Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh tiếp cận truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài bằng sơ đồ hóa (Graph)

docx 31 trang sk12 05/06/2024 760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh tiếp cận truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài bằng sơ đồ hóa (Graph)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh tiếp cận truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài bằng sơ đồ hóa (Graph)

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh tiếp cận truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài bằng sơ đồ hóa (Graph)
 1
 BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
1. Cơ sở lý luận
 Xuất phát từ nhiệm vụ đổi mới sáng tạo trong dạy và học môn 
Văn trong nhà trường. Những năm gần đây, đổi mới phương pháp dạy 
học được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng để nâng cao 
chất lượng giáo dục. Việc đổi mới, sáng tạo trong dạy học nhằm phát 
huy năng lực của học sinh để học sinh chủ động nắm bắt kiến thức và 
kết quả học tập đạt cao hơn và đổi mới dạy học môn Ngữ Văn cũng 
luôn được các nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu với nhiều phương 
pháp, biện pháp mới được đưa ra. Dù có khác nhau nhưng tất cả đều thống 
nhất hướng tới mục đích khẳng định vai trò chủ động, tích cực của 
người học. Như vậy, dạy Ngữ văn là dạy cách tư duy, dạy cách đi tìm 
và tự chiếm lĩnh lấy kiến thức cho học sinh. Đó là một định hướng giáo 
dục quan trọng hiện nay.
 Năm học 2020- 2021 Bộ giáo dục- đào tạo tiếp tục đổi mới 
phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Ngữ văn 
trong các nhà trường phổ thông. Một trong những phương pháp dạy học 
mới và hiện đại nhất được đưa vào là dạy học sử dụng sơ đồ hóa 
(Graph)- phương pháp dạy học mới đang được rất nhiều nước trên thế giới 
áp dụng. Qua việc tìm hiểu và vận dụng phương pháp dạy học sơ đồ 
hóa, tôi nhận thấy phương pháp dạy học này rất có hiệu quả trong công 
tác giảng dạy và học tập của học sinh, bước đầu đã giảm bớt được tâm lý 
ngại học văn, khơi gợi trong học sinh tình yêu đối với môn học, đồng 
thời đem đến cho các em cái nhìn mới, tư duy mới về môn học Ngữ văn
2. Cơ sở thực tiễn
 Với việc áp dụng sơ đồ hóa trong giảng dạy, từng bước giáo viên 
sẽ giúp học sinh tự mình phát hiện dần dần toàn bộ kiến thức bài học. 
Bắt đầu bằng những kiến thức tổng quát nhất- trọng tâm bài học, giáo 3
hồn con người là tình yêu với cuộc đời và con người. Viết tác phẩm Vợ 
chồng A Phủ, ông đã thể hiện thật tự nhiên tình cảm của mình với 
người dân đất Việt trước cảnh bị áp bức bóc lột. Bằng tình yêu và niềm 
tin của mình, Tô Hoài muốn khẳng định: “Đất nước và con người Miền 
Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều quá... Tôi không có tham vọng 
đi sâu vào văn hóa Mèo. Ý tưởng của tôi là làm hồi sinh con người” dù 
phải đối diện với “kiếp trâu ngựa” khốn khổ, nhục nhã ê chề người dân 
không những càng thương yêu nhau mà còn cùng nhau cất cao bài ca hy 
vọng tràn đầy niềm lạc quan yêu sống: “Nơi ngưỡng cửa khốn khổ đó, 
họ sẽ chứng tỏ số phận và tính cách của mình, đồng thời ở nơi đó họ sẽ 
bắt đầu một niềm tin mới, một niềm hạnh phúc mới, dù là rất mong 
manh” (Kim Lân).
 Những ai yêu văn, học văn đều nhận thấy, tác phẩm Vợ chồng A 
Phủ có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc. Cùng với vẻ đẹp 
của tư tưởng, tác phẩm còn hấp dẫn bạn đọc bởi nghệ thuật viết truyện tài 
hoa của người nghệ sĩ. Với sự kết hợp hài hòa của giá tri tư tưởng và nghệ 
thuật, “Vợ chồng A Phủ” xứng đáng là một tác phẩm xuất sắc của nền 
văn học hiện đại Việt Nam. Chính vì thế suốt hơn nửa thế kỉ qua tác 
phẩm Vợ chồng A Phủ không chỉ là đối tượng nghiên cứu của giới văn 
học nghệ thuật mà còn là đối tượng để giảng dạy trong nhà trường Trung 
học phổ thông. Thời lượng dành cho bài đọc- hiểu "Vợ chồng A Phủ" là ba 
tiết, trong khi nội dung cần truyền đạt tới học sinh lại vô cùng phong 
phú và cần thiết. Vì vậy, vấn đề "dạy như thế nào?" để vừa đảm bảo thời 
gian vừa làm chủ được kiến thức bài học là một thử thách đối với người 
dạy...
 Đó là lí do tôi lựa chọn đề tài “Hướng dẫn học sinh tiếp cận 
truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài bằng sơ đồ hóa 
(Graph)" làm mục đích tìm hiểu để có dịp trao đổi cùng đồng nghiệp 
cách hướng dẫn học sinh tiếp cận truyện ngắn trên theo cảm nhận chủ 
quan của riêng mình. 5
sơ đồ tư duy, hay bản đồ tư duy không chỉ giúp cho học sinh có sự hiểu biết 
sâu rộng, dễ tái hiện kiến thức Ngữ văn mà còn góp phần chắp cánh 
cho những phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn này. Đồng thời, 
tạo hứng thú để học sinh tham gia học tập tích cực, kiểu như: “có thích 
mới nhích tư duy”.
2. Cơ sở lý luận và thực tiễn khi áp dụng sáng kiến
2.1. Cơ sở lí luận
 2.1.1. Sơ đồ hóa- Graph
 Khái niệm Graph: Theo từ điển Anh – Việt, (Graph) có nghĩa là 
đồ thị - biểu đồ gồm có một đường hoặc nhiều đường biểu thị sự biến 
thiên của các đại lượng.
 Nhưng, từ Graph trong lý thuyết Graph lại bắt nguồn từ từ 
“Graphie” có nghĩa là tạo ra một hình ảnh rõ ràng, chi tiết, sinh động 
trong tư duy.
 Trong toán học, lý thuyết Graph gồm hai yếu tố đó là đỉnh và 
cung, trong đó đỉnh là các điểm còn cung (có thể là đoạn thẳng hay 
đường cong) là các cạnh nối các điểm đó. Được định nghĩa như sau: Graph 
(viết tắt là G) là một tập hợp số lượng hữu hạn các đỉnh và các cung có 
đầu mút tại các đỉnh đó
 Theo Tony Buzan: sơ đồ hóa là một hình thức ghi chép sử dụng 
màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Ở giữa bản đồ 
là một ý tưởng hay một hình ảnh trung tâm. Ý tưởng hay hình ảnh trung 
tâm này sẽ được phát triển bằng các nhánh tượng trưng cho các ý chính 
và đều được nối với các ý trung tâm. Với phương thức tiến dần từ trung tâm 
ra xung quanh, sơ đồ hóa khiến tư duy con người cũng phải hoạt động 
tương tự. Từ đó, các ý tưởng của con người sẽ phát triển. Hay hiểu một 
cách khác, sơ đồ hóa là trình bày một cách tóm tắt ngắn gọn nhất, khoa 
học nhất về văn bản bằng các biểu tượng (các mô hình, các hình ảnh, các 
nhánh..) trên một mặt phẳng thể hiện sự liên quan giữa các đơn vị kiến 
thức và trật tự logic giữa chúng. 7
học sinh vừa nâng cao được kết quả học tập vừa tiết kiệm được thời 
gian, giảm đi cảm giác ngại học- chán học môn văn
 - Thứ ba: là một công cụ để giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức tổng 
hợp về bài học
 Từ hai mục đích trên, như một hệ quả tất yếu sơ đồ sẽ giúp học 
sinh chiếm lĩnh được kiến thức tổng hợp về bài học.
 Phương pháp này không những giúp học sinh biết cách học, biết 
cách ghi kiến thức vào bộ não; biết nhận thức, nắm bắt vấn đề rành 
mạch, sâu sắc, lôgic từ luận đề đến luận điểm, đến luận cứ mà còn rèn 
luyện kĩ năng tư duy tổng hợp, khái quát vấn đề cho học sinh. Thể hiện 
bài học dưới dạng sơ đồ sẽ phát huy tối đa khả năng vận dụng công 
nghệ thông tin trong dạy học và khả năng sáng tạo của cả người dạy và 
người học.
2.1.3. Công việc chuẩn bị
 ❖ Giáo viên
 Để vận dụng sơ đồ vào bài học, giáo viên phải nghiên cứu kĩ bài 
học, chuyển hoá được các ý chính mang tính trọng tâm lên một bản đồ 
sao cho logic khoa học. Nếu giáo viên không sử dụng máy chiếu phục 
vụ cho tiết dạy thì sử dụng bảng phụ và vẽ các sơ đồ lên bảng phụ đó. 
Nếu giáo viên sử dụng máy chiếu phục vụ cho tiết dạy thì bài học sẽ 
tiến hành thuận tiện và đơn giản hơn rất nhiều. Trên sơ đồ được trình 
chiếu, những thông tin chính không thể hiện đầy đủ mà để trống, hoặc 
phát bảng phụ cho học sinh và yêu cầu học sinh tự hình dung rồi liên 
kết các tri thức để vẽ sơ đồ và câu hỏi chuẩn bị bài giao cho học sinh 
trước khi học văn bản (Bài viết này được soạn thảo cho tiết dạy sử dụng 
máy chiếu, áp dụng công nghệ thông tin).
 ❖ Học sinh
 Nghiên cứu kĩ văn bản sách giáo khoa. Soạn kĩ các câu hỏi định 
hướng bài học vào vở bài tập. Suy nghĩ, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi 
theo định hướng của giáo viên khi hướng dẫn tìm hiểu văn bản 9
tác phẩm) một cách chắc chắn, giáo viên trình chiếu chân dung nhà văn 
Tô Hoài và hình ảnh tác phẩm Vợ chồng A Phủ (qua sơ đồ có các nhánh 
trung tâm), yêu cầu học sinh theo dõi sách giáo khoa và đối chiếu so 
sánh bằng cách hoàn thiện nội dung sơ đồ
 Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và đi đến kết luận (sơ đồ 01)
SƠ ĐỒ 01
 Tên khai sinh: Nguyễn Sen 
 (1920- 2014)
 Bút danh: Tô Hoài
 Tiểu 
 sử
 Quê hƣơng: Nghĩa Đô- 
 Tác Cầu Giấy- Hà Nội
 giả
 Một ngƣời Hà Nội thanh 
 Con lịch, hóm hỉnh
 ngƣời
 Một nhà văn Hà Nội lịch 
 lãm, tài hoa
 Gần 70 năm cầm bút, tác 
 giả của gần 200 đầu sách
 3 đề tài chủ yếu: Truyện 
 Tiểu 
 thiếu nhi; Truyện MN phía 
 dẫn Sự 
 nghiệp Bắc; Truyện kí về Hà Nội
 Tác phẩm chính: Dế mèn 
 phiêu lƣu kí; O chuột; 
 Truyện Tây Bắc ...
 Hoàn Trong chuyến đi thực tế cùng 
 cảnh bộ đội vào giải phóng Tây Bắc 
 sáng tác năm 1952.
 In trong tập Truyện Tây Bắc
 Tác 
 phẩm Xuất xứ
 Tác phẩm tiêu biểu cho văn 
 xuôi kháng chiến chống 
 Pháp, in dấu phong cách 
 Đánh giá nghệ thuật của tác giả 11
1.2. Kết cấu truyện
 Giáo viên giúp học sinh tìm hiểu về kết cấu truyện và định hướng 
nội dung trọng tâm bài học: Tiếp cận văn bản qua phân tích khát vọng 
sống, tình yêu thương của người dân nghèo qua các nhân vật: Mị, A 
Phủ theo định hướng sau
SƠ ĐỒ 03
 Nhân vật Mị
 Mị và A 
 Phủ ở Hồng 
 Ngài
 Nhận vật A Phủ
 Kết cấu 
 Vợ
 chồng A 
 Phủ
 Mị và A Phủ ở 
 Phiềng Sa 
 thành vợ chồng
 Học sinh dựa vào những định hướng trọng tâm trên để tìm hiểu 
tác phẩm
2. Đọc - hiểu chi tiết
 2.1. Nhân vật Mị
Giáo viên nêu câu hỏi cho học sinh trả lời theo các nhánh sơ đồ đã được 
phác thảo trên máy chiếu 13
 Nhà thống lí giàu nhất 
 Đối lập,
 SƠ ĐỒ 04 làng, ngƣời đi lại tấp nập
 Hoàn cảnh khách quan, 
 xuất hiện cụ thể, nổi bật 
 Cô Mị lúc nào cũng cúi cuộc sống 
 xuống, mặt buồn rƣời rƣợi kiếp đọa đầy
 Trƣớc khi 
 Cô gái Hmông nghèo, Ngƣời 
 làm dâu
 Bi con gái 
 kịch Có tình yêu đẹp, tâm hồn tài- sắc 
 thân đầy kv, hp vẹn 
 phận toàn
 Có ý thức về nhân phẩm
 Hiếu thảo
 Nhân 
 vật Khi về 
 Nguyên nhân: bị bắt cóc, nhà nghèo, hủ Tinh 
 Mị làm dâu
 tục PK, chính sách cho vay nặng lãi thần bị tê 
 liệt 
 “sống 
 Ban đầu: phản kháng quyết liệt, định ăn 
 lâu trong 
 lá ngón để giải thoát
 cái khổ 
 Mị quen 
 Những ngày sau: bị đầy đọa về thể xác, khổ rồi”
 khô cằn về tâm hồn
 Cảnh mùa xuân, không khí ngày tết
 Khi nghe Lấp ló ngoài đầu núi
 tiếng sáo 
 Sự trỗi Văng vẳng gọi bạn đầu làng
 dậy mùa 
 mạnh xuân Lơ lửng bay ngoài đƣờng
 mẽcủa 
 tâm hồn Rập rờn trong đầu
 Đƣa M theo những cuộc chơi
 Ngọn Ngọn lửa bùng lên
 lửa mùa 
 đông Ngọn lửa bừng sáng
 Đám than đã vạc hẳn lửa
 Trong nhà đã tối bƣng
Sự tàn bạo của bọn thống trị không thể tiêu diệt đƣợc sức sống và niềm mong ƣớc tự do của ngƣời lao động
 Dựa vào sơ đồ này học sinh có thể phát triển tiếp ví dụ như nhánh 
 khi nghe tiếng sáo mùa xuân“Văng vẳng gọi bạn đầu làng”

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_tiep_can_truyen_nga.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh tiếp cận truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài bằn.pdf