Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh qua tác phẩm “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải - Ngữ văn lớp 12
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh qua tác phẩm “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải - Ngữ văn lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh qua tác phẩm “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải - Ngữ văn lớp 12
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc - SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH QUA TÁC PHẨM: “ MỘT NGƯỜI HÀ NỘI” CỦA NGUYỄN KHẢI - NGỮ VĂN LỚP 12 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nhân dịp kỷ niệm 1000 năm thăng Long- Hà Nội. Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội đã đưa vào giảng dạy “ Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội” vào các cấp học như: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nhằm khơi dậy niềm tự hào được kế thừa truyền thống thanh lịch, giữ gìn nét văn hóa đặc trưng của người Hà Nội, qua đó tạo sự chuyển biến từng bước về nhận thức hành vi cho học sinh, góp phần đào tạo, xây dựng thế hệ người Hà Nội thanh lịch, văn minh để xây dựng Thủ đô và đất nước phồn vinh, giàu mạnh. Để giúp mỗi người hình thành và giữ nếp sống thanh lịch, văn minh phải là một quá trình liên tục. Làm cho mọi người nâng cao nhận thức về giá trị của nếp sống thanh lịch, văn minh, ý nghĩa của việc xây dựng đời sống văn hóa Thủ đô. Ở nhà trường cần xây dựng nếp sống thanh lịch , văn minh cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục và những bài học cụ thể, từ định hướng đến chỉ dẫn hành vi, trong sinh hoạt trong học tập và trong giao tiếp ứng xử góp phần hình thành nhân cách, phong cách của người Hà Nội. Trên thực tế các trường trên địa bàn của thành phố Hà Nội đã đang giảng dạy giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội vào trong các bộ môn như: chuyên đề giảng dạy thanh lịch, văn minh vào tiết học trong tuần ở thời khóa biểu chính khóa của nhà trường mỗi tuần một tiết cho các lớp học, các hoạt động ngoài giờ lên lớp và một số bộ môn như Giáo dục công dân, Địa lí, Văn học cũng đang sử dụng phương pháp tích hợp để giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh với đặc thù riêng của bộ môn học sao cho các em hiểu và tiếp cận một cách nhanh nhất. Vì vậy trường THPT Ba Vì mà tôi đang công tác giảng dạy cũng đã và đang giáo dục truyền thống văn hóa của Hà Nội, để nhằm giúp các em hiểu được thế nào là thanh lịch, văn minh của người Hà Nội. Bản thân tôi là một giáo viên Thanh lịch, văn minh là đặc trưng nổi bật trong nếp sống người Hà Nội đó là nếp sống có văn hóa tích cực tiến bộ phù hợp với các giá trị sống của cộng đồng. Người thanh lịch văn minh là người có dáng vẻ hành vi trang nhã, giao tiếp ứng xử lịch sự, thể hiện sự tiến bộ hiểu biết phù hợp với thời đại với dân tộc. Lịch sử của Hà Nội với 1000 năm tuổi có điều kiện tự nhiên đất đai trù phú, địa hình thuận lợi, khí hậu ôn hòa. Sự ưu đãi của thiên nhiên đã làm cho Hà Nội là “ Chốn hội tụ của bốn phương đất nước" “ muôn vật phong phú tốt tươi” đã làm cho Hà Nội là một đô thị lớn bậc nhất của nước ta “ Thứ nhất kinh kì, thứ nhì phố Hiến” là sự phồn thịnh về kinh tế, phát triển về văn hóa. Đây cũng là nơi hội tụ của các tài năng tinh hoa về trí tuệ tiêu biểu của dân tộc Việt Nam để tạo nên những nét đẹp truyền thống mang màu sắc riêng của mảnh đất ngàn năm văn hiến. Bản sắc văn hóa Thăng Long - Hà Nội thể hiện độc đáo của vùng văn hóa dân cư Hà Nội. Có thể hình dung chân dung văn hóa con người Hà Nội với những giá trị nổi bật như sự lịch lãm, tinh tế, hào hoa trí tuệ, có nghĩa khí, giàu lòng yêu nước, tình nhân ái, yêu chuộng hòa bình; người Hà Nội trang nhã, nền nã, hướng nội sâu sắc, quan hệ rộng mở, có bản lĩnh và tự trọng. Một trong những nét nổi bật trong bản sắc văn hóa riêng của người Hà Nội là thanh lịch, văn minh. Đây là kết quả của sự hội tụ, kết tinh những giá trị trong và quốc tế trên trục văn hóa Bắc- Nam, Đông- Tây. Đồng thời, nhiều giá trị văn hóa của các vùng đất khác khi được “ Hà Nội hóa” đã mang giá trị mới- kết quả của quá trình lan tỏa những tinh hoa văn hóa Thăng Long- Hà Nội. Vì thế chúng ta đã biết, nhà trường phổ thông có chức năng cơ bản là hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, có nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức công tác giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác trong và ngoài nhà trường theo mục tiêu, chương trình giáo dục của từng bậc học, cấp học. Nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của đất nước, những người sẽ làm nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục sau này. Nếu họ có đầy đủ những nhận thức về thanh lịch, văn minh của Hà Nội, thì từ khi đang học trên ghế nhà trường và cho đến khi ra trường, dù họ làm việc gì, ở bất cứ nơi đâu, bất kì Hà Nội còn rộng ra với cả thế giới. Hà Nội là đầu mối giao lưu quốc tế, có đại sứ quán của các nước, có nhều người nước ngoài sinh sống và làm việc, du lịch. Người Hà Nội vừa tự hào về truyền thống thanh lịch của đất đô thành, vừa đại diện cho nhân dân cả nước tự hào giới thiệu về văn hóa Việt Nam, đất nước con người Việt Nam. Người Hà Nội cần hiểu sâu về lịch sử Việt Nam, văn hóa Việt Nam và nét đẹp đặc trưng của văn hóa Hà Nội là thanh lịch; có khả năng giới thiệu với bạn bè bốn phương về văn hóa ẩm thực Hà Nội, đặc biệt là về phở Hà Nội, về cách ăn bằng bát đũa; về cái áo dài duyên dáng, về phố cổ, về Hồ Gươm, về hát chèo, về ca trù và rối nướcThể hiện sự hào hoa, người Hà Nội sẵn sàng đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng về văn hóa của bạn bè, rộng rãi, phóng khoáng trong giao tiếp. Xuất phát từ những lý do trên đã tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH QUA TÁC PHẨM: “ MỘT NGƯỜI HÀ NỘI” CỦA NGUYỄN KHẢI - NGỮ VĂN LỚP 12. III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu nội dung: “GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH QUA TÁC PHẨM: “ MỘT NGƯỜI HÀ NỘI” CỦA NGUYỄN KHẢI- NGỮ VĂN LỚP 12 và qua một số bài học trong môn Ngữ văn lớp 12- THPT để góp phần giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho HS. IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng: Học sinh lớp 12A8 và lớp 12A9 của trường THPT Ba Vì năm học 2011-2012. 2. Phạm vi: Phạm vi của đề tài tập trung vào các bài: Một người Hà Nội- Nguyễn Khải, Mùa lá rụng trong vườn- Ma Văn Kháng trong chương trình Ngữ văn lớp 12. Người Hà Nội ăn uống thanh đạm, thanh cảnh, coi trọng chất lượng hơn coi trọng việc thưởng thức chứ không chỉ đáp ứng nhu cầu về vật chất. Ngay cả khi xơi bát cơm cũng không được xơi đầy, khi ăn phải từ tốn thưởng thức hương vị của từng món, vừa ăn vừa trò chuyện, nhai nuốt thong thả. Họ luôn coi trọng phép lịch sự trong ăn uống nên với người Hà Nội thì “ Lời chào cao hơn mâm cỗ” họ rất coi trọng nề nếp. 2. Người Hà Nội luôn chỉnh tề, nền nã trong trang phục: Họ luôn thể hện sự am hiểu của mình trong trang phục hằng ngày. Cách ăn mặc đẹp phù hợp, lịch sự thể hiện thái độ vừa tự trọng vừa tôn trọng người khác trở thành nét đặc trưng của người Hà Nội. Trang phục của nam nữ của người già và trẻ emluôn giữ được vẻ đẹp trang nhã, hài hòa giản dị. Mỗi người đều ăn vận đúng với vị thế xã hội và nghề nghiệp của mình phù hợp với điều kiện làm việc và hoàn cảnh giao tiếp. Người Hà Nội bao giờ cũng cẩn trọng trong lựa chọn trang phục sao cho quần áo phù hợp với điều kiện thời tiết lại vừa có tính thẩm mĩ cao. Đặc điểm khí hậu bốn mùa đã góp phần giúp Hà Nội trở thành kinh đô thời trang Việt. nét thanh lịch, văn minh trong thưởng thức văn hóa, nghệ thuật, vui chơi giải trí, sắp xếp nơi ăn chốn ở tôn giáo và tín ngưỡng. Người Hà Nội biết giữ gìn sự tôn nghiêm ở lễ hội, nơi chùa chiền, đình miếu. Không chen lấn ồn ào, cười đùa ở nơi thờ tự, tôn trọng đời sống tâm linh nhưng không mê tín dị đoan. Biết ngả mũ nhường đường khi gặp đám tang trên đường. Không mặc cầu kì diêm dúa khi đi đến đám tang. Đi lại nhẹ nhàng ở nơi công cộng nhất là bệnh viện. 5. Người Hà Nội ứng xử thanh lịch, văn minh ở nơi cộng cộng: Hà Nội là nơi diễn ra nhiều hoạt động chính trị- xã hội, văn hóa thể thao, những sự kiện trong nước và quốc tế, có sự tham gia của hàng trăm nghìn người. Người Hà Nội luôn nghiêm cẩn chân thành, tận tình cởi mở, thân thiện hào hoa góp phần làm nên thành công trong các hội nghị quốc tế. Khi tham gia hoạt động tập thể, sinh hoạt văn hóa, trong rạp hát, trong hội nghị, trong thư viện ,trong bảo tàng không nói chuyện riêng, đi lại nhẹ nhàng, xin lỗi khi đi qua mặt người khác. Khi tham gia hoạt động vui chơi, thể dục thể thao như: đá cầu, đá bóng, chơi cầu lông họ luôn chơi hết mình, với tinh thần cao thượng, cổ vũ vô tư trong sáng, tôn trọng kỷ luật không làm phiền người khác. minh là cho Hà Nội thực sự trở thành một không gian văn hóa xứng đáng với truyền thống văn hiến, anh hùng. Là một GV giảng dạy môn Ngữ văn, thông qua một số bài học liên quan đến nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội, tôi đã cung cấp, gửi gắm các thông điệp phong phú về giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa của Hà Nội. Nhằm giúp HS lĩnh hội kiến thức nếp sống văn hóa thanh lịch, văn minh của người Hà Nội cụ thể : HS hiểu được nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội xưa và đối với đời sống của các thế hệ người dân Hà Nội nay như thế nào, thấy được những nét đẹp ấy đã và đang bị mai một như thế nào để có ý thức gìn giữ và phát huy những nét đẹp đó . Bên cạnh đó tôi còn giáo dục cho HS thái độ thân thiện với mọi người, có ý thức bảo vệ bản sắc văn hóa của Hà Nội , ủng hộ những việc làm bảo vệ bản sắc văn hóa của Hà Nội và lên án, tố cáo những hành vi làm mất đi những nét đẹp văn hóa nghìn năm tuổi của Hà Nội. Đồng thời hình thành cho HS kĩ năng phát hiện vấn đề thể hiện nếp sống văn hóa thanh lịch, văn minh của người Hà Nội và ứng xử tích cực với các vấn đề về văn hóa của Hà Nội có trách nhiệm và hành động thiết thực để xây dựng thủ đô Hà Nội giàu đẹp, văn minh, hiện đại, xứng đáng là “ Thành phố vì hòa bình”. III. NGUYÊN TẮC, MỨC ĐỘ, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ NẾP SỐNG THANH LỊCH VĂN MINH CỦA NGƯỜI HÀ NỘI TRONG DẠY MÔN NGỮ VĂN 1. Nguyên tắc Giáo dục nếp sống văn hóa thanh lịch, văn minh của người Hà Nội không phải là một bộ môn riêng biệt mà chỉ là cách tiếp cận bộ môn. Do vậy, khi tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội tôi luôn tuân thủ những nguyên tắc sau: - Chỉ tích hợp với những bài có nội dung thật sự liên quan đến nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội . Nội dung tích hợp phải đảm bảo tính chính xác. - Phương pháp giải quyết vấn đề cộng đồng : cung cấp những thông tin về văn hóa của người Hà Nội và văn hóa ở địa phương nơi các em đang sinh sống và học tập, tổ chức cho HS tham gia vào các lễ hội được tổ chức ở địa phương để góp phần bảo vệ nếp sống văn hóa thanh lịch, văn minh của người Hà Nội . - Phương pháp nêu gương: Muốn nét đẹp văn hóa thanh lịch, văn minh của người Hà Nội được tồn tại mãi mãi giúp học sinh hiểu và gìn giữ thì bản thân GV phải gương mẫu. - Phương pháp tiếp cận kĩ năng sống gìn giữ nếp sống thanh lịch, văn minh. IV. MỘT SỐ BÀI HỌC TÍCH HỢP, LỒNG GHÉP GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH VĂN MINH CỦA NGƯỜI HÀ NỘI TRONG MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 1. Hệ thống những bài học có nội dung giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội. Như trên đã nói, kiến thức giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội trong môn Ngữ văn lớp 12 không được trình bày cụ thể trong từng bài rõ ràng mà được mà phải tích hợp và lồng ghép vào nội dung bài giảng. Khảo sát toàn bộ nội dung chương trình Ngữ văn lớp 12, tôi thấy có 2 bài học có thể tích hợp được nội dung này đó là các bài: Một người Hà Nội- Nguyễn Khải, Mùa lá rụng trong vườn- Ma Văn Kháng. 2. Vận dụng 2.1 Bài: Mùa lá rụng trong vườn- Ma Văn Kháng. Mục đích của tôi khi dạy bài này là muốn HS vận dụng những kĩ năng, những hiểu biết của mình nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội để hiểu nội dung của bài. Tôi áp dụng đúng nguyên tắc dạy học bộ môn để đảm bảo đây là giờ đọc hiểu tác phẩm văn học. Đồng thời, tôi đã vận dụng mức độ tích hợp toàn phần và liên hệ, vận dụng phương pháp tiếp cận kĩ năng giáo dục nếp
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_nep_song_thanh_lich_van_minh.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh qua tác phẩm “Một người Hà Nội” của Ngu.pdf