Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp và vận dụng kiến thức liên môn Chương IX Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường - Hóa học lớp 12 và tổ chức hoạt động ngoại khóa
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp và vận dụng kiến thức liên môn Chương IX Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường - Hóa học lớp 12 và tổ chức hoạt động ngoại khóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp và vận dụng kiến thức liên môn Chương IX Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường - Hóa học lớp 12 và tổ chức hoạt động ngoại khóa

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Sở khoa học và công nghệ Ninh Bình Tôi ghi tên dưới đây: STT Họ và tên Ngày tháng Nơi Chức Trình độ Tỷ lệ % đóng góp năm sinh công danh chuyên môn vào việc tạo ra tác sáng kiến 1 Nguyễn 11/07/1981 THPT Giáo Cử nhân hóa 100 % Thị Yên viên học Quỳnh Khánh Nhung A Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: " Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp và vận dụng kiến thức liên môn Chương IX: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường - hóa học lớp 12 và tổ chức hoạt động ngoại khóa " Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Quỳnh Nhung 1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng giảng dạy trực tiếp chương IX: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường - môn Hóa học lớp 12 - theo hướng tích hợp, cùng với hoạt động truyền thụ tri thức trực tiếp và tiến hành tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh. 2. Vấn đề sáng kiến giải quyết: a. Với giáo viên và nhà trường: Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích hợp và vận dụng kiến thức liên môn, huy động được nhiều tri thức xã hội để giải quyết những tình huống đặt ra trong chương IX: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường. Khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học, chú trọng cả dạy chữ, dạy người, dạy nghề. Đổi mới cách thức xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm củng cố tri thức, định hướng nghề nghiệp chính xác nghề nghiệp cho học sinh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học. b. Với học sinh: Thông qua các hoạt động học tập: vận dụng nhiều kiến thức, kỹ năng từ các môn học khác vào giải quyết một vấn đề và tham gia hoạt động ngoại khóa học sinh được “ Học mà chơi- chơi mà học” từ đó hoàn thiện nhân cách. Sáng kiến cũng góp phần giải quyết vấn đề mà giáo dục Việt Nam đang hướng tới hiện nay: “phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học ". c. Đối với thực tiễn đời sống: Từ kiến thức bài giảng, học sinh có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống cũng như tuyên truyền vận động người dân tham gia tích cực vào hoạt động bảo vệ môi 1 b. Tính sáng tạo của giải pháp: Hoạt động dạy học kết hợp với tổ chức ngoại khóa giúp học sinh củng cố tri thức và được định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Tạo ra một sân chơi giúp học sinh học “ Học mà chơi-chơi mà học” mang lại hiệu quả trong dạy học và giáo dục theo hướng phát triển toàn diện, nhằm thực hiện nguyên lí giáo dục học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn. Giáo viên và học sinh có tư duy đổi mới, tiếp cận một vấn đề cũ theo cách mới. c. Sơ đồ mô tả: Chuẩn bị Hoạt Hoạt của giáo Hoạt động động viên động kiểm tra ngoại Chuẩn bị trên lớp đánh khóa của học sinh giá 3.1.3. Các biện pháp cụ thể đã tiến hành để thực hiện giải pháp mới: a. Giáo viên xác định chính xác muc tiêu bài học: Giáo viên cần xác định chính xác, chi tiết các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng cần đạt được qua bài học. Trong sáng kiến tôi đã trình bày chi tiết các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ cần đạt được qua từng bài học và hoạt động ngoại khóa để hướng tới mục tiêu chính của sáng kiến là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp và vận dụng kiến thức liên môn đồng thời tổ chức hoạt động ngoại khoá để định hướng nghề nghiệp trong tương lai (những ngành nghề liên quan tới môi trường: công nghệ chế tạo vật liệu mới, công nghệ sinh học, công nghệ hóa học), giáo dục ý thức đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh theo hướng phát triển toàn diện góp phần xây dựng quê hương Ninh Bình ngày càng giàu đẹp hơn (xem thêm phần phụ lục). b. Giáo viên định hướng các năng lực vận dụng kiến thức liên môn: Để giải quyết các vấn đề đặt ra trong sáng kiến kinh nghiệm, giáo viên cần yêu cầu học sinh tự trang bị về một số kiến thức các môn học: Tin học, Văn học, Vật lí, Sinh học, Công nghệ, Địa lý, Lịch sử, Giáo dục công dân, Toán học, Giáo dục hướng nghiệpTừ đó học sinh thấy được mối liên hệ của khoa học hóa học với các khoa học khác, gần gũi với đời sống, thực tiễn càng thúc đẩy học sinh tự học tập, tìm tòi nghiên cứu, hứng thú học tập (xem thêm phần phụ lục). c. Giáo viên và học sinh chuẩn bị thiết bị dạy học, học liệu: * Đối với từng bài học: Giáo viên sẽ chuẩn bị bài giảng riêng của mình, câu hỏi trắc nghiệm, bài kiểm tra, kiểm tra cơ sở vật chất: phòng học, các thiết bị dạy học đảm bảo để bài học diễn ra đúng tiến trình. Giáo viên phân công học sinh chuẩn bị bài theo nhóm (mỗi tổ là 1 nhóm khoảng 10 học sinh), có giao nội dung chuẩn bị cụ thể cho từng nhóm: có bài chuẩn bị bằng powerpoint khoảng 5-7 slide, bài thuyết trình trong 5 phút. Thời gian chuẩn bị trước 3-5 ngày. Các nhóm học sinh chuẩn bị bài học theo sự định hướng của giáo viên: chia nhỏ nội dung cần chuẩn bị của nhóm, mỗi học sinh chuẩn bị một phần kiến thức rồi giao 3 Về đối tượng tham gia: học sinh, giáo viên, ban giám hiệu, đoàn thanh niên, tổ chuyên môn 3.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến không chỉ áp dụng riêng với một bài mà có thể phát triển, mở rộng áp dụng cho nhiều bài ở các chương khác của các lớp 10, lớp 11 và lớp 12 thuộc chương trình sách giáo khoa cả hóa học vô cơ và hữu cơ. Sáng kiến còn có thể phát triển, mở rộng áp dụng đối với những môn học khác, các cấp học khác nhau trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và mở rộng ra phạm vi cả nước. 3.4. Lơị ích thu được từ việc áp dung giải pháp: Lợi ích và hiệu quả của hoạt động dạy học cho chúng ta lợi ích gián tiếp đó là nhận thức, hiểu biết của người học, từ hiểu biết ấy, người học sẽ có những hành động sáng tạo sau này. a. Hiệu quả xã hội: *Với nhà trường. • 100% các giờ học trở nên sôi nổi, hấp dẫn có nhiều ý kiến đa chiều. • 100% học sinh chủ động tích cực tham gia vào khâu chuẩn bị của bài học • 100 % học sinh đã biết trình bày ý tưởng của mình về các vấn đề của bài học. • 100% học sinh thích được tham gia hoạt động ngoại khóa • 100% học sinh được định hướng nghề nghiệp • 100% học sinh tự tin trả lời một số câu hỏi khi thi tốt nghiệp và thi đại học • Sáng kiến đã đạt giải ba cấp tỉnh, đạt giải khuyến khích của Bộ giáo dục đào tạo trong cuộc thi: “Dạy học theo chủ đề tích hợp và vận dụng kiến thức liên môn” *Với địa phương: Thông qua các hoạt động học tập học sinh được tự hoàn thiện về nhân cách, được tự giáo dục về ý thức, trách nhiệm của bản thân đối với xã hội, đối với sự phát triển kinh tế và ý thức bảo vệ môi trường Học sinh biết liên hệ với thực tế với Ninh Bình về vấn đề sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và nhất là du lịch - ngành kinh tế mũi nhọn rất cần một nguồn nhân lực có trình độ trong tương lai để góp phần đưa quần thể danh thắng Tràng An trở thành khu du lịch tầm cỡ quốc tế. b. Hiệu quả kinh tế Định hướng chính xác nghề nghiệp cho học sinh tiết kiệm được thời gian, chi phí đào tạo tránh lãng phí cho gia đình, nhà trường và xã hội. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Yên Khánh, ngày 21/10/2014 Người nộp đơn Nguyễn Thị Quỳnh Nhung 5 - Hứng thú trong quá trình làm đề tài - Đồng thời trong chương này học sinh cần kết hợp kiến thức của các môn học như: Vật lí, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Công nghệ để hiều các vấn đề có liên quan, giải quyết vấn đề về lương thực, thực phẩm, năng lượng, nhiên liệu, may mặc, vật liệu, thuốc và bảo vệ sức khỏe, ô nhiễm môi trường và đề ra các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường ở địa phương. I.2. Giáo viên định hướng các năng lực vận dụng kiến thức liên môn: Để giải quyết các vấn đề đặt ra trong sáng kiến kinh nghiệm, giáo viên cần yêu cầu học sinh tự trang bị về một số kiến thức các môn học: - Tin học: Sử dụng được các phần mềm mềm Microsoft Office và Power point, biết tìm kiếm các thông tin trên Internet.... - Văn học: Biết viết và trình bày một văn bản khoa học - Vật lí: Kiến thức về năng lượng, nhiên liệu, phóng xạ hạt nhân, cơ chế hoạt động của các loại máy cơ học đế xử lý ô nhiễm môi trường - Sinh học: Kiến thức về môi trường, sinh vật, con người, sự sống, sinh trưởng và phát triển, sinh lý người và động vật..... - Công nghệ: Các biện pháp tái chế, xử lí chất thải, công nghệ chế biến, chế tạo máy, biện pháp chăn nuôi, trồng trọt có hiệu quả, góp phần hạn chế gây ô nhiễm môi trường... - Địa lý: Kiến thức về sóng, thủy triều, dòng biển, động đất, sóng thần... - Lịch sử: Các cuộc cách mạng công nghiệp có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến môi trường - Giáo dục công dân: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống, trách nhiệm công dân đối với cộng đồng... -Toán học: Tính toán lượng khí thải, chất thải trong phòng thí nghiệm và sản xuất - Giáo dục hướng nghiệp: Định hướng nghề nghiệp trong tương lai (những ngành nghề liên quan tới môi trường, công nghệ chế tạo vật liệu mới, công nghệ sinh học, công nghệ hóa học) Thông qua việc định hướng các tri thức, năng lực vận dụng kiến thức liên môn cả giáo viên và học sinh đều được trau dồi lại kiến thức của các môn khoa học khác. Học sinh thấy được mối liên hệ của khoa học hóa học với các khoa học khác, gần gũi với đời sống, thực tiễn từ đó càng thúc đẩy học sinh tự học tập, tìm tòi nghiên cứu, hứng thú học tập I.3. Giáo viên và học sinh chuẩn bị thiết bị dạy học, học liệu: 3.1. Đối với bài 43: “Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế” *Chuẩn bị của giáo viên: + Bài giảng powpoint, giáo án + Tranh phóng to H 9.1, 9.2, 9.3, 9.4 SGK, + Tranh ảnh, băng hình về các dạng năng lượng, nhiên liệu, vật liệu, các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, điện hạt nhân trong nước và trên thế giới. + Kiến thức vật lý : về quá trình biến đổi các dạng năng lượng + Kiến thức Địa lí, Công nghệ về sự tăng trưởng kinh tế, công nghệ chế tạo máy móc, chế tạo vật liệu mới + Kiến thức lịch sử, địa lý về sự phát triển ngành dầu khí ở Việt Nam 7 - Cung cấp cho HS địa chỉ các trang web có liên quan đến dự án để HS dễ dàng truy cập. - In cho HS file các tài liệu hỗ trợ 3.3. Đối với bài 45: " Hóa học và vấn đề môi trường" *Chuẩn bị của giáo viên: - Giáo án, bài giảng powerpoint, phiếu giao bài tâp, đề kiểm tra tư liệu tranh ảnh, hình vẽ, đĩa hình.... về: Ô nhiễm môi trường. Một số biện pháp bảo vệ môi trường sống ở Việt Nam và trên thế giới. - Hướng dẫn HS nghiên cứu SGK và các tài liệu, hướng dẫn cách tìm kiếm, xử lí các thông tin, GV cung cấp cho HS các tài liệu hỗ trợ thêm (nếu có) . - Chia lớp học thành 4 nhóm: Phân công các nhóm chuẩn bị bài thuyết trình, nêu rõ yêu cầu đối với từng nhóm, phát phiếu giao nhiệm vụ cho từng nhóm, cử nhóm trưởng, thư kí, đặt tên nhóm. - Kiểm tra điều kiện vật chất, chuẩn bị tư liệu cho GV, HS. - Giáo viên giới thiệu thời gian dự án, hạn định về thời gian cho mỗi giai đoạn tiến hành của HS (5 phút) - GV giới thiệu về dạy học dự án (DHDA), vai trò của giáo viên và học sinh. - GV nêu rõ thang điểm đánh giá chấm điểm đối với học sinh * Các kế hoạch hỗ trợ: - Hướng dẫn học sinh các kĩ năng Word, Powerpoint,. - Cung cấp cho HS địa chỉ e-mail, số điện thoại di động, điện thoại bàn( hoặc địa chỉ nhà riêng) của GV để HS tiện liên hệ, giải đáp thắc mắc khi cần thiết. - Cung cấp cho HS địa chỉ các trang web có liên quan đến dự án để HS dễ dàng truy cập. - In cho HS file các tài liệu hỗ trợ *Chuẩn bị của HS: - Chuẩn bị bài theo nhóm với nội dung đã được phân công: tư liệu, băng hình, bài thuyết trình trên powerpoint, tranh ảnh, cử đại diện lên thuyết trình ngắn gọn trong 5 phút: Nhóm 1: vấn đề ô nhiễm môi trường không khí Nhóm 2: vấn đề ô nhiễm môi trường nước Nhóm 3: vấn đề ô nhiễm môi trường đất Nhóm 4: vấn đề vai trò của hóa học với vấn đề chống ô nhiễm môi trường - Nghiên cứu các nội dung của các nhóm khác để nhận xét bổ sung 3.4. Đối với hoạt động ngoại khóa: - Giáo viên: + Xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động ngoại khóa + Xây dựng hệ thống câu hỏi, đáp án và hoàn thiện câu hỏi, đáp án trên Word và Power point. + Sắp xếp không gian, địa điểm, chuẩn bị cơ sở vật chất cho hoạt động + Tiến hành tổ chức hoạt động ngoại khóa + Tổ chức rút kinh nghiệm, dặn dò và giao công việc tiếp theo cho học sinh. - Học sinh + Chuẩn bị tốt nhất về tri thức, câu hỏi giao lưu cùng đội bạn + Chuẩn bị tốt trang phục. 9
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_theo_huong.pdf