Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn xây dựng và làm việc với Bảng kiến thức trong dạy, học Địa lí 12 theo hướng tích cực
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn xây dựng và làm việc với Bảng kiến thức trong dạy, học Địa lí 12 theo hướng tích cực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn xây dựng và làm việc với Bảng kiến thức trong dạy, học Địa lí 12 theo hướng tích cực
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NINH THUẬN TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Hướng dẫn xây dựng và làm việc với Bảng kiến thức trong dạy, học Địa lí 12 theo hướng tích cực Người thực hiện: Trần Văn Bằng Ninh Hải, tháng 4 năm 2010 Tran g I ĐẶT VẤN 1 ĐỀ..................................................................................................... 1 Tình hình thực 1 tế.................................................................................................. 2 Cơ cở lý luận và pháp 1 lý...................................................................................... 2.1 Định hướng đổi mới PPDH và chương tình giáo dục phổ 1 thông......................... 2.2 Bảng kiến 2 thức(BKT).......................................................................................... . 2.2.1 Quan niệm về Bảng kiến 2 thức:............................................................................. 2.2.2 Các loại Bảng kiến 2 thức....................................................................................... 3 Phạm vi yêu cầu và giải pháp các vấn 2 đề............................................................. II QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC GIẢI 3 PHÁP............................................... 1 Lập 3 bảng.................................................................................................... ........... 1.1 Cách xây dựng 3 BKT............................................................................................. 1.2 Một số lưu ý khi xây dựng 3 BKT.......................................................................... 2 Cách sử dụng Bảng kiến thức trong quá trình dạy học địa 3 lý.............................. III ĐÁNH GIÁ HIỆU 9 QUẢ.................................................................................... 1 Đánh giá 9 chung.................................................................................................. .. 1.1 Ưu 9 điểm.................................................................................................... ........... 1.2 Nhược 10 điểm.................................................................................................... ...... Thực tế, việc xây dựng Bảng kiến thức và kết hợp với các phương pháp dạy học ở trường phổ thông đã được nhiều giáo viên(GV) sử dụng. Thế nhưng, sử dụng như thế nào cho có hiệu quả, nhuần nhuyễn là vấn đề bức thiết cho GV nói chung và GV Địa lý nói riêng. Mặt khác, chương trình SGK lớp 12 là một chương trình mới, rất phù hợp cho phương pháp xây dựng và làm việc với Bảng kiến thức. Đồng thời, nội dung phong phú và hấp dẫn chắc chắn sẽ mang đến cho học sinh nhiều hứng thú trong các giờ học. Bản thân là một giáo viên, tôi muốn đóng góp sức mình vào sự nghiệp giáo dục, điển hình là trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo học tập của học sinh. Với thực tế trên, trong quá trình giảng dạy tôi rút ra được một số kinh nghiệm về: “Hướng dẫn xây dựng và làm việc với Bảng kiến thức trong dạy, học Địa Lí 12 theo hướng tích cực.” xin trình bày ra đây để các đồng nghiệp xem xét, nếu được thì cũng có thể ứng dụng trong công tác giảng dạy của bản thân. 2. Cơ cở lý luận và pháp lý: 2.1. Định hướng đổi mới PPDH và chương trình giáo dục phổ thông. Định hướng đổi mới PPDH đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII(1-1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII(12-1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục(2005), được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo Dục và Đào tạo, đặc biệt chỉ thị số 14(4-1999). Luật Giáo dục, điều 28.2, đã ghi “ phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào tạo cũng đã nêu: “ phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng của môn học, đặc điểm của từng đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nghiệm học tập cho học sinh”... Bảng kiến thức là cách tốt nhất trong qúa trình hệ thống hóa và khái quát hóa kiến thức. Bảng kiến thức còn là một trong những phương pháp phát huy tính tích cực độc lập, suy nghĩ tìm tòi, sáng tạo của học sinh, giúp học sinh nắm chắc kiến thức và ghi nhớ bền vững. Đây là phương pháp học sinh làm việc là chủ yếu, thầy giáo chỉ là người hướng dẫn. Nếu thầy biết áp dụng phương pháp, kết hợp với các phương pháp II. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP: Sau đây là việc hướng dẫn lập và làm việc với Bảng kiến thức trong dạy học Địa lí 12, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. 1. Lập bảng. 1.1. Cách xây dựng BKT. Việc xây dựng Bảng kiến thức trong dạy học địa lý được tiến hành theo các bước sau : Bước 1: Chọn kiến thức cơ bản tối thiểu và vừa đủ, mã hoá các kiến thức đó một cách ngắn gọn, cô đọng, súc tích, nhưng phải phản ánh được nội dung cần thiết. Bước 2: Thiết lập Bảng kiến thức phù hợp với những nội dung đã lựa chọn ở bước 1(tương ứng với cột, hàng...). Bước 3: Hoàn thiện. Kiểm tra lại tất cả công việc đã thực hiện. Điều chỉnh Bảng kiến thức phù hợp với nội dung dạy học logic nội dung, đảm bảo tính thẩm mỹ và dễ hiểu. Ngoài ra, hiện nay chúng ta có thể sử dụng nhiều chương trình phần mềm máy tính như: Sử dụng bộ phần mềm Microsoft Office chúng ta có thể xây dựng và thiết kế các Bảng kiến thức một cách nhanh chóng, dễ dàng, cấu trúc thích hợp...và có thể tạo cho Bảng kiến thức có rất nhiều hiệu ứng tùy vào phương pháp giảng dạy của từng giáo viên trong quá trình giảng dạy bằng bài giảng điện tử để từ đó nâng cao hiệu quả lĩnh hội tri thức của học sinh. Tuy nhiên cũng cần chú ý. Tùy vào các loại bảng và mục đích sử dụng để làm gì, trong khâu nào của hoạt động dạy học mà ta có thể có các cách xây dựng tương ứng.(ví dụ: bảng trống để kiểm tra bài cũ, học bài mới, bảng đầy đủ nội dung để tổng hợp sử dụng khi ôn tập chương ...) 1.2. Một số lưu ý khi xây dựng BKT. Để xây dựng Bảng kiến thức trong dạy học địa lý cần chú ý bảo đảm : Tính khoa học : nội dung Bảng kiến thức phải bám sát nội dung chuẩn chương trình, các mối liên hệ phải là bản chất, khách quan chứ không áp đặt, cưỡng ép. Tính sư phạm, tư tưởng: có tính khái quát cao, lược bỏ các kiến thức phụ, dễ đọc, dễ nhớ. Qua Bảng kiến thức, học sinh thấy được các mối liên hệ khách quan, biện chứng. Tính mỹ thuật: bố cục hợp lý, cân đối, nổi bật trọng tâm và các nhóm kiến thức, có thể dùng màu sắc làm rõ... 2. Cách sử dụng Bảng kiến thức trong quá trình dạy học Địa lý: 2.1.Trong tiết học trên lớp - Kiểm tra bài cũ: Sử dụng Bảng kiến thức trong việc kiểm tra kiến thức cũ của HS đầu tiết học. Giáo viên dùng bảng kiến thức trống (vẽ sẵn trên giấy hoặc thiết kế trong phiếu học tập) để học sinh điền nội dung, để hoàn thiện Bảng kiến thức. Hoặc sử dụng bảng đã hoàn thành yêu cầu HS rút ra nhận xét... thuận lợi. - ở vùng núi còn nhiều khó khăn. Đồng - Đồng bằng - Mật độ dân số - Trình độ thâm - Lúa cao sản , bằng châu thổ có cao nhất cả canh khá cao, lúa có chất sông nhiều ô trũng. nước. đầu tư nhiều lao lượng cao. Hồng - Đất phù sa - Dân có kinh động. - Cây thực sông Hồng và nghiệm thâm - áp dụng các phẩm, đặc biệt sông Thái Bình. canh lúa nước. giống mới, cao là các loại rau - Có mùa đông - Mạng lưới đô sản, công nghệ cao cấp. Cây ăn lạnh thị dày đặc: Các tiến bộ quả. thành phố lớn - Đay, cói. tập trung công - Lợn, bò sữa nghiệp chế biến. (ven thành phố - Quá trình đô lớn), gia cầm, thị hóa và công nuôi thủy sản nghiệp hóa nước ngọt (ở đang được đẩy các ô trũng), mạnh. thủy sản nước mặn, nước lợ) - Đồng bằng - Dân có kinh - Trình độ thâm - Cây công hẹp, vùng đồi nghiệm đấu canh tương đối nghiệp hàng Bắc trước núi. tranh chinh thấp: Nông năm (lạc, mía, Trung - Đất phù sa, đất phục tự nhiên. nghiệp sử dụng thuốc lá...) Bộ feralit (có cả đất - Có một số đô nhiều lao động - Cây công badan). thị vừa và nhỏ, nghiệp lâu năm - Thường xảy ra chủ yếu ở dải (cà phê, cao thiên tai (bão, ven biển. Có su...). lụt), nạn cát một số cơ sở - Trâu, bò lấy bay, gió Lào. công nghiệp chế thịt; nuôi thủy biến. sản nước mặn, nước lợ. Duyên - Đồng bằng - - Có nhiều - Trình độ thâm - Cây công hải hẹp khá màu thành phó, thi canh khá cao. nghiệp hàng Nam mỡ. xã dọc dải ven Sử dụng nhiều năm (mía, thuốc Trung - Có nhiều vụng biển. lao động và vật lá) Bộ biển thuận lợi - Điều kiện giao tư nông nghiệp. - Cây công cho nuôi trồng thông vận tải nghiệp lâu năm thủy sản. thuận lợi. (dừa) - Dễ bị hạn hán - Lúa. về mùa khô. - Bò thịt, lợn. - Đánh bắt và + Kết hợp BKT với hình (tranh ảnh, bản đồ) yêu cầu học sinh kết hợp với tranh ảnh, bản đồ và phương tiện khác phân tích, so sánh, phát hiện rút ra các kết luận. Vd: HS quan sát bản đồ giao thông vận tải, kết hợp với bản đồ hành chính Việt Nam, hoặc Atlat Địa lí Việt Nam, xác định một số tuyến đường chính theo yêu cầu và điền vào bảng: Tên tuyến đường và tên các tỉnh, thành phố mà tuyến đường đó chạy qua, ý nghĩa. Tuyến đường Chạy qua các tỉnh, thành phố Ý nghĩa Vd: HS quan sát bản đồ giao thông vận tải, kết hợp với bản đồ hành chính Việt Nam, hoặc Atlat Địa lí Việt Nam. Hãy Xác định các đầu mối giao thông chính : Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh. Nêu ý nghĩa của từng đầu mối. Ghi kết quả làm việc vào bảng: Tập trung Đầu mối giao thông Ý nghĩa các tuyến đường chính + Hướng dẫn HS làm việc nhóm theo phiếu học tập: Có thể dựa vào BKT soạn thảo phiếu học tập có hình thức tương tự, tổ chức cho HS hoạt động với kênh hình khác để hoàn thành phiếu, sau đó so sánh nội dụng phiếu với BKT, hoàn thiện phiếu học tập hoàn thiện bảng và nắm kiến thức. Vd: Phiếu học tập :Ở bài: Đất nước nhiều đồi núi(tt) Nhiệm vụ: Đọc SGK mục b, quan sát hình 6, hãy điền vào bảng sau đặc điểm của địa hình đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Đồng bằng Tiểu mục Đồng bằng sông Hồng sông Cửu Long Nguyên nhân hình thành Diện tích Hệ thống đê/ kênh rạch Sự bồi đắp phù sa Tác động của thủy triều Thông tin phản hồi: Đồng bằng Tiểu mục Đồng bằng sông Hồng sông Cửu Long Nguyên nhân hình thành Do phù sa sông Hồng Do phù sa sông Tiền và và sông Thái bình bồi sông Hậu bồi tụ.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_xay_dung_va_lam_viec_voi_ban.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn xây dựng và làm việc với Bảng kiến thức trong dạy, học Địa lí 12 the.pdf