Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh xây dựng và sử dụng sơ đồ tư duy trong ôn thi THPT Quốc gia phần Lịch sử thế giới 1945-2000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh xây dựng và sử dụng sơ đồ tư duy trong ôn thi THPT Quốc gia phần Lịch sử thế giới 1945-2000", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh xây dựng và sử dụng sơ đồ tư duy trong ôn thi THPT Quốc gia phần Lịch sử thế giới 1945-2000
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Trong chương trình giáo dục trung học phổ thông, bộ môn lịch sử nói riêng và các môn học khác nói chung đóng vai trò quan trọng. Đó là những môn khoa học tạo nên nên sự toàn diện của tri thức khoa học. Tuy nhiên, để bộ môn lịch sử thể hiện được vị trí quan trọng của nó thì vai trò của các thầy cô dạy lịch sử là phải nâng cao phương pháp giảng dạy, nhằm phát hay một cách hiệu quả tính tích cực của học sinh, giúp học sinh tiếp thu tốt các kiến thức lịch sử. Ở chương trình trung học phổ thông kiến thức lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam là hai lĩnh vực kiến thức lớn của môn học lịch sử. Dạy lịch sử thế giới, chúng ta liên hệ với lịch sử Việt Nam và ngược lại. Vì vậy, dạy lịch sử thế giới hay lịch sử Việt Nam đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau cũng như đổi mới phương pháp dạy học là điều cần thiết. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ - BGDĐT ngày 5/6/2006 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo đã nêu: “ Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng của môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của đúng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học khả năng hợp tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực hiện, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.” Thực tiễn qua nhiều năm giảng dạy lịch sử , bản thân tôi luôn trăn trở để tìm ra những phương pháp giúp học sinh hứng thú học tập bộ môn hơn và đạt kết quả cao hơn trong các kì thi, nhất là từ năm 2017, Bộ giáo dục và Đào tạo đã đổi mới hình thức thi môn lịch sử từ tự luận sang trắc nghiệm khách quan, nên việc đổi mới phương pháp dạy và học càng trở nên quan trọng. Một trong những phương pháp có hiệu quả tôi đã thực hiện nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh là sử dụng các sơ đồ tư duy trong dạy học, đặc biệt là trong ôn thi trung học phổ thông (THPT) Quốc gia. Trên cơ sở đó, bản thân tôi đã đã thực hiện một sáng kiến về đổi mới phương pháp dạy học: “Hướng dẫn học sinh xây dựng và sử dụng sơ đồ tư duy trong ôn thi THPT Quốc gia phần Lịch sử thế giới 1945 -2000”. - Sáng kiến kinh nghiệm dựa trên ý tưởng khai thác và sử dụng phần mềm IMindMap7( Sơ đồ tư duy) nhằm hướng dẫn học sinh xây dựng các sơ đồ tư duy, gắn với từng chủ đề cụ thể trong ôn tập Lịch sử thế giới 1945-2000( Phần Lịch sử lớp 12). - Thông qua việc áp dụng có hiệu quả phần mềm IMindMap7( Sơ đồ tư duy) sáng kiến góp phần phát huy tính chủ động, sáng tạo và phát triển năng lực của học sinh: + Năng lực chung: năng lực tự học; năng lực năng lực hợp tác; năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; năng lực diễn đạt và sử dụng ngôn ngữ. + Năng lực chuyên biệt: năng lực tái hiện hiện tượng sự kiện lịch sử năng lực thực hành bộ môn; vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề thực tiễn 1 hóa kiến thức, phân tích một vấn đềthì sơ đồ tư duy mang đến những giá trị lớn hơn nhiều so với việc bạn đặt bút viết từ đầu đến cuối. 7.1.2. Cơ sở thực tiễn Trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông, do không trực tiếp quan sát các sự kiện nên phương pháp trực quan góp phần quan trọng trong việc tạo biểu tượng cho học sinh, cụ thể hóa các sự kiện nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Nhiều bài dạy lịch sử có rất nhiều thông tin và sự kiện học sinh không thể nhớ hết, nhưng giáo viên hệ thống bằng bản đồ tư duy thì bài học sẽ trở nên ngắn gọn và dễ hiểu. Vì thế, vận dụng bản đồ tư duy trong dạy học lịch sử sẽ giúp học sinh có phương pháp học hợp lý, nhằm phát huy tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh một cách triệt để Việc thể hiện bản đồ tư duy có thể được vẽ trên giấy bìa, bảng, sử dụng bút chì, màu, phấn, hoặc có thể thiết kế trên Powerpoint hay các phần mềm tin học chuyên dùng để hỗ trợ việc thiết kế bản đồ tư duy”. Với phương pháp này không chỉ phát triển được trí tuệ của học sinh qua khả năng vẽ và viết ngắn gọn, cô đọng nội dung bài học trên bản đồ tư duy, mà các em học sinh còn hệ thống được kiến thức khi tổng hợp và chọn lọc ý để trình bày trên bản đồ. Với hình thức trình bày kết hợp hình vẽ, chữ viết và sự vận dụng kiến thức trong sách vở và trong cuộc sống đã khiến cho bài học thêm sinh động và hấp dẫn hơn. Đây là phương pháp hỗ trợ tích cực cho tiết dạy, ôn tập kiến thức cho học sinh một cách khoa học. Qua đó học sinh ghi nhớ sâu sắc kiến thức, tránh được kiểu học vẹt, học thuộc lòng một cách máy móc” Qua thực tế giảng dạy, bản thân thấy tâm đắc vì phương pháp này giúp cho học sinh phát huy được sự tự tin, sự logic, sáng tạo và phát triển được khả năng tư duy,. Ngoài ra, dạy học bằng sơ đồ tư duy giúp cho học sinh thuộc bài ngay tại lớp, nhớ nhanh, nhớ sâu và chính xác nội dung bài học của mình. Đặc biệt, đối với phương pháp này còn giúp cho học sinh không nhàm chán mà luôn sôi nổi và hào hứng trong tiết học, từ đó tạo được điều kiện cho học sinh tập trung thảo luận và cùng tìm ra vấn đề cốt lõi trong nội dung của bài học. Với phương pháp này buộc học sinh phải chủ động trong việc học của mình, từ đó mà hiệu quả trong việc học không ngừng được nâng cao. 7.2. Thực trạng của dạy học lịch sử bằng sơ đồ tư duy Thực tế trong các nhà trường hiện nay, giáo viên đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, những tìm tòi trong công tác soạn giảng và tiếp cận lượng lớn tư liệu dạy học, tuy vậy, về phương diện phương pháp và kĩ thuật vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là cách thức giúp học sinh hiểu nhanh vấn đề, nhớ kiến thức lâu và tái hiện nhanh khi cần thiết vận dụng. Trong các tiết học lịch sử, nhất là các tiết ôn tập, dù đã cố gắng thực hiện theo chủ trương giảm tải, những cách tổ chức các đơn vị kiến thức vẫn còn rườm rà, dài dòng, trong khi đó chỉ cần một sơ đồ học sinh có thể hiểu một cách thông suốt. 3 Sơ đồ tư duy là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở trường phổ thông cũng như ở các bậc học cao hơn vì chúng giúp giáo viên và học sinh trong việc trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo, học tập thông qua biểu đồ, tóm tắt thông tin của một bài học hay một cuốn sách, bài báo, hệ thống lại kiến thức đã học, tăng cường khả năng ghi nhớ, đưa ra ý tưởng mới, v.v * Giới thiệu một số phần mềm dùng để tạo sơ đồ tư duy Một sơ đồ tư duy có thể được thực hiện dễ dàng trên một tờ giấy với các loại bút màu khác nhau, tuy nhiên, cách thức này có nhược điểm là khó lưu trữ, thay đổi, chỉnh sửa. Một giải pháp được hướng đến là sử dụng các phần mềm để tạo ra sơ đồ tư duy. Một số phần mềm tiêu biểu trong thể loại “phần mềm mind mapping” (mind mapping software). Phần mềm Buzan’s iMindmap™: Phần mềm do công ty Buzan Online Ltd. thực hiện. Chức năng mà Imindmap cung cấp cho bạn: - Vẽ bản đồ tư duy dễ dàng - Trình chiếu sinh động nhờ hiệu ứng 3D - Xuất ra một định dạng file thông dụng như: PowerPoint, dạng ảnh, dạng Wed Phần mềm MindMap5 pro có một giao diện hoàn toàn mới và dễ dàng hơn để sử dụng hấp dẫn. Phần mềm Imindmap 7 Portable : là phần mềm vẽ bản đồ tư duy nổi tiếng nhất trên thế giới do tác giả Tony Buzan viết, đây là phần mềm vẽ bản đồ tư duy duy nhất có tích hợp công cụ Brainstorm View, giúp nắm bắt được rất nhiều ý tưởng của người vẽ đồng thời có thể ghim lại những ý tưởng đó trong một không gian vô hạn. Giờ đây bạn đã có thể vĩnh biệt bức tường rối rắm với đầy những giấy ghi chú, nhãn dán, ngay tại iMindmap bạn có thể ghi chú, chèn hình ảnh, gộp nhóm và chia sẻ chúng với tất cả mọi người. Phần mềm Visual Mind: Phần mềm dễ sử dụng và linh hoạt trong sắp xếp các nút chứa từ khóa. Trang chủ tại www.visual-mind.com Phần mềm FreeMind: sản phẩm được lập trình trên Java. Các icon chưa được phong phú, tuy nhiên chương trình có đầy đủ chức năng để thực hiện mind mapping. 7.3.2. Một số lưu ý khi sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học - Đối với giáo viên, để thiết kế một sơ đồ tư duy đối với một bài học, chúng ta có thể thiết kế bằng bảng vẽ trên giấy, hoặc hệ thống kiến thức bằng sơ đồ trên bảng, hoặc có thể dùng phần mềm Mindmap. Đối với phần mềm này giáo viên có thể thực hiện thành một giáo án hay một bài giảng điện tử với kiến thức được xây dựng thành một sơ đồ, qua đó còn có thể kết hợp để trình chiếu những nội dung cần lưu ý hay những đoạn 5 7.3.3. Hướng dẫn học sinh lập sơ đồ tư duy Để thiết kế một sơ đồ tư duy, dù vẽ thủ công trên bảng, trên giấy..., hay trên phần mềm Mind Map, chúng ta đều thực hiện theo thứ tự các bước sau đây: - Bước 1: Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề, hay có thể với một từ khóa được viết in hoa, viết đậm. Một hình ảnh có thể diễn đạt được cả ngàn từ và giúp ta sử dụng trí tưởng tượng của mình. Một hình ảnh ở trung tâm sẽ giúp ta tập trung được vào chủ đề và làm cho ta hưng phấn hơn. - Bước 2: Luôn sử dụng màu sắc. Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh. - Bước 3: Nối các nhánh chính (cấp một) đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh cấp hai đến các nhánh cấp một,. bằng các đường kẻ, đường cong với màu sắc khác nhau. - Bước 4: Mỗi từ/ảnh/ý nên đứng độc lập và được nằm trên một đường kẻ hay đường cong. - Bước 5: Tạo ra một kiểu bản đồ riêng cho mình (Kiểu đường kẻ, màu sắc,) - Bước 6: Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm. 7 Không vẽ quá chi tiết, cũng không vẽ quá sơ sài. Người lập sơ đồ được phép vẽ và trang trí theo cách riêng của mình. (Lưu ý hướng dẫn học sinh phân biệt cấp độ của các nhánh bằng màu sắc, kí tự hình học hoặc kí tự hình học hoặc bằng cách của riêng các em. Điều này sẽ dẫn đến sự sáng tạo riêng từng học sinh giúp các em nhớ được nội dung bài, tác phẩm của mình) • Quy trình tổ chức hoạt động vẽ sơ đồ tư duy trên lớp: Hoạt động 1: Cho học sinh lập sơ đồ tư duy theo nhóm hay cá nhân thông qua gợi ý của giáo viên. Hoạt động 2: Học sinh hoặc đại diện của các nhóm học sinh lênvẽ hoặc báo cáo, thuyết minh về sơ đồ tư duy mà nhóm hay cá nhân đã thiết lập. Hoạt động 3: Học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện sơ đồ tư duy về kiến thức của bài học đó. Giáo viên sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp học sinh hoàn chỉnh sơ đồ tư duy, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học. Hoạt động 4: Củng cố kiến thức bằng một sơ đồ tư duy mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn hoặc một sơ đồ tư duy mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho học sinh lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó 7.4. Giải pháp đã thực hiện Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 – 2000 được chia làm 6 chủ đề: - Chủ đề 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sai Chiến tranh thế giới thứ hai (1945- 1949) - Chủ đề 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991). Liên bang Nga (1991-2000) - Chủ đề 3: Các nước Á - Phi - Mĩ Latinh (1945-2000) - Chủ đề 4: Mĩ -Tây Âu - Nhật Bản (1945-2000) - Chủ đề 5: Quan hệ quốc tế( 1945 -2000) 7.4.1. Chủ đề 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1949) a. Xác định mục tiêu của chủ đề *Về kiến thức: - Hệ thống kiến thức cơ bản để học sinh nắm được: + Hội nghị Ianta 2-1945 và những thỏa thuận của 3 cường quốc + Tổ chức Liên Hợp Quốc: sự thành lập, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động, cơ cấu tổ chức, vai trò và mối quan hệ giữa Liên hợp quốc và Việt Nam. - Từ kiến thức cơ bản, HS vận dụng để giải quyết các vấn đề sau: + So sánh điểm giống và khác nhau của Trât tự thế giới Vecxai – Oasinhtơn với trật tự 2 cực Ianta, rút ra đặc trưng của trật tự thế giới mới. 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_xay_dung_va_su_dung.docx