Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh lớp 12 rèn kỹ năng làm văn Nghị luận xã hội
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh lớp 12 rèn kỹ năng làm văn Nghị luận xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh lớp 12 rèn kỹ năng làm văn Nghị luận xã hội
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 12 RÈN KỸ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI nghiệp THPT các năm gần đây, có thể nhận thấy một thực tế: số học sinh làm tốt và đạt điểm tối đa (3,0 điểm) cho kiểu bài này không nhiều, hoặc nếu có "làm được" thì chất lượng bài làm không cao, dẫn đến điểm của toàn bài cũng không cao, ảnh hưởng đến kết quả chung. Tại sao lại có tình trạng đó? Là giáo viên trực tiếp giảng dạy Ngữ Văn lớp 12, chúng ta cần phải làm gì trước thực tế này để giúp các em học sinh có được những kỹ năng làm bài tốt nhất khi đứng trước nhiều vấn đề rất thiết thực của đời sống xã hội, qua đó bày tỏ được thái độ, suy nghĩ, nhận xét ... của bản thân trước vấn đề ấy? Đó là những câu hỏi đã và đang được đặt ra và cần sớm được giải quyết trong thực tế dạy - học hiện nay. Là giáo viên giảng dạy Ngữ Văn, chúng tôi luôn mong muốn giúp các em học sinh tiếp cận được vấn đề, hiểu và giải quyết được vấn đề đặt ra từ các đề làm văn nghị luận xã hội. Từ đó, bồi dưỡng cho các em sự yêu thích đối với môn học và cũng là để góp phần giúp các em thêm hiểu người, hiểu đời; làm phong phú thêm đời sống tâm hồn, tình cảm; góp phần hình thành kỹ năng sống cho các em từ những vấn đề xã hội được tiếp cận. Đồng thời, những vấn đề được đặt ra từ các đề bài làm văn nghị luận xã hội cũng góp phần thiết thực vào việc giáo dục và hoàn thiện nhân cách cho học sinh, trở thành hành trang tri thức, góp phần chuẩn bị cho các em tự tin bước vào đời thông qua những vấn đề nghị luận xã hội rất thiết thực. Đó là lý do tôi chọn đề tài này: Hướng dẫn học sinh lớp 12 rèn kỹ năng làm văn Nghị luận xã hội. II-THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI: Trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy có những thuận lợi, khó khăn như sau: 1-Thuận lợi: -Sách giáo khoa từ cấp Trung học cơ sở lên Trung học phổ thông có sự chuyển tiếp, liền mạch, thống nhất trong hệ thống kiến thức môn học. -Được sự chỉ đạo thống nhất của Bộ Giáo dục - Đào tạo, Sở Giáo dục - Đào tạo của tỉnh đã tổ chức thường xuyên các lớp bồi dưỡng, tập huấn kiến thức - Do tuổi đời của các em chưa nhiều, khả năng nhận thức chưa cao, cơ hội va chạm với muôn mặt của đời sống còn ít nên dẫn đến vốn sống, kinh nghiệm sống, sự hiểu biết xã hội không tránh khỏi có những hạn chế nhất định. - Ý thức tiếp cận những vấn đề xã hội của các em chỉ mang tính quan sát mà không mang tính nhận thức, cho nên có khi biết mà không nói được vấn đề một cách rõ ràng. Nói khác đi, có khi các em đã từng bắt gặp những vấn đề được đặt ra trong đề bài từ thực tế đời sống, nhưng do bản thân các em không "để tâm" nên khi bất ngờ được hỏi, các em khó trình bày vấn đề cho cặn kẽ, sâu sắc, thấu đáo như yêu cầu. - Một thực tế khác là các em nắm lý thuyết làm văn nghị luận xã hội rất hời hợt và còn có phần xem nhẹ. Ở lớp 9, học sinh chỉ tiếp cận cách thức làm bài nghị luận xã hội rất đơn giản. Đến lớp 10, chủ yếu ôn lại kiến thức khái quát của văn bản tự sự, thuyết minh và nghị luận văn học mà không đề cập đến nghị luận xã hội. Lên lớp 11, chương trình có tập trung vào nghị luận xã hội nhưng chỉ mang tính tích hợp bằng cách giới thiệu một số văn bản dạng nghị luận xã hội trong phần đọc - hiểu văn bản, chọn ngữ liệu cho phần làm văn dạng văn bản nghị luận xã hội và thực hiện hai bài viết liên quan. Đến lớp 12, các em mới tái hiện lại cách làm bài qua hai bài lý thuyết: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí và Nghị luận về một hiện tượng đời sống. Chính xác hơn, chương trình Ngữ Văn Trung học phổ thông mới chủ yếu tập trung rèn luyện kỹ năng nghị luận văn học cho học sinh. Cụ thể, chương trình Ngữ Văn Trung học phổ thông có 21 bài làm văn thì nghị luận xã hội chỉ được viết 3 bài (2 bài ở lớp 11, 1 bài ở lớp 12), còn lại đều là bài nghị luận văn học. Trong quá trình giảng dạy, đa số giáo viên cũng đặt việc rèn luyện kiểu bài nghị luận văn học cho học sinh ở vị trí số 1, vì nó liên quan đến các tác giả và tác phẩm văn học trong chương trình. Vì thế, các em học sinh càng mơ hồ phương pháp làm bài và hạn chế những hiểu biết, kinh nghiệm, vốn sống ... về nghị luận xã hội. Đó thực sự là một vấn đề cần được quan tâm. Thực tế, yêu cầu của đề bài nghị luận xã hội đặt ra trong các đề thi (thi học kỳ và thi tốt nghiệp) không phải là quá sức các em cả về dung lượng lẫn lĩnh vực vấn đề bàn luận. Ví dụ, đề thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2009: thực và cấp bách đối với toàn xã hội; tập trung bàn bạc, trao đổi về một vấn đề nào đó có liên quan trực tiếp đến đời sống xã hội về vật chất hoặc đời sống tinh thần của con người. Trong chương trình Ngữ Văn 12, vấn đề được đề cập trong kiểu bài nghị luận xã hội có thể là: một hiện tượng đời sống; một tư tưởng, đạo lí hoặc về một vấn đề được rút ra từ một tác phẩm văn học. 1.2. Vai trò, vị trí của văn nghị luận xã hội: 1.2.1-Trong đời sống: Nghị luận xã hội được ứng dụng hết sức rộng rãi trong đời sống: các bài bình luận, xã luận về một vấn đề, một hiện tượng nào đó thuộc lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa ... Dù tồn tại dưới dạng nói hay dạng viết thì nghị luận xã hội luôn có một vị trí quan trọng trong đời sống xã hội. Có thể nói: nó giúp con người nhận thức một cách đầy đủ, cập nhật khách quan các vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày, để từ đó định hướng tốt cho sự phát triển tích cực của con người theo quy luật vận động xã hội. Ở Việt Nam, việc đưa thêm dạng đề nghị luận xã hội vào chương trình - sách giáo khoa và đưa thêm câu hỏi nghị luận xã hội vào đề văn những năm gần đây là một tín hiệu đáng mừng, thể hiện sự phát triển của đời sống xã hội và vị trí quan trọng của loại văn này. Nghị luận xã hội là một yêu cầu cần thiết trong đời sống, đặc biệt là cho học sinh bậc Trung học phổ thông. Bởi vì qua đó, giáo viên có thể kiểm tra chính xác năng lực tư duy, óc sáng tạo, sự hiểu biết về xã hội của học sinh; mặt khác, tránh tình trạng lệ thuộc nhiều vào sách vở của các em. 1.2.2.Trong nhà trường: ❖Chương trình Ngữ Văn Trung học cơ sở: Ở lớp 9, học sinh được hướng dẫn nghị luận xã hội khá kỹ với phần khái luận lẫn cách làm bài và đề cập đến cả hai loại bài nghị luận xã hội trong chương trình. Cụ thể: - Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. - Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. - Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý. -Người viết phải có chính kiến, bộc lộ công khai lập trường quan điểm, tư tưởng của mình; đề xuất những ý kiến, nhận định, đánh giá về vấn đề xã hội được đem ra bàn bạc; đưa ra đề nghị, giải pháp thích hợp. -Bài nghị luận xã hội phải có tính thời sự cao, hướng tới mục đích định hướng tư tưởng và hành động cho người đọc, thuyết phục họ tham gia tích cực vào việc giải quyết những vấn đề xã hội đang được đặt ra trong đề bài. -Bài nghị luận xã hội là kiểu bài nghị luận có tính chất tổng hợp cao, đòi hỏi người viết phải sử dụng nhiều thao tác nghị luận. Một mặt, bài nghị luận xã hội coi trọng việc giải thích để làm sáng tỏ nội dung cụ thể của những thuật ngữ, hiện tượng, vấn đề được đề cập đến; mặt khác, nó đòi hỏi phải phân tích những phương diện, những khía cạnh cụ thể của các hiện tượng hoặc vấn đề xã hội đang được đưa ra bàn bạc. Bài nghị luận xã hội cũng yêu cầu những nhận định, đánh giá phải có căn cứ xác đáng; những ý kiến, nhận xét cần phải được chứng minh một cách cụ thể, thuyết phục. -Trong nhà trường, đòi hỏi học sinh phải hiểu biết cụ thể, trình bày rõ ràng, thuyết phục một vấn đề xã hội đem ra bàn luận; qua đó phải nêu được suy nghĩ, bày tỏ thái độ, nhận xét, đánh giá của riêng mình về vấn đề bàn luận. Học sinh phải biết vận dụng những kiến thức từ trong thực tế đời sống hay lấy trong sử sách để luận giải các vấn đề xã hội; đồng thời, người viết phải chú ý cách sử dụng ngôn ngữ sắc bén, chính xác, gợi cảm, có khả năng khơi động được tư tưởng và tình cảm xã hội của người đọc. ❖Yêu cầu đối với bài văn nghị luận xã hội trong đề thi tốt nghiệp Trung học phổ thông: Trong đề thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông, bài văn nghị luận xã hội thường đưa ra yêu cầu dưới dạng một bài viết (khoảng 400 từ) bàn về một vấn đề mang tính thời sự cấp thiết của đời sống xã hội. Ví dụ, năm 2009, đề thi tốt nghiệp Trung học phổ thông yêu cầu: Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) phát biểu ý kiến về tác dụng của việc đọc sách. LÝ THUYẾT VỀ KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI A-NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO Lí : 1- Khái niệm, đề tài, yêu cầu và các thao tác chính: a-Khái niệm: -Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là quá trình kết hợp những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc sống. b-Đề tài: Đề tài của nghị luận về tư tưởng, đạo lí là vô cùng phong phú, bao gồm: -Các vấn đề về nhận thức như lí tưởng, mục đích sống -Các vấn đề về tâm hồn, tính cách như: +Lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng +Tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa nhã, khiêm tốn +Thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi ... -Về các quan hệ gia đình: tình mẫu tử, anh em ... -Về quan hệ xã hội: tình đồng bào, tình thầy trò, bạn bè -Về cách ứng xử, những hành động của mỗi người trong cuộc sống ... c-Yêu cầu: -Biết phân tích, giải thích để xác định vấn đề đặt ra trong đề bài, hiểu được vấn đề cần nghị luận. -Chứng minh những biểu hiện cụ thể của vấn đề, so sánh, bàn bạc, bác bỏ vấn đề -Phải biết rút ra ý nghĩa của vấn đề bàn luận. 2- Các thao tác lập luận cơ bản: -Gồm các thao tác: giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận. 2- Các thao tác lập luận cơ bản: -Gồm các thao tác: giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận. 3- Nội dung cơ bản: -Nêu rõ hiện tượng bàn luận và vấn đề đặt ra trong hiện tượng đời sống bàn luận. -Phân tích mặt đúng - sai, tích cực - tiêu cực, lợi - hại của hiện tượng đời sống. -Chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó. 4- Dàn ý khái quát: a-Mở bài: -Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận. -Xác định vấn đề đặt ra cần nghị luận trong hiện tượng. b-Thân bài: -Nêu thực trạng của hiện tượng. -Xác định nguyên nhân của thực trạng hiện tượng. -Đánh giá, phân tích mặt tốt - xấu, tích cực – tiêu cực, lợi – hại của vấn đề bàn luận. -Đề xuất giải pháp cho vấn đề: phát huy, khắc phục c-Kết bài: -Tóm tắt, chốt lại vấn đề. -Rút ra bài học. -Nêu suy nghĩ và hướng hành động của bản thân đối với vấn đề. 2.2. Hướng dẫn thực hành làm bài nghị luận xã hội: Thực hành là bước quan trọng nhất của việc làm văn nói chung và làm văn nghị luận xã hội nói riêng. Thông qua thực hành, giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng: tư duy biện chứng, cách tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý và viết các phần, các đoạn và rèn kỹ năng dùng từ, đặt câu, dựng đoạn trong quá trình thành lập văn bản. b-Thân bài: -Giải thích tư tưởng, đạo lí cần nghị luận (nêu các khía cạnh nội dung của tư tưởng, đạo lí). -Phân tích, chứng minh, bình luận các khía cạnh; bác bỏ, phê phán những sai lệch (nếu có). -Khẳng định chung, nêu ý nghĩa, liên hệ thực tế, rút ra bài học nhận thức và hành động. c-Kết bài: -Tóm tắt các ý, nhấn mạnh luận đề đã nêu ở đầu bài nhằm chốt lại bài viết hoặc dẫn thơ, văn để mở rộng, gợi ý thêm cho người đọc về vấn đề đang bàn luận. -Rút ra bài học. Nêu cảm xúc, suy nghĩ hành động của bản thân về vấn đề bàn luận. ❖ĐỀ BÀI MINH HỌA: 1-“Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống” - Lep Tôn-xtôi. Anh (chị) hãy suy nghĩ về vai trò của lí tưởng và lí tưởng của riêng mình. a-Giải thích câu nói: mối quan hệ giữa lí tưởng - ngọn đèn - phương hướng - cuộc sống: -Về nội dung trực tiếp: lí tưởng vạch ra phương hướng cho cuộc đời của mỗi con người. Lí tưởng là ngọn đèn, không có lí tưởng thì cuộc sống không có ý nghĩa. -Về thực chất: con người muốn thành công thì phải có lí tưởng. Nâng cao vai trò của lí tưởng lên tầm cao, ý nghĩa cuộc sống. b-Bàn luận: Suy nghĩ của bản thân về vai trò của lý tưởng đối với cuộc sống: -Là ngọn đèn soi đường chỉ lối, hướng con người tới một đích nhất định. -Là động lực thúc đẩy con người vượt qua khó khăn trở ngại để đạt được mục đích đúng đắn.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_lop_12_ren_ky_nang.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh lớp 12 rèn kỹ năng làm văn Nghị luận xã hội.pdf