Sáng kiến kinh nghiệm Góp phần nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử cho học sinh lớp 12 tại Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Góp phần nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử cho học sinh lớp 12 tại Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Góp phần nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử cho học sinh lớp 12 tại Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc

MỤC LỤC 1. LỜI GIỚI THIỆU ....................................................................................................1 2. TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ......................................................................2 3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN............................................................................................2 4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN...................................................................2 5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN .....................................................................2 6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU HOẶC ÁP DỤNG THỬ ...2 7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN ...............................................................3 7.1. Nội dung sáng kiến................................................................................................3 MỞ ĐẦU .......................................................................................................................4 1. Mục đích nghiên cứu................................................................................................4 2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................4 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ...............................................................................................4 4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................4 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................4 6. Giả thuyết khoa học .................................................................................................5 7. Điểm mới của đề tài..................................................................................................5 PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................................6 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................6 1. Cơ sở lý luận ..........................................................................................................6 1.1. Một số quan điểm về đổi mới giáo dục THPT..............................................6 1.2. Những thay đổi trong kỳ thi THPT Quốc gia, nay là kỳ thi tốt nghiệp THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ......................................................................7 2. Thực trạng trước khi chọn đề tài.........................................................................8 2.1. Thuận lợi..........................................................................................................8 1.2. Khó khăn..........................................................................................................9 1 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. LỜI GIỚI THIỆU Môn lịch sử trong trường học là môn học có ý nghĩa và vị trí quan trọng đối với việc đào tạo thế hệ trẻ, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước. Tuy nhiên, xã hội hiện đại ngày nay, thật buồn vì vẫn còn những nhận thức sai lệch về vị trí chức năng của bộ môn trong đời sống xã hội dẫn đến sự giảm sút chất lượng bộ môn trên nhiều mặt. Không khó khi trong các nhà trường vẫn còn tình trạng học sinh không biết những sự kiện lịch sử cơ bản phổ thông, nhớ sai, nhớ nhầm lẫn kiến thức lịch sử là hiện tượng khá phổ biến ở nhiều trường hiện nay. Đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy môn Lịch sử nói riêng là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay. Vậy câu hỏi được băn khoăn, trăn trở nhiều nhất hiện nay là làm thế nào để biến những quan điểm đổi mới về nhận thức thành hành động thực tiễn? Minh chứng rõ nét nhất có lẽ là chất lượng học tập, ôn tập lịch sử của các em học sinh thông qua kỳ thi tốt nghiệp THPT là kết quả suốt 12 năm quá trình tích lũy kiến thức chương trình phổ thông trung học. Làm thế nào để phổ điểm môn lịch sử không còn là nỗi ám ảnh của mỗi giáo viên khi trực tiếp giảng dạy lịch sử tại các trường THPT nói chung và Trung tâm GDNN – GDTX nói riêng? Là một giáo viên giảng dạy lịch sử đã 12 năm tại Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc, nhiều năm tham gia ôn thi tốt nghiệp THPT tôi muốn nêu lên một số kinh nghiệm của bản thân trong phương pháp ôn tập lịch sử, đặc biệt là lịch sử lớp 12 để nâng cao nhận thức lịch sử cho học sinh cuối cấp đảm bảo cho các em có đủ hành trang kiến thức để bước tiếp trong tương lai. Với lí do trên tôi chọn đề tài “ Góp phần nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử cho học sinh lớp 12 tại Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc” 3 nghiệp, đặc biệt với bộ môn lịch sử là vấn đề là nhóm sử tại Trung tâm luôn quan tâm và trăn trở. Sáng kiến “Góp phần nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử cho học sinh lớp 12 tại Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc” chính thức được áp dụng lần đầu từ tuần học đầu tiên khi bắt đầu năm học 2021 – 2022 cụ thể từ ngày 7/09/2021. 7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN 7.1. Nội dung sáng kiến Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Kiến nghị đề xuất, Tài liệu tham khảo, Nội dung sáng kiến được trình bày trong ba chương: Chương I: Cơ sở lý luận Chương II: Thực trạng ôn thi tốt nghiệp môn lịch sử của học sinh Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc. Chương III: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tốt nghiệp THPT của học sinh Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc Nội dung từng phần sẽ được trình bày chi tiết dưới đây. 5 - Học sinh khối 12 Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc 5.2. Phạm vi nghiên cứu - Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc 6. Giả thuyết khoa học - Phải chăng cuộc sống của chúng ta đang bị tác động và ảnh hưởng quá nhiều bởi áp lực thành tích, áp lực thi cử, điểm số, chỉ tiêu? - Nếu các em học sinh lớp 12 Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc vẫn tiếp tục có thái độ thờ ơ với việc học ôn thi tốt nghiệp môn lịch sử thì kết quả sẽ ra sao? 7. Điểm mới của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu lí thuyết về tổng quan ôn ập lịch sử của các em học sinh khối 12 Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc, tác giả đi sâu nghiên cứu: - Thực trạng ôn thi tốt nghiệp môn lịch sử của học sinh Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc được khảo sát, tổng kết và đánh giá. - Đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tốt nghiệp tốt nghiệp THPT thông qua công tác bồi dưỡng môn Lịch sử tại Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc thông qua công tác bồi dưỡng. Các giải pháp được xây dựng trên cơ sở đảm bảo tính giáo dục, tính khả thi và tính thực tiễn. 7 môn gồm toán, ngữ văn, ngoại ngữ, vật lý, hóa học, sinh học, địa lý, giáo dục công dân có điểm trung bình dưới 5. Số lượng thí sinh có điểm liệt là 540. Lịch sử cũng là môn thi có số thí sinh đạt điểm dưới trung bình nhiều nhất trong số các môn của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Cụ thể, số thí sinh đạt điểm dưới trung bình là 331.429 (chiếm tỉ lệ 52.03%). Điều đáng nói ở đây là đây không phải là năm duy nhất lịch sử có điểm thi đội sổ trong các môn. Nhìn vào phổ điểm kết quả trong các năm gần đây, có thể thấy môn học này luôn ở khu vực "đội sổ". Từ năm 2017 đến năm 2019, lịch sử có điểm thi thấp nhất, điểm trung bình là 4,30 và có 70% số bài thi môn Lịch sử dưới điểm trung bình. Năm 2020, điểm thi môn Lịch sử chỉ thấp sau môn tiếng Anh; với điểm trung bình là 5,19 điểm; số thí sinh đạt điểm dưới trung bình chiếm tỉ lệ 46,95%. Năm 2021, Lịch sử lại trở về vị trí "đội sổ" với điểm trung bình là 4.79 điểm. Từ những con số và vị trí môn lịch sử so với các môn học khác như trên, thực sự dạy và học lịch sử đang là vấn đề mà nhiều nhà nghiên cứu, nhiều giáo viên, học sinh và phụ huynh quan tâm. Vì vậy, để nâng cao chất lượng ôn thi môn Lịch sử giáo viên cần lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp, phân hóa đối tượng học sinh và rèn luyện kĩ năng làm bài cho học sinh. 1.2. Những thay đổi trong kỳ thi THPT Quốc gia, nay là kỳ thi tốt nghiệp THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo Có thể nói kỳ thi THPT Quốc gia, nay là kì thi tốt nghiệp THPT là một sự kiện của ngành Giáo dục Việt Nam, được bắt đầu tổ chức vào năm 2015. Kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi tuyển sinh vào đại học,cao đẳng được gộp lại thành 2 trong. Thí sinh sẽ được xét hai nguyện vọng: tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng, với mục đích giảm bớt chi phí, và gánh nặng học sinh học tủ, học lệch. Quy chế của kỳ thi này được Bộ GD&ĐT ban hành vào ngày 26 tháng 2 năm 2015. Với quy chế này, để được xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh vào các trường Đại học, cao đẳng thí sinh phải thi 4 môn (gọi là 4 môn thi tối thiểu) gồm 3 môn bắt buộc gồm toán, ngữ văn, ngoại ngữ và một môn tự chọn trong các môn Vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý. Môn Lịch sử lúc này hình thức thi vẫn là tự luận. 9 - Sách giáo khoa soạn cho chương trình Lịch sử khá đầy đủ. Nội dung theo một trình tự hợp lý, có minh hoạ, có tra cứu thuật ngữ, có hình ảnh tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh dễ nhận thức và nắm bắt các vấn đề cốt lõi của Lịch sử. - Sách hướng dẫn giáo viên dạy Lịch sử cũng được biên soạn công phu, dẫn dắt, bổ sung và đào sâu nội dung bài học giúp giáo viên có phương tiện để trau dồi, mở rộng kiến thức sử học. Bên cạnh đó các loại hình nghệ thuật khác như tuồng cổ, cải lương dã sử, truyện kể lịch sử, truyện tranhcũng góp phần khá lớn trong việc bồi dưỡng hứng thú học tập và tìm hiểu lịch sử cho học sinh. - Đội ngũ giáo viên dạy lịch sử khá đồng đều ở các khối lớp, tham gia đầy đủ các chuyên đề đổi mới phương pháp do Sở tổ chức. - Giáo viên thường xuyên được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nên có cơ hội tiếp cận với phương pháp giảng dạy mới. - Phương tiện trực quan trong giảng dạy đã được quan tâm mua sắm khá đầy đủ. -Sở GD&ĐT, UBND Huyện Yên Lạc, Ban giám đốc Trung tâm quan tâm đến quá trình đổi mới phương pháp, luôn tạo điều kiện để người dạy phát huy tốt khả năng của bản thân, có nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng dạy và học, đặc biệt là chất lượng ôn thi tốt nghiệp THPT. 1.2. Khó khăn Là giáo viên trực tiếp giảng dạy lịch sử tại Trung tâm 12 năm, đặc biệt là 10 năm dạy lịch sử lớp 12 tôi thấy: - Vì là Trung tâm GDNN – GDTX nên chất lượng đầu vào của học sinh không cao, nên việc dạy ôn thi còn gặp nhiều khó khăn. - Học sinh chưa thực sự yêu thích môn học bởi trong quá trình giảng dạy, ôn tập nhiều giáo viên chưa có phương pháp phù hợp để tạo nên hứng thú, kích thích sự suy nghĩ tìm tòi của học sinh, chưa có phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh, phương pháp làm bài thi trắc nghiệm lịch sử. - Khả năng nắm bắt, đánh giá sự kiện lịch sử của học sinh chưa cao, chưa hiểu hết bản chất của một sự kiện, vấn đề lịch sử, chưa nhớ các mốc thời gian. 11 CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN LỊCH SỬ TẠI TRUNG TÂM GDNN – GDTX YÊN LẠC 1. Thực trạng ôn tập và kết quả thi tốt nghiệp môn Lịch sử ở các trường THPT và Trung tâm GDTX hiện nay 1.1. Kết quả thi THPT quốc gia và tốt nghiệp THPT môn lịch sử những năm dần đây Trước hết tôi xin đưa ra phổ điểm trung bình môn lịch sử từ năm 2017 do Bộ GD&ĐT thống kê. Phổ điểm lịch sử kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 điểm TB môn 4,6 điểm Phổ điểm lịch sử kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 điểm TB môn 3,79 điểm 13 Phổ điểm môn Lịch sử năm 2020 điểm TB 4.97 điểm 15 liệt (trên 1 điểm), mà trong tổ hợp KHXH, môn Địa lí được các em học sinh coi “cứu tinh” vì có Atlat địa lí làm cơ sở hỗ trợ trong quá trình làm bài, môn Giáo dục công dân học sinh có thể liên hệ kiến thức đời sống hàng ngày để làm các câu hỏi trắc nghiệm, tuy nhiên môn Lịch sử dường như là khó khăn nhất với các em học sinh vì đặc thù môn học này đòi hỏi các em phải có tư duy logic, khái quát, phân tích, đánh giá và đặc biệt nắm chắc chìa khóa vàng chính là mốc thời gian sự kiện lịch sử. Mặt khác, trong suy nghĩ của đa số học sinh đều có nhận thức là học Lịch sử chỉ cần ghi nhớ những kiến thức có sẵn, không mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, khả năng tư duy logic, tổng hợp, khái quát, nhận xét và đánh giá lại rất cần khi học lịch sử. Những năm gần đây việc ra đề thi càng có sự phân loại những thí sinh có cách học thuộc lòng, ghi nhớ máy móc các sự kiện lịch sử. Nếu học sinh không hiểu nội dung câu hỏi yêu cầu, không nắm được kiến thức cơ bản, không nắm chắc các dữ kiện về thời gian thì học sinh sẽ không chọn được đáp án đúng. Một lý do nữa, trong xã hội hiện đại, số lượng ngành nghề với bộ môn Lịch sử không nhiều, không đa dạng. Đa số chỉ tập trung vào ngành sư phạm, nghiên cứu, làm báo, khảo cổ học...Những năm gần đây, với sự xuất hiện nhiều trường đã mở rộng khối xét tuyển có môn Lịch sử, nhưng với đặc thù của môn học nên việc chuyển đổi, lựa chọn của học sinh còn nhiều khó khăn và chưa thực sự hấp dẫn. Với đặc thù của môn học lịch sử trong các nhà trường, đây không phải là môn thi bắt buộc, nên từ nhà trường, gia đình, xã hội, đặc biệt là các em học sinh còn coi nhẹ môn lịch sử, coi đây là môn học phụ, chưa đánh giá đúng giá trị, vị trí của môn học, do vậy các em học sinh thường không đầu tư thời gian, công sức và tâm huyết để học lịch sử. Đây là khó khăn lớn nhất với giáo viên giảng dạy bộ môn lịch sử ở các nhà trường, đặc biệt gây khó khăn trong việc định hướng vai trò và vị trí và tầm quan trọng của môn học đối với học sinh. Bản thân tôi với cương vị là giáo viên giảng dạy 12 năm môn Lịch sử trong khối GDTX, tôi tin rằng nếu môn lịch sử được đặt đúng vị trí và có cơ hội để học sinh được lựa chọn hoặc buộc phải lựa chọn thì không chỉ kết quả môn Lịch sử cao hơn rất
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_gop_phan_nang_cao_hieu_qua_on_thi_tot.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Góp phần nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử cho học sinh lớp.pdf