Sáng kiến kinh nghiệm Kết hợp phương pháp dạy học theo trạm và kỹ thuật mảnh ghép trong tiết dạy bài tập môn Toán lớp 12

doc 34 trang sk12 19/07/2024 1040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kết hợp phương pháp dạy học theo trạm và kỹ thuật mảnh ghép trong tiết dạy bài tập môn Toán lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kết hợp phương pháp dạy học theo trạm và kỹ thuật mảnh ghép trong tiết dạy bài tập môn Toán lớp 12

Sáng kiến kinh nghiệm Kết hợp phương pháp dạy học theo trạm và kỹ thuật mảnh ghép trong tiết dạy bài tập môn Toán lớp 12
 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
 Viết tắt Đọc là
PPDHTT Phương pháp dạy học theo trạm
KTMG Kỹ thuật mảnh ghép
GV Giáo viên
HS Học sinh
THPT Trung học phổ thông
 1/34 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
 Hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học là một trong những mục tiêu lớn 
của ngành giáo dục và đào tạo. Nghị quyết Trung ương 2, khóa VIII đã chỉ rõ 
ràng và cụ thể: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục 
lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. 
Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện vào quá trình dạy 
và học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của HS. Phát triển 
mạnh phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, 
nhất là thanh niên”. Nhiều học sinh vẫn còn học tập thụ động, chưa có thói quen 
tự học tự nghiên cứu. Một số giáo viên dạy học theo phương pháp cũ nặng về 
truyền đạt một chiều, thiếu sự trao đổi qua lại với học sinh, cũng như giữa các 
học sinh với nhau.
 Tiết bài tập là tiết dạy mà thông qua việc giải các bài tập nhằm hoàn thiện 
các kiến thức cơ bản mà tiết lý thuyết vừa cung cấp, giúp cho học sinh nhớ và 
khắc sâu hơn những vấn đề lý thuyết đã học, đồng thời GV cũng có thể nâng cao 
lý thuyết trong chừng mực có thể. Vì vậy, tiết bài tập có vai trò vô cùng quan 
trọng, giúp HS ôn tập lại lý thuyết và rèn kỹ năng giải bài tập. Qua đó, phát triển 
được kỹ năng tư duy, sáng tạo, kỹ xảo cho HS.
 Tuy nhiên, trên thực tế nhiều GV còn lúng túng khi dạy loại tiết học này do 
không có phương pháp phù hợp nên hiệu quả tiết dạy chưa tốt, chưa phát huy 
được tính chủ động sáng tạo của HS. Bản thân tôi cũng gặp phải vấn đề đó và đã 
rất băn khoăn, trăn trở để tìm ra phương pháp dạy tiết bài tập cho hiệu quả. Từ 
thực trạng trên, với tâm huyết của một giáo viên lâu năm, lại có điều kiện tham 
gia các buổi tập huấn “Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực” của 
Bộ giáo dục – đào tạo tổ chức, tôi mạnh dạn sử dụng nhiều phương pháp dạy 
học trong các học phần mình giảng dạy như phương pháp thảo luận nhóm, 
phương pháp dạy học dự án, phương pháp hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên 
cứu, và gần đây nhất tôi sử dụng Kỹ thuật các mảnh ghép trong dạy học. Tôi 
nhận thấy khi sử dụng kỹ thuật này thì tiết dạy học tăng thêm tính hứng thú, bản 
thân người học tự giác động não, không tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Vì 
vậy tôi chọn sang kiến : “Kết hợp phương pháp dạy học theo trạm và kỹ thuật 
mảnh ghép trong tiết dạy bài tập môn Toán lớp 12 ”. 
2. Tên sang kiến:
 3/34 như “phương pháp nêu vấn đề”, “phương pháp vấn đáp”, “luyện tập thực hành”, 
 những phương pháp ấy cũng đã có không ít ưu điểm, và cơ bản đã phát huy 
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; song về hiện tại, các phương 
pháp ấy lại chưa thật sự đáp ứng nhiều phong cách học khác nhau của những 
học sinh khác nhau trong một lớp học.
 Vậy khi vận dụng “phương pháp dạy học theo trạm và kỹ thuật mảnh ghép 
trong dạy học môn Toán thì giáo viên cần nắm bắt được những gì?; Thực hiện 
như thế nào? Đó là những vấn đề mà tôi muốn đề cập đến trong đề tài này
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
1. Đối với GV: 
 Việc kết hợp phương pháp dạy học theo trạm và kỹ thuật mảnh ghép trong 
giảng dạy bộ môn Toán nói chung và dạy tiết bài tập nói riêng còn rất hạn chế. 
Có những giáo viên chưa bao giờ sử dụng phương pháp này trong quá trình dạy 
học. Hầu hết GV được điều tra đều mong muốn tìm hiểu và vận dụng phương 
pháp dạy học theo trạm và kỹ thuật mảnh ghép vào dạy học tại lớp mình, song 
sự hiểu biết của họ về nó còn phiến diện. 
2. Đối với HS: 
 HS cảm thấy hứng thú khi được GV tổ chức dạy học theo trạm và kỹ thuật 
mảnh ghép đồng thời mong muốn được GV tổ chức nhiều giờ học bài tập áp 
dụng phương pháp này hơn. 
III. NỘI DUNG
1. Phương pháp dạy học theo trạm
1.1. Khái niệm dạy học theo trạm
 Học theo trạm là một phương pháp dạy học mà HS thực hiện các nhiệm vụ 
khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học nhưng cùng hướng tới 
chiếm lĩnh một nội dung học tập theo các phong cách học khác nhau. 
 Khi tổ chức dạy học theo trạm, chúng ta tạo ra một môi trường học tập 
trong đó, tại các góc HS thực hiện các nhiệm vụ khác nhau nhằm đạt được mục 
tiêu dạy học hoặc có thể thực hiện cùng một nhiệm vụ nhưng theo các cách tiếp 
cận khác nhau. Trong hình thức dạy học theo trạm HS làm việc cá nhân, theo 
cặp hoặc theo nhóm để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau ở các trạm về một nội 
dung kiến thức xác định. Các nhiệm vụ nhận thức ở mỗi trạm cần có tính tương 
đối độc lập với nhau, sao cho HS có thể bắt đầu từ một trạm bất kì. Sau khi hoàn 
thành trạm đó, học sinh sẽ chuyển sang một trạm bất kì còn lại. Ta cũng có thể 
 5/34 1.4. Các qui tắc trong xây dựng nội dung các trạm học tập
- Các nhiệm vụ học tập phải độc lập tương đối sao cho HS có thể bắt đầu từ bất 
kì nhiệm vụ nào. Nếu một bài học có nhiều nội dung ta có thể chia thành nhiều 
nhóm trạm học tập sao cho trong mỗi nhóm trạm đó, các nhiệm vụ học tập là 
độc lập với nhau.
- Thời gian dành cho mỗi trạm tối đa không quá 10 phút.
- Số trạm trong một đơn vị kiến thức không quá 7 trạm.
- Ngoài các trạm với các nhiệm vụ bắt buộc, ta cần xây dựng các trạm với các 
nhiệm vụ tự chọn, với độ khó dễ khác nhau để cá biệt hóa năng lực HS.
- GV nên cung cấp đáp án hoặc hệ thống trợ giúp tương ứng với các nhiệm vụ 
học tập để HS tự kiểm tra và đánh giá kết quả bản thân.
- HS được phát phiếu học tập tương ứng với các trạm để tối ưu hóa thời gian làm 
việc.
- GV cần xây dựng và thống nhất với HS nội qui làm việc tại các trạm.
2. Kỹ thuật dạy học mảnh ghép
2.1. Khái niệm kỹ thuật mảnh ghép
 Là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa 
các nhóm nhằm:
- Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp (có nhiều chủ đề).
- Kích thích sự tham gia tích cực của HS: Nâng cao vai trò của cá nhân trong 
quá trình hợp tác (Không chỉ hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 1 mà còn phải truyền 
đạt lại kết quả vòng 1 và hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 2).
2.2. Cách tiến hành kỹ thuật mảnh ghép.
 VÒNG 1: Nhóm chuyên gia
- Hoạt động theo nhóm 4 đến 8 HS [số nhóm được chia = số chủ đề x n (n = 
1,2,)]
- Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ [Ví dụ : nhóm 1 : nhiệm vụ A; nhóm 2: 
nhiệm vụ B, nhóm 3: nhiệm vụ C,  (có thể có nhóm cùng nhiệm vụ)].
 7/34 hợp, kích thích sự tham gia tích cực cũng như nâng cao vai trò của cá nhân trong 
quá trình hợp tác.
2.4. Một số lưu ý khi tổ chức dạy học theo kỹ thuật mảnh ghép
- Đảm bảo những thông tin từ các mảnh ghép lại với nhau có thể hiểu được bức 
tranh toàn cảnh của một vấn đề và là cơ sở để giải quyết một nhiệm vụ phức hợp 
ở vòng 2.
- Các chuyên gia ở vòng 1 có thể có trình độ khác nhau, nên cần xác định yếu tố 
hỗ trợ kịp thời để tất cả mọi chuyên gia có thể hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 1, 
chuẩn bị cho vòng 2.
- Kiến thức ở mỗi nhóm không quá khó để đảm bảo các thành viên có thể truyền 
đạt lại kiến thức cho nhau.
- Đặc điểm của nhiệm vụ mới ở vòng 2 là một nhiệm vụ phức hợp và chỉ có thể 
giải quyết được trên cơ sở nắm vững những kiến thức đã có ở vòng 1. Do đó cần 
xác định rõ những yếu tố cần thiết về kiến thức, kỹ năng, thông tin,cũng như 
các yếu tố hỗ trợ cần thiết để giải quyết nhiệm vụ phức hợp này.
- Trong quá trình giảng dạy GV phải năng động hơn và biết kết hợp nhiều 
phương pháp.
3. Kết hợp phương pháp dạy học theo trạm và kỹ thuật mảnh ghép trong 
tiết dạy bài tập môn Toán
 Mỗi phương pháp dạy học hay kỹ thuật dạy học đều có những ưu điểm và 
nhược điểm nhất định nhưng nếu ta biết kết hợp các phương pháp với nhau, ta 
có thể phát huy được ưu điểm và khắc phục nhược điểm của chúng. Trong thời 
gian vừa qua , tôi đã kết hợp PPDHTT và KTMG trong tiết dạy bài tập Toán ở 
lớp 12A1, 12A4 và đạt được kết quả rất tốt. Cụ thể tôi đã thực hiện các bước 
như sau:
 Bước 1: Chia lớp thành các nhóm có chỉ định nhóm trưởng (chia nhóm 
thỏa mãn số thành viên mỗi nhóm lớn hơn hoặc bằng số nhóm). Vị trí mỗi nhóm 
được coi là một trạm học tập và được đánh số từ 1 đến hết.
 Bước 2: Vòng 1: Nhóm chuyên gia
 Làm việc ở nhóm chuyên gia trong thời gian nhất định do GV yêu cầu
- Mỗi nhóm được giao làm một hoặc một gói bài tập.
 9/34 - GV phải quy định rõ chiều di chuyển của nhóm mảnh ghép qua các trạm 
và thời gian làm việc ở mỗi trạm.
 - Khi các nhóm mảnh ghép di chuyển thì bài tập ở trạm nào vẫn để cố định 
ở trạm đó.
4. Thiết kế một giáo án thể nghiệm.
 BÀI 5: PHƯƠNG TRÌNH MŨ VÀ PHƯƠNG TRÌNH LÔGARÍT( Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết nhận dạng phương trình mũ, phương trình lôgarit cơ bản. Sử dụng được 
công thức nghiệm để tìm nghiệm của phương trình mũ, phương trình lôgarít cơ 
bản.
- Giải được một số phương trình mũ, phương trình lôgarit đơn giản bằng phương 
pháp đưa về cùng cơ số, phương pháp đặt ẩn phụ, phương pháp lôgarít hóa, 
phương pháp mũ hóa, đưa về phương trình tích, ...
- Hiểu biết thêm về hạt nhân nguyên tử, về sự phân rã của các chất phóng xạ, về 
lãi suất ngân hàng và về sự tăng trưởng của một số loài vi khuẩn, về sự gia tăng 
dân số của tỉnh, của cả nước và của thế giới,  Giải được một số bài toán tình 
huống thực tế liên quan.
2. Năng lực
 - Năng lực tự học: Học sinh xác định đúng đắn động cơ, thái độ học tập; tự 
đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; tự nhận ra được sai sót và cách 
khắc phục sai sót.
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết tiếp nhận câu hỏi, bài tập có 
vấn đề hoặc đặt ra câu hỏi. Phân tích được các tình huống trong học tập. Huy 
động được kiến thức đã học (các tính chất lũy thừa, lôgarít, một số phương pháp 
được trang bị như: phương pháp đưa về cùng cơ số, phương pháp đặt ẩn phụ, 
phương pháp lôgarít hóa, phương pháp mũ hóa, đưa về phương trình tích, ...), 
kiến thức liên môn (hiểu biết về các vấn đề: gia tăng dân số, lãi suất ngân hàng, 
sự tăng trưởng các loài vi khuẩn, ) để giải quyết các câu hỏi, bài tập, tình 
 11/34 - Máy chiếu
- Bảng phụ
- Phiếu học tập
III. Phương pháp
 Phương pháp dạy học theo trạm kết hợp kỹ thuật mảnh ghép, đàm thoại gợi 
mở, luyện tập thực hành, hợp tác nhóm.
IV. Các hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức lớp ( 1p)
 - Kiểm tra sĩ số: Lớp 12A1: ./45; Lớp 12A4:../38
2. Kiểm tra bài cũ: 
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ thông qua trò chơi: “ Ai là triệu Phú”
Hoạt động 2: Trò chơi tiếp sức
 Gv: Kiểm tra cả nhóm: Gọi 3 nhóm lên bảng với yêu cầu : trong 1 phút 
hoàn thành bảng gồm 5 công thức logarit. Mỗi nhóm lần lượt cử 1 HS lên điền 
vào chỗ trống trong bảng để được công thức đúng. Mỗi HS chỉ được hoàn thiện 
1 công thức, sau đó chạy về chỗ để HS khác lên viết tiếp, không được sửa công 
thức của thành viên khác. Đánh giá điểm các nhóm theo tiêu chí: Đúng - Nhanh. 
Nhóm nào làm tốt nhất sẽ được thêm một phần quà.
 BẢNG CÔNG THỨC LOGARIT
 Cho a,b,c,b1,b2 là các số thực dương, a,c 1và n là số tự nhiên khác 0
1) loga b ........ 1) loga 1 ........ 1) loga a ........
2) log a ........ loga b 1
 a 2) a ........ 2) log ........
 a b
3) loga b1.b2 ........ 3) loga b1 loga b2 ........, b2 0 3) loga b ........
 13/34 Câu 2. Hãy nêu dạng tổng quát của một phương trình logarit cơ bản và 
cách giải. Đồng thời nêu cách giải phương trình dạng loga A(x)= loga B(x)
 Trả lời: 
 Câu 3. Sử dụng tính chất của logarit để đưa phương trình sau về dạng cơ 
bản rồi giải: log3 x log9 x log27 x 11.
 Trả lời: 
 + Hoạt động nhóm; kỹ thuật trạm. 
 -Lưu ý: 
- Khi ở nhóm mảnh ghép, ở trạm của nhóm chuyên gia nào thì thành viên của 
nhóm đó làm “chuyên gia” giảng bài cho các bạn còn lại.
- Thời gian làm việc ở nhóm mảnh ghép: 3 phút / trạm. Sau 3 phút các nhóm 
mảnh ghép di chuyển đến trạm mới theo chiều kim đồng hồ.
 - Khi nào nhóm mảnh ghép số 1 di chuyển đến vị trí của nhóm chuyên gia 
số 6 là tất cả các nhóm mảnh ghép đã di chuyển qua hết các trạm và ngồi lại 
luôn vị trí đó.
 Mỗi tổ chia thành 2 nhóm và thực hiện Trạm 1, Trạm 2 trong Phiếu học 
tập số 2 do giáo viên phát:
 Phiếu học tập số 2:
 Trạm số 1: Thực hiện các câu hỏi sau đây
 1 2
 Câu 1. Giải phương trình 1 bằng cách thực hiện lần lượt 
 5 log x 1 log x
các bước sau:
 B1: Đặt t = log x và đưa về phương trình theo ẩn t .
 B2: Tìm t , từ đó tìm x .
 Trả lời: 
 15/34

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ket_hop_phuong_phap_day_hoc_theo_tram.doc