Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh khai thác Atlat Địa lí Việt Nam chủ đề Địa lí ngành nông nghiệp để nâng cao chất lượng học sinh giỏi lớp 12 ở trường THPT Yên Dũng số 3

pdf 81 trang sk12 08/04/2025 280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh khai thác Atlat Địa lí Việt Nam chủ đề Địa lí ngành nông nghiệp để nâng cao chất lượng học sinh giỏi lớp 12 ở trường THPT Yên Dũng số 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh khai thác Atlat Địa lí Việt Nam chủ đề Địa lí ngành nông nghiệp để nâng cao chất lượng học sinh giỏi lớp 12 ở trường THPT Yên Dũng số 3

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh khai thác Atlat Địa lí Việt Nam chủ đề Địa lí ngành nông nghiệp để nâng cao chất lượng học sinh giỏi lớp 12 ở trường THPT Yên Dũng số 3
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
 THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP 
 VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 
 1. Tên sáng kiến: Hướng dẫn học sinh khai thác Atlat Địa lí Việt Nam 
chủ đề Địa lí ngành nông nghiệp để nâng cao chất lượng học sinh giỏi lớp 12 ở 
trường THPT Yên Dũng số 3. 
 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 02/01/2020. 
 3. Các thông tin cần bảo mật: Không. 
 4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm 
 Trước khi giải pháp này được thực hiện tại trường trung học phổ thông Yên 
Dũng số 3, Giáo viên đã hướng dẫn học sinh khai thác Atlat Địa lí Việt Nam ở các 
giờ dạy. Tuy nhiên, việc thực hiện này hầu hết đều có điểm chung là mang tính 
quan sát, minh họa, nặng về truyền thụ kiến thức. Cách thức tổ chức như vậy vẫn 
mang lại ý nghĩa nhất định, song lại dẫn đến hiện tượng “học sinh không biết cách 
vận dụng và khai thác các nội dung trong các trang Atlat Địa lí Việt Nam”. Hoặc 
giáo viên có dạy ở ôn thi tốt nghiệp THPT nhưng ở mức độ cơ bản chỉ dành cho 
học sinh ôn thi trung học phổ thông quốc gia không phù hợp với học sinh giỏi, 
không cập được kiến thức trong đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Giáo viên dạy như 
vậy, phần nào đã làm giảm niềm hứng thú, yêu thích môn Địa lí nói chung và sợ 
khai thác Atlat Địa lí Việt Nam nói riêng. 
 5. Sự cần thiết áp dụng giải pháp sáng kiến 
 Khi dạy chủ đề địa lí ngành nông nghiệp Việt Nam, với nhiều kiến thức, số 
liệu, bản thân tôi luôn trăn trở: làm thế nào để học sinh có thể biết cách khai thác 
những kiến thức có trong Atlat để làm bài tránh tính trạng học vẹt, học thuộc lòng, 
làm thế nào để học sinh yêu thích bộ môn Địa lí, tham gia đội tuyển học sinh giỏi 
trong bối cảnh xã hội hiện đại ngày nay. Từ trăn trở đó và với kinh nghiệm giảng 
dạy đội tuyển học sinh giỏi nhiều năm, tôi nhận thấy rất cần áp dụng giải pháp này 
trong các giờ học Địa lí để giúp các em biết cách khai thác Atlat Địa lí Việt Nam 
chủ đề Địa lí ngành nông nghiệp. Giải pháp này có thể phát triển để áp dụng cả với 
các chủ đề tự nhiên, dân cư, công nghiệp, dịch vụ 
 Trước hết khi dạy về chủ đề này học sinh luôn thấy khó bởi kiến thức khô 
khăn, nhiều số liệu, cụ thể học sinh đội tuyển học sinh giỏi tỉnh năm học 2017 – 3 
bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh từ Atlat Địa lí Việt Nam. Giúp phát huy tính tích cực 
chủ động sáng tạo, tạo trạng thái tâm lí thoải mái, kích thích hứng thú nhận thức 
của học sinh. 
 Giải pháp 2. Nhằm củng cố phần kĩ năng của giải pháp 1 bằng các câu 
hỏi và bài tập đơn giản, sau đó học sinh vận dụng cơ sở lý thuyết đó vào các câu 
hỏi và bài tập ở cấp độ khó hơn. Giải pháp này nhằm phát triển năng lực tư duy 
vận dụng kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam đáng giá, phân tích, chứng 
minh, so sánh, giải thích phán đoán đưa ra hướng giải quyết các câu hỏi và bài 
tập liên quan đến đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Giúp học sinh tìm tòi, phát hiện tri 
thức mới. 
 Dạy học theo 2 giải pháp này nhằm khuyến khích được tinh thần tự học của 
học sinh, học sinh có hứng thú trong học tập, tự giác và hoàn thành tốt nhiệm vụ 
được giao. Từ đó học sinh có thể phát triển năng lực tư duy lo gic bằng cách tự học. 
 7. Nội dung 
 7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến: 
 7.1.1. Các giải pháp áp dụng 
 Giải pháp 1: Hệ thống lý thuyết một số vấn đề chung về hướng dẫn học sinh 
khai thác Atlat Địa lí Việt Nam. Tác giả nêu sơ lược về Atlat Địa lí Việt Nam, cách 
thức hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat, những yêu cầu khi khai thác Atlat Địa lí 
Việt Nam. Tác giả hướng dẫn khai thác Atlat Địa lí Việt Nam: nêu một số kĩ năng, 
kiến thức và hướng dẫn khai thác Atlat khi làm bài thi. Với hệ thống lý thuyết này 
giáo viên đưa ra kĩ năng và các bước khai thác Atlat giảng dạy phù hợp với học 
sinh từ đó học sinh làm bài một cách dễ dàng, không còn phải học thuộc lòng một 
cách máy móc mà sẽ hiểu bản chất của khai thác Atlat Địa lí Việt Nam chủ đề Địa 
lí ngành nông nghiệp và từ đây cũng phát triển tư duy, rèn luyện kỹ năng tổng hợp, 
phân tích. 
 Kết quả giải pháp 1: Hệ thống được lí thuyết một số vấn đề chung về hướng 
dẫn học sinh khai thác Atlat và hướng dẫn kĩ năng khai thác Atltat Địa lí Việt Nam. 
 (Chi tiết tại phụ lục 1) 
 Giải pháp 2: Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập chủ đề Địa lí ngành nông 
nghiệp. 
 Trong giải pháp này tác giả đã đưa ra 2 dạng câu hỏi: 
 - Câu hỏi tự luận có hướng dẫn khai thác và gợi ý trả lời: phần này để củng 
cố phần lý thuyết ở giải pháp 1 sau đó vận dụng ở các cấp độ khác nhau vào các đề 
thi học sinh giỏi tỉnh. Với các dạng câu hỏi khác nhau, sau khi làm được các câu 
 5 
 ĐIỀU TRA MỨC ĐỘ HỨNG THÚ CỦA HỌC SINH KHAI THÁC 
 ATLTA ĐỊA LÍ VIỆT NAM SAU KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 
 Năm học Rất hứng thú Hứng thú Bình thường 
 Số lượng (%) Số lượng (%) Số lượng (%) 
 2019 – 2020 2 67,7 1 33,3 0 0 
 2020 - 2021 3 100 0 0 0 0 
 Đối với đội tuyển học sinh giỏi lớp 12 năm học 2019 - 2020, 2020 – 2021, 
tôi thấy có sự tiến bộ về điểm thi, số lượng và chất lượng so với đội tuyển học sinh 
giỏi năm học 2017 – 2018 khi chưa áp dụng sáng kiến, cụ thể: 
 ĐIỂM KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2017 – 2018 
 TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 
 Họ và tên học sinh Khảo sát Khảo sát Khảo sát Điểm tăng 
 lần 1 lần 2 lần 3 sau 3 lần KS 
 Hoàng Thị Vân 11,7 13,5 14,0 2,3 
 Hoàng Thị Lan Hương 11,15 12,5 12,65 1,5 
 Lưu Thị Duyên 11,0 13,3 12,85 1,85 
 ĐIỂM KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2019 – 2020 
 SAU KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 
 Họ và tên học sinh Khảo sát Khảo sát Khảo sát Điểm tăng sau 
 lần 1 lần 2 lần 3 3 lần KS 
 Trần Thị Vi 15,5 17,25 18,75 3,25 
 Trần Thị Thu Hường 14,0 16,0 16,65 2,65 
 Vũ Trí Đông 12,25 14,0 15,0 2,75 
 ĐIỂM KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2020 – 2021 
 SAU KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 
 7 
 Bước 1: Giới thiệu sáng kiến đến các đồng chí đang giảng dạy bộ Địa lí tại 
trường THPT Yên Dũng số 3. 
 Bước 2: Tổ chức trao đổi, thảo luận trong nhóm dạy; xây dựng kế hoạch áp 
dụng sáng kiến; đã trao đổi với các đồng chí trong tổ bộ môn áp dụng sáng kiến 
trong giảng dạy. 
 Ngày Nơi công Nội dung 
 Số Chức Trình 
 Họ và tên tháng tác công việc hỗ 
 TT danh độ CM 
 năm sinh trợ 
 GV Nhận xét, 
 Khổng Thi THPT Yên 
 1 18/8/1986 THPT Thạc sĩ phản hồi về 
 Thanh Hà Dũng số 3 
 hạng II sáng kiến. 
 THPT Yên GV Nhận xét, 
 2 Lương Thị Hải 10/8/1987 Dũng số 3 THPT Thạc sĩ phản hồi về 
 hạng III sáng kiến. 
 Bước 3: Tổ chức giảng dạy đội tuyển học sinh giỏi lớp 12 bắt đầu từ tháng 
01/2020 
 Bước 4: Tổ chức rút kinh nghiệm sau khi áp dụng sáng kiến để giảng dạy 
sau mỗi lần thi thử và thi học sinh giỏi. 
 7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến 
 Sáng kiến đã được áp dụng giảng dạy cho học sinh đội tuyển lớp 12 năm học 
2019 - 2020, 2020 - 2021 kết quả thi học sinh giỏi tỉnh năm học 2019 - 2020, 2020 
- 2021 của các học sinh đội tuyển thấy có sự tiến bộ về mức độ nhận thức, chất 
lượng và số lượng. Sáng kiến đã được giới thiệu áp dụng tại trường THPT Yên 
Dũng số 2. 
 (đã nêu ở phần kết quả của giải pháp). 
 7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến: 
 Sau khi áp dụng các giải pháp nêu trên ở tại trường THPT Yên Dũng số 3, 
hiệu quả của sáng kiến đạt được như sau: 
 Về lợi ích kinh tế 
 Những ưu điểm khi áp dụng sáng kiến vào thực tiễn bồi dưỡng học sinh giỏi: 
 9 
 Phụ lục 1 
 I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHAI 
THÁC ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM 
 1. Một số khái niệm chung 
 1.1. Sơ lược về Atlat Địa lí Việt Nam 
 Atlat là một tập các bản đồ của một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất. 
Các bản đồ trong Atlat có sự liên quan với nhau một cách hữu cơ và bổ sung cho 
nhau, được xây dựng theo một chương trình địa lí và lịch sử nhất định như một tác 
phẩm hoàn chỉnh.Thông thường để tiện sử dụng, Atlat được biên tập có khổ nhỏ 
hơn so với các loại bản đồ treo tường. 
 Atlat giáo khoa là tập hợp một tập bản đồ giáo khoa trong đó bao gồm hệ 
thống các bản đồ, tranh ảnh, biểu đồ ... nhằm phản ảnh các sự vật hiện tượng địa lí 
tự nhiên, kinh tế - xã hội. Các bản đồ, biểu đồ được sắp xếp theo một trình tự logic, 
có hệ thống của các bài học địa lí phù hợp nội dung sách giáo khoa và chương trình 
địa lí ở trường học. 
 Atlat Địa lí Việt Nam là tập các bản đồ gồm hệ thống các bản đồ, biểu đồ, 
lát cắt ... về tự nhiên, dân cư, kinh tế ngành và kinh tế các vùng của Việt Nam chủ 
yếu phục vụ cho nghiên cứu, học tập, giảng dạy địa lí lớp 8, 9 và 12. 
 1.2. Cách thức hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat 
 Cách thức hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat là hệ thống các biện pháp, hoạt 
động, thao tác mà giáo viên sử dụng Atlat để tiến hành tổ chức, điều khiển, định 
hướng, chỉ dẫn cho học sinh khai thác, lĩnh hội tri thức, rèn luyện, phát triển các kỹ 
năng và tư duy trong quá trình nhận thức. 
 2. Những yêu cầu khi khai thác Atlat Địa lí Việt Nam 
 2.1. Cấu trúc Atltat Địa lí Việt Nam 
 - Gồm có 4 phần: 
 + Phần 1: Địa lí tự nhiên từ trang 4 đến trang 14. 
 + Phần 2: Địa lí dân cư từ trang 15 đến trang 16. 
 + Phần 3: Địa lí các ngành kinh tế từ trang 17 đến trang 25. 
 + Phần 4: Địa lí vùng kinh tế từ trang 26 đến trang 30. 
 2.2. Những yêu cầu cơ bản khi khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam 
trong dạy học Địa lí 
 Atlat Địa lí Việt Nam là sự lựa chọn hoàn hảo. Nó vừa đáp ứng yêu cầu nhỏ 
 11 
sinh. Dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng cho mỗi nội dung kiến thức, giáo viên sẽ 
lựa chọn những nội dung nào cần khai thác, sử dụng Atlat và khai thác, sử dụng 
Atlat ở mức độ nào để học sinh có thể nhận biết, thông hiểu và vận dụng được 
những kiến thức địa lí sau khi kết thúc bài học. 
 Thứ năm, giáo viên cần hướng dẫn học sinh khai thác, sử dụng Atlat Địa lí 
đúng lúc, đúng chỗ và đúng mức độ. Khai thác, sử dụng Atlat đúng lúc là chọn thời 
điểm sử dụng thích hợp, phù hợp với nội dung kiến thức và phương pháp dạy học, 
cũng như nhu cầu và trạng thái tâm lí của học sinh. Đúng chỗ là việc lựa chọn 
không gian, vị trí, tổ chức cá nhân hoặc nhóm cùng khai thác để mọi học sinh có 
thể thực hiện được, tạo điều kiện thuận lợi cho các em tích cực tham gia vào quá 
trình này. Đúng mức độ là yêu cầu về khối lượng kiến thức và thời lượng sử dụng 
trong quá trình dạy học phải phù hợp với trình độ tiếp thu cũng như tâm sinh lý 
từng đối tượng học sinh. 
 Thứ sáu, việc khai thác, sử dụng Atlat phải tạo điều kiện thuận lợi cho học 
sinh lĩnh hội kiến thức cơ bản theo hướng tích cực nhằm đạt được mục tiêu bài học 
đã xác định ở khâu soạn giáo án. Trên thực tế Atlat có rất nhiều ưu thế trong việc 
hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức mới. Tuy nhiên, không phải bài học nghiên 
cứu kiến thức mới nào, giáo viên cũng đặt ra yêu cầu khai thác sử dụng Atlat và 
không phải cứ khai thác Atlat là học sinh tiếp thu và ghi nhớ tốt, mà quan trọng là 
giáo viên phải lựa chọn nội dung, phương pháp khai thác và phối hợp với những 
nguồn tư liệu khác để tổ chức hướng dẫn học sinh nghiên cứu nhằm đạt được mục 
tiêu đề ra. 
 Thứ bảy, để khai thác, sử dụng Atlat có hiệu quả, mỗi giáo viên phải có sự 
chuẩn bị chu đáo. Giáo viên phải tìm hiểu kĩ cấu trúc của Atlat, hiểu rõ nội dung, 
công dụng của từng trang bản đồ để phục vụ cho từng bài học, từng nội dung, câu 
hỏi cụ thể: 
 Giáo viên phải dự kiến trước những kiến thức có thể được khai thác từ Atlat 
và cách thức khai thác những kiến thức đó, đồng thời dự kiến những kĩ năng mà 
học sinh cần sử dụng để khai thác Atlat nhằm đạt tới tri thức mới. 
 Giáo viên đưa ra những yêu cầu và hướng dẫn phù hợp thông qua việc thiết 
kế những hoạt động với các câu hỏi, bài tập chi tiết cho từng nội dung bài học trong 
đó cần chú ý việc khai thác kĩ năng địa lí của học sinh để các em được rèn luyện, 
đồng thời phát triển khả năng tự học của học sinh. 
 Giáo viên cần có hình ảnh các trang bản đồ trong Atlat phóng to (in hoặc 
trình chiếu trên powerpoint) để học sinh đối chiếu, kết hợp với các nguồn tư liệu 
khác. Qua đó, giáo viên có thể hướng dẫn, rèn luyện và kiểm tra kĩ năng khai thác, 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_khai_thac_atlat_dia.pdf