Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh lớp 12 tự xây dựng hệ thống bài tập lý thuyết este theo các mức độ nhận thức
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh lớp 12 tự xây dựng hệ thống bài tập lý thuyết este theo các mức độ nhận thức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh lớp 12 tự xây dựng hệ thống bài tập lý thuyết este theo các mức độ nhận thức

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 12 TỰ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP LÝ THUYẾT ESTE THEO CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC LĨNH VỰC: HOÁ HỌC GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ YẾN NĂM HỌC 2020- 2021 1 PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Mục đích cao nhất của hệ thống các phương pháp dạy học là hướng đến hình thành khả năng chiếm lĩnh tri thức cho người học. Người học chỉ có thể làm chủ được quá trình tiếp nhận kiến thức của mình nếu thực sự mục đích học tập của họ được xuất phát từ động cơ bên trong. Trong quá trình dạy học, điều khó nhất chính là dẫn dắt học sinh hình thành khả năng tự học, chuyển từ phương pháp học tập của giáo viên giảng dạy thành quá trình tự hình thành kiến thức cho bản thân học sinh. Dạy học trong giai đoạn công nghệ 4.0 như hiện nay, cả giáo viên và học sinh có rất nhiều kênh để khai thác và sử dụng tài liệu. Tuy nhiên, đối với học sinh, nếu không được định hướng khéo léo sẽ dẫn tới hiện tượng lạm dụng các phương tiện công nghệ để chép bài, chuyền bài cho nhau trong quá trình tự học ở nhà, lên mạng để tìm kiếm bài giải khi chưa có sự đầu tư suy nghĩ để tìm hướng giải quyết Trong chương trình hoá học 12, chương Este – Lipit là chương đầu tiên, chiếm một thời lượng dạy học tương đối nhiều, kiến thức mang tính tổng hợp từ kiến thức của ancol, axit caboxylic của lớp 11; mặt khác, có nhiều liên hệ đến đời sống thực tiễn. Tuy vậy, không chỉ riêng chương này mà hầu như cả chương trình, và không những môn hoá học mà hầu như các môn học khác, dù đã chuyển trung tâm dạy học là học sinh nhưng qua khảo sát, phần lớn các học sinh đang rất phụ thuộc vào giáo viên dạy, chưa hình thành được thói quen tự học. Theo kinh nghiệm dạy học của bản thân, tôi thấy trong phần este, khó khăn nhất là xác định công thức cấu tạo của este dựa vào các tính chất của nó, vì vậy, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Hướng dẫn học sinh lớp 12 tự xây dựng hệ thống bài tập lý thuyết este” để giúp học sinh hình thành thói quen học tập một cách chủ động, sáng tạo. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Phân tích cơ sở khoa học, tình trạng thực tiễn và cung cấp các giải pháp để hướng dẫn học sinh lớp 12 tự xây dựng hệ thống bài tập lý thuyết este theo mức độ từ dễ đến khó. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu trên đối tượng là học sinh 12 có định hướng chọn tổ hợp môn KHTN trong kì thi tốt nghiệp THPT và chỉ nghiên cứu trong phạm vi chương 1 “Este – lipit” của sách giáo khoa 12 chương trình chuẩn. IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu thực trạng liên quan, phân tích số liệu thu được, đưa ra giải pháp khắc phục và thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu các tài liệu có nội dung liên quan đến đề tài. - Khảo sát thực tế - Thực nghiệm sư phạm. VI. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI 3 PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. CƠ SỞ KHOA HỌC 1. Cơ sở lí luận - Tầm quan trọng của động cơ bên trong đối với quá trình học tập của học sinh Trong đề tài này, chúng tôi tìm hiểu động cơ học tập của học sinh trên nền tảng tâm lí học. Động cơ học tập là động lực và định hướng cho việc học tập diễn ra đúng hướng. Thiếu động cơ thì hoạt động học tập không thể diễn ra được. Có nhiều loại động cơ, nhưng có thể hình dung 2 loại cơ bản: động cơ bên ngoài và động cơ bên trong. Động cơ bên ngoài hay động cơ quan hệ xã hội là kiểu học sinh học do sự lôi cuốn của xã hội, như đáp ứng mong đợi của bố mẹ, kì vọng của gia đình, lòng hiếu thắng của bản thân hay sự khâm phục của bạn bè. Loại động cơ này không ổn định, có thể tích cực hoặc tiêu cực và không đóng vai trò quyết định đối với bản thân. Tuy nhiên, nó vẫn góp phần thúc đẩy sự phát triển của người học. Động cơ bên trong là động lực mang tính nhận thức. Bản thân người học khát khao chiếm lĩnh và hoàn thiện tri thức mà hình thành động cơ học tập. Người học sẽ say mê tìm hiểu về thế giới, về phương pháp chiếm lĩnh thế giới và hoàn thiện bản thân mình. Loại động cơ này là tự thân, nên có tính bền vững, giúp người học ổn định cảm xúc, tạo nên ý chí, nỗ lực khắc phục những khó khăn bên ngoài mà mình gặp phải trong quá trình học tập. Vì thế, động cơ bên trong đóng vai trò quyết định sự thành công của hoạt động học tập. Động cơ bên ngoài có thể biến thành động cơ bên trong. Khi người học tự ý thức được việc chinh phục kiến thức là để hoàn thiện bản thân thì từ động cơ bên ngoài sẽ chuyển thành động cơ bên trong. Đối với học sinh, nhất là học sinh thời đại ngày nay, phần lớn học tập theo động cơ bên ngoài. Tuy nhiên, nếu giáo viên nắm bắt được tâm lí thì sẽ giúp đỡ được các em nhận thức đúng đắn về việc học, chuyển từ động cơ bên ngoài thành động cơ bên trong, chuyển từ việc học vì bố mẹ, vì thành tích này nọ sang học vì sự tiến bộ của bản thân, vì sự phát triển của xã hội. Thành công của nghề dạy học chính là hình thành được động cơ học tập lâu dài cho học sinh – động cơ bên trong. - Mối quan hệ giữa tự học – tự ý thức – động cơ bên trong. Một người có động cơ bên trong thì sẽ tự ý thức về việc học tập của bản thân, quá trình chiếm lĩnh tri thức dựa trên tinh thần tự học, tự tìm hiểu, lĩnh hội. Tất nhiên có thể theo sự tổ chức dẫn dắt của giáo viên hoặc không. Bên cạnh đó, khi sự tự học đạt đến mức độ cao, người học sẽ tự ý thức được tầm quan trọng và hình thành động cơ bên trong. Các yếu tố này có mối quan hệ mật thiết, hỗ trợ nhau. Nhiệm vụ của giáo viên là dẫn dắt học sinh hình thành được thói quen tự học, đơn giản nhất là tinh thần tự giác, cộng tác, để từ đó các em tự ý thức về việc học của mình. 2. Cơ sở thực tiễn a. Vị trí và tầm quan trọng của chương este – lipit trong chương trình hoá học. Sau khi học sinh tiếp cận các chương “Ancol – Phenol”, “Hợp chất cacbonyl” ở lớp 11, thì chương “Este – Lipit” là sự nối tiếp chương trình hoá hữu cơ cho các 5 hội. Phần lớn cũng khẳng định ít tìm kiếm thông tin trong sách giấy vì muốn tìm thông tin thì đã có mạng internet. - Khả năng giải bài tập biện luận este (bài tập kiểu lý thuyết, không có yếu tố tính toán) Qua thực tế giảng dạy cũng như kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn bài tập dạng biện luận este đều được học sinh nhận xét là khó (87,5%). Học sinh chỉ làm được ở cấp độ dễ, các bài tập phức tạp hơn gây ra không ít khó khăn cho các em. Đặc điểm của các bài tập biện luận este là rất ít nằm ở mức độ nhận biết, các bài tập dễ ít nhất cũng là mức độ thông hiểu, đa số là vận dụng. Trong đề tài này, chúng tôi không nhấn mạnh đến các bài tập nặng tính toán, mà xây dựng hệ thống các bài tập thiên về tư duy lí thuyết, mang nhiều bản chất hoá học bằng sự hướng dẫn của giáo viên và sự cộng tác của các học sinh. 2. Đánh giá thực trạng a. Ưu điểm Đa số đã có ý thức về việc tự học ở nhà, lo lắng cho kì thi tốt nghiệp THPT QG. Về cơ bản, nhiều gia đình đã đầu tư hệ thống internet và các phương tiện hỗ trợ cho con em mình học tập. Học sinh lo lắng và chú trọng đến bài tập lý thuyết etse – lipit vì tầm quan trọng của kiến thức trong đề thi và cả trong đời sống. b. Nhược điểm Đa số học sinh chưa biết cách chắt lọc thông tin cũng như truy cập internet để khai thác nguồn tài liệu phù hợp. Hầu hết các em chưa thực sự chủ động trong quá trình tự học dẫn đến gặp khó khăn trong ghi nhớ kiến thức. Việc truy cập internet chủ yếu được thực hiện bằng điện thoại rất dễ gây mỏi mắt và phụ huynh khó quản lí, dẫn đến các em mất tập trung. Chưa kể học sinh thường phụ thuộc đề bài tập mà giáo viên ra về nhà, lại sử dụng internet để tìm kiếm lời giải hoặc nhờ bạn bè giải rồi tham khảo khi bản thân chưa có những suy nghĩ kĩ càng cho bài tập được giao dẫn đến khi đọc lời giải thì hiểu nhưng sẽ quên rất nhanh sau một thời gian ngắn. Quá trình này lặp đi lặp lại nhiều lần làm cho lòng kiên trì của học sinh bị giảm đi, kết quả học tập khó cả thiện. Phần biện luận etse là một phần khó, đòi hỏi tư duy logic và hệ thống, học sinh nhanh nản nên hiệu quả làm bài chưa cao. 3. Các giải pháp a. Phương pháp giải bài tập lý thuyết este theo các mức độ nhận thức Để giải quyết tốt bài tập biện luận etse, học sinh cần qua các bước + Nắm vững kiến thức cơ bản về este – lipit + Tìm “nút thắt” của bài và tiến hành “gỡ nút thắt” đó. + Kết nối hệ thống kiến thức cơ bản để giải quyết các ý còn lại của bài. + Giải bài tập vào vở cẩn thận, rút kinh nghiệm. + Tìm cách mở rộng hoặc phát triển bài tập: Xây dựng các bài tập tương tự hoặc thêm “nút thắt” mới để nâng cao bài tập cũ thành bài tập mới. Trong quá trình luyện tập, cần đi theo một hệ thống bài tập từ dễ đến khó để đảm bảo nền tảng kiến thức vững chắc. 7 Xà phòng hoá hoàn toàn một este đơn chức X được muối của axit cacboxylic Y và ancol Z. Oxi hoá không hoàn toàn Z bằng một phản ứng có thể tạo ra Y. X có thể là A. CH3COOCH3. B. CH3COOC2H5. C. CH3COOCH=CH2. D. C2H5COOCH3. Rõ ràng để giải quyết bài tập 3 này, HS cần vận dụng các kiến thức phần ancol, axit cacboxylic mới giải quyết được. Có hai mức độ, nếu học sinh có học lực chưa tốt, các em sẽ lần lượt xét từng este, tuy nhiên, cũng chưa hẳn đã tìm ra đáp án vì do lỗi kiến thức nền tảng chưa ổn. Với học sinh nắm vững kiến thức thì bài tập này cũng không làm khó các em. Khi dạy, GV cần yêu cầu học sinh ôn tập lại các kiến thức liên quan: đặc điểm của este khi thuỷ phân có thể tạo ancol (loại C), vì oxi hoá Z tạo Y nên Y và Z có cùng C => Đáp án B. Sau đó, HS sẽ viết lại các PTHH để ôn tập và ghi nhớ. Bài tập 4: (Vận dụng cao) Cho sơ đồ phản ứng: (1) E + NaOH → X + Y (2) F + NaOH → X + Z (3) Y + HCl → T + NaCl Biết E, F đều là hợp chất hữu cơ no, mạch hở, chỉ chứa nhóm chức este (được tạo thành từ axit cacboxylic và ancol) và trong phân tử có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi, E và Z có cùng số nguyên tử cacbon, ME < MF < 175. Cho các phát biểu sau: (a) Có hai công thức cấu tạo của F thỏa mãn sơ đồ trên. (b) Hai chất E và F có cùng công thức đơn giản nhất. (c) Đốt cháy hoàn toàn Z, thu được Na2CO3, CO2 và H2O. (d) Từ X điều chế trực tiếp được CH3COOH. (e) Nhiệt độ sôi của T cao hơn nhiệt độ sôi của C2H5OH. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Hướng dẫn phương pháp tiếp cận: Xác định “nút thắt”: “Nút thắt của bài toán là “E và F là các hợp chất hữu cơ no, mạch hở, chỉ chứa nhóm chức este có số nguyên tử C bằng số nguyên tử O, ME < MF < 175” Câu hỏi gợi ý: 1. Viết công thức tổng quát của este no, mạch hở? (CnH2n+2-2xO2x) 2. Từ dữ kiện của “nút thắt”, suy ra CTPT E, F? (n = 2x => CTPT của E, F có dạng CnHn+2On với n n = 2, 4 => E là C2H4O2 và F là C4H6O4) 3. Ôn tập lại các dạng đồng phân của este 2 chức và viết PTHH tổng quát của các dạng đó? Các dạng đồng phân của este 2 chức: R1COOROOCR2; R1OOCRCOOR2, R1COORCOOR2. 1 2 1 2 R COOROOCR + 2NaOH ® R COONa + R(OH)2 + R COONa. 1 2 1 2 R OOCRCOOR + 2NaOH ® R OH + R(COONa)2 + R OH. R1COORCOOR2 + 2NaOH ® R1COONa + HO-R-COONa + R2OH. 4. Hoàn thành các PTHH, thay các chữ cái thành các chất cụ thể? 9
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_lop_12_tu_xay_dung.pdf