Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục chủ quyền biển đảo, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển cho học sinh qua dạy học môn Địa lí lớp 12 THPT
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục chủ quyền biển đảo, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển cho học sinh qua dạy học môn Địa lí lớp 12 THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục chủ quyền biển đảo, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển cho học sinh qua dạy học môn Địa lí lớp 12 THPT

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN ––––––––––––––––––––––––– SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: GIÁO DỤC CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO, SỬ DỤNG HỢP LÍ NGUỒN TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN CHO HỌC SINH QUA DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 12 - THPT LĨNH VỰC: ĐỊA LÍ NĂM THỰC HIỆN: 2020- 2021 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Nội dung Viết tắt Trung học phổ thông THPT Trung học cơ sở THCS Học sinh HS Giáo viên GV Giáo dục công dân GDCD Giáo dục quốc phòng an ninh GDQPAN Sáng kiến kinh nghiệm SKKN Hoạt động HĐ Giao thông vận tải GTVT Kinh tế KT Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CHXHCN PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài Căn cứ vào Nghị quyết số 29 - NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” Căn cứ văn bản chỉ đạo của các cấp; nội dung trọng tâm giáo dục phổ thông năm học 2020 - 2021 của Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An. Xuất phát từ mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của chương trình giáo dục phổ thông 2018; thực trạng dạy học Địa lí và nghĩa thực tiễn dạy học biển đảo trong bộ môn Địa lí ở trường phổ thông. Vấn đề chủ quyền biển đảo, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển không chỉ là vấn đề cần chú ý ở nước ta nói chung mà ngay tại từng địa phương nói riêng, đặc biệt các địa phương có biển. Thực trạng dạy học vấn đề này rất cấp thiết nhưng lại chưa được chú ý, quan tâm đúng mức. Vì vậy việc giáo dục về chủ quyền biển đảo, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển cho học sinh qua dạy học Địa lí lớp 12 THPT là hết sức quan trọng, cần thiết. Qua khảo sát cho thấy việc giáo dục vấn đề này cho học sinh ở các trường phổ thông hiện nay còn rất hạn chế, học sinh cũng chưa thực sự chú trọng tìm hiểu. Địa lí là môn học có nhiều điều kiện thuận lợi để tích hợp. Vì vậy việc lồng ghép nội dung kiến thức bài học với giáo dục ý thức, trách nhiệm cho học sinh đối với chủ quyền biển đảo, bảo vệ môi trường và tài nguyên biển nước ta nói chung và quê hương các em nói riêng không chỉ có ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống mà còn tiếp cận với nội dung, phương pháp dạy học của chương trình giáo dục phổ thông 2018, đó là dạy học tích hợp, gắn liền với thực tiễn; theo định hướng phát triển các phẩm chất, năng lực cần có của người học sinh. Vì vậy, tác giả chọn và nghiên cứu đề tài “Giáo dục chủ quyền biển đảo, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển cho học sinh qua dạy học môn Địa lí lớp 12 THPT” làm SKKN. II. Lịch sử nghiên cứu Giáo dục chủ quyền biển đảo, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển cho học sinh đã được triển khai từ năm 2015. Các môn học Địa lí, Lịch sử, GDCD, Văn học, GDQPAN... đã tích hợp trong từng nội dung của bài học, tuy nhiên việc tích hợp cụ thể như thế nào chưa được tiến hành chi tiết mà chỉ mang tính chung chung, phụ thuộc vào cách tiếp cận của từng giáo viên, cách chỉ đạo thực hiện từng nhà trường. 1 - Nghiên cứu thực tiễn + Khảo sát tình hình giáo dục chủ quyền biển đảo, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển cho học sinh ở môn địa lý cấp THPT trên địa bàn Thị xã Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu. + Thực nghiệm sư phạm: Tiến hành dạy học thực nghiệm, các hoạt động ngoại khóa với những đối tượng học sinh lớp 12 THPT cụ thể ở các trường: Trường THPT Hoàng Mai; Trường THPT Hoàng Mai II; Trường THPT Quỳnh Lưu II, Trường THPT Quỳnh Lưu III nhằm đánh giá hiệu quả của đề tài. - Phương pháp tổng hợp đánh giá Trên cơ sở phân tích các thông tin, số liệu thu thập được, tác giả tiến hành tổng hợp, so sánh, đánh giá kết quả. VI. Đóng góp của đề tài - Đề tài góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức của học sinh về chủ quyền biển đảo, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển hiện nay, đồng thời hình thành cho các em những kiến thức, kĩ năng cần thiết, từ đó vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học vào cuộc sống góp phần phát triển phẩm chất yêu nước, ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, giảm thiểu những tác hại của vấn đề ô nhiễm môi trường biển, biết đánh giá và sử dụng hợp lý tài nguyên biển của chúng ta. - Đề tài cung cấp thêm kinh nghiệm trong việc thiết kế và giảng dạy các bài học theo hướng giáo dục ý thức, kĩ năng cho học sinh góp phần phát triển năng lực người học ở trường THPT. Đồng thời, góp phần cải thiện chất lượng dạy học, nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện. 3 Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an - Vùng biển và thềm lục địa của nước ta ninh quốc phòng ở Biển Đông và giàu tài nguyên. các đảo, quần đảo. - Các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển. - Khai thác tổng hợp các tài nguyên biển và hải đảo. - Hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề biển và thềm lục địa. Bài 44: Địa lí tỉnh Nghệ An - Vị trí địa lí. - Vai trò kinh tế biển đối với các huyện, thị xã giáp biển. 2. Căn cứ vào Chương trình giáo dục phổ thông 2018 a) Trong chương trình lớp 9, nội dung dạy học Biển đảo được thể hiện rõ trong 2 chủ đề: - Chủ đề riêng môn Địa lí: Gồm các nội dung chính sau: + Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo: Ở nội dung này yêu cầu cần trình bày được trên sơ đồ các vùng biển quốc gia; xác định trên bản đồ các huyện đảo và các tỉnh có các huyện đảo đó. + Phát triển tổng hợp kinh tế biển: Trình bày được nội dung phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển; ý nghĩa của việc phát triển tổng hợp kinh tế biển đảo đối với việc bảo vệ tài nguyên, môi trường và giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. + Khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đảo: Phân tích được vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường và giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. - Chủ đề chung Lịch sử - Địa lí: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. + Chứng cứ lịch sử, pháp lí về chủ quyền biển đảo của Việt Nam: Trình bày được những chứng cứ lịch sử, pháp lí về chủ quyền biển đảo Việt Nam. + Vai trò chiến lược của biển đảo Việt Nam: Nêu được vai trò chiến lược của biển đảo Việt Nam trong việc khẳng định và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. Có hành động cụ thể thể hiện trách nhiệm đối với việc bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. 5 3.2. Về phương pháp điều tra Sử dụng phiếu điều tra, trao đổi trực tiếp với GV, HS, quan sát, dự giờ... Sau khi xử lý các nguồn thông tin điều tra, kết quả điều tra thực tế đã cho phép tôi rút ra một số kết luận về các vấn đề đã đặt ra như sau: - Về phía giáo viên: Khi hỏi về sự cần thiết phải giáo dục cho HS về chủ quyền biển, đảo trong dạy học Địa lí lớp 12 THPT: 100% GV được hỏi đều cho rằng đây là việc làm rất cần thiết, từ đó cho thấy GV đã nhận thức vai trò môn Địa lí trong dạy học biển - đảo Về sử dụng phương pháp dạy học: Có 50% ý kiến cho rằng cần sử dụng linh hoạt, hiệu quả các phương pháp dạy học kết hợp giữa dạy học hiện đại và truyền thống nhằm phát huy được tính tích cực, độc lập của HS. Tuy nhiên vẫn còn một số GV có ý kiến không muốn đổi mới phương pháp dạy, vẫn muốn sử dụng phương pháp truyền thống vì tốn thời gian. Khi hỏi về hình thức để giáo dục cho HS về chủ quyền biển, đảo trong dạy học 80% ý kiến GV cho rằng muốn thực hiện việc giáo dục chủ quyền biển, đảo cho HS trong bài học chính khóa, 20% ý kiến GV chọn hình thức ngoại khóa để tuyên truyền giáo dục về vấn đề này. Qua phân tích kết quả điều tra, cho thấy giáo viên vẫn ngại thay đổi phương pháp và hình thức dạy học. - Về phía học sinh: Kết quả thu được từ phiếu điều tra HS về sự cần thiết của việc được học chủ quyền biển, đảo trong chương trình môn Địa lí, trong các hoạt động ngoại khóa. Khi hỏi hiểu biết của các em về những vấn đề cơ bản nhất liên quan đến biển, đảo Việt Nam cũng như những tài liệu chứng minh cho chủ quyền của nước ta đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: Chỉ có khoảng 30% HS trả lời đúng, còn lại đa số các em trả lời sai hoặc không trả lời. Khi đề cập tới các hình thức giáo dục chủ quyền biển, đảo đã được tổ chức trong nhà trường: Có 90% ý kiến HS cho rằng đã đưa vào chương trình nội khóa dạy lồng ghép trong một số môn học như Lịch sử, Giáo dục công dân, Địa lý, Giáo dục quốc phòng; 10% HS cho rằng nhà trường đã tiến hành tổ chức hoạt động ngoại khóa. Về hình thức giáo dục chủ quyền biển, đảo gây hứng thú cho HS: Đa số các em cho rằng hình thức tổ chức ngoại khóa gây nhiều hứng thú cho các em trong học tập (80%), một số ít (20%) cho rằng bài học nội khóa. Vấn đề giáo dục chủ quyền biển, đảo trong trường phổ thông hiện nay chưa đồng bộ, cơ bản chưa được tiến hành. Điều này dẫn tới việc tiếp thu của HS thực sự chưa thấu đáo. Bên cạnh đó, trong hoạt động ngoại khóa, nhiều 7 quan khoa học, lòng yêu nước, tình yêu thiên nhiên, tình cảm yêu thương người lao động, thái độ tôn trọng những giá trị nhân văn khác nhau; ý thức, niềm tin, trách nhiệm và hành động cụ thể trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; rèn luyện cho học sinh các đức tính chăm chỉ, trung thực trong học tập và nghiên cứu khoa học. - Phương pháp hình thành, phát triển các năng lực chung Môn Địa lí có nhiều ưu thế hình thành và phát triển các năng lực chung đã quy định trong Chương trình tổng thể. + Năng lực tự chủ và tự học: được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động học tập như thu thập thông tin và trình bày báo cáo địa lí; khảo sát, điều tra thực tế địa phương, vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tế,... + Năng lực giao tiếp và hợp tác: được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động nhóm và phương pháp dạy học thảo luận, dạy học dự án, xêmina,... + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động phát hiện vấn đề, nêu giả thuyết hoặc giả định, tìm lôgic trong giải quyết vấn đề, đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề, đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề, tưởng tượng khoa học, giải quyết vấn đề mới, tự học về lí thuyết và công cụ địa lí. c. Phương pháp hình thành, phát triển năng lực địa lí Để phát triển thành phần năng lực nhận thức khoa học địa lí, giáo viên tạo cho học sinh cơ hội huy động những hiểu biết, kinh nghiệm sẵn có để tham gia hình thành kiến thức mới. Chú ý tổ chức các hoạt động tiếp cận sự vật và hiện tượng địa lí diễn ra trong cuộc sống theo mối quan hệ không gian - thời gian, trả lời các câu hỏi cơ bản: cái gì, ở đâu, như thế nào...; rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích các mối liên hệ (tương hỗ, nhân quả) giữa các hiện tượng, quá trình địa lí tự 42 nhiên, giữa các hiện tượng, quá trình địa lí kinh tế - xã hội cũng như giữa hệ thống tự nhiên và hệ thống kinh tế - xã hội. Để phát triển thành phần năng lực tìm hiểu địa lí, giáo viên tạo điều kiện cho học sinh sử dụng các công cụ của địa lí học như: atlat địa lí, bản đồ, lược đồ, biểu đồ, sơ đồ, lát cắt, mô hình, khối đồ, bảng số liệu, tranh ảnh,... tìm tòi, khám phá các tri thức địa lí; tăng cường khai thác Internet trong học tập, tổ chức cho học sinh học tập ngoài thực địa, trong môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội địa phương. Để phát triển thành phần năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về địa lí, học sinh cần được tạo cơ hội để cập nhật thông tin và liên hệ thực tế, tiếp cận với các tình huống thực tiễn, thực hiện các chủ đề học tập khám phá từ thực tiễn; vận dụng được các kiến thức, kĩ năng địa lí để giải quyết một số vấn đề thực tiễn phù hợp. Giáo viên cần quan tâm rèn luyện cho học sinh các kĩ năng 9
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_chu_quyen_bien_dao_su_dung_ho.pdf