Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong học tập Địa lí lớp 12

doc 15 trang sk12 12/05/2024 810
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong học tập Địa lí lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong học tập Địa lí lớp 12

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong học tập Địa lí lớp 12
 SỞ GD – ĐT ĐỒNG NAI
 TRƯỜNG THPT PHƯỚC THIỀN 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 HƯỚNG DẪN HỌC SINH
 SỬ DỤNG ÁT LÁT ĐỊA LÍ VIỆT NAM 
 TRONG HỌC TẬP ĐỊA LÍ LỚP 12
 Người thực hiện : NGUYỄN THỊ HƯƠNG
 Lĩnh vực nghiên cứu :
 Quản lí giáo dục: . 
 Phương pháp dạy học bộ môn: Địa Lí 
 Phương pháp giáo dục: .. 
 Lĩnh vực khác: . 
 Có đính kèm:
 Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật 
khác
 Năm học : 2011-2012
 1 Đối với học sinh lớp 12 các em đã sử dụng Atlat để học tập Địa lí từ cấp 
II, vì vậy việc hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat một cách thành thạo là việc làm 
rất quan trọng và cần thiết, tạo thói quen làm việc độc lập, sáng tạo cho các em.
 Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi đã lựa chọn đề tài này để nghiên cứu 
và thực nghiệm trong quá trình giảng dạy, đến nay đã thu được những kết quả 
khả quan, đồng thời rút ra được một số kinh nghiệm xin trao đổi cùng các bạn 
đồng nghiệp để cùng nhau tìm ra phương pháp dạy học môn Địa lí đạt kết quả 
cao hơn.
 PHẦN II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH RÈN LUYỆN CÁC 
 KỸ NĂNG CHO HỌC SINH 
I - TẦM QUAN TRỌNG CỦA ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM TRONG VIỆC GIẢNG DẠY 
VÀ HỌC TẬP MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12.
 1. Bố cục của Atlat Địa lí Việt Nam do nhà xuất bản Giáo dục phát hành 
năm 2010 có thể khái quát như sau: 
 a/ Bản đồ chung bao gồm các bản đồ: Hành chính, hình thể, địa chất 
khoáng sản, khí hậu, đất, thực vật và động vật, các miền tự nhiên, dân số.
 b/ Bản đồ dùng cho các ngành kinh tế : Nông nghiệp chung, nông nghiệp, 
lâm nghiệp và thuỷ sản, công nghiệp chung, công nghiệp, giao thông, thương 
mại, du lịch.
 c/ Bản đồ dùng cho các vùng kinh tế:
 Trung du và miền núi Bắc Bộ.
 Vùng Đồng bằng sông Hồng
 Vùng Bắc Trung Bộ.
 Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
 Vùng Tây Nguyên
 Vùng Đông Nam Bộ.
 Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
 * Trong mỗi vùng đều có bản đồ tự nhiên, bản đồ kinh tế và biểu đồ GDP 
so với cả nước.
 * Trong một trang bản đồ của Atlat thể hiện nhiều yếu tố:
 - Yếu tố tự nhiên : Địa hình, đất đai, khoáng sản, sông ngòi, khí hậu, sinh 
vật
 - Yếu tố kinh tế, xã hội : Dân cư, hành chính, các ngành kinh tế, các vùng 
kinh tế.
 * Trong một trang bản đồ của Atlat còn thể hiện:
 - Hình thể của cả nước, một vùng hay hai vùng liền kề nhau.
 - Một số biểu đồ như dân số qua các năm, cơ cấu, mật độ dân số, hay biểu 
đồ biểu hiện giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, công 
nghiệp
 3 a- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách phân tích bản đồ trang 15 
(dạy bài 16) học sinh rút ra nhận xét :
 Phân bố dân cư nước ta không đều: 
+ Dân cư tập trung đông ở đồng bằng, ven biển và nhất là ở đô thị: mật độ tb 
ĐBSH 
+ Vùng núi , vùng sâu, xa dân cư thưa thớt: mật độ tb Tây nguyên
 b- Phân tích các bản đồ, biểu đồ trang 15 của Atlat (dạy từ bài 16-17 
SGK) rút ra kết luận về đặc điểm dân cư và nguồn nhân lực nước ta: 
 + Dựa vào màu sắc của bản đồ, phân tích mật độ dân số: Nước ta có mật 
độ dân số cao nhưng phân bố không đều (tập trung đông ở Đồng bằng sông 
Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt mật độ dân số ở các thành thị rất 
cao, thưa thớt ở miền núi nhất là vùng Tây nguyên).
 + Phân tích biểu đồ phát triển dân số nước ta qua các năm, từ đó học sinh 
nhận thức được : Dân số nước ta đông, gia tăng nhanh từ đầu thế kỷ XX đến nay 
(Năm 1921 có khoảng 15,8 triệu người. Năm 1989 có 64,41 triệu người. Năm 
1999 có 76,3 triệu người. Năm 2003 có khoảng 80,9 triệu người).
 + Phân tích tháp tuổi trong biểu đồ để rút ra kết luận: Dân số nước ta có 
kết cấu dân số trẻ, giải thích xu hướng thay đổi cơ cấu theo độ tuổi ở nước ta. So 
sánh được giới tính giữa nam và nữ tương đối cân bằng.
 + Qua biểu đồ sử dụng lao động theo ngành, học sinh có thể nhận thức 
được : Nước ta có nguồn lao động dồi dào, tỷ lệ lao động trong nông - lâm - 
thuỷ sản chiếm tỷ lệ cao, công nghiệp và dịch vụ còn thấp
3- Phân tích bản đồ trong Atlat để rút ra nhận định tình hình phát triển 
kinh tế của các ngành kinh tế nước ta.
 a/ Thí dụ 1: Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để tìm hiểu cơ sở tự nhiên 
để phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp của nước ta. 
 + Bản đồ trang 10, 11 (Dạy bài 21): Giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên 
cứu: Đặc điểm tài nguyên đất : Đất phù sa tập trung ở lưu vực sông Hồng và 
sông Cửu Long, để trồng lúa nước và các cây công nghiệp ngắn ngày. Đất 
Feralit tập trung chủ yếu ở miền núi và trung du, phù hợp với việc phát triển các 
cây công nghiệp dài ngày như : chè, cà fê, cao su, hồ tiêu Bên cạnh đó có thể 
tìm hiểu tài nguyên nước rất phong phú của nước ta do có hệ thống sông ngòi 
chằng chịt và nhiều đầm hồ.
 + Bản đồ trang 9 : Nói lên đặc điểm của nhân tố khí hậu của nước ta 
(Lượng mưa, nhiệt độ) phân hoá từ Bắc vào Nam. Các loại gió mùa hoạt động 
trên lãnh thổ nước ta.
 + Bản đồ trang 8: Giúp cho học sinh tìm hiểu về tài nguyên khoáng sản 
của nước ta để phát triển công nghiệp.
 + Bản đồ khái quát chung về nông nghiệp trang 18: Học sinh tìm hiểu 
được hiện trạng sử dụng đất, sự phân vùng nông nghiệp của nước ta. 
 Qua biểu đồ học sinh có thể lập được bảng giá trị sản xuất các ngành 
nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản qua các năm (đơn vị: %)
 5 + Phân tích bản đồ trang 22, học sinh có thể nhận biết được một số ngành 
công nghiệp trọng điểm như : Công nghiệp năng lượng, công nghiệp cơ khí 
luyện kim, điện tử - tin học, hoá chất, công nghiệp hàng tiêu dùng, công nghiệp 
thực phẩm
 d-Thí dụ 4: Sử dụng Atlat để học sinh tìm hiểu tình hình hoạt động các 
ngành dịch vụ nước ta:
 + Phân tích bản đồ, biểu đồ trang 23, 24 học sinh nhận thức được sự phân 
bố và phát triển của các loại hình dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân: 
 - Mạng lưới giao thông và đầu mối giao thông vận tải chính ở nước ta, 
mối quan hệ giữa ngành giao thông vận tải với các ngành kinh tế khác. Các 
tuyến đường chính (đường bộ, đường thuỷ, đường sắt. Tuyến đường bay trong 
nước, quốc tế).
 - Các hoạt động thương mại như : Nội thương (Biết được số người kinh 
doanh, hàng hoá bán lẻ qua các năm ), ngoại thương (Cơ cấu giá trị các mặt 
hàng xuất khẩu giữa công nghiệp – nông nghiệp – thuỷ sản và tỷ trọng các mặt 
hàng nhập khẩu so với xuất khẩu).
 - Vai trò của ngành du lịch rất quan trọng trong cơ cấu kinh tế nước ta, 
tiềm năng to lớn của ngành du lịch được thể hiện qua các trung tâm du lịch quốc 
gia, vùng, các điểm du lịch trong cả nước, số lượng khách du lịch và doanh thu 
từ du lịch từ năm 1995 đến năm 2007. Cơ cấu khách du lịch quốc tế với Việt 
Nam năm 2000, năm 2007.
 Tài nguyên du lịch phong phú của nước ta như: Di sản văn hoá thế giới, 
di sản lịch sử cách mạng, di tích lịch sử cách mạng, các làng nghề truyền 
thống
 + Phân tích bản đồ trang 26– biểu đồ học sinh nắm được:
 - Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng 
Trung du và miền núi Bắc Bộ. Từ đó có thể so sánh được đặc điểm tài nguyên 
của hai tiểu vùng Đông Bắc & Tây Bắc.
 - Thấy được mối liên hệ: sự phân bố tài nguyên thiên nhiên và hình thành 
khu công nghiệp, GDP của vùng Trung du miền núi phía Bắc so với cả nước, sự 
phân bố các trung tâm công nghiệp lớn của vùng. Các ngành công nghiệp trọng 
điểm có mối liên hệ như thế nào đến giao thông, sông ngòi, nguồn tài nguyên.
 - Đọc được các loại khoáng sản, nắm được vị trí địa lí, điều kiện tự 
nhiên, sông ngòi, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên của vùng Đồng bằng Sông 
Hồng và giải thích được tại sao ở đây đông dân cư, GDP của Đồng bằng sông 
Hồng so với cả nước, đây là vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
 * Qua các phân tích trên ta thấy rằng : Khi tìm hiểu một số kiến thức về 
kinh tế - xã hội, việc sử dụng Atlat đã giúp cho học sinh có phương pháp tiếp 
thu kiến thức chủ động so với cách học thụ động trước đây. Học sinh tự tìm hiểu 
các kiến thức cần thiết, bổ ích, ít phải thuộc lòng các kiến thức một cách máy 
móc, tầm nhìn khoa học của học sinh được mở rộng hơn. 
 Như vậy việc khai thác kiến thức qua bản đồ, biểu đồ, học sinh nhận thức 
kiến thức địa lí một cách nhẹ nhàng, đơn giản, tăng thêm hứng thú, trên cơ sở 
 7 b/Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
 + Sử dụng trang 29 Atlat : Xác định quy mô, ranh giới của vùng :
 - Phía Bắc giáp Cam Pu Chia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông 
Nam là biển Đông.
 + Học sinh rút ra ý nghĩa của vị trí địa lí trong việc phát triển kinh tế của 
vùng:
 - Đây cũng là vùng kinh tế trọng điểm, thuận lợi cho phát triển nông 
nghiệp lúa nước, công nghiệp. Đồng thời ngành thuỷ - hải sản có nhiều điều kiện 
thuận lợi để phát triển.
 - Đặc biệt là ngành du lịch sinh thái là một tiềm năng lớn, mở ra hướng 
phát triển mới cho ngành du lịch nước ta.
 - Đây là vùng kinh tế trọng điểm, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp lúa 
nước, công nghiệp, giao thông vận tải đi các nơi trong nước. Đồng thời ngành 
thuỷ - hải sản có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Phân tích bản đồ trang 
11 Atlat học sinh rút ra nhận xét về đặc điểm và sự phân bố các loại đất ở 
Đồng bằng sông Cửu Long.
 - Khí hậu trong vùng mang tính chất cận xích đạo, một năm có hai mùa rõ 
rệt là mùa mưa và mùa khô.Mùa mưa nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, tạo điều kiện cho 
vùng trồng được nhiều cây ăn quả nhiệt đới, nhiều cây đặc sản như : soài, sầu 
riêng, dừa, măng cụt
 - Dân cư trong vùng đứng thứ hai trong cả nước, sau vùng Đồng bằng 
sông Hồng. Ngoài người Kinh còn có người Khơ Me, người Chăm, người Hoa 
cùng sinh sống và xây dựng inh tế của vùng. Tuy nhiên trình độ dân trí chung 
của vùng chưa cao bằng vùng Đồng bằng sông Hồng, tỷ lệ dân thành thị còn 
thấp.
 * Tóm lại đây cũng là vùng kinh tế phát triển toàn diện, tuy nhiên nông 
nghiệp vẫn là thế mạnh của vùng, nơi xuất khẩu gạo cao nhất nước ta.
 Tương tự ta có thể hướng dẫn học sinh tìm hiểu các vùng kinh tế khác 
dựa vào các trang bản đồ trong Atlat, như :
c/ Vùng Bắc Trung Bộ và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
 + Phân tích các bản đồ trang 27,28, bản đồ “Nông nghiệp chung” trang 
18, bản đồ “lâm ngư nghiệp” trang 20, bản đồ công nghiệp chung trang 21.
 Qua đó rút ra những đặc điểm về tình hình phát triển kinh tế xã hội của 
vùng, phát triển về ngư nghiệp: nuôi trồng và khai thác thuỷ hải sản, lâm nghiệp 
phát triển, chăn nuôi gia súc lớn . Thế mạnh về phát triển du lịch của vùng.
d/ Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
 + Phân tích vị trí địa lí, các thế mạnh của vùng: Sử dụng bản đồ trang 26 
Atlat để rút ra nhận xét về quy mô lãnh thổ và đặc điểm tự nhiên, ý nghĩa của vị 
trí địa lí trong việc phát triển kinh tế công - nông nghiệp - dịch vụ của vùng.
 + Dùng bản đồ “khoáng sản” trang 8 Atlat để phát hiện thế mạnh về tài 
nguyên khoáng sản của vùng.
 9 có thể nhấn mạnh cho học sinh thấy thế mạnh công nghiệp nặng là khai thác 
than. Công nghiệp nhẹ là công nghiệp dệt. Các nfgành công nghiệp này đã mang 
lại hiệu quả kinh tế lớn cho đất nước. 
 c - Thí dụ 3: Về thương mại cho học sinh quan sát hình ảnh, chợ Bến 
Thành ở TP Hồ Chí Minh và phiên chợ vùng cao, để nhận biết được các hoạt 
động dịch vụ ở nơi đô thị sầm uất và một nơi vùng cao ít người, nhưng đều phục 
vụ cho đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
 Để phát huy được vai trò quan trọng của tập Atlat cho học sinh học tập 
môn Địa lí, thì việc phân tích khai thác phải có trình tự, phải biết khai thác 
những chi tiết nào, những yếu tố nào và trên bản đồ nào là phù hợp nhất. Tuỳ 
theo từng bài cụ thể ta có thể sử dụng một hay nhiều trang bản đồ để phục vụ 
cho việc tìm kiếm thông tin thật khoa học, chính xác. 
 Việc rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat cho học sinh lớp 12 là rất quan 
trọng và hết sức cần thiết. Đây không những là phương tiện tìm hiểu kiến thức 
và còn phát huy được trí lực học sinh đồng thời kích thích học sinh say mê học 
tập môn Địa lí vì nó rất hấp dẫn tính tò mò, ham hiểu biết của học sinh .
III - KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
 Qua quá trình thực nghiệm rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng Atlat 
ở lớp 12A3, đối chiếu với lớp 12A4 là lớp chưa áp dụng chuyên đề này, qua các 
lần đã kiểm tra cùng một nội dung trong cùng thời gian. Thí dụ đợt kiểm tra vừa 
qua, do được thường xuyên luyện tập nên học sinh lớp 12A3 biết cách phân tích 
các trang bản đồ do đó kết quả đạt 2 lớp có khác nhau:
 LỚP SỐ BÀI KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
 Khá - Giỏi Trung bình Yếu
 SL % SL % SL %
 12A3 47 30 63,8 13 27,6 4 8,5
 12A4 46 20 43,5 18 39,1 8 17,4
 Những năm học trước học sinh phải ghi nhớ nhiều học thuộc lòng nhiều 
nhưng khi làm bài kết quả thấp. Phương pháp sử dụng kênh hình trong giảng 
dạy Địa lí chắc chắn là phương pháp tiếp cận kiến thức hợp lý nhất, rèn luyện tư 
duy nhận thức cho học sinh tốt hơn. Qua thực nghiệm các tiết học theo kênh 
hình diễn ra hào hứng và hấp dẫn hơn, lôi cuốn học sinh nhiều hơn, phù hợp với 
tâm lý tuổi trẻ ưa tìm tòi khám phá những điều mới lạ .
IV: BÀI HỌC KINH NGHIỆM
 Qua áp dụng đề tài tôi đã rút ra được những bài học thiết thực như sau: 
 1- Khi hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat để phân tích cần đảm bảo những 
yêu cầu sau:
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_su_dung_atlat_dia_l.doc