Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 12 học và ôn tập thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn

docx 38 trang sk12 14/01/2025 410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 12 học và ôn tập thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 12 học và ôn tập thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn

Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 12 học và ôn tập thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 GIÚP HỌC SINH LỚP 12 HỌC 
 VÀ ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP
THPT MÔN NGỮ VĂN lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn 
luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem 
lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”.
 Trong các công trình nghiên cứu về phương pháp dạy học Văn, hầu 
hết các phương pháp được đặt ra với đối tượng học sinh một cách chung 
chung. Tất cả tùy thuộc vào vai trò dẫn dắt của người giáo viên trong giờ 
học. Song, theo quan điểm của PGS.TS Phạm Quang Trung: "phương pháp 
dạy học hiện đại không cho phép người dạy hình dung đối tượng một cách 
chung chung. Phải quan tâm đến từng cá nhân học sinh, mỗi em một tính 
nết, sự hiểu biết cũng khác nhau nên không thể có một đối tượng học sinh 
chung chung trong giờ học được".
 Trong tài liệu: "Thiết kế bài học tác phẩm văn chương ở nhà trường 
phổ thông", GS Phan Trọng Luận cũng nhấn mạnh: “Giờ học mới phải là 
một kết cấu logic chặt chẽ khoa học mà uyển chuyển linh hoạt, hệ thống đơn 
vị tình huống học tập được đặt ra từ bản thân tác phẩm phù hợp với sự tiếp 
nhận của học sinh. Và song song tương ứng là một hệ thống việc làm, thao 
tác do giáo viên dự tính tổ chức để dẫn dắt từng cá thể học sinh tự chiếm 
lĩnh tác phẩm một cách hứng thú”. Như vậy, dù không phát biểu trực tiếp 
song ý kiến trên cũng đã nhấn mạnh sự dẫn dắt khéo léo của giáo viên trong 
giờ học Ngữ Văn sao cho phù hợp với mọi đối tượng học sinh như tác giả 
Nguyễn Kế Hào đã từng nhấn mạnh: "Dạy học theo phương pháp mới phải 
đảm bảo tính đồng loạt, phát huy được mọi đối tượng".
 Vậy, làm thế nào để có thể phát huy được mọi đối tượng học sinh 
trong quá trình dạy - học, nhất là các em học yếu môn Ngữ Văn 12 để giúp 
các em đạt được kết quả khả quan trong học tập và trong kỳ thi tốt nghiệp 
THPT cuối năm?
2.Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài: 
2.1.Lập kế hoạch:
 Bộ môn Ngữ Văn nằm trong nhóm 3 môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt 
nghiệp THPT hàng năm, bao gồm: Văn, Toán và Ngoại ngữ. Đặc điểm này 
yêu cầu nhà trường, giáo viên bộ môn và học sinh phải có kế hoạch chủ 
động chuẩn bị ngay từ đầu năm học.
 Giáo viên bộ môn lập kế hoạch dạy học trên cơ sở kế hoạch công tác 
chung của nhà trường và tổ chuyên môn để có sự thống nhất, đồng bộ trong 
giảng dạy. Cụ thể:
2.1.1. Về phía nhà trường và tổ chuyên môn:
-Phân công giảng dạy: những giáo viên có kinh nghiệm, có trách nhiệm và 
năng lực, tâm huyết trong việc giảng dạy và ôn tập khối 12.
-Nhà trường có kế hoạch tăng tiết từ đầu năm: 1 tiết/ tuần. Tiến hành kiểm 
tra chung các bài kiểm tra 2 tiết cho toàn khối 12 ngay từ đầu năm học với 
sự thống nhất trong tổ chuyên môn về ma trận đề và nội dung trong từng bài 
kiểm tra. đề thường gặp, hướng dẫn cách làm để các em có thể tham khảo và làm quen 
dần, tránh tâm lí lạ lẫm, hoang mang khi thi. Cụ thể:
Khái quát VHVN từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ
XX:
-Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 
đến 1975.
-Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của Văn họcViệt Nam từ 
Cách mạng tháng Tám năm 1945 - 1975.
-Những đặc điểm cơ bản của Văn họcViệt Nam từ Cách mạng tháng Tám 
năm 1945 - 1975.
-Những thành tựu và hạn chế của VHVN từ Cách mạng tháng Tám năm
1945 - 1975.
-Những nét mới của chủ nghĩa nhân đạo trong Văn họcViệt Nam từ 1945 - 
1975.
-Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá từ 1975 - hết TK XX.
-Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của Văn học Việt Nam từ 
1975 - hết TK XX.
Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh:
-Phần tác giả: cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, quan điểm sáng tác, phong cách 
nghệ thuật.
-Phần tác phẩm:
 +Hoàn cảnh ra đời, mục đích sáng tác.
 +Trong phần mở đầu bản “Tuyên ngôn độc lập”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 
trích dẫn những bản tuyên ngôn nào? Việc trích dẫn đó có ý nghĩa gì?
 +Nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa lịch sử trọng đại của bản “Tuyên ngôn
độc lập”.
 +Giá trị lịch sử và giá trị văn học của bản “Tuyên ngôn độc lập”.
 +Ý nghĩa văn bản.
Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (Phạm Văn 
Đồng)
-Giới thiệu những nét khái quát về tác giả Phạm Văn Đồng.
-Những luận điểm chính của bài viết Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng ....
-Mục đích sáng tác và nội dung của bài nghị luận.
-Cách nhìn mới mẻ của tác giả Phạm Văn Đồng về nhà thơ Nguyễn Đình 
Chiểu.
-Ý nghĩa văn bản.
Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003 (Cô-phi An- 
nan)
-Khái quát về tác giả Cô-phi An-nan.
-Hoàn cảnh sáng tác “Thông điệp nhân ngày thế giới ...
-Giá trị nội dung, tư tưởng, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản trên.
-Nêu nhận thức về tầm q/trọng và t/chất cấp thiết của việc phòng chống 
AIDS trên thế giới qua bản “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống 
AIDS ” - Cô-phi An-nan.
Tây Tiến – Quang Dũng:
-Những hiểu biết về tác giả Quang Dũng. -Giới thiệu một số nét tiêu biểu về tiểu sử tác giả Tố Hữu.
-Phong cách nghệ thuật và những chặng đường sáng tác thơ của Tố Hữu.
-Hoàn cảnh sáng tác, đặc sắc nội dung và nghệ thuật bài thơ “Việt Bắc”.
-Những biểu hiện của tính dân tộc trong bài thơ “Việt Bắc”.
-Ý nghĩa văn bản.
❖Đề bài tham khảo:
 Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu:
 Ta về mình có nhớ ta
 Ta về, ta nhớ những hoa cùng người
 Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi 
 Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
 Ngày xuân mơ nở trắng rừng
 Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
 Ve kêu rừng phách đổ vàng 
 Nhớ cô em gái hái măng một mình
 Rừng thu trăng rọi hòa bình 
 Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung
a-Mở bài:
- Giới thiệu khái quát hoàn cảnh ra đời và nội dung bài thơ “Việt Bắc”.
- Giới thiệu vị trí đoạn trích: đoạn thơ gồm 10 câu, ghi lại nỗi nhớ của nhà 
thơ và cũng là của người cán bộ kháng chiến về xuôi đối với cảnh và người 
Việt Bắc (bức tranh tứ bình).
b-Thân bài:
-Mở đầu đoạn thơ là câu hỏi của người ra đi:
 Ta về mình có nhớ ta
 Ta về, ta nhớ những hoa cùng người
-Hai câu thơ mở đầu thể hiện rõ chủ đề đoạn thơ: đó là hoa và người Việt
Bắc. Hai hình ảnh soi chiếu vào nhau làm nổi bật vẻ đẹp của Việt Bắc.
-Tám câu còn lại chia thành 4 cặp lục bát, dựng lên bốn bức tranh đẹp về
cảnh và người Việt Bắc.
 +Mùa đông: trên màu xanh mênh mông của núi rừng là hoa chuối đỏ tươi. 
Màu đỏ tươi như ngọn lửa làm cho rừng xanh trở nên sống động, ấm áp 
hơn.Nổi bật trên đèo cao là hình ảnh người đi rừng, ánh nắng phản chiếu 
trên con dao gài thắt lưng tạo nên những tia sáng lấp lánh. Người và hoa tạo 
nên điểm sáng, ấm cho núi rừng.
 +Mùa xuân: màu trắng tinh khiết của hoa mơ phủ trắng núi rừng. Trên nền 
đó hiện lên hình ảnh con người với công việc, động tác khéo léo, tỉ mỉ: chuốt 
từng sợi giang. Người và cảnh gợi lên chất thơ.
 +Mùa hè: tiếng ve làm cho rừng phách đồng loạt ngả sang màu vàng. Rừng 
núi mùa hè được tô điểm
Thêm một hình ảnh gợi cảm của cô gái hái măng một mình giữa tiếng nhạc
ve ngân vang.
 +Mùa thu: ánh trăng thu làm khung cảnh núi rừng trở nên huyền ảo, thanh
bình. Trong khung cảnh ấy, vang lên tiếng hát ân tình thủy chung. -Nội dung đoạn trích: thể hiện cảm nhận của tác giả về Đất Nước qua những 
điều rất bình dị, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của mỗi người.
b-Thân bài:
-Đoạn thơ thể hiện sự cảm nhận và lý giải của tác giả về đất nước ở phương
diện lịch sử - văn hóa:
 +Đất Nước có từ ngàn xưa, qua những câu chuyện kể của mẹ.
 +Đất Nước gắn với bản sắc truyền thống văn hoá dân tộc, gắn với những
phong tục tập quán lâu đời:
 Miếng trầu bà ăn.
 Tóc mẹ bới sau đầu.
 Cái kèo cái cột trong nhà ...
 +Đất nước lớn lên trong đau thương vất vả cùng những cuộc trường chinh
không nghỉ của con người:
 Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm gắn với hình ảnh cây tre - 
biểu tượng cho sức sống bất diệt của dân tộc.
 Những sự vất vả, gian nan của cha mẹ: hạt gạo ta ăn hàng ngày 
 +Đất nước gắn với truyền thống đạo lí, những con người sống ân nghĩa,
thủy chung: cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn 
 Đoạn thơ đậm đặc chất liệu văn hóa dân gian. Cùng với những hình 
ảnh giàu sức gợi cảm, đoạn thơ đã gợi được chiều sâu của không gian, thời 
gian của lịch sử và văn hóa gắn với những thăng trầm của dân tộc.
-Thể thơ tự do, giọng thơ tâm tình tha thiết, trầm lắng, trang nghiêm. Sử 
dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật: ca dao, điệp từ, ngôn ngữ giản dị, quen 
thuộc 
c-Kết bài:
-Đánh giá chung về tác giả và tác phẩm: đoạn trích thể hiện cảm nhận của 
tác giả về Đất Nước qua những điều rất bình dị, gần gũi với cuộc sống hàng 
ngày của mỗi người.
-Có sự thành công khi kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật: chất liệu văn hóa
dân gian ... thể hiện tình yêu đất nước chân thật, sâu sắc.
Sóng - Xuân Quỳnh:
-Những hiểu biết của em về cuộc đời và đặc điểm thơ Xuân Quỳnh.
-Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Sóng”.
-Đặc sắc nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.
❖Đề bài tham khảo:
 Phân tích đoạn thơ sau (trích Sóng - Xuân Quỳnh):
 Dữ dội và dịu êm
 Ồn ào và lặng lẽ
 Sông không hiểu nổi mình 
 Sóng tìm ra tận bể
 Ôi con sóng ngày xưa 
 Và ngày sau vẫn thế 
 Nỗi khát vọng tình yêu 
 Bồi hồi trong ngực trẻ
a-Mở bài: b-Thân bài:
-Tiếng đàn là âm thanh được gắn kết với những cảm nhận về thị giác (bọt 
nước) sức mạnh tiềm ẩn trong tiếng đàn, tiếng lòng trong thi ca của Lor- 
ca.
-Lila: tiếng nhạc, cũng là tên của loài hoa tử đinh hương với sắc tím mê 
hoặc.
-Lor-ca được miêu tả trên cái phông nền văn hóa đậm chất Tây Ban Nha: 
một con người cô đơn trên hành trình đấu tranh nhưng đầy kiêu hãnh đến với 
cái đẹp, đến với tự do, với những cách tân nghệ thuật.
-Các hình ảnh có giá trị tượng trưng cho âm nhạc, cho đất nước Tây Ban 
Nha: quê hương của đàn ghita, quê hương của môn đấu bò tót gợi liên 
tưởng đến đất nước Tây Ban Nha thời Lor-ca như một đấu trường lớn giữa 
khát vọng cách tân nghệ thuật với nền nghệ thuật đã già cỗi; giữa khát vọng 
tự do dân chủ với nền chính trị độc tài phát xít.
-Nghệ thuật:
 +Thể thơ tự do, không dấu câu, không dấu hiệu mở đầu, kết thúc.
 +Ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu sức gợi. Kết hợp nhuần nhuyễn tự sự và trữ 
tình: giữa thơ và nhạc, giữa lãng mạn trữ tình và bi tráng  để diễn tả cảm 
xúc.
 +Sử dụng thành công những thủ pháp tiêu biểu của thơ siêu thực, đặc biệt
là chuỗi hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng.
 +Giàu suy tư, mãnh liệt, phóng túng trong xúc cảm, ít nhiều nhuốm màu 
sắc tượng trưng, siêu thực.
c-Kết bài:
-Ngợi ca vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn và tài năng của Lor-ca, một nhà thơ, 
nhà cách tân nghệ thuật vĩ đại của văn học Tây Ban Nha và thế giới thế kỉ 
XX.
Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân:
-Vài nét tiêu biểu về tiểu sử, con người và sự nghiệp văn chương của
Ng.Tuân.
-Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
-Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác tùy bút “Người lái đò sông Đà”.
-Đặc sắc nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.
-Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong tùy bút “Người lái đò sông
Đà.”.
❖Đề bài tham khảo:
 Cảm nhận về vẻ đẹp của dòng sông Đà qua tùy bút “Người lái đò sông
Đà” - Nguyễn Tuân.
a-Giới thiệu chung:
-Tùy bút “Người lái đò sông Đà” là một trong những tác phẩm đặc sắc của 
Nguyễn Tuân, in trong tập “Sông Đà” (1960). Ở tùy bút này, nhà văn đã xây 
dựng được hai hình tượng đáng nhớ là con sông Đà và người lái đò - hai 
hình tượng mang đậm phong cách Nguyễn Tuân, để lại cho độc giả những 
ấn tượng mạnh mẽ.
b-Cảm nhận về vẻ đẹp của dòng sông Đà:

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_12_hoc_va_on_tap_thi.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 12 học và ôn tập thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn.pdf