mình ra. III. HIỆU QỦA CỦA ĐỀ TÀI: Qua mấy năm áp dụng kinh nghiệm này, tôi nhận thấy giờ thực hành thực sự thu hút các đối tượng học sinh hơn, các em trung bình, yếu đều có hứng thú học vì đã có cơ sở để thực hiện công việc nhanh chóng sau đó dành thời gian thực hiện lại nên các em hoạt động tích cực hơn, các thao tác trên máy thực hiện khá thuần thục. Các đối tượng học sinh hỗ trợ được cho nhau để cùng học, cùng tiến bộ. Do đó kết quả 1 tiết thực hành thật ít ỏi nhưng chất lượng rất cao. Để minh chứng tôi cho đề kiểm tra 1 tiết thực hành như sau NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA: Phần chung 2 ban * Khởi động Hệ quản trị Access tạo CSDL tên (Lopx_lot+ten: Lopb1_thu Huong) 1) Tạo từng bảng chọn kiểu dữ liệu, tính chất, chỉ định khóa chính và đặt tên cho các trường dưới đây: (3.0đ) * DIEM (STT, SBD, TOÁN, LÝ, HÓA, TIN, VĂN, SỬ, ĐỊA) * DS-HS (STT, SBD, HỌ ĐỆM, TÊN, N-SINH, G_TÍNH, LỚP) * LOP (STT, LỚP, GVCN) Sau khi áp dụng cho 7 lớp 12 tôi đảm nhiệm, trong đó lớp B1,B2 là ban KHTN còn lại các lớp khác là ban cơ bản của năm học 2012 – 2013 tôi thu được kết quả như sau: Kết quả kiểm tra bài 1 tiết thực hành Sĩ 0 – 2.0 2.5 – 3.0 3.5 – 4.5 5.0 – 6.5 7.0 - 8.0 8.5– 10.0 Lớp số SL % SL % SL % SL % SL % SL % 12 B1 44 0 0.0 0 0.0 0 0.0 4 9.1 25 56.8 15 34.1 12 B2 41 0 0.0 0 0.0 0 0.0 6 14.6 22 53.7 13 31.7 12 B6 43 0 0.0 0 0.0 0 0.0 9 20.9 19 44.2 15 34.9 12 B7 44 0 0.0 0 0.0 0 0.0 9 20.5 22 50.0 13 29.5 12 B8 38 0 0.0 0 0.0 0 0.0 10 26.3 17 44.7 11 28.9 12 B9 39 0 0.0 0 0.0 0 0.0 11 28.2 20 51.3 8 20.5 12 B10 41 0 0.0 0 0.0 0 0.0 12 29.3 19 46.3 10 24.4 Tổng 290 0 0.0 0 0.0 0 0.0 61 21.0 144 49.7 85 29.3 Như vậy. Để thực hiện tốt một tiết dạy thực hành tin học phù hợp với các đối tượng học sinh thì phải thực hiện được các vấn đề sau: - Thiết kế bài dạy phù hợp với nhiều đối tượng học sinh. Giáo viên phải nắm bắt đối tượng học sinh về kĩ năng thực hành và phân loại đối tượng rõ ràng, chính xác. - Điều hành tổ chức hoạt động của học sinh trên lớp. Giáo viên cần đưa ra hệ thống bài tập thực hành, yêu cầu về các kĩ năng sát với từng đối tượng học sinh. Điều hành các hoạt động của học sinh một cách linh hoạt, tạo cơ hội cho các đối tượng học sinh được thực hành. - Đánh giá và theo dõi kết quả học tập theo từng đối tượng học sinh, khen những học sinh thực hành tốt, nghiêm túc. Nhắc nhở những học sinh thực hành chưa tập trung và lười biếng. IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG: Các cấp có thẩm quyền tạo mọi điều kiện thuận lợi, cung cấp các thiết bị cần có, hiện đại phù hợp với từng bộ môn để giúp giáo viên có điện kiện nghiên cứu và vận dụng vào công việc giảng dạy của mình được tốt hơn, giúp học sinh có tiết học sinh động, dễ hiểu đạt hiệu quả cao. Tin học là ngành khoa học nên luôn luôn phát triển và thay đổi nên để tạo hứng thú học tập cho học sinh và từng bước nâng cao chất lượng bộ môn đòi hỏi
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_hoc_1_tiet_t.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm giúp học sinh học 1 tiết thực hành được nhiều nội dung mà vẫn đạt.pdf