Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch sử theo định hướng “5 bước, 1 vấn đề”, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia

doc 26 trang sk12 11/09/2024 280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch sử theo định hướng “5 bước, 1 vấn đề”, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch sử theo định hướng “5 bước, 1 vấn đề”, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch sử theo định hướng “5 bước, 1 vấn đề”, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
 SỞ GD&ĐT THANH HÓA
 TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 3
 PHỤ LỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 12 ÔN TẬP MÔN LỊCH 
SỬ THEO ĐỊNH HƯỚNG “ 5 BƯỚC, 1 VẤN ĐỀ”, ĐÁP 
 ỨNG YÊU CẦU MỚI CỦA KỲ THI THPT QUỐC GIA
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Hạnh
 Chức vụ : Giáo viên 
 SKKN thuộc lĩnh vực môn: Lịch sử 
 THANH HÓA, NĂM 2017
 1
 1. MỞ ĐẦU 
1.1 Lý do chọn đề tài
+ Từ thực tế đổi mới hình thức thi môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay
 Từ năm học 2016- 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo bắt đầu triển khai thi 
THPT Quốc gia mới, theo đó Bộ vẫn tổ chức một kỳ thi nhưng lấy kết quả để xét 
tốt nghiệp và xét tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng. So với năm học trước 
năm nay có một số điểm mới là: Học sinh phải làm 4 bài thi bao gồm Toán, Văn, 
Ngoại ngữ và 1 bài thi tổ hợp kiến thức (hoặc 1 bài về Khoa học tự nhiên (Lý, 
Hóa, Sinh) hoặc 1 bài về Khoa học Xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân). 
Như vậy, số môn thi sẽ tăng từ 4 môn thành 6 môn, nhưng thời gian mỗi bài thi sẽ 
rút ngắn hơn. Trừ môn Văn thi theo hình thức tự luận, các môn còn lại đều thi 
theo hình thức trắc nghiệm 100%.
 Sau khi Bộ công bố qui chế thi mới, số học sinh đăng ký thi các môn Khoa học 
xã hội tăng lên 
 Bản thân tôi là giáo viên dạy bộ môn Lịch sử, tôi nhận thấy những năm học 
trước đây trừ các em thi ĐH – CĐ khối C là chọn môn Lịch Sử để ôn tập, còn lại 
đa số là thi Địa lý, nên các em không quan tâm nhiều đến môn học Lịch Sử. Về 
việc ôn tập cho các em, với hình thức thi cũ là tự luận 100% nên khi ôn luyện 
chúng tôi thường chú trọng nhiều hơn đến kỹ năng viết, kỹ năng lập luận, phân 
tích, so sánh, lập bảng biều, sơ đồ,.
+ Đến sự cần thiết phải đổi mới về nội dung ôn tập 
 Nay trước tình hình đổi mới của Bộ Giáo dục & Đào tạo về kỳ thi THPT Quốc 
gia, việc ôn tập cho học sinh cũng phải đổi mới về cả nội dung và phương pháp 
mới đáp ứng được yêu cầu 
 Sở Giáo dục – Đào tạo Thanh Hóa đã mở nhiều lớp tập huấn về phương pháp 
dạy học mới, đổi mới cách ra đề thi theo hình thức Trắc nghiệm khách quan với 4 
mức độ tương ứng là Các trường THPT cũng mở những buổi hội thảo nhận biết, 
thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao đổi mới nội dung và phương pháp để phù 
hợp với xu thế mới 
 Đông đảo giáo viên có nhận thức đúng về đổi mới phương pháp dạy học 
và ôn tập cho học sinh. Một số giáo viên đã vận dụng được các phương pháp dạy 
học mới, có kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin 
trong dạy học đạt kết quả cao
 Day học và ôn tập bộ môn Lịch sử phải đáp ứng được yêu cầu cơ bản của kỳ 
thi THPT Quốc gia 
+ Tính khoa học.
 Đề tài của tôi hướng tới việc đưa ra phương pháp ôn tập bộ môn Lịch sử 
giúp cho học sinh nắm được những đon vị kiến thức cơ bản theo trình tự 5 bước 
1 vấn đề mức độ từ dễ đến khó, từ đó học sinh có thể chủ động lựa chọn, ghi 
nhớ, vận dụng các kiến thức cơ bản để hoàn thành đề thi với khả năng cao nhất 
 3 Tên đề tài: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 
“5 bước 1 vấn đề’’ đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia 
2.1 Cơ sở lí luận , thực tiễn 
* Cơ sở lí luận 
+ Năm 2016, Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam đã đề cao giá trị của môn Lịch 
Sử, coi Lịch Sử là môn học độc lập trong hệ thống Giáo dục Quốc dân.
+ Dạy học là quá trình tác động hai chiều giữa Giáo viên và Học sinh. Giáo viên có 
phương pháp ôn tập tốt sẽ giúp học sinh nắm vững nội dung và bồi dưỡng cho các 
em những năng lực cần thiết trong học tập. Ôn tập tốt sẽ có kết quả tốt 
* Cơ sở thực tế
 Do yêu cầu đổi mới của thi cử và kiểm tra nên việc ôn tập cho học sinh cũng 
phải đổi mới . Giờ đây giáo viên phải dạy, ôn tập để học sinh biết cách nhận biết 
các nội dung Lịch sử một cách chính xác, ngắn gọn về thời gian / địa điểm diễn ra/ 
hoàn cảnh / kết quả /ý nghĩa / hệ quả ..... chứ không dạy cách viết, cách lập luận 
như trước ; Cần ôn rộng, ôn đủ chứ không ôn tủ.. Không quá đi sâu vào phân tích 
nguyên nhân, diễn biến, bài học Lịch sử như trước đây ; Dạy để học sinh biết cách 
chọn đáp án đúng trên cơ sở nắm vững kiến thức cơ bản ; Ôn tập kết hợp với làm 
đề... đang là xu thế mới của các cấp học, ngành học hiện nay.
 2.2 Thực trạng vấn đề
* Khảo sát số học sinh đăng ký chọn bài thi môn Khoa học Xã hội ở các lớp khối 
12 trường THPT Yên Định 3
Lớp 12C1 12C2 12C3 12C4 12C5
Sĩ số 34 43 36 30 43
Số HS 20 em=58,8% 34 em=79% 30em= 69,7% 19 em=63,3% 43em 
đăng ki =100%
 So với các năm học trước, năm nay số học sinh chọn thi các môn khoa học Xã 
hội trong đó có môn Lịch sử tăng nhiều. Thực tế đó đòi hởi nhà trường phải xây 
dựng kế hoạch ôn tập, còn giáo viên bộ môn theo nhiệm vụ được phân công phải 
chủ động nội dung, phương pháp ôn tập cho tốt 
* Khảo sát kết quả bài kiểm tra số 1 theo hình thức Trắc nghiêm khách quan 
 Lớp Sĩ số Điểm 1,5 đến Điểm 3,5 đến Điểm 5,0 đến Điểm 7,0 đến 9
 3,5 5,0 7,0
 12C1 34 19 12 3 0
 12C2 43 29 9 6 0
 12C3 36 20 11 5 0
 12C4 30 14 7 7 2
 12 C5 43 5 31 17 9
 Qua bảng thống kê trên đây cho ta thấy kết quả bài làm của học sinh khi mới 
chuyển sang thi mới ở các lớp 12C1,3,4 còn yếu nhiều, chưa đủ điểm để xét tốt 
 5 Bước 2: Biết được hoàn cảnh, nguyên nhân diễn ra sự kiện 
Bước 3. Biết được nội dung chính, kết quả (hậu quả hoặc hệ quả ) của sự kiện 
Bước 4. Biết được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của sự kiện
Bước 5. Biết được bài học kinh nghiệm, liên hệ thực tế .... 
 5 bước này có mối quan hệ biện chứng với nhau và sẽ tương ướng với 4 mức 
độ của đề thi mới mà Bộ GD - ĐT đã đưa ra đó là: Nhận biết, thông hiểu, vận 
dụng thấp và vận dụng cao 
 Nắm vững đặc thù bộ môn không những giúp cho giáo viên hiểu rõ mục đích 
dạy học, ôn tập mà còn giúp cho học sinh nắm vững phương pháp học, phương 
pháp làm bài, tránh được tình trạng dàn trải kém hiệu quả
 2.3.3 Xác định các vấn đề ôn tập 
 Hầu như trong mỗi bài học cụ thể đều có các nhóm vấn đề. Khi nghiên cứu các 
vấn đề của LS Hiện đại tôi thấy mỗi vấn đề đều có đủ 5 bước 
 1. Sự kiện đó xảy ra ở đâu ? ( Địa điểm ) ; Khi nào ? (Thời gian) ; Có những 
nhân vật nào liên quan ? ( Nhân vật lịch sử)
 2. Hoàn cảnh diễn ra sự kiện đó ( Khách quan, chủ quan, thế giới, trong 
nước )
 3. Nội dung chính (hoặc diễn biến) , kết quả ( hoặc hậu quả , hệ quả ) của sự 
kiện đó 
 4. Nguyên nhân thắng lợi ( chủ quan, khách quan) ; ý nghĩa lịch sử ( trong 
nước, thế giới)
 5. Một số bài học kinh nghiệm, và liên hệ thực tế tình hình hiện nay.... 
 Từ thực tế việc dạy học và ôn tập môn Lịch sử lớp 12 trong thời gian qua, tôi 
thấy nổi lên các vấn đề chủ yếu thuộc chương trình Lịch sử lớp 12 có thể sử dụng 
phương pháp ôn tập theo định hướng “5 bước 1 vấn đề’’ như: 
- Hội nghi I an ta và việc hình thành trật tự Thế giới mới sau CTTG thứ 2
- Tổ chức Liên Hợp Quốc 
- Công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô
- Sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
- Công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc 
- Sự thành lập các quốc gia độc lập ở Đông Nam Á sau CTTG thứ hai
- Tổ chức ASEAN 
- Công cuộc đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ
- Sự phát triển và thắng lợi của PTGPDT ở châu Phi và Mỹ La tinh
- Kinh tê – khoa học kỹ thuật Mỹ 1945-1973
- Chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mỹ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai
- Sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Nhật Bản 
- Mâu thuẫn Đông Tây, sự hòa hoãn ĐôngTây, chiến tranh lạnh chấm dứt
- Cách mạng khoa học Công nghệ 
- Xu thế toàn cầu hóa 
 7 - Hoàn cảnh diễn ra hội nghị: CTTG thứ hai săp kết thúc. Nội bộ các nước Đồng 
minh nổi lên nhiều vấn đề cần giải quyết 
- Kết quả hội nghị 
 + Cam kết tiêu diệt tận gốc CNPX Đức và CNQP Nhật Bản
 + Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, hội nghị đã thỏa thuận các điều kiện 
 để Liên Xô tham gia chống Nhật 
 + Nhất trí thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc 
 + Phân chia khu vực đóng quân và phạm vi ảnh hưởng 
 của Mỹ và Liên Xô
- Ý nghĩa hội nghị : Những thỏa thuận của hội nghị cấp cao I an ta đã trở thành 
khuôn cho một trật tự thế giới mới sau CTTG thứ hai 
- Hệ quả của những quyết định tại hội nghị I an ta: Sau chiến tranh Thế giới thứ 
hai trên thế giới bị phân chia thành hai phe, hai cực đối đầu nhau do Liên Xô và 
Mỹ đứng đầu mỗi cực 
- Liên hệ tình hình Châu Âu, châu Á sau CTTG thứ hai: Nước Đức và bán đảo Tiều 
Tiên bị chia đôi. Hai khối quân sự đối lập nhau là NATO và Va sava được hình 
thành. Chiến tranh lạnh đã bao trùm cả Thế giới. Pháp gây ra cuộc chiến tranh 
Đông Dương, còn Mỹ thì gây ra cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài nhiều thập kỷ 
Ví dụ khi ôn tập về Tổ chức Liên Hợp Quốc 
Giáo viên hướng dẫn học sinh: 
- Thời gian thành lập: 
 + Từ ngày 25/4/1945 đến ngày 26/6/1945 tại Xan Franxicô (Mỹ) diễn ra hội 
 nghị tuyên bố thành lập tổ chức LHQ
 + Ngày 24/10/1945: Hiến chương Liên Hợp Quốc bắt đầu có hiệu lực, được 
 lấy làm ngày Liên Hợp Quốc 
- Các nước tham gia tổ chức: Lúc đầu mới có 50 thành viên. Đến 2006 đã có 192 
thành viên. Việt Nam tham gia tổ chức tháng 9/1977, là thành viên 149
- Mục đích quan trọng nhất của tổ chức LHQ là gìn giữ hòa bình và an ninh Thế 
giới 
- Nguyên tắc hoạt động quan trọng nhất của LHQ là giải quyết các tranh chấp 
bằng phương pháp hòa bình 
- Về các cơ quan chính của tổ chức 
 + Hội nghị toàn thể các nước thành viên là Đại Hội Đồng 
 + Giữ vai trò chủ yếu trong việc đưa ra các nghị quyết quan trọng để giữ gìn 
 hòa bình và an ninh thế giới là Hội đồng Bảo an với 5 nước thường trực là 
 Liên Xô, Trung Quốc, Anh, Pháp, Mỹ 
 + Cơ quan hành chính cao nhất của Liên Hợp Quốc là Ban thư ký, đúng đầu 
 là Tổng thư ký nhiệm kỳ 5 năm 
- Trụ sở LHQ: đóng tại Niu oóc (Mỹ)
 9 + Đến những năm 60 (XX) phần lớn các nước Đông nam Á đã giành được 
 độc lâp bắt tay xây dựng đất nước
 + Trên thế giới lúc này có các tổ chức khu vực ra đời và hoạt động có hiệu 
 quả như tổ chức EC
 + Quan trọng nhất là ý thức của các nước Đông Nam Á trong việc sẽ xây 
 dựng nơi đây thành một tổ chức khu vực lớn mạnh không muốn phụ thuộc 
 vào Mỹ và các nước phương Tây 
- Các hội nghi quan trọng của ASEAN
 + Hội nghị Bali (Inđônêxia, tháng 2/1976) đánh dấu sự khởi sắc của ASEAN vì 
 đã ra được Hiệp ước thân thiện và hợp tác và đã xác định được những nguyên 
 tắc hoạt động cho ASEAN
 + Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 13 tháng 11/2007 đã xác định đươc 
những nguyên tắc cơ bản nhằm xây dựng ASEAN có vị thế cao hơn 
- Liên hệ thực tế 
 + Việt Nam gia nhập ASEAN ngày 28/7/1995
 + Ngày 31/12/2015 : các nước Đông Nam Á quyết định thành lập Cộng 
 đồng ASEAN(AEC) dựa trên 3 trụ cột chính là Kinh tế, chính trị, văn hóa 
- Thời cơ và thách thức về việc Việt Nam gia nhập ASEAN 
 + Thời cơ : VN được gia nhập vào tổ chức khu vực từ đó có điều kiện vươn 
 ra nền kinh tế Thế giới . VN có thể đưa ra tiếng nói góp phần ổn định tình 
 hình an ninh chung của khu vực. Quan trọng nhất là VN có thể rút ngắn 
 khoảng cách với các nước đang phát triển, được giao lưu văn hóa với các 
 nước trong khu vực, được chuyển giao Công nghệ, được hình thành một thị 
 trường chung toàn Đông nam Á 
 + Thách thức : Nhiều thách thức được đặt ra cho VN khi ASEAN đã trở 
 thành một Cộng đồng. Đó là khả năng có thể bị tụt hậu về kinh tế. Về văn 
 hóa hòa nhập dễ bị hòa tan . Về chính trị chủ quyền dân tộc có thể bị đe dọa 
PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM
Chương I : Lịch sử Việt Nam từ 1919-1930
Ví dụ khi ôn tập về công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở 
Đông Dương và Việt Nam 
-Thời gian: Trong vòng 10 năm từ 1919-1929
- Hoàn cảnh: Nước Pháp bị tổn thất nặng nề sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất 
- Mục đích: Khai thác thuộc địa để bù đắp những thiệt hai do Chiến tranh Thế giới 
thứ nhất gây ra 
- Chương trình khai thác bóc lột 
 + Đầu tư mạnh vào các ngành công nghiệp nhẹ , khai thác mỏ than, đồn điền 
 cao su 
 + Hạn chế đầu tư cho công nghiệp nặng 
 + Tăng cường vốn, nhân công, kỹ thuật cho hạ tầng giao thông 
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_lop_12_on_tap_mon_l.doc