Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp kiểm tra bài cũ đối với học sinh khối 12 phần Di truyền học

pdf 10 trang sk12 18/12/2024 80
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp kiểm tra bài cũ đối với học sinh khối 12 phần Di truyền học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp kiểm tra bài cũ đối với học sinh khối 12 phần Di truyền học

Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp kiểm tra bài cũ đối với học sinh khối 12 phần Di truyền học
 Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm Sáng kiến kinh nghiệm 
 Sở Giáo Dục – Đào Tạo An Giang 
 Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm 
 Tên đề tài: Đổi mới phương pháp kiểm tra 
 bài cũ đối với học sinh khối 12 
 phần di truyền học 
 GV thực hiện: Nguyễn Thị Hoa Hồng 
 Tổ bộ môn: Sinh-Công nghệ 
 Năm học: 2011 – 2012 
GV: Nguyễn Thị Hoa Hồng Tr-1 Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm Sáng kiến kinh nghiệm 
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 
 Tình trạng giáo viên môn Sinh học khối 12 thường không đủ thời gian 
để kiểm tra miệng cho tất cả các em học sinh ở HKI do môn sinh chỉ có 1 
tiết/tuần mà ở HKI chỉ có 17 tuần thực học. Nếu kiểm tra miệng các em học 
sinh theo phương pháp truyền thống là vấn đáp trực tiếp giữa giáo viên và học 
sinh được kiểm tra, thì mỗi buổi học chỉ kiểm tra được 1 học sinh là tối đa 
(Do phải dành thời gian để dạy bài mới – nội dung rất dài). Hơn thế nữa, trong 
năm học vừa qua (2010 – 2011) khi kiểm tra bài cũ các em theo hình thức vấn 
đáp trực tiếp như thế thì đối với các em học sinh yếu-kém lại là một nhược 
điểm, bởi lẽ các em chỉ học vẹt các nội dung cần kiểm tra để trả bài. Trong khi 
đó môn Sinh khối 12 lại là môn học mà khi kiểm tra định kì, kiểm tra học kì 
và cả khi thi tốt nghiệp THPT đều ra đề với hình thức trắc nghiệm có lựa chọn 
100 % đòi hỏi khả năng tư duy, vận dụng cao. Vì vậy đôi khi các em vẫn 
thuộc nội dung bài nhưng khi làm bài tập trắc nghiệm thì khả năng tư duy, suy 
luận để chọn đáp án đúng của các em còn rất yếu. Chính vì vậy để rèn luyện 
và nâng cao khả năng tư duy, kĩ năng vận dụng lí thuyết để giải bài tập trắc 
nghiệm của các em học sinh, tôi quyết định chọn đề tài: “Đổi mới phương 
pháp kiểm tra bài cũ đối với học sinh khối 12- phần di truyền học” và bắt 
đầu áp dụng phương pháp này trong năm học 2011-2012. 
GV: Nguyễn Thị Hoa Hồng Tr-3 Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm Sáng kiến kinh nghiệm 
 II.2. Thực trạng của vấn đề: 
 Đặc trưng của môn Sinh là một môn khoa học dựa trên nền tảng toán 
học. Đặc biệt là phần Di Truyền Học trong chương trình Sinh 12 ở học kì I có 
nội dung lí thuyết chuyên sâu về di truyền học rất trừu tượng và cả các dạng 
bài tập di truyền đòi hỏi phải vận dụng khả năng toán học của học sinh mà ở 
các lớp học dưới các em chưa được học. Hơn thế nữa đặc trưng của môn sinh 
12 là kiểm tra định kì, thi học kì và cả thi tốt nghiệp trung học phổ thông hoàn 
toàn dưới hình thức trắc nghiệm lựa chọn 100 %. Do đó khi làm bài dưới dạng 
trắc nghiệm đòi hỏi các em phải dùng nhiều lý luận, lập luận và cả khả năng 
tư duy toán học để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên khi dạy phần Di truyền học 
tôi gặp phải một số khó khăn sau: 
 - Nội dung từng bài rất dài nhưng chỉ phân bố trong 1 tiết học, mỗi 
tuần chỉ có 1 tiết nên khi lên lớp phải tranh thủ thời gian để giảng dạy cho hết 
nội dung bài mới. Cho nên khi kiểm tra miệng bằng hình thức vấn đáp trực 
tiếp giữa thầy và trò thì mỗi tiết chỉ trả bài được một học sinh mà thôi, đến 
cuối học kì I thì chỉ khoảng 17, 18 học sinh là có cột điểm miệng trực tiếp, 
còn lại các em khác thì phải kiểm tra miệng bù với hình thức khác. Điều này 
khiến cho giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc theo dõi tình hình học tập 
và mức độ hiểu bài của từng học sinh ở từng vấn đề của từng bài học trong 
suốt thời gian giảng dạy phần di truyền học. 
 - Khi gọi các em lên để kiểm tra nội dung bài cũ với hình thức vấn 
đáp thì các em hầu như trả lời theo đúng nội dung đã được trình bày suông 
theo sách giáo khoa nhưng khi kiểm tra 15 phút, kiểm tra định kì hay kiểm tra 
học kì tập trung thì hầu như các em làm bài rất tệ do các em chỉ học vẹt một 
cách máy móc các nội dung lí thuyết, còn về khả năng suy luận, tư duy của 
các em còn rất kém. Mặc khác, mỗi tuần chỉ có 1 tiết lên lớp nên nếu kiểm tra 
bài cũ vào đầu tiết học bằng phương pháp vấn đáp giữa thầy và trò với những 
câu hỏi lí thuyết suông thì giáo viên rất khó rèn luyện khả năng tư duy, vận 
dụng giải bài tập cho học sinh. 
 - Hơn nữa do số lượng học sinh được kiểm tra miệng ít nên giáo viên 
không kịp thu nhận thông tin ngược từ từng đối tượng học sinh để kịp thời 
uốn nắn. Do mỗi tiết chỉ kiểm tra miệng được 1 học sinh thì mỗi học kì tối đa 
chỉ khoảng 16 – 17 học sinh/1 học kì. 
 II.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: 
 Cũng chính vì thực trạng của vấn đề trên nên trong học kì I của năm 
học này (2011 – 2012) tôi đã mạnh dạn đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh 
giá thường xuyên đối với học sinh khối 12 – phần di truyền học, cụ thể với 
những biện pháp như sau: 
GV: Nguyễn Thị Hoa Hồng Tr-5 Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm Sáng kiến kinh nghiệm 
nhận thấy kết quả học tập của các em theo phương pháp mới so với phương 
pháp cũ như sau: 
 Tổng Dưới Trên 
 Năm 6,5 Æ 8 Æ 
 Lớp số trung bình 5 Æ 6,4 trung 
 học 7,9 10 
 HS (0 Æ 4,9) bình 
2010 - 12B3 36 6 (16,7%) 19 9 2 30 
 2011 (83,3%) 
 12B4 35 7 (20%) 16 10 2 28 (80%) 
2011 - 12B11 32 2 (6,2%) 10 9 11 30 
 2012 (93,8%) 
 12B12 30 4 (13,3%) 4 9 13 26 
 (86,7%) 
 III. KẾT LUẬN: 
 - Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm: Sau khi thực hiện “Đổi mới 
phương pháp kiểm tra bài cũ đối với học sinh khối 12- phần di truyền học” 
tôi nhận thấy hiệu quả giảng dạy của bản thân tôi đối với các học sinh yếu 
khối 12 đã được cải thiện dần, các em không còn tình trạng học vẹt, các em 
tiếp thu kiến thức với mức độ hiểu nhiều hơn nên bản thân các em phấn khởi 
hơn khi học phần di truyền học. Đặc biệt là kĩ năng đọc, hiểu và vận dụng 
kiến thức để làm bài tập trắc nghiệm cũng được cải thiện dần. 
 - Những nhận định chung: “Đổi mới phương pháp kiểm tra bài cũ đối 
với học sinh khối 12- phần di truyền học” không những có thể áp dụng cho 
chương trình giảng dạy phần di truyền học khối 12 ở học kì I mà còn có thể áp 
dụng rộng rãi hơn khi giảng dạy ở các phần khác của môn sinh học, thậm chí 
có thể áp dụng rộng rãi trong giờ kiểm tra miệng của các môn học khác, nhất 
là các môn thi với hình thức trắc nghiệm. 
 - Bài học kinh nghiệm: Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả giảng dạy cao 
hơn nữa bản thân tôi nhận thấy cần phải vừa kết hợp đổi mới phương pháp 
kiểm tra bài cũ, vừa phải đổi mới cách thức và nội dung chuẩn bị bài của học 
sinh trước khi đến lớp. 
GV: Nguyễn Thị Hoa Hồng Tr-7 Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm Sáng kiến kinh nghiệm 
5. Vai trò của enzim ADN – polimeraza trong quá trình tự nhân đôi ADN 
là: 
 A. Tháo xoắn phân tử ADN. 
 B. Bẻ gãy các liên kết hidro giữa 2 mạch ADN. 
 C. Lắp ráp các nuclêotit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch 
 khuôn của ADN. 
 D. Cả A, B, C đều đúng. 
6. Mã di truyền UGG chỉ mã hóa axit amin triptophan do mã di truyền có 
tính: 
 A. Phổ biến B. Chuyên biệt. 
 C. Thoái hóa. D. Đặc hiệu. 
7. Mã di truyền UUU hoặc UUX cùng mã hóa axit amin phenylalanin, thể 
hiện tính: 
 A. Phổ biến của mã di truyền. B. Chuyên biệt của mã di truyền. 
 C. Thoái hóa của mã di truyền. D. Đặc hiệu của mã di truyền. 
8.Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc 
 A. bổ sung; bán bảo toàn. 
 B. trong phân tử ADN con có một mạch của mẹ và một mạch mới được 
 tổng hợp. 
 C. mạch mới được tổng hợp theo mạch khuôn của mẹ. 
 D. một mạch tổng hợp liên tục, một mạch tổng hợp gián đoạn. 
9. Trong những bộ ba dưới đây, bộ ba nào không mã hoá cho axit amin? 
 A. UGG B. UAG C. UGU D. AUG 
10. Trong những bộ ba dưới đây, bộ ba nào không mã hoá cho axit amin? 
 A. UGG B. UAG C. UGU D. AUG 
 //. 
 2/ Nội dung kiểm tra miệng của bài 2: PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ. 
 a/ Phiên mã là quá trình tổng hợp (1)trên mạch khuôn 
(2)dựa trên nguyên tắc (3) dưới tác dụng của enzim 
(4).. Quá trình phiên mã diễn ra trong .(5). tế 
bào, xảy ra vào kì .(6).giữa 2 lần phân bào. 
 b/ (7).. là quá trình tổng hợp Prôtêin, diễn ra tại 
(8)của tế bào. 
 c/ Polixôm: là 1 nhóm (9). cùng hoạt động dịch mã trên cùng 1 
phân tử mARN vào 1 thời điểm nhất định giúp (10) tổng hợp 
Prôtêin. 
 ..//.. 
GV: Nguyễn Thị Hoa Hồng Tr-9 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_phuong_phap_kiem_tra_bai_cu_do.pdf