Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 12 nâng cao năng lực viết đoạn văn nghị luận xã hội trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia

doc 32 trang sk12 01/06/2024 880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 12 nâng cao năng lực viết đoạn văn nghị luận xã hội trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 12 nâng cao năng lực viết đoạn văn nghị luận xã hội trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia

Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 12 nâng cao năng lực viết đoạn văn nghị luận xã hội trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
 TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 3
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
GIÚP HỌC SINH LỚP 12 NÂNG CAO NĂNG LỰC VIẾT 
 ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI TRONG KÌ THI
 THPT QUỐC GIA
 Người thực hiện: Vũ Thị Cương
 Chức vụ: Giáo viên 
 SKKN thuộc môn: Ngữ văn
 THANH HOÁ NĂM 2017 1. MỞ ĐẦU
 1.1. Lí do chọn đề tài
 Thực trạng của việc dạy và học môn văn trong trường phổ thông hiện nay là 
một vấn đề đang được ngành giáo dục và cả xã hội quan tâm. Có thể khẳng định, 
từ khi tiến hành cải cách chương trình và sách giáo khoa bậc THPT đến nay, 
nhiều giáo viên đã rất nỗ lực trong việc dạy - học để mang lại cho học sinh 
những phương pháp học Văn tích cực cùng với sự hỗ trợ của các phương tiện 
công nghệ thông tin ngày càng hiện đại, giúp các tiết học Văn đạt hiệu quả cao 
hơn, song việc học sinh học yếu môn Văn hiện vẫn đang là một tồn tại mà bất cứ 
ai quan tâm đến nền giáo dục của nước nhà cũng có thể thấy. Một trong những 
nguyên nhân dẫn đến tình trạng là do sự lên ngôi của công nghệ giải trí, kéo theo 
công nghệ nghe nhìn, làm văn hóa nghe nhìn chiếm ưu thế, văn hóa đọc bị suy 
giảm, dẫn tới học sinh không thích học văn. Một nguyên nhân nữa xuất phát từ 
việc con người ngày nay dường như thực dụng hơn trước. Con cái định thi khối 
nào, trường gì, bố mẹ đều định hướng. Thực tế nhiều thầy cô dạy văn cũng 
không định hướng cho con thi vào Khoa văn bởi môn này không hứa hẹn gì về 
đời sống cao, công việc tốt. Trước thực trạng đó, để nâng cao hơn nữa chất 
lượng dạy học, cải thiện tình hình thực tế cùng với những đổi mới về phương 
pháp giảng dạy thì việc đổi mới trong hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học 
tập của học sinh là vô cùng quan trọng. Đổi mới kiểm tra, đánh giá sẽ tạo động 
lực thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng, bảo 
đảm thực hiện mục tiêu giáo dục.
 Bắt đầu từ năm học 2016 - 2017, học sinh trung học phổ thông toàn quốc 
bắt đầu thực hiện kì thi THPT quốc gia với nhiều đổi mới, trong đó môn Văn là 
một trong ba môn bắt buộc. Kết quả của kì thi là căn cứ giúp các em được công 
nhận tốt nghiệp và còn là cơ hội để xét tuyển vào các trường Đại học, cao đẳng. 
Cùng với những thay đổi lớn trong Đổi mới thi THPT quốc gia 2017, môn Ngữ 
văn cũng có một số điều chỉnh. Thời gian thi Ngữ văn đã rút xuống còn 120 phút 
( năm 2016 là 180 phút); thay bằng hai ngữ liệu ở phần Đọc hiểu, thì đề thi 
2017sẽ còn một ngữ liệu; thay bằng viết bài văn Nghị luận xã hội trong khoảng 
400 chữ, thì nay chỉ viết một đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ. Điểm 
mới nhất trong đề thi THPT quốc gia 2017 là viết đoạn văn nghị luận xã hội. Để 
nhanh chóng bắt kịp với sự thay đổi này, chưa có một tài liệu tham khảo chuyên 
sâu nào, giáo viên chỉ biết bám vào cấu trúc đề thi minh họa môn Ngữ văn kì thi 
THPT quốc gia 2017 và cuốn Bộ đề luyện thi THPT quốc gia năm 2017 môn 
Ngữ văn do Đỗ Ngọc Thống ( chủ biên), NXB giáo dục Việt Nam, để xây dựng 
ma trận đề, tìm tòi ngữ liệu, xây dựng hướng dẫn làm bài. Do vậy trong quá 
trình giảng dạy giáo viên cũng gặp không ít khó khăn, còn bản thân các em học 
sinh khi làm bài không tránh khỏi những lúng túng trong việc định hướng các 
nội dung trọng tâm và cách thức làm bài.
 Vì vậy, vấn đề làm thế nào để có thể nâng cao kết quả thi THPT quốc gia 
môn Ngữ Văn đặc biệt là nâng cao năng lực viết đoạn văn nghị luận xã hội cho 
học sinh lớp 12 thật sự là vấn đề thiết yếu và được quan tâm hàng đầu hiện nay.
 Trong quá trình giảng dạy bản thân tôi đã không ngừng học hỏi, tích lũy 
kinh nghiệm hay để tìm ra những phương pháp tốt nhất nhằm mục đích nâng cao 
 2 trong giờ giảng văn, đặc biệt các em cần trang bị cho mình một vốn kiến thức 
phong phú về các vấn đề xã hội. Để có được vốn kiến thức phong phú về các 
vấn đề xã hội đó đòi hỏi các em không những tích lũy trong các giờ dạy của giáo 
viên mà các em cần tự tìm hiểu, học hỏi, tích lũy kiến thức từ thực tế cuộc sống 
và qua các phương tiện thông tin đại chúng. Cái đó cũng sẽ là hành trang tốt để 
các em mang theo không phải chỉ là trong câu chuyện thi cử mà trong cả cuộc 
sống sau này.
 - Về kĩ năng: Học sinh biết phải nắm được kĩ năng viết đoạn văn nghị luận 
xã hội (khoảng 200 chữ): các ý rõ ràng đảm bảo đúng các bước làm bài của văn 
nghị luận xã hội; văn viết cần có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên 
kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Đó là những kĩ năng cần thiết các 
em cần phải nhớ khi làm bài dạng đề văn này.
 2.2. Thực trạng của vấn đề
 - Việc học của học sinh: Thực tế cho thấy, học sinh hiện nay ít mặn mà với 
các môn xã hội, trong đó có môn Văn. Các em học văn chỉ với tính chất đối phó, 
ít em có năng khiếu thực sự. Nhiều học sinh vốn kiến thức về các vấn đề xã hội 
quá nghèo nàn nên trong quá trình học và làm bài các em gặp rất nhiều khó 
khăn, nguyên nhân một phần do các em có lối học thụ động máy móc theo sách 
vở, ngại đọc, ngại sưu tầm tài liệu thậm chí còn ngại giao tiếp với những xung 
quanh. 
 - Việc thi cử: Trong cấu trúc đề thi minh họa THPT quốc gia năm 2017 
môn Ngữ văn, phần làm văn viết đoạn văn nghị luận xã hội là hoàn toàn mới so 
với năm trước, đây là dạng đề đòi hỏi học sinh không chỉ trang bị những kiến 
thức phong phú về đời sống mà còn phải nắm vững kĩ năng viết đoạn văn nghị 
luận xã hội thì mới có thể làm tốt dạng đề này.
 - Trong thực tế giảng dạy: Qua thực tế giảng dạy và qua một số bài kiểm 
tra của học sinh lớp 12 khi tôi chưa áp dụng đề tài này, tôi nhận thấy phần viết 
đoạn văn nghị luận xã hội học sinh thường mắc phải những lỗi sau: lúng túng 
trong việc xác định vấn đề cần nghị luận, các bước làm bài chưa đầy đủ thường 
chỉ đi vào bước bàn luận vấn đề, nhiều em viết quá dài so với yêu cầu của đề 
bài, thậm chí còn có học sinh viết thành bài văn nghị luận xã hội.
 Kết quả khảo sát một số bài kiểm tra của học sinh lớp 12 phần viết đoạn văn 
nghị luận xã hội ( câu 2,0 điểm) khi tôi chưa áp dụng đề tài này là:
 Lớp Bài kiểm tra Điểm 0 – < 1 Điểm 1- < 1,5 Điểm 1,5 – 2
 ( %) ( %) ( %)
 12C1: Bài số 1 31 ( 73,8%) 10 (23,8%) 1( 2,4%)
 42 HS
 Bài số 2 28 ( 66,7%) 12 ( 28,6%) 2 ( 4,7%)
 Bài số 3 27 ( 64,3%) 13 ( 31%) 2 ( 4,7%)
 12C2: Bài số 1 30 ( 69,8%) 12 ( 27,9%) 1 ( 2,3%)
 43 HS
 Bài số 2 28 ( 65,1%) 14 ( 32,6%) 1 ( 2,3%)
 Bài số 3 27 ( 62,8%) 14 ( 32,6%) 2 ( 4,6%)
 4 2.3.2. Giúp học sinh nắm vững phạm vi, yêu cầu của viết đoạn văn nghị 
luận xã hội
 2.3.2.1. Phạm vi viết đoạn văn nghị luận xã hội
 - Theo cấu trúc đề thi minh họa năm 2017 thì vấn đề nghị luận trong đoạn 
văn nghị luận xã hội thường được rút ra từ ngữ liệu đã cho ở phần Đọc hiểu. Bởi 
vậy các em có thể linh hoạt sử dụng lí lẽ và dẫn chứng ở trong bài đọc hiểu để 
làm bài viết đoạn nghị luận xã hội này.
 - Vấn đề cần nghị luận của đoạn văn thường là: 
 + Nghị luận về một vấn đề thuộc về tư tưởng đạo lí của con người như: tình 
thầy trò, tình bạn, tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước, về lí tưởng 
sống, lòng nhân ái, tính khiêm tốn, tính ích kỉ 
 + Nghị luận về một vấn đề thuộc về hiện tượng đời sống như: vấn đề ô 
nhiễm môi trường, tai nạn giao thông, bạo lực học đường, thực phẩm bẩn
 - Yêu cầu trước khi làm bài các em cần đọc kĩ đề và nhận dạng được vấn đề 
cần nghị luận thuộc về dạng văn nghị luận xã hội nào? ( thuộc về vấn đề tư 
tưởng, đạo lí hay hiện tượng đời sống) để từ đó lựa chọn kiến thức và kĩ năng 
phù hợp với từng dạng văn nghị luận xã hội để viết đoạn văn.
 2.3.2.2. Yêu cầu của viết đoạn văn nghị luận xã hội
 Theo cấu đề thi minh họa năm 2017, đề bài yêu cầu viết đoạn văn nghị luận 
xã hội ( khoảng 200 chữ) bàn về một vấn đề được rút ra ở phần đọc hiểu nên các 
em cần đảm bảo các yêu cầu sau:
 - Về mặt kiến thức: 
 + Cần xác định và bàn luận đúng vấn đề cần nghị luận theo yêu cầu của đề 
bài
 + Cần bày tỏ được quan điểm, thái độ của mình trước vấn đề được nêu lên
 + Bài viết có thể bàn luận theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo 
cấu trúc của một đoạn văn; lời lẽ trong sáng, có cảm xúc, sáng tạo nhưng không 
trái với đạo đức và pháp luật.
 - Về mặt kĩ năng: Mặc dù chỉ viết đoạn văn khoảng 200 chữ nhưng học 
sinh cần đảm bảo đúng yêu cầu sau:
 + Đảm bảo tính hoàn chỉnh về nội dung và hình thức của một đoạn văn: có 
đủ các phần: mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn. Mở đoạn: nêu được vấn đề, 
phát triển đoạn: triển khai được vấn đề, kết đoạn: kết luận được vấn đề.
 + Chỉ viết đoạn văn khoảng 200 chữ ( tương đương khoảng 20 dòng) nên 
đòi hỏi các em trong quá trình làm bài phải lựa chọn, chắt lọc những từ ngữ sao 
chính xác, đắt giá, tránh diễn đạt dài dòng, lan man. Số dòng các em có thể chia 
như sau: phần mở đoạn khoảng 2 dòng, phần phát triển đoạn khoảng 16 dòng, 
phần kết đoạn khoảng 2 dòng.
 + Triển khai đúng các bước làm bài của một đoạn văn nghị luận xã hội ( đối 
với mỗi loại văn nghị luận xã hội có các bước làm bài khác nhau)
 + Vận dụng kết hợp các thao tác lập luận như giải thích, phân tích, chứng 
minh, bình luận, bác bỏ để bài viết có được sư lập luận chặt chẽ, tăng sức 
thuyết phục.
 + Cần lựa chọn hình thức diễn đạt phù hợp cho đoạn văn như diễn dịch, quy 
nạp, tổng – phân - hợp( với dạng văn này nên lựa chọn hình thức diễn đạt diễn 
 6 - Bàn luận, nêu quan điểm của cá nhân 
 Yêu cầu:
 + Cần bày tỏ quan điểm, thái độ của mình trước vấn đề ( đồng tình hay phản 
đối, hay vừa đồng tình vừa phản đối). Lí giải quan điểm đó (vì sao đồng tình? vì 
sao phản đối?)
 + Cần phân tách các vế của câu nói để xem xét cặn kẽ, thấu đáo
 + Khi bàn luận, cần có căn cứ khách quan
 - Phân tích, chứng minh bằng các dẫn chứng, ví dụ cụ thể ( Biểu hiện 
như thế nào?)
 Yêu cầu:
 + Phân tích và dẫn ra các ví dụ về những con người và sự việc cụ thể trong 
cuộc sống, xã hội, lịch sử để làm sáng tỏ chân lí mà mình đã giải thích ở phần 
trên
 + Có một số cách nêu dẫn chứng: dùng số liệu cụ thể; nêu những tấm gương 
điển hình, nổi tiếng; nêu lời nói của một người nổi tiếng
 - Luận bàn mở rộng vấn đề
 Yêu cầu:
 + Cần khái quát, khẳng định lại chân lí, mở rộng và nâng cao ý nghĩa của 
vấn đề
 + Phê phán những hiện tượng, những biểu hiện đi ngược lại chân lí, phê 
phán điểm hạn chế của vấn đề
 - Nêu bài học về nhận thức và hành động của bản thân
 Yêu cầu:
 + Để rút ra được bài học các em cần trả lời được câu hỏi: Mình cần phải 
làm gì?
 + Bài học phải được rút ra từ chính tư tưởng, đạo lí mà đề bài yêu cầu
 + Bài học cần chân thành, giản dị, không sáo rỗng, hình thức
 + Nên rút ra hai bài học: một bài học về nhận thức, một bài học về hành 
động
 Kết đoạn: Kết luận được vấn đề
 2.3.4.2. Đối với dạng đề bàn về một hiện tượng đời sống
 - Các hiện tượng đời sống thường được phân làm các loại sau: 
 + Các hiện tượng tích cực trong đời sống: tương thân tương ái, tự học thành 
tài
 + Các hiện tượng tiêu cực trong đời sống: ô nhiễm môi trường, thực phẩm 
bẩn, tai nạn giao thông, bạo lực học đường
 + Các hiện tượng hai mặt: đam mê thần tượng, mạng xã hội
 - Cấu trúc chung của đoạn văn như sau:
 Mở đoạn:
 + Giới thiệu hiện tượng đời sống cần bàn luận
 Phát triển đoạn: Cần đảm bảo các ý sau:
 - Giải thích và nêu rõ thực trạng, các biểu hiện cụ thể của hiện tượng 
trong đời sống 
 Yêu cầu: Cần trả lời được câu hỏi: Nó là như thế nào?
 - Phân tích hậu quả, kết quả của hiện tượng
 8

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_12_nang_cao_nang_luc.doc