Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 qua tổ chức hoạt động trải nghiệm các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Yên Thành

pdf 55 trang sk12 08/04/2025 300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 qua tổ chức hoạt động trải nghiệm các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Yên Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 qua tổ chức hoạt động trải nghiệm các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Yên Thành

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 qua tổ chức hoạt động trải nghiệm các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Yên Thành
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
 TRƯỜNG THPT YÊN THÀNH 3 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Tên đề tài: 
 GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH LỚP 12 
 QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CÁC LÀNG NGHỀ 
TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN THÀNH 
 Năm thực hiện: 2020- 2021 
 1 
 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN 
Nội dung Viết tắt 
Công nghiệp hóa – hiện đại hóa CNH- HĐH 
Giáo dục hướng nghiệp GDHN 
Giáo viên GV 
Giáo dục đào tạo GDĐT 
Học sinh HS 
Nghiên cứu bài học NCBH 
Trung học phổ thông THPT 
Thực nghiệm TN 
Sách giáo khoa SGK 
Kiểm tra đánh giá KTĐG 
Giáo dục và đào tạo GD& ĐT 
Trung học cơ sở THCS 
 3 
 thắng trên quê hương Yên Thành 
2.1. Cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm 23 
2.2. Các nội dung của hoạt động trải nghiệm 26 
2. 3. Giáo án thể nghiệm 35 
III. KẾT LUẬN 45 
3.1. Hiệu quả của đề tài 45 
3.2. Khả năng nhân rộng 48 
3.3. Những kiến nghị 48 
 5 
 Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Giáo dục 
hướng nghiệp cho học sinhlớp 12 qua tổ chức hoạt động trải nghiệm các làng 
nghề truyền thống trên địa bàn huyện Yên Thành”. 
2. Tính mới và đóng góp của đề tài: 
 - Sáng kiến đã tích hợp những nét cơ bản về nghề truyền thống giúp học sinh 
cónhững hiểu biết về giá trị, thực trạng và giải pháp để phát triển nghề truyền 
thống ở địa phương nói riêng và Việt Nam nói chung. Từ đó góp phần gìn giữ và 
phát huy nghề truyền thống. Đồng thời có thêm lựa chọn để định hướng nghề 
nghiệp cho tương lai. 
 - Các làng nghề truyền thống mà các em trải nghiệm là những địa chỉ chưa 
được khai thác hoặc chỉ mới khai thác ở mức độ cầm chừng. Và với những địa chỉ 
này, nguồn tư liệu trong sách giáo khoa chưahề có và nguồn tài liệu tham khảo 
cũng không có nhiều. 
 - Nội dung dạy học trên lớp và nội dung tiến hành trải nghiệm được diễn ra 
trong cùng một khoảng thời gian. Từ đó, đảm bảo tính liền mạch giữa kiến thức địa 
lí trong sách giáo khoa với kiến thức địa lí địa phương và tính liên hệ thực tiễn. 
 - Sáng kiến chưa được công bố ở bất cứ cuộc thi hay tạp chí nào. 
3.Mục đích, nhiệm vụ của đề tài: 
 - Nghiên cứu cách thức tổ chức giáo dục hướng nghiệp và các nội dung của 
loại hình hoạt động trải nghiệm tại các làng nghề truyền thống ở địa phương. Từ đó 
khơi dậy hứng thú học tập của học sinh và định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù 
hợp với năng lực của bản thân và cơ hội của nghề. 
 - Góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng 
lực. 
 - Giúp HS tăng thêm hiểu biết về các làng nghề truyền thống; giá trị kinh tế - 
xã hội, giá trị phi vật thể của nghề truyền thống. 
4. Phạm vi nghiên cứu: 
 - Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại trường sở tại là trường THPT (trung 
học phổ thông) Yên Thành 3 
 - Đối tượng áp dụng: Giáo dục hướng nghiệp qua hoạt động trải nghiệm thực 
tế cho học sinh lớp 12 tại một số làng nghề truyền thống trên quê hương Yên 
Thành–trên địa bàn các xã thuộc địa phận trường đóng và có học sinh đang theo 
học tại trường. 
5. Thời gian nghiên cứu: 
 Sáng kiến được nghiên cứu và thực hiện trong năm học 2019 – 2020 và 
2020 – 2021. 
6. Phương pháp nghiên cứu: 
 7 
 PHẦN II. NỘI DUNG 
 Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giáo dục hướng nghiệp 
 cho học sinh qua tổ chức hoạt động trải nghiệm các làng nghề truyền thống 
 trên địa bàn huyện Yên Thành 
1.1Cơ sở lí luận 
1.1.1. Khái niệm về giáo dục hướng nghiệp 
 Hướng nghiệp là các hoạt động nhằm hỗ trợ mọi cá nhân chọn lựa và phát 
triển chuyên môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng của bản thân, đồng thời 
đáp ứng nhu cầu nhân lực cho tất cả các lĩnh vực nghề nghiệp (thị trường lao động) 
ở cấp độ địa phương và quốc gia. 
 Giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của giáo dục toàn diện giúp mỗi 
học sinh có sự hiểu biết về tính chất của ngành nghề mà mình hướng tới, biết phân 
tích thị trường hoạt động và tháo gỡ vướng mắc hoặc rèn luyện bản thân, từ đó mỗi 
học sinh tự xác định được đâu là nghề nghiệp phù hợp hoặc không phù hợp với 
mình. 
 Trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT, hoạt động tư vấn 
nghề có liên quan tới hiệu trưởng, ban hướng nghiệp, giáo viên chủ nhiệm, giáo 
viên bộ môn, thư viện, y tế,... Trong đó, hiệu trưởng là người phụ trách chung về 
các hoạt động hướng nghiệp trong nhà trường, hoạt động tư vấn học đường... Hiệu 
trưởng có trách nhiệm thông qua và ký các quyết định về kế hoạch tiến hành các 
hoạt động tư vấn trong và ngoài trường. Ban hướng nghiệp chịu trách nhiệm thu 
thập xử lý những thông tin do các bộ phận cung cấp, đưa ra những nhận định, đánh 
giá sơ bộ về xu hướng nghề của học sinh. 
1.1.2. Các hình thức giáo dục hướng nghiệp 
 Trong các mục tiêu chung của giáo dục toàn diện hiện nay, giáo dục hướng 
nghiệp là một bộ phận quan trọng. Giáo dục hướng thường thực hiện thông qua 4 
hình thức: qua các môn học, các hoạt động ngoại khóa, qua lao động sản xuất, qua 
giới thiệu ngành nghề. 
(1) Hướng nghiệp qua các môn học 
 Hầu hết các môn học đều có thể và cần phải giáo dục hướng nghiệp một cách 
thích hợp, qua các kiến thức khoa học mà cung cấp cho HS những tri thức về tiềm 
năng đất nước, khả năng và thành tựu của nhân dân trong lao động, sự phát triển 
các ngành nghề nông nghiệp, tiểu thủ công, công nghiệp then chốt; giáo dục ý thức 
chọn ngành, chọn nghề đúng đắn. 
 Đặc biệt qua các môn học ở trường THPT như Công nghệ, vật lí, nghề tin 
học, nghề làm vườn Cần giới thiệu cho học sinh các nghề cơ bản có liên quan 
trực tiếp tới môn học và tổ chức cho học sinh thực hành kỹ thuật, sản xuất trong 
những ngành nghề: trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, điện, lập trình. 
 9 
 8 Tháng 4 Tìm hiểu một số nghề thuộc lĩnh vực xây dựng. 
 9 Tháng 5 Nghề tương lai của tôi. 
 Bảng: Các chủ đề hướng nghiệp ở học sinh THPT 
 - Khi giới thiệu nghề nghiệp, cần tập trung vào một số điểm cơ bản như vị 
trí, vai trò, triển vọng, những hoạt động cơ bản của nghề; những phẩm chất năng 
lực lao động cần có, những môn học phổ thông cần thiết đối với nghề... 
 - Nhà trường và tổ hướng nghiệp tự sưu tầm, sử dụng tài liệu, sách báo, tranh 
ảnh, phim, vô tuyến truyền hình, dựa vào các cơ sở sản xuất, phụ huynh HS, cán 
bộ kỹ thuật của địa phương để giới thiệu nghề cho HS. 
(4) Hướng nghiệp qua hoạt động lao động sản xuất 
 Thông qua lao động sản xuất, giáo dục quan điểm, thái độ, ý thức lao động 
cho HS; trên cơ sở đó giáo dục ý thức đúng đắn đối với nghề nghiệp, tạo điều kiện 
cho HS tiếp xúc với nghề và lao động trong các dạng nghề nghiệp khác nhau, phát 
triển hứng thú, năng lực của học sinh đối với một vài dạng lao động nhất định, 
hướng dẫn HS lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế và phù 
hợp với năng lực của bản thân. 
 Các trường cần tích cực tổ chức hướng dẫn HS lao động sản xuất, chấm dứt 
những hình thức lao động tuỳ tiện, gắn nội dung lao động với phương hướng sản 
xuất và các nghề đang cần phát triển. Các trường vừa học vừa làm càng phải cần 
nâng cao chất lượng và có tác dụng thực sự hướng nghiệp. 
 Ở vùng nông thôn cần chú trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư 
nghiệp, tiểu thủ công như các nghề trồng trọt, chăn nuôi: trồng cây lương thực, cây 
lấy gỗ, cây thuốc nam, xây dựng vườn cây, ao cá Bác Hồ, chăn nuôi gia cầm, gia 
súc...; nghề phổ biến như mộc, nề, rèn, cơ khí...; nghề truyền thống, xuất khẩu đan, 
thêu... Ở thành phố và vùng công nghiệp là ngành công nghiệp, tiểu công nghiệp, 
thủ công nghiệp, dịch vụ... 
 Các trường phải chủđộng lên kế hoạch kết hợp với các cơ sở sản xuất của 
địa phương như hợp tác xã nông lâm trường, nhà máy, xí nghiệp, cơ sởđào tạo 
nghề, trang trại, trạm thí nghiệm nhằm tạo điều kiện cho HS có thể tham gia lao 
động sản xuất ngành nghề gắn bó với địa phương. Ngoài ra, các địa phương cần 
trang bị kỹ thuật tối thiểu để cung cấp cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp học 
sinh trường THPT trên địa bàn. 
 Qua nghiên cứu bốn hình thức hướng nghiệp trên, tôi nhận thấy mỗi hình 
thức đều có những ưu điểm riêng, nhưng khi giáo dục hướng nghiệp cho học sinh 
THPT nên kết hợp 4 hình thức một cách hợp lí thì mới có hiệu quả cao. Tuy nhiên 
tùy từng điều kiện để chọn hình thức nào là chính cho phù hợp. Trong khuôn khổ 
đề tài nghiên cứu của mình, tôi áp dụng hai hình thức hướng nghiệp chính là qua 
 11 
 giờ học, trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục theo nghĩa 
hẹp, hình thành ý thức, phẩm chất, giá trị sống, hay các năng lực tâm lý xã hội... 
 Hoạt động dạy học là quá trình người dạy tổ chức và hướng dẫn hoạtđộng 
học của người học nhằm giúp người học lĩnh hội tri thức khoa học, kinh nghiệm 
của xã hội loài người để phát triển trí tuệ và hoàn thiện nhân cách người học. 
 Như vậy, hoạt động dạy học chủ yếu nhằm phát triển mặt trí tuệ, hoạt động 
giáo dục theo nghĩa hẹp chủ yếu nhằm phát triển mặt phẩm chất đạo đức, đời sống 
tình cảm. Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, hoạt động giáo dục 
(nghĩa hẹp) thực hiện các mục tiêu giáo dục thông qua một loạt các hoạt động như 
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động tập thể 
 Theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới, hoạt động giáo dục 
(theo nghĩa rộng) bao gồm hoạt động dạy học và các mục tiêu của hoạt động giáo 
dục (nghĩa hẹp) nói trên sẽ được thực hiện chỉ trong một hoạt động có tên gọi là 
hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Như vậy, hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ thực 
hiện tất cả các mục tiêu và nhiệm vụ của các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, 
hoạt động tập thể,... và thêm vào đó là những mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục của 
giai đoạn mới. Vậy khái niệm hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo trong nhà 
trường phổ thông có thể được hiểu là “các hoạt động giáo dục thực tiễn được tiến 
hành song song với hoạt động dạy học trong nhà trường. Hoạt động trải nghiệm 
sáng tạo là một bộ phận của quá trình giáo dục, được tổ chức ngoài giờ học các 
môn văn hóa trên lớp và có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học. 
Thông qua các hoạt động thực hành, những việc làm cụ thể và các hành động của 
học sinh, hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ khai thác kinh nghiệm của mỗi cá 
nhân, tạo cơ hội cho các em vận dụng một cách tích cực những kiến thức đã học 
vào thực tế và đưa ra được những sáng kiến của mình, từ đó phát huy và nuôi 
dưỡng tính sáng tạo của mỗi cá nhân của học sinh”. 
 Từ khái niệm này cho thấy, so với các hoạt động ngoài giờ lên lớp đang 
được tiến hành hiện nay trong trường phổ thông thì hoạt động trải nghiệm sáng tạo 
sẽ phong phú hơn cả về nội dung, phương pháp và hình thức hoạt động. Đặc biệt 
mỗi hoạt động phải phù hợp với mục tiêu phát triển những phẩm chất, năng lực 
nhất định của học sinh. 
 Hiệp hội “Giáo dục trải nghiệm” quốc tế định nghĩa về học qua trải nghiệm 
“là một phạm trù bao hàm nhiều phương pháp trong đó người dạykhuyến khích 
người học tham gia các trải nghiệm thực tế, sau đó phản ánh, tổng kết lại để tăng 
cường hiểu biết, phát triển kĩ năng, định hình các giá trị sống và phát triển các 
năng lực bản thân, tiến tới đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội” 
 Hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo còn được hiểu là “hoạt độnggiáo 
dục, trong đó, từng cá nhân học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong môi 
trường nhà trường cũng như môi trường gia đình và xã hội dưới sự hướng dẫn và 
tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân 
 13 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_huong_nghiep_cho_hoc_sinh_lop.pdf