Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm để học sinh phát huy tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động nhóm của môn Tin học lớp 12 ban cơ bản tại trường THPT Sông Ray

doc 15 trang sk12 09/12/2024 130
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm để học sinh phát huy tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động nhóm của môn Tin học lớp 12 ban cơ bản tại trường THPT Sông Ray", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm để học sinh phát huy tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động nhóm của môn Tin học lớp 12 ban cơ bản tại trường THPT Sông Ray

Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm để học sinh phát huy tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động nhóm của môn Tin học lớp 12 ban cơ bản tại trường THPT Sông Ray
 KINH NGHIỆM ĐỂ HỌC SINH PHÁT HUY TÍNH 
 CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO TRONG HOẠT ĐỘNG 
 NHÓM CỦA MÔN TIN HỌC LỚP 12 BAN CƠ BẢN 
 TẠI TRƯỜNG THPT SÔNG RAY
 ----------*****-----------
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Kính thưa quí thầy đồng nghiệp. Trong những năm gần đây, việc thay sách 
giáo khoa và mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn của Bộ và của các Sở giáo dục – Đào 
tạo đồng thời cũng là việc bồi dưỡng phương pháp giảng dạy mới đã hoàn chỉnh từ 
cấp Trung học cơ sở đến bậc Trung học phổ thông. Trong các phương pháp được 
giới thiệu bồi dưỡng, tập huấn, đáng chú ý hơn cả là phương pháp: Thảo luận 
nhóm trong lớp học.
 Trường THPT Sông Ray hàng năm thường có khoảng 15 lớp 12 được chia 
làm 2 ban (KHTN và CB) trong đó học sinh học ban KHTN chỉ khoảng 3 đến 4 
lớp, còn lại đa số là ban cơ bản, những em học ban này thường rất yếu các môn tự 
nhiên trong đó có môn Tin Học lớp 12. Chương trình Tin Học lớp 12 đối với các 
em học ban KHTN đa số cảm thấy dễ chịu nhưng đối với các em ban cơ bản thì rất 
khó khăn và dẫn đến chán nản.
 Theo các nhà chuyên môn thì một trong những tình trạng học sinh yếu kém 
đó là do “Phương pháp giảng dạy chưa tốt”. Nghị quyết Đại hội XI Đảng Cộng sản 
Việt Nam cũng luôn nhấn mạnh đến cần phải đổi mới chương trình và phương 
pháp giảng dạy để ngày càng đạt chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của 
đất nước ta.
 Như vậy, phương pháp giảng dạy trong quá trình lên lớp của giáo viên ở nhà 
trường có tầm quan trọng đặc biệt, nếu không muốn nói là có ý nghĩa quyết định. 
Sở dĩ như thế vì cho dù người giáo viên có chuẩn bị nội dung phong phú và chu 
đáo đến đâu đi nữa mà sử dụng không đúng phương pháp chắc chắn sẽ làm cho 
khả năng tiếp thu kiến thức của học trò bị hạn chế và kết quả đạt được sẽ không 
được như ý muốn.
 Theo ý kiến của nhiều nhà sư phạm và nghiên cứu giáo dục, cần phải khắc 
phục ngay lối học thụ động “Đọc - Chép” đã được hình thành trong nhà trường từ 
nhiều năm qua bằng phương pháp “Lấy học sinh làm trung tâm”, để khuyến 
khích học sinh tham gia một cách chủ động và tích cực trong việc học của mình 
thông qua việc cho học sinh thảo luận nhóm ngay trong lớp dưới sự hướng dẫn 
của giáo viên. 
 Đối với môn Tin học, là môn mới được đưa vào trong chương trình học chính 
khóa, nội dung kiến thức có nhiều bài khó và trừu tượng, nhưng làm sao vận dụng 
tốt phương pháp thảo luận nhóm để giảng dạy môn Tin học? Sẽ được tổ chức như bằng nhau, trong nhóm chắc chắn sẽ có những học sinh khá hơn những học sinh 
còn lại. Đây cũng chính là cơ hội để cho học sinh học tập lẫn nhau (học thầy không 
tày học bạn) và khi được giáo viên tổng kết giải đáp học sinh sẽ hiểu bài hơn, nhớ 
lâu hơn và vì vậy việc học tập mang lại kết quả tốt hơn.
 Như vậy, phương pháp thảo luận nhóm một mặt vừa chú trọng phát huy tính 
tích cực cao, tính chủ động, sáng tạo của học sinh; mặt khác lại chú trọng sự phối 
hợp, hợp tác giữa các học sinh trong quá trình học tập, cần kết hợp năng lực cạnh 
tranh và năng lực hợp tác ở học sinh. Để sử dụng có hiệu quả phương pháp thảo 
luận nhóm, giáo viên cần phải chú trọng xây dựng trách nhiệm cá nhân và trách 
nhiệm nhóm, xây dựng vị thế của mỗi học sinh trong nhóm và trong lớp, hình 
thành kĩ năng làm việc nhóm cho học sinh.
 2) Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:
 a. Nội dung:
 Phương pháp thảo luận nhóm là một trong những phương pháp dạy học đã 
phát huy được tính tích cực, tự giác của người học. Phương pháp này đã tạo được 
một môi trường học tập thuận lợi mà ở đó trí tuệ tập thể đã được phát huy cũng 
như vai trò hoạt động xã hội của cá nhân được trải nghiệm. 
 * Các bước tiến hành thảo luận nhóm:
 Thứ nhất, xác định rõ mục tiêu của cuộc thảo luận. 
 Thứ hai, xây dựng nội dung thảo luận. 
 Thứ ba, xây dựng cấu trúc tiến trình thảo luận từng vấn đề. 
 Thứ tư, dự kiến hệ thống câu hỏi nêu vấn đề và câu hỏi gợi mở sẽ được sử 
dụng trong quá trình thảo luận. 
 Thứ năm, kế hoạch thảo luận cần thông báo cho học sinh biết trước. 
 * Một số yêu cầu khi tiến hành thảo luận nhóm:
 Chia nội dung bài dạy thành những vấn đề nhỏ có liên kết với nhau. 
 Chia lớp học thành nhiều nhóm nhỏ. 
 Mỗi nhóm cử ra một nhóm trưởng và một thư ký. 
 Giao nhiệm vụ cho từng cá nhân, các nhóm. 
 Trong mỗi chủ đề thảo luận, nên thực hiện theo quy trình chung của thảo 
luận. 
 Các sản phẩm được giới thiệu và trình bày trước nhóm, lớp. 
 Đảm bảo yếu tố cạnh tranh và thi đua trong các nhóm. 
 Đảm bảo yếu tố thông tin phản hồi từ các nhóm.
 Giáo viên đóng vai trò trọng tài, cố vấn, kiểm tra, kết luận. 
 * Vai trò của phương pháp thảo luận nhóm: Theo tôi quy trình này là một hệ thống bao gồm 3 giai đoạn và 10 bước, 
được thể hiện ở sơ đồ dưới đây: Thứ ba: Chuẩn bị những điều kiện cần thiết:
 Phương pháp thảo luận nhóm thành công hay không còn tùy thuộc vào sự 
chuẩn bị của giáo viên và học sinh. Nếu giáo viên chuẩn bị tốt, dự kiến được tình 
huống xảy ra và có những biện pháp xử lí kịp thời cũng như có sự hợp tác từ học 
sinh thì phương pháp thảo luận nhóm sẽ mang lại kết quả cao. Vì vậy, trước khi lên 
lớp, giáo viên cần chuẩn bị tốt các nội dung sau:
 Mục tiêu của hoạt động nhóm bài học này là gì?
 Những vấn đề thảo luận trong nhóm là những vấn đề gì?
 Nên chia lớp ra làm mấy nhóm?
 Hoạt động này có phù hợp với số lượng học sinh trong nhóm không?
 Hoạt động này cần bao nhiêu thời gian?
 Tất cả học sinh tham gia có thu được lợi ích từ hoạt động này không?
 Thiết bị dạy học cần dùng là những thiết bị gì?
 Dự kiến tình huống xảy ra và cách giải quyết.
 Học sinh phải chuẩn bị những gì?
 Soạn giáo án cho phù hợp với việc thảo luận nhóm.
 Chuẩn bị những phương án dự bị
 Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần nhắc nhở học sinh chuẩn bị trước các nội 
dung sau:
 Thuộc bài cũ và chuẩn trước bị bài mới.
 Làm những bài tập của giờ lần trước (nếu có)
 Chuẩn bị những thứ cần thiết mà giáo viên đã dặn dò
 c. Một số giải pháp:
 Việc phân chia nhóm thường dựa trên: số lượng học sinh của lớp học, đặc 
điểm học sinh và chủ đề bài học. Cách chia nhóm như thế nào là hợp lí: có thể theo 
một tiêu chuẩn nào đó của bài học hay của giáo viên và cũng có thể hoàn toàn ngẫu 
nhiên hoặc có thể theo số điểm danh, theo giới tính, theo vị trí ngồi
 Giáo viên giao câu hỏi cho từng nhóm (có thể chiếu lên máy chiếu, viết lên 
bảng phụ, viết vào giấy giao cho từng nhóm) hướng dẫn học sinh cách thực hiện, 
phân bố thời gian hợp lí, giải đáp thắc mắc của học sinh trước khi chính thức đi 
vào hoạt động, đồng thời ghi lại chủ đề và chỉ dẫn lên bảng, máy chiếu hay thiết bị 
khác
 Trong một tiết dạy giáo viên có thể chọn một trong số các cách chia nhóm 
sau đây (tuỳ theo đặc điểm của lớp và và nội dung bài học): Cách 4: Chia nhóm đánh giá:
 Một nhóm chịu trách nhiệm thảo luận một chủ đề nào đó và một nhóm khác 
có trách nhiệm phê bình, nhận xét và đánh giá ý kiến trình bày của nhóm kia.
 Ví dụ: Trong bài 4 SGK trang 34 “CẤU TRÚC BẢNG”; ở mục 1 “Các khái 
niệm chính”; phần Kiểu dữ liệu. Để làm rõ và sử dụng được các kiểu dữ liệu trong 
một trường, giáo viên cho các nhóm thảo luận các vấn đề sau:
 - Nhóm 1: Giải thích những điểm giống và khác của kiểu dữ liệu Text với 
Memo?
 - Nhóm 2: Giải thích những điểm giống và khác của kiểu dữ liệu Number với 
AutoNumber? 
 - Nhóm 3: Nhận xét, bổ sung cho nhóm 1 khi nhóm 1 trình bày ý của mình 
xong. Sau đó giáo viên đánh giá và kết luận cho 2 nhóm.
 - Nhóm 4: Nhận xét, bổ sung cho nhóm 2 khi nhóm 2 trình bày ý của mình 
xong. Sau đó giáo viên đánh giá và kết luận cho 2 nhóm.
Cách 5: Giảng – Viết - Thảo luận: 
 Giáo viên cho học sinh trả lời câu hỏi bằng cách đưa ra các phương án lựa 
chọn và yêu cầu học sinh giải thích tại sao phải chọn phương án đó (cách này thực 
hiện sau mỗi bài học), sau khi mỗi cá nhân xử lí các câu hỏi thì so sánh với các học 
sinh khác. Sau đó, giáo viên tổ chức thảo luận để kiểm tra các câu trả lời hợp lí.
 Ví dụ: Sau khi tìm hiểu được ý nghĩa và sự khác nhau giữa các kiểu dữ liệu. 
Để kiểm tra lại khả năng tiếp thu bài của học sinh, giáo viên cho học sinh trả lời 
câu hỏi ngắn. Giả sử có trường năm sinh chỉ cần thể hiện năm thôi, thì lựa chọn 
kiểu dữ liệu nào sau là hợp lí? 
 a. Text;
 b. Autonumber;
 c. Number;
 d. Date/Time.
* Về nội dung và thời gian thảo luận:
 Nội dung thảo luận của các nhóm có thể giống hoặc khác nhau.
 Thời gian thảo luận có thể căn cứ vào nội dung bài học cũng như đặc điểm 
của lớp học.
 Ví dụ 1: Trong bài 2 SGK trang 16 “HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU”; mục 
3 “Vài trò của con người khi làm việc với hệ cơ sở dữ liệu”. Giáo viên cho các 
nhóm cùng thảo luận nội dung “Vai trò của người quản trị cơ sở dữ liệu”: Các 
nhóm thảo luận trong 4 phút và cử đại diện trình bày (2 phút/nhóm) các nhóm sau 
không nói lại ý của nhóm trước sau đó Giáo viên chốt lại nội dung.
 Ví dụ 2: Trong bài 4 SGK trang 34 “CẤU TRÚC BẢNG”; ở mục 2 “Tạo và 
sửa cấu trúc Bảng” phần các tính chất của trường. Để làm rõ và sử dụng được các - Vai trò của nhóm trưởng:
 Thứ nhất: Phải có khả năng tổ chức, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, 
bố trí chỗ ngồi cho phù hợp, hướng dẫn các thành viên thảo luận đúng với nội dung 
đã giao.
 Thứ hai: Phải biết linh hoạt và nhạy bén, có khả năng điều động tất cả các 
thành viên trong nhóm tham gia tích cực vào thảo luận; theo dõi, quan sát từng 
người để có biện pháp điều chỉnh kịp thời; lắng nghe ý kiến đóng góp thảo luận 
của các thành viên trong nhóm mình, động viên khuyến khích những bạn ít nói, rụt 
rè phát huy tính năng động, sáng tạo của các bạn trong nhóm.
 Như vậy, vai trò của nhóm trưởng là rất quan trọng vì vậy trong quá giảng dạy 
giáo viên cần phải quan sát thái độ và cách làm việc của từng học sinh để lựa chọn 
các nhóm trưởng cho thích hợp. Tuy nhiên, nhóm trưởng không phải là người 
quyết định hết tất cả cho buổi thảo luận.
* Trình bày kết quả thảo luận:
 Kết quả thảo luận có thể được trình bày dưới nhiều hình thức: bằng lời, đóng 
vai, viết hoặc vẽ lên giấy khổ tocó thể do một người thay mặt nhóm trình bày, có 
thể nhiều người trình bày mỗi người một đoạn nối tiếp nhau...Các nhóm trình bày 
kết quả thảo luận trước lớp. Giáo viên nhận xét, bổ sung và kết luận. Cho HS ghi 
nội dung bài học vào vở.
III. HIỆU QỦA CỦA ĐỀ TÀI:
 Tuy có rất nhiều phương pháp, mỗi phương pháp có tính ưu việt nhật định 
song phương pháp hoạt động nhóm tôi thấy có nhiều hiệu quả trong việc giảng dạy 
bộ môn tin học 12 vì nó đã phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của từng 
học sinh trong tiết học đồng thời cũng khắc phục được tính rụt rè, nhút nhát, ngại 
đám đông. Phương pháp này giúp học sinh mổ xẻ được chi tiết của bài học rồi 
cùng nhau rút ra được các quan điểm chung và ý nghĩa của bài học nên học sinh sẽ 
khắc sâu và nhớ lâu hơn.
 Phương pháp này này đã được tôi áp dụng đối với 5 lớp 12 của trường 
THPT Sông Ray trong năm học 2011 – 2012 này.
 Trước khi áp dụng, để có được số liệu so sánh kết quả học tập của học sinh 5 
lớp năm học 2011 - 2012. Tôi căn cứ vào kết quả học tập trong năm học 2010 - 
2011 của học sinh 5 lớp cơ bản và một số tiết kiểm tra khảo sát để nắm được tình 
hình cụ thể của học sinh 5 lớp, kết quả được tổng hợp như sau: * Sau khi áp dụng SKKN phần trăm về điểm số của các lớp như sau:
 Điểm 0.0-3.0đ 3.5-4.5đ 5.0-8.0đ 8.5-10.0đ
 Lớp SL % SL % SL % SL %
 12 B1 0 2 31 9
 12 B6 1 3 33 7
 12 B7 0 1 33 9
 12 B8 1 4 34 6
 12 B9 0 2 37 5
 Tổng (218) 2 0,9 12 5,5 168 77,1 36 16,5
 Từ kết quả thu được ở bảng trên ta nhận thấy có sự chuyển biến rõ rệt về 
chất lượng học tập của học sinh. So sánh kết quả tương đối giữa 2 năm ta thấy:
 - Khi chưa thực hiện SKKN thì:
 + Mức điểm yếu, kém là: 18,4%. 
 + Mức điểm trung bình, khá là: 70,8%.
 + Mức điểm giỏi là: 10,8%
 - Sau khi thực hiện SKKN thì:
 + Mức điểm yếu, kém giảm còn: 6,4%. 
 + Mức điểm trung bình, khá tăng: 77,1%.
 + Mức điểm giỏi tăng: 16,5%
 Như vậy đối với một trường vùng sâu, vùng xa của tỉnh như trường THPT 
Sông Ray chúng tôi, đa số các em là ban cơ bản thì kết quả đó thật sự là niềm 
khích lệ rất lớn với những giáo viên như tôi.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_de_hoc_sinh_phat_huy_tinh.doc