Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kỹ năng phòng chống một số thiên tai ở Việt Nam qua các bài học trong chương trình Địa lí lớp 12

pdf 49 trang sk12 08/04/2025 280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kỹ năng phòng chống một số thiên tai ở Việt Nam qua các bài học trong chương trình Địa lí lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kỹ năng phòng chống một số thiên tai ở Việt Nam qua các bài học trong chương trình Địa lí lớp 12

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kỹ năng phòng chống một số thiên tai ở Việt Nam qua các bài học trong chương trình Địa lí lớp 12
 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 Đề tài: 
“GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG MỘT SỐ THIÊN TAI QUA 
 CÁC BÀI HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ 12” 
 (LĨNH VỰC: ĐỊA LÍ) 
 Tác giả: 1. Phạm Thị Yến 
 2. Trương Tô Hoài 
 Tổ chuyên môn: Khoa học xã hội 
 Điện thoại: 0919567947; 0915128930 
 Năm học: 2020 - 2021 2.3.3. Kỹ năng phòng chống ngập lụt ........................................................... 16 
2.3.4. Kỹ năng phòng chống hạn hán ............................................................ 17 
2.3.5. Kỹ năng phòng chống động đất .......................................................... 17 
3. Tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai qua các bài dạy 
Địa Lí 12 ...................................................................................................... 17 
4. Thực trạng vấn đề ..................................................................................... 18 
4.1 Đặc điểm nhận thức của học sinh ........................................................... 18 
4.2. Mục đích, nội dung, phương pháp điều tra............................................. 18 
4.2.1. Mục đích điều tra ................................................................................ 18 
4.2.2.Nội dung điều tra ................................................................................. 18 
4.2.3.Phương pháp điều tra ........................................................................... 19 
4.2.4. Tổ chức điều tra .................................................................................. 19 
4.2.5. Kết quả điều tra .................................................................................. 19 
5. Các biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai qua các bài dạy Địa 
lí lớp 12 .................................................................................................. 20 
5.1. Nguyên tắc lựa chọn nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai 
qua môn Địa lí lớp 12 ................................................................................... 20 
5.1. 1. Bám sát nội dung chương trình Địa lí lớp 12 ..................................... 20 
5.1.2. Những vấn đề, những nội dung và vấn đề có liên quan đến thiên tai mà 
sách giáo khoa Địa lí 12 có đề cập ................................................................ 20 
5.1.3. Không làm biến tính nội dung môn học, không biến bài học Địa lí 12 
thành bài giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai ........................................ 21 
5.1.4. Kế thừa và phát huy những kiến thức về phòng chống thiên tai đã có 
ở học sinh, tăng cường liên hệ thực tế địa phương ........................................ 21 
5.2. Các nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai trong chương trình 
Địa lí lớp 12 ................................................................................................. 21 
5.2.1. Cơ sở xác định nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai ....... 21 
5.2.2. Xác định nội dung cụ thể về giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai 
 2 
 I. PHẦN MỞ ĐẦU 
1. Lý do chọn đề tài 
 Biến đổi khí hậu toàn cầu là một trong những vấn đề được nhiều nước trên trên 
thế giới quan tâm. Đặc biệt là biểu hiện của nó chính là thiên tai ngày càng trở nên 
khốc liệt hơn về cường độ cũng như phạm vi ảnh hưởng. Báo cáo môi trường quốc 
gia mới đây nhất khẳng định: Biến đổi khí hậu là nguyên nhân gây ra những thiên tai 
lớn, dị thường, vượt qua những hiểu biết hiện tại của con người như: bão, lũ, động 
đất, sóng thần... xảy ra thường xuyên hơn tại nhiều nơi trên thế giới và cùng với nó, 
thiệt hại về kinh tế cũng như sinh mạng ngày một nhiều hơn, diễn biến phức tạp hơn, 
gây hậu quả khó lường. 
 Việt Nam nằm ở vùng nội chí tuyến, với khí hậu nhiệt đới gió mùa, là một 
trong 5 trung tâm bão lớn của thế giới, hàng năm nước ta phải đối mặt với nhiều loại 
hình thiên tai thường xuyên như: áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, lũ quét, ngập lụt, lốc xoáy, 
mưa đá, động đất, sạt lở đất, hạn hán, cháy rừng, xâm nhập mặn Những năm gần 
đây diễn biến thiên tai và thời tiết lại ngày càng có nhiều biểu hiện bất thường và 
phức tạp hơn, đó là sự đa dạng về loại hình, sự gia tăng về cường độ và tần suất thiên 
tai. Theo số liệu thống kê trong hơn 30 năm qua, thiên tai xảy ra ở khắp các khu vực 
trên cả nước đã gây ra nhiều tổn thất về người, tài sản, cơ sở hạ tầng, về kinh tế, văn 
hóa, xã hội, tác động xấu đến môi trường, đẩy một bộ phận dân chúng quay trở lại 
ranh giới nghèo đói. Có thể nói thiệt hại do thiên tai gây ra là rất nghiêm trọng, tuy 
nhiên ý thức của người dân về phòng chống thiên tai lại còn rất nhiều hạn chế. Vì vậy 
việc tuyên truyền và giáo dục những kỹ năng phòng chống thiên tai cho toàn dân, đặc 
biệt đưa nội dung này vào trường học để giáo dục, rèn luyện cho học sinh có ý nghĩa 
vô cùng quan trọng và cấp thiết của nhà trường phổ thông. 
 Trong những năm gần đây, vấn đề phòng chống thiên tai đã nhận được sự 
quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng và Nhà nước thể hiện qua nhiều chương trình, 
chiến lược tầm cỡ quốc gia để cùng với người dân đối mặt với thách thức to lớn này 
như: Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, Chiến lược quốc 
gia về biến đổi khí hậu...trong đó chủ trương phòng chống và giảm nhẹ hậu quả thiên 
tai dựa vào cộng đồng được đặc biệt nhấn mạnh. 
 Địa lí là một trong những môn học có cơ hội giáo dục kỹ năng phòng chống 
thiên tai tốt cho học sinh, vì nội dung môn học có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến 
thiên tai. Tuy nhiên dạy học môn Địa lí suốt thời gian dài chưa quan tâm mấy đến vấn 
đề này. Phần lớn chỉ dừng lại để học sinh “nghe qua cho biết”. Trước tình hình thời 
tiết diễn biến phức tạp, thiên tai liên tục ở nhiều nơi trên thế giới, phần kiến thức về 
thảm họa thiên nhiên được đưa vào chương trình. Tuy nhiên, các kiến thức này chủ 
 4 
 5. Phương pháp nghiên cứu. 
 - Phương pháp thử nghiệm. 
 - Phương pháp thu thập số liệu. 
 - Phương pháp xử lí số liệu. 
 - Thông qua kinh nghiệm thực hiện giảng dạy bộ môn. 
6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu 
 - Hướng tiếp cận: Giáo dục thiên tai cho học sinh trung học phổ thông ngay 
trong các bài học và liên hệ thực tiễn địa phương. Các nội dung thực hiện hoạt động 
dạy học mà giáo viên hướng dẫn đều xuất phát và gắn liền với không gian sống của 
các em. 
 - Tổng hợp và đưa ra các giải pháp giáo dục thiên tai cho học sinh trung học phổ 
thông. 
 Sáng kiến chưa được công bố ở bất cứ cuộc thi hay tạp chí nào. 
II. PHẦN NỘI DUNG 
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc giáo dục kĩ năng phòng chống thiên tai qua 
các bài học Địa lí lớp 12 
1.1. Thiên tai và các loại thiên tai thường có ở Việt Nam 
1.1.1 Khái niệm thiên tai 
 Thiên tai là hiện tượng gây nên sự tàn phá và thảm họa bất ngờ trên diện rộng. 
Thiên tai do tự nhiên gây ra gồm các tai họa như bão, lũ lụt, hạn hán, bão tuyết, lốc 
xoáy, động đất, sóng thần...có thể ảnh hưởng tới môi trường và dẫn tới những thiệt hại 
về tài chính, môi trường và con người. 
1.1.2. Các loại hình thiên tai thường gặp ở Việt Nam 
 Báo cáo môi trường quốc gia mới đây nhất khẳng định, do tác động của biến 
đổi khí hậu những năm gần đây thiên tai lớn, dị thường, vượt qua những hiểu biết 
hiện tại của con người, đã xảy ra ngày một thường xuyên hơn, diễn biến phức tạp hơn, 
gây hậu quả khó lường. Các hiện tượng thiên tai phổ biến và gây thiệt hại lớn như: 
bão, ngập lụt, lũ quét, hạn hán, động đất, sóng thần, dông, lốc, 
1.1.2.1. Bão 
 Bão: là một vùng gió xoáy, có đường kính tới hàng trăm kilômét, hình thành 
trên vùng biển nhiệt đới. Ở bắc bán cầu, gió thổi xoáy vào trung tâm theo hướng 
ngược chiều kim đồng hồ. 
 6 
 Hình 2. Ngập lụt ở Hưng Lam( Xã Xuân Lam- Hưng Nguyên) 
 Nguyên nhân: Lụt có thể do thủy triều, nước biển dâng do bão. Lụt có thể xuất 
hiện khi nước trong sông, hồ tràn qua đê hoặc gây vỡ đê làm cho nước tràn vào các 
vùng đất được đê bảo vệ. Trong khi kích thước của hồ hoặc các vực nước có thể thay 
đổi theo mùa phụ thuộc vào giáng thủy hoặc tuyết tan, nó không có nghĩa là lũ lụt trừ 
khi lượng nước này tràn ra gây nguy hiểm cho cho các vùng đất như làng, thành phố 
hoặc khu định cư khác. 
 Hiện nay ở Việt Nam vùng chịu ngập lụt nhiều nhất là đồng bằng sông Hồng. 
Do diện mưa bão rộng, lũ tập trung trong các hệ thống sông lớn, mặt đất thấp, xung 
quanh có đê sông, đê biển bao bọc. Mức độ đô thị hóa cao cũng làm cho mức độ ngập 
lụt nghiêm trọng hơn. Ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long không chỉ do mưa lũ gây 
ra mà còn do triều cường. Vì vậy khi tiến hành tiêu nước chống nhập lụt ở đồng bằng 
sông Cửu Long, cần tính đến các công trình thoát lũ và ngăn thủy triều. Ở Trung Bộ, 
nhiều vùng trũng ở Bắc Trung Bộ và đồng bằng hạ lưu các sông lớn Nam Trung Bộ 
cũng bị ngập lụt mạnh vào các tháng IX – X do mưa bão, nước biển dâng và nước lũ 
nguồn về. 
 8 
 tháng IX – XI lũ quét cũng xảy ra nhiều nơi, điển hình: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng 
Bình,Quảng Trị, Thừa Thiên -Huế, Quảng Nam. 
 Lũ quét thường phá huỷ nặng nề các công trình giao thông, thuỷ lợi, nông 
nghiệp và các công trình hạ tầng cơ sở. Đặc biệt, đất đá và dòng bùn có lúc, có nơi đã 
vùi lấp hoặc làm xói lở một diện tích lớn đất đai nông nghiệp, hoa màu, dẫn tới làm 
gián đoạn sản xuất nông nghiệp, giảm năng suất và sản lượng lương thực, có nơi 
ruộng đồng bị xói lở hoặc bị đất đá vùi lấp từ 1 – 2m đã làm mất hẳn diện tích canh 
tác. Những điều này có thể dẫn đến nạn phá rừng tiếp tục gia tăng để khai thác đất đai 
hoặc gia tăng các hoạt động phá rừng vô tổ chức để tìm kiếm các nguồn lợi khác 
nhằm thay thế phần đất đai đã mất. 
1.1.2. 4. Hạn hán 
 Hạn hán: Là hiện tượng lượng mưa thiếu hụt nghiêm trọng kéo dài, làm giảm 
hàm lượng ẩm trong không khí và hàm lượng nước trong đất, làm suy kiệt dòng chảy 
sông suối, hạ thấp mực nước ao hồ, mực nước trong các tầng chứa nước dưới đất gây 
ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng, làm môi trường suy thoái gây đói 
nghèo dịch bệnh... 
 Hình 4. Hạn hán ở Hưng Thông- Hưng Nguyên 
 Nguyên nhân: Do khí hậu thời tiết bất thường gây nên lượng mưa thường 
xuyên ít ỏi hoặc nhất thời thiếu hụt. Do con người gây ra: tình trạng phá rừng bừa bãi 
làm mất nguồn nước ngầm dẫn đến cạn kiệt nguồn nước, việc trồng cây không phù 
hợp, vùng ít nước cũng trồng cây cần nhiều nước (như lúa) làm cho việc sử dụng 
nước quá nhiều, dẫn đến việc cạn kiệt nguồn nước, thêm vào đó công tác quy hoạch 
 10 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_ky_nang_phong_chong_mot_so_th.pdf