Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh lớp 12 sử dụng, khai thác kiến thức, rèn luyện các kĩ năng Địa lí từ Atlat Địa lí Việt Nam

docx 19 trang sk12 20/05/2024 720
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh lớp 12 sử dụng, khai thác kiến thức, rèn luyện các kĩ năng Địa lí từ Atlat Địa lí Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh lớp 12 sử dụng, khai thác kiến thức, rèn luyện các kĩ năng Địa lí từ Atlat Địa lí Việt Nam

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh lớp 12 sử dụng, khai thác kiến thức, rèn luyện các kĩ năng Địa lí từ Atlat Địa lí Việt Nam
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI 
 TRƯỜNG THPT XUÂN THỌ
 Mã
 số:
 (Do HĐKH SỞ GDĐT ghi)
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 "HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 12 SỬ DỤNG, KHAI THÁC KIẾN 
THỨC, RÈN LUYỆN CÁC KĨ NĂNG ĐỊA LÍ TỪ ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM”.
 Người thực hiện: Đặng Ngọc Hà
 Lĩnh vực nghiên cứu:
 Quản lí giáo dục: :□
 Phương pháp dạy học bộ môn::□ 
 Phương pháp giáo dục::□
 Lĩnh vực khác:................................:□
 Có đính kèm
 □ Mô hình□ Phần mềm □ Phim ảnh □ Hiện vật khác.
 Năm học : 2011-2012. SƠ LƯỢC VỀ LÝ LỊCH KHOA HỌC
I.THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN:
 1.Họ và tên: Đặng Ngọc Hà 
 2.Sinh ngày: 10/07/1983.
 3.Giới tính: Nữ
 4.Địa chỉ: Thọ Bình –Xuân Thọ-Xuân Lộc-Đồng Nai 
 5.Điện thoại: 0165.3536391 (DĐ)/0613.731769 (CQ)
 6.Fax: E-mail:
 7.Chức vụ: giáo viên.
 8.Đơn vị công tác: Trường THPT Xuân Thọ.
II.TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
 -Trình độ chuyên môn: Cử nhân.
 -Năm nhận bằng: 2006
 -Chuyên ngành đào tạo: Cử nhân Địa lí.
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
 -Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy môn Địa Lí.
 -Số năm có kinh nghiệm: 5 năm.
 -Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong thời gian gần đây: 
 Sử dụng văn học trong dạy học Địa lí. TÊN ĐỀ TÀI: HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 12 
 SỬ DỤNG, KHAI THÁC KIẾN THỨC, RÈN 
 LUYỆN CÁC KĨ NĂNG ĐỊA LÍ
 TỪ ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM
 I- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Học sinh lớp 12 thi TNTHPT luôn luôn bị áp lực lớn, vì đó là kết quả của 12 
năm học tập và rèn luyện. Nếu không đạt thì rất buồn và chán nảnĐặc biệt hơn khi 
kì thi tốt nghiệp đến gần với nhiều môn thi học bài, điều này lại càng gây áp lực nhiều 
hơn với các em nhất là khi biết thi môn Sử, Địa.Bản thân tôi là một giáo viên môn 
Địa, trong quá trình dạy thấy HS luôn thấy áp lực đối với môn học của mình, vì sợ 
học bài nhiều, số liệu nhiều Những áp lực đó của HS luôn làm tôi trăn trở,suy nghĩ 
rất nhiều và tôi mạnh dạn đưa ra một suy nghĩ mà theo tôi nó không mới nhưng cũng 
không hề cũ (nếu chúng ta chưa sử dụng nó nhiều), đó là phương pháp: “Hướng dẫn 
học sinh lớp 12 sử dụng, khai thác kiến thức, rèn luyện các kĩ năng Địa Lí từ Atlat 
Địa lí Việt Nam”. Bản thân tôi thấy Atlat Địa lí Việt Nam là một cuốn hình ảnh biết 
nói, trong đó chứa đựng rất nhiều kiến thức và kĩ năng. Có thể nói Atlat Địa lí Việt 
Nam là một cuốn sách giáo khoa viết bằng hình ảnh minh họa. Tuy nhiên không phải 
giáo viên hay học sinh nào cũng đều biết đến điều này, nhất là đối với giáo viên chưa 
có kinh nghiệm trong dạy Địa lí 12.Bởi chính bản thân tôi là một ví dụ, năm nay là 
năm thứ 3 tôi dạy Địa lí 12 nhưng khi dạy năm đầu tiên do chưa có kinh nghiệm nên 
tôi chỉ cho học sinh sử dụng Atlat một cách máy móc, sơ sài và thậm chí tôi thấy một 
số giáo viên có kinh nghiệm cũng vậy.Chính vì vậy, sau 2 năm giảng dạy Địa lí 12 tôi 
mới có knh nghiệm và nhận thấy rất nhiều kiến thức, rất nhiều điều hay từ Atlat Địa lí 
Việt Nam.
 Hòa cùng không khí cả nước thi đua thực hiện chỉ thị “hai không”của Bộ Giáo 
Dục và Đào Tạo và đổi mới phương pháp giảng dạy. Tôi cũng mạnh dạn đưa ra một 
sáng kiến nhỏ của mình về phương pháp làm giờ học bớt căng thẳng và áp lực, đó là 
phương pháp : “Hướng dẫn học sinh lớp 12 sử dụng, khai thác kiến thức, rèn luyện 
các kĩ năng Địa Lí từ Atlat Địa lí Việt Nam”
 Theo tôi, đổi mới phương pháp giảng dạy không có nghĩa là chúng ta phải thay 
đổi phương pháp cũ và sử dụng phương pháp mới. Mà ta phải hiểu rõ được phương 
pháp cũ là như thế nào và phương pháp mới là như thế nào? Và từ đó sử dụng cho 
thích hợp trong từng tiết học, môn học cụ thể. Sau đây tôi xin trích sơ qua 2 phương 
pháp cũ và mới theo quan niệm của các nhà giáo dục như sau:
 -Phương pháp cũ theo quan điểm của các nhà giáo dục là lấy thầy làm trung 
tâm, thầy đóng vai trò chủ đạo trong quá trình học, được gọi là phương pháp truyền 
thống(phương pháp thầy đọc-trò chép). quả? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cần phải tìm hiểu cấu trúc cũng như phải hiểu 
Atlat trước đã. Cụ thể nôi dung của cuốn Atlat như sau:
 -Phần thứ nhất: Giới thiệu về các đơn vị hành chính của nước ta (63 tỉnh, 
thành).
 -Phần thứ 2: Thể hiện các yếu tố chủ yếu của Địa lí tự nhiên(Địa hình, địa chất, 
khoáng sản, khí hậu, đất, thực vật, động vật và các miền Địa lí tự nhiên.)
 -Phần thứ 3: Thể hiện các yếu tố về Dân cư(Dân số, dân tộc); các ngành kinh tế 
chủ yếu(Nông nghiệp, nông lâm thủy sản, công nghiệp,giao thông vận tải, thương mại 
và du lịch) ; 7 vùng kinh tế của nước ta và 3 vùng kinh tế trọng điểm).
2- Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:
 A. Để học sinh có thể sử dụng Atlat thành thạo trong việc khai thác kiến 
thức thì giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện những vấn đề sau:
 1-Nắm chắc các kí hiệu: chung, tự nhiên, nông nghiệp, công nghiệp, lâm ngư 
nghiệp.ở trang bìa đầu của Atlat (trang 3).
 2-Thông qua các giờ dạy, cần hướng dẫn học sinh nắm vững các ước hiệu, 
kí hiệu của bản đồ chuyên ngành.
 3-Biết khai thác bản đồ của từng ngành:
 a.Biểu đồ thể hiện giá trị tổng sản lượng các ngành hoặc biểu đồ diện tích của 
các ngành trồng trọt.
 Thông thường mỗi bản đồ ngành kinh tế đều có từ 1 đến 2 biểu đồ thể hiện sự 
tăng giảm về giá trị tổng sản lượng, về diện tích (đối với các ngành nông nghiệp) của 
các ngành kinh tế, giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết cách khai thác các biểu đồ 
trong quá trình giảng bài có liên quan.
 Ví dụ: Để thể hiện diện tích và sản lượng các loại cây công nghiệp lâu năm, 
người ta thường sử dụng biểu đồ tròn kết hợp với biểu đồ đường để thể hiện.(Atlat 
trang 19)
 Hướng dẫn học sinh biết cách tính chiều cao của các biểu đồ cột để tìm sản 
lượng ngành kinh tế của các địa phương, các tỉnh trên biểu đồ. Đồng thời cũng nên 
hướng dẫn học sinh biết: ở những biểu đồ cột của các tỉnh không liên tục (bị ngắt ờ 
giữa) trên có ghi số liệu thì học sinh không cần tính toán mà lấy luôn số liệu đó.
 Ví dụ: Ở biểu đồ Lâm nghiệp và thủy sản trang 20, người ta ứng 1mm chiều cao 
biểu đồ tương ứng với 20 tỉ đồng đối với lâm nghiệp; còn thủy sản 1mm chiều cao 
biểu đồ ứng với 5000 tấn.
 b. Biết cách sử dụng các biểu đồ hình cột để tìm diện tích và sản lượng từng 
ngành ở những địa phương tiêu biểu như:Atlat trang 19, trang 20.
4.Biết rõ câu hỏi như thề nào , có thể dùng Atlat:
 -Thông thường các câu hỏi trong đề kiểm tra hoặc thi tốt nghiệp THPT đều sử 
dụng các câu hỏi để sử dụng Atlat như: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang và 
kiến thức đã học hãy nêu, trình bày..Còn nếu không có vế này thì chúng ta sẽ căn 
cứ vào các yếu tố sau: 6.Học sinh phải thấy được mối quan hệ giữa bản đồ treo tường và lược đồ 
trong SGK với các trang bản đồ của Atlat.
 Bản đồ treo tường là bản đồ để giáo viên chỉ những vị trí, nội dung địa lí học 
sinh cần tìm hiểu. Học sinh dựa vào vị trí giáo viên chỉ trên bản đồ treo tường và 
nhanh chóng thấy được những nội dung địa lí cần tìm hiểu ở lược đồ của SGK hoặc 
của bản đồ trong Atlat.
 Ví dụ: Gíao viên vừa chỉ bản đồ treo tường vừa nêu câu hỏi: Dựa vào Atlat Địa 
lí Việt Nam trang hình thể hãy xác định các vịnh biển: Hạ Long, Đà Nẵng, Xuân Đài, 
Vân Phong, Cam Ranh? Các vịnh biển này thuộc các tỉnh và thành phố nào? Như vậy 
học sinh sẽ dựa vào Atlat trang hình thể để xác định vị trí và nơi phân bố của các vịnh 
biển này.
 Qua việc tổng hợp các vấn đề cần lưu ý trên, tôi đưa ra một số câu hỏi có thể 
sử dụng Atlat như:
VD1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang các miền Địa lí tự nhiên và kiến thức đã 
học hãy trình bày những đặc điểm chính của địa hình vùng núi Tây Bắc? Những đặc 
điểm đó ảnh hưởng đến sự phân hóa khí hậu của vùng nay như thế nào?
VD2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang các miền Địa lí tự nhiên và kiến thức đã 
học hãy trình bày những đặc điểm chính của địa hình vùng núi Đông Bắc?
*Đối với 2 câu hỏi này, học sinh có thể sử dụng Atlat trang hình thể(trang 7) hoặc 
trang các miền Địa lí tự nhiên để trả lời. VD3: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Dân số và kiến thức đã học hãy trình bày 
sự phân bố dân cư nước ta?
*Đối với câu hỏi này, học sinh có thể sử dụng Atlat trang Dân số (trang 15)để trả lời. VD5: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Giao thông vận tải và kiến thức đã học 
hãy liệt kê các tỉnh, thành phố có Quốc lộ 1 chạy qua? Vai trò của tuyến đường này 
đối với sự phát triển kinh tế-xã hội nước ta?
 *Đối với câu hỏi này, học sinh có thể sử dụng Atlat trang Giao thông (trang 23) để 
 trả lời. *Trang Du lịch (25) có các biểu đồ kết hợp cột- đường, biểu đồ tròn thể hiện số 
khách du lịch và doanh thu du lịch nước ta từ năm 1995-2005 và cơ cấu khách du lịch 
quốc tế phân theo khu vực quốc gia, vùng lãnh thổ; giúp học sinh phân tích được tình 
hình phát triển ngành du lịch của Việt Nam.
 *Trang các vùng kinh tế trọng điểm (30) có các biểu đồ cột và tròn thể hiện 
GDP bình quân đầu người của các vùng kinh tế trọng điểm và cả nước cũng như GDP 
của vùng theo khu vực kinh tế; giúp học sinh phân tích được tình hình phát triển kinh 
tế cũng như cơ cấu GDP của các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta.
 2.Kĩ năng vẽ các dạng biểu đồ cột, tròn đường, miền, biểu đồ kết hợp...
 Thông qua các biểu đồ trong Atlat nếu học sinh quên cách vẽ các dạng biểu đồ 
thì có thể sử dụng Atlat để xem lại cách vẽ biểu đồ cũng như cách chia tỉ lệ khoảng 
cách năm, chú giải, tên biểu đồ
 Ví dụ:
 *Vẽ biểu đồ cột: có một trục tung và một trục hoành(trừ trường hợp có 2 đơn 
vị khác nhau thì sử dụng 2 trục tung)
-Trên trục tung: Ghi đơn vị
-Trên trục hoành: Ghi năm, nước hoặc vùngTrên mỗi cột phải ghi số liệu.
-Đối với biểu đồ cột thì năm đầu tiên phải cách trục tung một khoảng nhỏ. 
 (Xem Atlat các trang 17, 25 kết hợp các trang 15,19,20, 21, 22)
 *Vẽ biểu đồ đường: có một trục tung và một trục hoành(trừ trường hợp có 2 
đơn vị khác nhau thì sử dụng 2 trục tung)
-Trên trục tung: Ghi đơn vị (Phải chia tỉ lệ đơn vị chính xác)
-Trên trục hoành: Ghi năm, nước hoặc vùng
 (Xem Atlat các trang 17, 25)
-Chú ý: Đối với biểu đồ đường thì năm đầu tiên phải xuất phát từ trục tung.
 *Vẽ biểu đồ tròn: Chọn bán kính gốc là vị trí kim đồng hồ chỉ 12h, rồi lần lượt 
vẽ mở ra theo chiều thuận kim đồng hồ và theo thứ tự bài ra.
 (Xem Atlat các trang 18, 19, 21, 22,25.)
 *Biểu đồ nửa hình tròn:là dạng đặc biệt của biểu đồ hình tròn=>100% tương 
ứng với nửa hình tròn và 180độ=>1% tương ứng 1,8 độ. Lúc này ta chọn bán kinh gốc là 
vị trí kim giờ lúc 9h rồi lần lượt vẽ mở ra. Thuận chiều kim đồng hồ nếu ở nửa mặt phía 
trên. Ngược chiều kim đồng hồ nếu ở nửa mặt phía dưới.
 (Xem Atlat trang 24)
 *Biểu đồ miền: thường thì biểu đồ miền có nhiều năm, mỗi năm tương ứng với 
các thành phần cộng lại là 100%. Vì vậy biểu đồ miền là dạng đặc biệt của biểu đồ kết 
hợp giữa đường biểu diễn và cột chồng nối tiếp dùng số liệu tương đối(các cột được nối 
với nhau khi bề ngang cột thu hẹp lại chỉ còn là một đường thẳng đứng). Toàn bộ biểu 
đồ là một hình chữ nhật hoặc hình vuông.
-Vẽ tuần tự từng miền theo thứ tự từ dưới lên
-Ranh giới phía trên của miền thứ nhất chính là ranh giới phía dưới của miền thứ 2; 
ranh giới phía trên của miền cuối cùng chính là đường nằm ngang thể hiện 100%.
 (Xem Atlat các trang 15, 17) V- PHẦN PHỤ LỤC
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
 1. Đổi mới phương pháp dạy học Địa lí ở THPT-Nhà xuất bản Gíao Dục-NĂM 
 2004
 2. Atlat Địa lí Việt Nam của Bộ Gíao Dục và Đào Tạo (Nhà xuất bản GDVN- 
 2009).
 3. Sách Hướng dẫn học và khai thác Atlat Địa lí Việt Nam do GS.TS Lê 
 Thông(chủ biên)
 4. Sách giáo khoa Địa lí 12.
 5. Một số tài liệu khác(báo, giáo án dạy học)

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_lop_12_su_dung_khai.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh lớp 12 sử dụng, khai thác kiến thức, rèn luyện các kĩ năng.pdf