Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy học chủ đề Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945-2000) để phát triển năng lực tự học cho học sinh lớp 12 - THPT

docx 65 trang sk12 31/01/2025 310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy học chủ đề Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945-2000) để phát triển năng lực tự học cho học sinh lớp 12 - THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy học chủ đề Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945-2000) để phát triển năng lực tự học cho học sinh lớp 12 - THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy học chủ đề Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945-2000) để phát triển năng lực tự học cho học sinh lớp 12 - THPT
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU I
 ĐỀ TÀI
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 KINH NGHIỆM DẠY HỌC CHỦ ĐỀ MĨ, TÂY ÂU, NHẬT 
BẢN (1945 – 2000) ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC 
 CHO HỌC SINH 12 - THPT
 Giáo viên thực hiện: 1. LÊ THỊ DUYÊN
 2. PHAN THỊ HỒNG 
 Đơn vị công tác : Trường THPT Quỳnh Lưu I. 
 Tổ chuyên môn : Xã hội
 Bộ môn: Lịch sử
 Năm học: 2020 – 2021
 1 2. Đóng góp của đề tài
 - Tính mới, sáng tạo: Đây là đề tài đã được nghiên cứu và đúc rút từ kinh 
nghiệm có tính thực tiễn cao. Đề tài đã thực hiện nguyên tắc “Lấy học sinh làm 
trung tâm”, lấy “tự học của học sinh” là nhân tố “nội lực” quyết định chất lượng 
học tập và sự phát triển của người học và đã tìm ra một hướng đi mới trong rèn 
luyện, phát triển năng lực tự học cho HS THPT.
 - Về hịệu quả kinh tế: Đề tài có giá trị lớn (không thể tính được bằng tiền) trong 
chủ trương đổi mới đồng bộ mục tiêu, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, 
đánh giá chất lượng giáo dục, gắn liền giáo dục trong nhà trường với thực tiễn 
cuộc sống, giúp học sinh được trải nghiệm,vận dụng kiến thức đã học vào giải 
quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống, gắn các nội dung dạy học với thực tiễn 
cuộc sống; góp phần hình thành một số phẩm chất và năng lực của học sinh. Đề tài 
có khả năng ứng dụng rộng rãi trong việc dạy học Lịch sử với việc phát triển năng 
lực tự học cho học sinh THPT.
 - Về hịệu quả xã hội: Đề tài đã tạo hiệu ứng tốt cho việc dạy của giáo viên 
và việc học của học sinh. Đã tạo hứng thú, kích thích tinh thần tìm tòi, học hỏi, 
sáng tạo trong dạy, học Lịch sử, đồng thời tạo điều kiện cho học sinh vận dụng 
kiến thức, nâng cao năng lực nhận thức và năng lực hành động, hình thành phẩm 
chất, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh.
 Đề tài áp dụng cho tất cả các đối tượng học sinh THPT.
 Kết quả của đề tài có thể áp dụng cho việc giảng dạy của giáo viên và là tài liệu 
tham khảo để giáo viên có thể xây dựng, thiết kế các chủ đề khác nhằm phát huy 
năng lực và hình thành phẩm chất học sinh.
 - Khả năng áp dụng mở rộng của công trình: Có thể áp dụng cho tất cả các 
trường THPT.
 3 1.2 Một số kĩ năng tự học cần rèn luyện để phát triển năng lực cho HS THPT
 Trên cơ sở khái niệm năng lực và quan niệm về tự học đã nêu trên, có thể 
hiểu: Phát triển năng lực tự học cho HS THPT được hiểu là quá trình nâng cao, rèn 
luyện các kỹ năng học tập cơ bản đạt tới trình độ độc lập, chủ động, tự giác dựa 
trên sự kích thích nhu cầu, giá trị, tri thức cũng như các điều kiện chủ quan khác 
của cá nhân người học dưới tác động của môi trường và được thực hiện ngay trong 
quá trình dạy học. Có nhiều cách để hình thành và phát triển kĩ năng tự học cho 
HS. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu và rèn luyện cho 
HS các nhóm kĩ năng sau:
 1. Nhóm kĩ năng xây dựng kế hoạch tự học, bao gồm các kĩ năng:
 - Kĩ năng xác định mục tiêu học học tập.
 - Kĩ năng xác định nhiệm vụ học tập.
 - Kĩ năng lập kế hoạch học tập.
 2. Nhóm kĩ năng thực hiện kế hoạch học tập, bao gồm các kĩ năng:
 - Kĩ năng thu thập, tìm kiếm thông tin.
 - Kĩ năng lựa chọn và xử lý thông tin.
 - Kĩ năng trình bày, diễn đạt và chia sẻ thông tin.
 - Kĩ năng vận dụng kiến thức học được vào giải quyết các tinh huống cụ thể.
 3. Nhóm kĩ năng tự đánh giá và điều chỉnh kế hoạch tự học của bản thân, bao 
gồm các kĩ năng:
 - Kĩ năng nhận ra ưu, nhược điểm của bản thân dựa trên kết quả học tập.
 - Kĩ năng điều chỉnh những sai sót, hạn chế và vạch kế hoạch điều chỉnh cách 
học để nâng cao chất lượng học tập.
1.3. Vai trò của hoạt động tự học và tự học trong dạy học Lịch sử
 Quá trình dạy học chỉ có kết quả khi người học tự nỗ lực, TH để nắm vững 
những tri thức mà nhân loại đã tích lũy được, tức là “tự chuyển hóa” được kiến 
thức cho bản thân. Rõ ràng phát triển NLTH, nhằm tích cực hóa hoạt động của HS 
là vô cùng cần thiết. Theo chúng tôi vai trò quan trọng của việc phát triển NLTH 
cho HS nói chung và trong dạy học LS ở trường THPT được thể hiện như sau:
 Thứ nhất, đây là một hoạt động không thể thiếu trong công tác giảng dạy. Lý 
luận dạy học hiện đại chỉ ra rằng bản chất của việc học chính là tự học, do vậy dạy 
học chính là quá trình dạy tự học. Kiến thức của nhân loại nói chung, kiến thức LS 
nói riêng là một kho bách khoa toàn thư với dung lượng vô cùng lớn, GV không 
thể nào cung cấp hết cho HS, chỉ bằng cách trang bị cho các em NLTH để các em 
có đủ phương pháp, có đủ KN và thái độ yêu thích tìm hiểu khoa học mới là 
phương án tối ưu nhất trong dạy học.
 Thứ hai, phát triển NLTH cho HS trong dạy học LS ở trường THPT góp phần 
tích cực vào đổi mới PPDH. Như đã trình bày ở trên, để có thể hình thành và phát
 5 sản phẩm khoa học.
2 Cơ sở thực tiễn
2.1 Phương pháp điều tra, nghiên cứu để thấy thực trạng vấn đề
 Để xác định cơ sở thực tiễn của đề tài về việc rèn luyện và phát triển năng lực 
tự học cho HS THPT cũng như thực trạng xây dựng và sử dụng hình thức tổ chức 
dạy học theo chủ đề trong dạy học bộ môn Lịch Sử nói chung và trong dạy học 
chương Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản nói riêng, chúng tôi đã tiến hành sử dụng phiếu điều 
tra, thăm dò ý kiến giáo viên đối với 48 giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Lịch Sử 
của 10 trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong năm học 2018 – 2019 (theo 
thông tin ở phụ lục 1).
2.2 Kết quả điều tra, khảo sát để tìm ra nguyên nhân thực trạng vấn đề
 - Về thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn 
Lịch Sử THPT, sau khi thăm dò ý kiến GV chúng tôi thu được kết quả như sau: 
Bảng 1.1. Kết quả thăm dò ý kiến GV về việc sử dụng các PPDH tích cực trong 
dạy học bộ môn Lịch sử THPT hiện nay
 Số Thường Không Không sử 
 TT PHƯƠNG PHÁP xuyên thường dụng
 xuyên
 SL TL % SL TL% SL TL %
 1 Thuyết trình 20 41,67% 26 54,17% 2 4,16%
 2 Hỏi đáp – tái hiện thông báo 26 54,17% 19 39,58% 3 6,25%
 3 Hỏi đáp – tìm tòi 32 66,67% 16 33,33% 0 0%
 4 Dạy học có sử dụng bài tập 15 31,25% 30 62,50% 3 6,25%
 tình huống
 5 Dạy học có sử dụng bài tập 12 25,00% 31 64,58% 5 10,42%
 thực nghiệm
 6 Dạy học có sử dụng sơ đồ, 18 37,50% 26 54,17% 4 8,33%
 bảng biểu
 7 Dạy học nêu và giải quyết 31 64,58% 17 35,42% 0 0%
 vấn đề
 8 Dạy học có sử dụng phiếu 28 58,33% 20 41,67% 0 0%
 học tập
 9 Dạy học hợp tác theo nhóm 27 56,25% 21 43,75% 0 0%
 10 Dạy học theo dự án 0 0% 13 27,08% 35 72,92%
 11 Dạy học theo hợp đồng 0 0% 9 18,75% 39 81,25%
 - Về thiết kế và sử dụng các bài học theo chủ đề trong dạy học Lịch Sử: số 
GV thường xuyên thiết kế chủ đề dạy học là không; số GV không thường xuyên 
thiết kế chủ đề dạy học là 43 (chiếm 89,58%) và số GV rất ít thiết kế chủ đề dạy 
học là 5 (chiếm 10,42%); số GV chưa từng thiết kế chủ đề dạy học là không. Số
 7 5 Kĩ năng lựa chọn và xử lí thông 33 68,75% 15 31,25% 0
 tin
 6 Kĩ năng trình bày, diễn đạt và 32 66,67% 16 33,33% 0
 chia sẻ thông tin
 7 Kĩ năng vận dụng kiến thức học 27 56,25% 21 43,75% 0
 được vào giải quyết các tình 
 huống
 8 Kĩ năng nhận ra những ưu, 
 nhược điểm của bản thân dựa 23 47,92% 25 52,08% 0
 trên kết quả học tập
 9 Kĩ năng điều chỉnh những sai 
 sót, hạn chế và vạch kế hoạch 22 45,83% 26 54,17% 0
 điều chỉnh cách học để nâng cao 
 chất lượng học
 Thông qua kết quả thăm dò ý kiến của GV, chúng ta có thể thấy được hiện 
nay các GV đã tích cực rèn luyện các kĩ năng học tập cho học sinh thông qua hoạt 
động dạy học. Tuy nhiên, một số kĩ năng vẫn chưa được quan tâm rèn luyện ở mức 
thường xuyên như nhóm kĩ năng tự đánh giá và điều chỉnh kế hoạch tự học, đây là 
nhóm kĩ năng rất cần thiết để phát triển năng lực tự học cho HS THPT và cần được 
quan tâm nhiều hơn.
3. Giải pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh THPT
.3.1 Bồi dưỡng nhận thức về vai trò của hoạt động tự học
 Tự học chính là sự nỗ lực của bản thân người học. Tự học là hoạt động mang 
tính chủ động của cá nhân mỗi người học, do đó để có thể tự học hiệu quả thì 
người học cần phải có ý thức và nhận thức đúng đắn về vai trò và ý nghĩa của hoạt 
động tự học; có kế hoạch tự học rõ ràng được xây dựng trên tinh thần tự giác.
 Để HS nhận thức đúng đắn về vai trò của hoạt động tự học, GV cần phải giúp 
HS nhận ra ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động tự học; giúp HS hiểu vai trò 
của hoạt động tự học trong quá trình học tập và tích lũy tri thức của bản thân ngay 
từ những bài học đầu tiên.
3.2. Rèn luyện cho HS một số kĩ năng tự học
 - Kĩ năng lập kế hoạch học tập.
 - Kĩ năng hiểu và nghiên cứu tài liệu
 - Kĩ năng ghi chép tổng hợp kiến thức.
3.3. Đổi mới các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.
 Để quá trình học tập không chỉ là quá trình tiếp thu và lĩnh hội tri thức mà đưa 
quá trình học tập thành quá trình chủ động chiếm lĩnh tri thức của người học, bản 
thân mỗi GV cần thực hiện các phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động học 
tập phù hợp.
 Với các phương pháp dạy học phù hợp, GV sẽ khơi dậy hứng thú trong học 
tập, tạo nhu cầu tự học, định hướng người học, định hướng người học tới các hoạt
 9 II. VẬN DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC 
CHO HỌC SINH THPT QUA DẠY HỌC LỊCH SỬ CHỦ ĐỀ MĨ, TÂY ÂU, 
NHẬT BẢN (1945 – 2000)
1. Các biện pháp rèn luyện năng lực tự học Lịch sử cho học sinh THPT
1.1. Hướng dẫn học sinh cách xây dựng kế hoạch học tập
 Việc học và tự học chỉ thực sự có hiệu quả khi mục tiêu, nhiệm vụ và kế 
hoạch học tập được xây dựng cụ thể, rõ ràng và có tính định hướng cao sao cho 
phù hợp với điều kiện cá nhân. Mục tiêu học tập là những gì người học đặt ra để 
phấn đấu trong học tập và có khả năng đạt được trong quá trình học tập. Để đạt 
được mục tiêu HS cần có kế hoạch cụ thể và rõ ràng, có thể đo lường và đánh giá 
được, có khả năng đạt được so với NL của bản thân và phải có thời gian để hoàn 
thành.
 Để giúp HS tự xây dựng được kế hoạch học tập một cách rõ ràng và phù hợp 
với mong muốn của bản thân, chúng tôi hướng dẫn học sinh xác định theo quy 
trình sau:
 Bước 1: Xác định mục đích và nhu cầu học tập. 
 Bước 2: Lập kế hoạch học tập.
 Bước 3: Thực hiện kế hoạch học tập.
 Bước 4: Kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
 Việc thực hiện quy trình tự học này có thể thực hiện trong cả quá trình học 
tập, cũng có thể lập ra và thực hiện ngay trong một bài học, một dự án học tập. Và 
để phát triển NLTH của học sinh hiệu quả, GV cần có sự kiểm tra, nhận xét, góp ý 
cho kế hoạch và sản phẩm của các em kịp thời.
 Ví dụ: Khi dạy học chủ đề “Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 – 2000)”, lớp 12 - 
THPT, GV có thể hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch học tập như sau:
- Xác định mục đích và nhu cầu:
+ Tìm hiểu sự phát triển của kinh tế - KHKT của Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu sau Chiến 
tranh thế giới thứ hai và biết được nguyên nhân của sự phát triển đó. Từ đó, rút ra 
bài học cho Việt Nam trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay 
cũng như định hướng nghề nghiệp cho tương lai.
+ Tìm hiểu chính sách đối ngoại của Mĩ, Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai 
và ảnh hưởng của các chính sách đó đối với quan hệ quốc tế. Trên cơ sở đó, liên hệ 
và đánh giá được mỗi quan hệ ngoại giao giữa Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản với Việt 
Nam trong giai đoạn hiện nay.
+ Tìm hiểu quá trình liên kết khu vực của các nước Tây Âu. Đánh giá được vai trò 
của EU đối với sự phát triển của Tây Âu và thế giới từ khi thành lập cho đến nay. 
Đồng thời so sánh với liên kết khu vực ở Đông Nam Á – ASEAN.
+ Rèn luyện các KN như: sử dụng tài liệu học tập, KN tư duy, KN giải quyết và 
trình bày vấn đề, KN tự kiểm tra đánh giá.
+ Bồi dưỡng tinh thần học tập, sáng tạo và hội nhập quốc tế.
 11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_day_hoc_chu_de_mi_tay_au_n.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy học chủ đề Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945-2000) để phát triển năng.pdf