Sáng kiến kinh nghiệm Kết hợp hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong quá trình dạy học chủ đề Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường nhằm hoàn thiện phẩm chất, năng lực người học
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kết hợp hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong quá trình dạy học chủ đề Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường nhằm hoàn thiện phẩm chất, năng lực người học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kết hợp hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong quá trình dạy học chủ đề Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường nhằm hoàn thiện phẩm chất, năng lực người học
SKKN : Kết hợp hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong quá trình dạy học chủ đề Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường nhằm hoàn thiện phẩm chất, năng lực người học. MỤC LỤC Trang THÔNG TIN VỀ SÁNG KIẾN 3 CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT 4 PHẦN I. ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN 5 PHẦN II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP I. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI TẠO RA SÁNG KIẾN 6 II. GIẢI PHÁP II.1. TÓM TẮT NỘI DUNG GIẢI PHÁP 7 II.2. NỘI DUNG GIẢI PHÁP 8 CHƯƠNG I – CƠ SỞ LÍ LUẬN A. Khái niệm năng lực. 8 B. Chương trinh định hướng giáo dục năng lực 9 C. Dạy học theo định tiếp cận năng lực trong bộ môn Hóa học 11 THPT D. Một số phương pháp dạy học tích cực 17 E. Một số phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo 20 cho học sinh phổ thông CHƯƠNG II – KẾ HOẠCH DẠY HỌC A. Đối tượng thực hiện 24 B. Thời gian và dự kiến thời lượng thực hiện 25 C. Cách thức thực hiện 1. Nêu vấn đề. 26 2. HS chọn đề tài và thành lập nhóm. 28 3. Hướng dẫn các bước tiến hành. 29 4. Học sinh thực hiện dự án ( quá trình trải nghiệm) 29 5. Thiết kế KHDH 30 6. Kiểm tra đánh giá. 49 CHƯƠNG III – KẾT QUẢ THỰC HIỆN 1. Danh sách các đề tài HS lựa chọn nghiên cứu (trải nghiệm) 53 2. Kết quả bài kiểm tra 20 phút 55 GV: Bùi Thị Thúy Hạnh – THPT Trần Văn Lan Trang 1 SKKN : Kết hợp hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong quá trình dạy học chủ đề Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường nhằm hoàn thiện phẩm chất, năng lực người học. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Tên sáng kiến kinh nghiệm: “KẾT HỢP HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG GIẢNG DẠY CHỦ ĐỀ HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG NHẰM HOÀN THIỆN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Sáng kiến được áp dụng trong giảng dạy chủ đề “Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường” – Hóa học 12. 3. Thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Học kì II năm học 2014 – 2015 và năm học 2015 - 2016 4. Tác giả: Họ và tên: Bùi Thị Thúy Hạnh Năm sinh: 1984 Nơi thường trú: 25B – ô 18 tổ 14 phường Hạ Long – thành phố Nam Định Trình độ chuyên môn: Cử nhân SP Hóa học Chức vụ công tác: Tổ trưởng chuyên môn Nơi làm việc: THPT Trần Văn Lan Địa chỉ liên hệ: THPT Trần Văn Lan – xã Mỹ Trung huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định Điện thoại: cá nhân 0936.991.357 , cơ quan 03503.810.111 5. Đồng tác giả : không 6. Đơn vị áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Tên đơn vị: THPT Trần Văn Lan Địa chỉ: xã Mỹ Trung huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định Điện thoại: 03503.810.111 GV: Bùi Thị Thúy Hạnh – THPT Trần Văn Lan Trang 3 SKKN : Kết hợp hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong quá trình dạy học chủ đề Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường nhằm hoàn thiện phẩm chất, năng lực người học. PHẦN I- ĐIỀU KIỆN VÀ HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN Năm học 2014-2015 là năm học đầu tiên thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của BCH TƯ Đảng (Khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, trong đó phát triển phẩm chất, năng lực của người học là một trong những nhiệm vụ mà Nghị quyết đề ra. Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học – từ chỗ quan tâm tới việc học sinh học được gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh học được cái gì qua việc học. Để thực hiện được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để có tác động kịp thời nhắm nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học và giáo dục. Trước bối cảnh đó cũng như để chuẩn bị cho quá trình đổi mới chương trình, việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của người học là cần thiết. Sau hai năm học 2014 - 2015 và 2015 - 2016 bản thân đã được tập huấn, quán triệt tinh thần của Nghị quyết số 29-NQ/TW của BCH TƯ Đảng (Khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Đồng thời áp dụng đổi mới PPDH, KTĐG theo hướng theo định hướng phát triển năng lực của người học, tôi lựa chọn chủ đề “ Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường” – Hóa học 12 (chương trình cơ bản) với PPDH mới, cách tiếp cận kiến thức theo hình thức “trải nghiệm sáng tạo” nhằm mục đích “ Hoàn thiện các phẩm chất, năng lực người học” với những lí do sau: - Đây là chủ đề cuối cùng trong chương trình Hóa học phổ thông, chủ đề mang tính thực tiễn cao có ý nghĩa quan trọng giúp học sinh nhận thức được vai trò, hiểu được nguyên nhân và đưa ra các biện pháp, giải pháp phù hợp nhằm phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ và cải tạo môi trường. GV: Bùi Thị Thúy Hạnh – THPT Trần Văn Lan Trang 5 SKKN : Kết hợp hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong quá trình dạy học chủ đề Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường nhằm hoàn thiện phẩm chất, năng lực người học. theo 3 tiết vì nội dung kiến thức rộng và bản thân GV còn “loay hoay” chưa biết khai thác nội dung chủ đề một cách hợp lí. - GV thực hiện Công văn số 5842/BGDĐT-VP một cách máy móc theo hình thức: GV cho câu hỏi, HS trả lời vào phiếu, HS chấm chéo. Nhưng, vấn đề là khi giáo viên tổ chức đánh giá thì thấy các vấn đề: + HS chỉ bám SGK, ít tham khảo tài liệu ngoài. + HS làm bài giống nhau. + Đánh giá theo định hướng phát triển năng lực không hiệu quả. 3. Học sinh - Chưa nhìn nhận rõ tầm quan trọng và tính thực tiễn của bộ môn Hóa học trong cuộc sống. - Có những học sinh rất tích cực và cũng có học sinh còn thụ động trong quá trình tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức. - Học sinh mong muốn được tìm hiểu cụ thể hơn về các vấn đề thực tiễn, thời sự: vệ sinh an toàn thực phẩm, chất độc hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, pin năng lượng mặt trời, nilon, nhưng trong chương trình không đủ thời gian để các em thảo luận. - Thực tế học sinh ít được tham gia các hoạt động trải nghiệm sang tạo. - Học sinh đã được hình thành phẩm chất và năng lực trong quá trình học các chủ đề trước nhưng còn rời rạc chưa có tính toàn diện. Để góp phần giải quyết những khó khăn trên, dựa trên thực tiễn đã giảng dạy, trong báo cáo này tôi trình bày một số kinh nghiệm giảng dạy chủ đề “ Hóa học với vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường” nhằm hoàn thiện năng lực người học một cách toàn diện khi hoàn thành chương trình giáo dục THPT. II. GIẢI PHÁP II.1.TÓM TẮT NỘI DUNG GIẢI PHÁP Các nội dung cơ bản được đưa ra là: - Nghiên cứu lí luận chung về năng lực, PPDH tích cực, PP dạy học dự án. - KHDH chủ đề “Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường”. - Kinh nghiệm lập KHDH, hướng dẫn HS thực hiện một đề tài nghiên cứu. - Thực nghiệm sư phạm. Điểm mới – sáng tạo của giải pháp: GV: Bùi Thị Thúy Hạnh – THPT Trần Văn Lan Trang 7 SKKN : Kết hợp hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong quá trình dạy học chủ đề Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường nhằm hoàn thiện phẩm chất, năng lực người học. yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định. Năng lực thể hiện sự vận dụng tổng hợp nhiều yếu tố (phẩm chất của người lao động, kiến thức và kỹ năng) được thể hiện thông qua các hoạt động của cá nhân nhằm thực hiện một loại công việc nào đó. Năng lực bao gồm các yếu tố cơ bản mà mọi người lao động, mọi công dân đều cần phải có, đó là các năng lực chung, cốt lõi” . Định hướng chương trình giáo dục phổ thông(GDPT) sau năm 2015 đã xác định một số năng lực những năng lực cốt lõi mà học sinh Việt Nam cần phải có như: - Năng lực làm chủ và phát triển bản thân, bao gồm: + Năng lực tự học; + Năng lực giải quyết vấn đề; + Năng lực sáng tạo; + Năng lực quản lí bản thân. – Năng lực xã hội, bao gồm: + Năng lực giao tiếp; + Năng lực hợp tác. – Năng lực công cụ, bao gồm: + Năng lực tính toán; + Năng lực sử dụng ngôn ngữ; + Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin(ITC) Như vậy có thể hiểu một cách ngắn gọn năng lực là khả năng vận dụng tất cả những yếu tố chủ quan(mà bản thân có sẵn hoặc được hình thành qua học tập) để giải quyết các vấn đề trong học tập, công tác và cuộc sống. B. Chương trình giáo dục định hướng năng lực. Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực (định hướng phát triển năng lực) nay còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỷ 20 và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Giáo dục định hướng phát triển năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học. Giáo dục định hướng năng nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức. GV: Bùi Thị Thúy Hạnh – THPT Trần Văn Lan Trang 9 SKKN : Kết hợp hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong quá trình dạy học chủ đề Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường nhằm hoàn thiện phẩm chất, năng lực người học. nghiệm sáng tạo; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học Tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực Đánh giá Tiêu chí đánh giá được xây dựng đầu ra, có tính đến sự tiến bộ trong kết quả chủ yếu dựa trên sự ghi nhớ và tái quá trình học tập, chú trọng khả học tập hiện nội dung đã học. năng vận dụng trong các tình huống của HS thực tiễn. C. Dạy học theo định tiếp cận năng lực trong bộ môn Hóa học THPT C.1 Mục tiêu của môn Hóa học và những năng lực chuyên biệt của môn Hóa học trong trường trung học phổ thông 1. Mục tiêu chung của môn Hóa học trong nhà trường phổ thông Mục tiêu chung của việc giảng dạy môn Hóa học trong nhà trường phổ thông là học sinh tiếp thu kiến thức về những tri thức khoa học phổ thông cơ bản về các đối tượng Hóa học quan trọng trong tự nhiên và đời sống, tập trung vào việc hiểu các khái niệm cơ bản của Hóa học , về các chất, sự biến đổi các chất, mối liên hệ qua lại giữa công nghệ hoá học, môi trường và con người và các ứng dụng của của chúng trong tự nhiên và kĩ thuật. Những tri thức này rất quan trọng, giúp HS có nhận thức khoa học về thế giới vật chất, góp phần phát triển năng lực nhận thức và năng lực hành động, hình thành nhân cách phẩm chất của người lao động mới năng động, sáng tạo. 2. Mục tiêu giáo dục môn hóa học cấp THPT Trên cơ sở duy trì, tăng cường các phẩm chất và năng lực đã hình thành thông qua môn hóa học ở cấp THPT , HS có được hệ thống kiến thức hoá học phổ thông cơ bản, hiện đại và thiết thực từ đơn giản đến phức tạp, gồm: Kiến thức cơ sở hoá học chung; Hoá học vô cơ; Hoá học hữu cơ. Hình thành và phát triển nhân cách của một công dân; phát triển các tiềm năng, các năng lực sẵn có và các năng lực chuyên biệt của môn hóa học như : Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học. Năng lực thực hành hoá học. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học. Năng lực tính toán. GV: Bùi Thị Thúy Hạnh – THPT Trần Văn Lan Trang 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ket_hop_hoat_dong_trai_nghiem_sang_tao.pdf