Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học Phổ thông Quốc gia
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học Phổ thông Quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học Phổ thông Quốc gia
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 12 MỘT SỐ KĨ NĂNG HỌC VÀ LÀM BÀI THI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN MÔN VẬT LÍ TRONG KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA Người thực hiện: Nguyễn Việt Hùng Chức vụ: Giáo viên SKKN môn: Vật lí THANH HOÁ NĂM 2017 0 1. Mở đầu Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, Đặc biệt là Nghị quyết TW số 29- NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, giáo dục phổ thông trong phạm vi cả nước đang thực hiện đổi mới đồng bộ các yếu tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, thiết bị và kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục. Việc kiểm tra, đánh giá chất lượng học cũng dần được đổi mới từ nội dung cho đến hình thức: Bắt đầu từ năm học 2006 – 2007 hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan đã được bộ giáo dục đưa vào dùng để xét kết quả tốt nghiệp và thi tuyển vào các trường Đại học, cao đẳng và TH chuyên nghiệp áp dụng cho các môn KHTN: vật lí, hóa học, sinh học và ngoại ngữ. Năm học 2014 – 2015 thực hiện dồn hai kì thi làm một thành kì thi THPT Quốc gia đề thi các môn học lại tiếp tục được đổi mới cho phù hợp với việc vừa xét tốt nghiệp THPT vừa xét tuyển vào các trường Đại học, cao đẳng. Năm nay, 2016 – 2017 thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, hình thức thi THPT Quốc gia có sự đổi mới lớn đó là thực hiện thi theo bài, áp dụng thi trắc nghiệm khách quan cho hầu hết các môn thi chỉ trừ môn ngữ văn. Trong quá trình giảng dạy, người thầy luôn phải đặt ra cái đích là giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản, hình thành phương pháp, kĩ năng, kĩ xảo, tạo thái độ và động cơ học tập đúng đắn để học sinh có khả năng tiếp cận và chiếm lĩnh những nội dung kiến thức mới theo xu thế phát triển của thời đại, và phù hợp hình thức kiểm tra, đánh giá mới. 1.1. Lí do chọn đề tài Nhằm đảm bảo tốt việc thực hiện mục tiêu đào tạo môn Vật lí ở trường THPT, cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản, có hệ thống và tương đối toàn diện. Rèn luyện cho học sinh những kĩ năng cơ bản như: kĩ năng vận dụng kiến thức toán học linh hoạt vào việc giải quyết bài toán vật lí. Cho học sinh thấy và hiểu cấu trúc của một đề thi trắc nghiệm khách quan. Từ đó định hướng cho học sinh học những gì? Học như thế nào? Định hướng cho học sinh chiến thuật làm bài thi trắc nghiệm khách quan. Hiện nay học sinh tham gia các kì thi dưới hình thức trắc nghiệm khách quan tôi thấy hầu hết các em khi thi đều gặp rất nhiếu khó khăn làm làm bài như: kiến thức chưa nắm vững, vội vàng, ngộ nhận, không biết nên làm gì trước...Học tập còn tràn lan chưa trọng tâm, chưa đúng với năng lực, mục tiêu mình cần đạt... Qua gần 10 năm giảng dạy, ôn luyện cho học sinh dưới hình thức thi trắc nghiệm khách quan tôi dã rút ra được một số kinh nghiệm giúp các em học sinh 2 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Để đạt được kết quả cao trong quá trình giải một đề thi trắc nghiệm khách quan, người học cần phải có được những yếu tố sau: - Nắm vững được cấu trúc của đề thi trắc nghiệm khách quan - Biết phân loại các mức độ câu hỏi trong đề thi: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao. - Nội dung kiến thức phần được kiểm tra đánh giá. - Cách học như thế nào để phù hợp với mục tiêu và năng lực của bản thân. - Cách bố trí thời gian làm bài sao cho hợp lí. - Tránh được một số sai lầm thường gặp trong quá trình giải đề. Để học sinh đạt được các yêu tố trên yêu cầu người dạy phải từng bước hướng dẫn, phân tích làm rõ từng vấn đề một. Đây là công việc đóng vai trò hết sức quan trọng, và gặp khá nhiều khó khăn vì theo mỗi năm yêu cầu, mục tiêu kiểm tra đánh giá học sinh lại có sự thay đổi. Ở đó bộc lộ rõ nhất trình độ của người giáo viên vật lí trong việc hướng dẫn các hoạt động của học sinh, vì thế đòi hỏi giáo viên và cả học sinh phải học tập và lao động không ngừng. Trong quá trình giải quyết các vấn đề, tình huống cụ thể được đề ra, học sinh phải vận dụng các thao tác tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá.... để giải quyết vấn đề, từ đó sẽ giúp giải quyết, giúp phát triển tư duy và sáng tạo, óc tưởng tượng, tính độc lập trong suy nghĩ. Vận dụng tốt cho quá trình làm bài thi 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Là giáo viên dạy môn học Vật lí, sau hơn 10 năm dạy học, luyện cho học sinh tốt nghiệp, vào các trường Đại học, cao đẳng nay là kì thi Trung học phổ thông Quốc gia và qua trao đổi với đồng nghiệp cũng như tìm hiểu thực tế học sinh qua các kì thi, tôi nhận thấy, trong quá trình giải đề thi, nói chung đối với tất cả các đối tượng học sinh, ngay cả đối với những học sinh có học lực khá và giỏi thì quá trình làm bài thi trắc nghiệm khách quan hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn như: Sự nắm bắt, hiểu về cấu trúc đề thi chưa tốt, quá trình làm bài còn chưa ưu tiên cho các câu dễ trước, Quá trình học tập chưa đi vào trọng tâm, phù hợp với năng lực của bản thân. Trong quá trình làm bài còn mắc nhiều lỗi thông thường như: Vội, nhầm, thiếu tự tin, hoang mang.... 2.3 Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề Để nâng cao năng lực làm bài thi trắc nghiệm khách quan đặc biệt với bộ môn Vật lí tôi đưa ra giải pháp: + Phân tích cho học sinh hiểu về cấu trúc của đề thi: Số lượng câu hỏi, số lượng câu nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vị trí của chúng trong đề thi THPT Quốc gia. + Phân tích sự phân bổ số lượng câu cho từng chuyên đề trong bộ môn Vật lí. + Tùy vào năng lực, đối tượng học sinh mà hướng dẫn học sinh học theo từng phần của từng chuyên đề tùy theo phổ điểm của từng phần trong đề thi. + Hướng dẫn tiến trình làm bài. 4 Ví dụ: Vật m = 250g gắn vào một đầu của lò xo treo thẳng đứng k = 100N/m. Từ vị trí cân bằng kéo vật m để lò xo dãn 5,5cm rồi truyền vận tốc có độ lớn 80cm/s hướng về vị trí cân bằng. Độ lớn lực đàn hồi của lò xo khi vật lần đầu tiên có vận tốc bằng nửa vận tốc cực đại là A. 0 N. B. 4.33 N. C. 6,83 N. D. 1,83 N. - Sự phân bổ số lượng câu ở các mức độ trong đề thi trắc nghiệm khách quan: + Mức độ nhận biết và thông hiểu chủ yếu dùng cho xét tốt nghiệp THPT nên nó chiếm 60% với 24 câu và được sắp xếp từ câu 1 đến câu 24. + Mức vận dụng thấp khoảng từ 25% - 30% từ 10 đến 12 câu được sắp xếp từ câu 25 trở đi + Vận dụng cao từ 10% - 15% số câu từ 4 – 6 được đặt ở cuối đề thi Như vậy trong đề thi trắc nghiệm khách quan các câu hỏi được đặt theo thứ tự từ dễ đến khó. - Sự phân bổ phương án đúng trong đề thi Để đảm bảo tính thống nhất và tránh tình trạng chọn một phương án mà đạt điểm số cao thì một đề thi trắc nghiệm khách quan phải có phương án đúng được chia đều cho 4 lựa chọn A, B, C, D. Điều này được thấy rõ trong từng kì thi vào các trường Đại hoc, Cao đẳng và THPT Quốc gia năm 2016 như sau: A B C D Năm 2010 12 14 12 12 Năm 2011 13 12 13 12 Năm 2012 13 13 12 12 Năm 2013 12 12 13 13 Năm 2014 12 12 14 12 Năm 2015 12 14 12 12 Năm 2016 12 12 14 12 Bảng thống kê trên chỉ đúng cho một mã đề. Tuy nhiên qua đó chúng ta thấy các phương án đúng được chia đều tỷ lệ gần như là 25% 2.3.2. Phân tích sự phân bổ số lượng câu cho từng chuyên đề trong bộ môn Vật lí. Nội dung đề thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi THPT Quốc gia năm 2017 nằm hoàn toàn trong chương trình Vật lí lớp 12. Và được cụ thể qua 7 chuyên đề chính. Qua phân tích đề thi các năm trước năm 2016 thì chúng ta có thể thấy rất cụ thể số lượng câu được phân bổ theo các chuyên đề là như sau: TT Chuyên đề Số lượng câu 1 Dao động cơ học 8 – 9 2 Sóng cơ học 5 – 6 3 Điện xoay chiều 10 – 12 4 Sóng điện từ 4 – 5 5 Sóng ánh sáng 6 – 7 6 - Vì trong mỗi chuyên đề đều có số lượng câu dễ khá nhiều nên trong mỗi một chuyên đề phần nào dễ thì học trước. Giáo viên hướng dẫn phải chia các chuyên đề ra thành các dạng toán từ dễ đến khó và được chia theo 4 mức độ: Nhận biết, Thông hiêu, Vận dụng, Vận dụng cao. - Tùy thuộc vào năng lực và mục đích của từng học sinh mà học sinh có thể chọn các phần trong từng chuyên đề sao cho phù hợp với năng lực và mục đích của mình. Ví dụ: Đối với học sinh chỉ có nhu cầu xét tốt nghiệp chỉ cần học các phần thuộc mức độ Nhận biết và thông hiểu. Đối với học sinh muốn xét tuyển vào các trường Đại học nhưng do năng lực chỉ ở mức độ khá thì không nên tập trung nhiều vào các phần thuộc vận dụng cao. - Do trong đề thi có tới từ 15 -17 câu thuộc phần lí thuyết nên bắt buộc kiến thức cơ bản trong SGK lớp 12 là phải hiểu và phân tích, giải thích được các hiện tượng 2.3.4. Hướng dẫn học sinh tiến trình làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi THPT Quốc gia. Quá trình làm bài thi trắc nghiệm khách quan phải được chia ra làm nhiều bước: Bước 1: Làm các câu dễ trước, phân loại các câu có thể làm được và không thể làm được. Năm nay số lượng các câu này nằm ở 24 câu đầu. Học sinh làm đi làm lại trong 24 câu này vì đây là loạt câu dễ của đề thi nó chỉ dùng cho xét tốt nghiệp. Tùy thuộc vào mục đích cần lấy điểm số của từng học sinh mà thời gian phân bổ khác nhau: Nếu chỉ cần xét tốt nghiệp thì nên dành chủ yếu thời gian cho phần này. Nếu có nguyện vọng xét tuyển vào các trường Đại học thì thời gian dành chỉ từ 15 -20 phút. Yêu cầu phần này phải làm đúng và phải làm hết. Bước 2: Làm các câu khó: Chọn các câu của phần còn lại từ câu 25 đến câu 36 những câu nào làm được nhưng dự kiến làm hết ít thời gian làm trước ví dụ gặp phần điện xoay chiều phần này mà không có công thức tính nhanh thì để lại làm sau vì các câu thuộc phần điện xoay chiều thường tốn nhiều thời gian hơn và yêu cầu về toán học cũng cao hơn. Thời gian dành cho phần này từ 15 đến 20 phút. Tùy thuộc vào năng lực từng học sinh có thể tăng lượng thời gian. Trong loạt câu này câu nào không làm được để lại. Bước 3: Làm các câu khó lạ: Phần này chỉ danh cho học sinh muốn đạt từ điểm 9 trở lên, phần nay yêu cầu mức độ tư duy, phân tích, tổng hợp cao hơn rất nhiều. Bước 4: Thời gian khoảng 5 phút cuối cùng: Đoán mò các câu không làm được. Như phân tích ở trên số phương án đúng gần như được chia đều cho 4 phương án chọn. nên thống bài làm số phương án chọn cho các dáp án A, B, C, D phương án nào đã được chọn ít nhất thì các câu còn lại ta tô vào phương án này. Lưu ý không đoán mò trong các bước 1, 2, 3. 8 Lần Sĩ sô Điểm % Điểm % Điểm % 8 5 - 8 < 5 1 43 4 9.3 28 65.1 11 25.6 3 43 9 20.9 30 69.8 4 9.3 Qua trao đổi với đồng nghiệp trong những buổi sinh hoạt nhóm chuyên môn về kinh nghiệm nhỏ của bản thân, tôi đã được đồng nghiệp đánh giá và góp ý về đề tài nghiên cứu của tôi , đồng thời đề tài nghiên cứu của tôi cũng được đồng nghiệp áp dụng lồng ghép vào các tiết dạy của mình một cách linh hoạt. Nhận thấy các môn học khác cũng thi THPT Quốc gia bằng hình thức trắc nghiệm khách quan cũng có cấu trúc tương tự như vậy, chỉ khác về nôi dung môn học nên đề tài cũng có thể giúp đõ các học sinh học cho các môn học đó. Tôi tin rằng kết quả cuối năm trong kì thì THPT Quốc gia học sinh trường Yên Định 3 sẽ đạt được những kết quả nhất định. 10
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_lop_12_mot_so_ki_na.doc