Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử 12 thông qua việc rèn luyện học sinh làm bài tập
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử 12 thông qua việc rèn luyện học sinh làm bài tập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử 12 thông qua việc rèn luyện học sinh làm bài tập
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu Mã số: ................................ (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ 12 THÔNG QUA VIỆC RÈN LUYỆN HỌC SINH LÀM BÀI TẬP Người thực hiện: Phan Thị Mùi Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục - Phương pháp dạy học bộ môn: Lịch sử - Lĩnh vực khác.......................................................... Có đính kèm: Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác Năm học: 2010 - 2011 Tên sáng kiến kinh nghiệm: SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học 2010 - 2011 Tên sáng kiến kinh nghiệm: ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ 12 THÔNG QUA VIỆC RÈN LUYỆN HỌC SINH LÀM BÀI TẬP Họ và tên tác giả: Phan Thị Mùi Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu - Long Thành - Tỉnh Đồng Nai Lĩnh vực: Quản lý giáo dục: Phương pháp dạy học bộ môn: Phương pháp giáo dục: Lĩnh vực khác: 1. Tính mới - Có giải pháp hoàn toàn mới - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có 2. Hiệu quả - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao - Có tính cải tiến và đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 3. Khả năng áp dụng - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Tốt Khá Đạt - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt Khá Đạt - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả cao trong phạm vi rộng: Tốt Khá Đạt XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên và ghi rõ họ tên) (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu) ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ 12 THÔNG QUA VIỆC RÈN LUYỆN HỌC SINH LÀM BÀI TẬP. I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: - Đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử ở trường trung học nói riêng là một vấn đề lớn, thu hút sự quan tâm không chỉ của những người làm công tác dạy học mà ngay cả các cấp các ngành từ Trung ương đến địa phương. - Việc chống lối dạy học thụ động, thầy đọc, trò chép đã được đặt ra từ lâu. Ngay từ năm 1963 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khuyên người học: “ Phải tự nguyện tự giác, xem công tác học tập cũng là một nhiệm vụ phải hoàn thành cho được. Do đó mà tích cực, tự động hoàn thành kế hoạch học tập, nêu cao tinh thần chịu khó, cố gắng không lùi bước trước bất kì khó khăn nào trong việc học tập”. Tại hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” của ngành giáo dục (1963) Bác Hồ lại căn dặn: “Về giảng dạy tránh lối dạy nhồi sọ” “ Về học tập tránh lối học vẹt”. “Các cháu không nên học gạo, không nên học vẹt học phải suy nghĩ, phải có liên hệ với thực tiễn, phải có thí nghiệm và thực hành. Học và hành phải kết hợp với nhau”. - Nhiều năm qua trên thực tế việc đổi mới dạy và học luôn được diễn ra thường xuyên. Nhưng hiệu quả đến đâu chưa ai khẳng định được, nhưng những bất cập đi kèm là điều có thực. Những yếu kém của ngành giáo dục, đặc biệt trong những năm gần đây bộc lộ khá rõ trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng. Biểu hiện nỗi bật của việc giảm sút chất lượng bộ môn là tình trạng coi thường, nhớ nhầm sự kiện, không hiểu lịch sử, không vận dụng bài học kinh nghiệm quá khứ vào rèn luyện đạo đức, phẩm chất, quan điểm tư tưởng, thi cử chất lượng rất thấp. Nguyên nhân đưa tới tình trạng này có nhiều: quan niệm không đúng về vị trí, chức năng, nhiệm vụ bộ môn Lịch sử trong đào tạo thế hệ trẻ, cho là môn phụ, tác động mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, những thiếu sót trong công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên Một trong nhiều nguyên nhân chủ yếu đó là sự lạc hậu, bảo thủ về phương pháp dạy và học Lịch sử. - Để góp phần vào đổi mới phương pháp dạy và học cho phù hợp với tình hình hiện nay “ Lấy người học làm trung tâm”. Và từ thực tiễn giảng dạy tôi đã biên soạn đề tài này nhằm góp một ý kiến nhỏ bàn về vấn đề “Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử 12 thông qua việc rèn luyện học sinh làm bài tập”. - Cũng như các môn học khác ở trường phổ thông, việc dạy học lịch sử cũng phải tiến hành làm bài tập nhằm tổ chức việc hình thành, cũng cố, đánh giá, kiểm tra tri thức lịch sử mà học sinh đã được lĩnh hội. đặc điểm học sinh của trường lại rất yếu các môn khoa học tự nhiên. Dó đó vị trí của các môn khoa học xã hội nói chung và bộ môn lịch sử nói riêng đã góp phần quan trọng vào kết quả tốt nghiệp của các em, cho nên nhận thức được vai trò quan trọng của bộ môn Lịch sử các em sẽ học tốt hơn. Để nắm vững và sâu kiến thức lịch sử các em phải tăng cường làm bài tập lịch sử đặc biệt là các dạng bài tập nhằm để khắc sâu, nhớ lâu sự kiện lịch sử. 2 . Cơ sở thực tiễn. 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối 12 Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu. 2.2. Thực trạng trước khi thực hiện đề tài: - Đa số học sinh không thích học bộ môn Lịch sử - Tình trạng xem nhẹ bộ môn, coi đây là bộ môn phụ. - Giáo viên giảng, đọc, học trò chép. Giáo viên hỏi, học sinh nhìn sách giáo khoa đọc mà không biết mình đang trả lời cái gì. - Dẫn đến hệ lụy: kiểm tra quay cóp, chép bài bạn. 2.3. Nguyên nhân: - Do chương trình và nội dung kiến thức lịch sử quá dài. Số tiết quá ít so với chương trình. - Giáo viên dạy ôm đồm kiến thức vì áp lực thi cử. - Đa số học sinh không thích học lịch sử vì đó không phải là nghề theo đuổi trong tương lai. Các em chỉ thích học các môn tự nhiên, ngoại ngữ để thuận lợi trong việc chọn nghề. Đây cũng là một thực tế mà chúng ta phải chấp nhận: có rất ít học sinh sẽ đi theo ngành nghề liên quan đến lịch sử, nên chúng ta cần giúp các em lĩnh hội và nắm chắc kiến thức một cách cơ bản nhất để các em có đủ kiến thức buớc vào cuộc sống mai sau. - Tác động bởi mặt trái của nền kinh tế thị trường dẫn đến đa phần học sinh rất lười, không chịu khó trong việc học tập, chỉ thích ham chơi điện tử, có bao nhiêu thởi gian, sứ lực đểu đổ dồn vào đấy. 2.4. Vấn đề đặt ra: - Thầy phải cố gắng đầu tư, phải biết cô đọng kiến thức. Phải làm sao cho môn học của mình có sức thu hút ( ít nhất là trong các giờ lên lớp). Phải làm sao cho học sinh ý thức được tầm quan trọng của môn học, thấy nó thú vị và không thể không học. Điều này quả không dễ dàng chút nào, nhưng tôi biết không ít thầy cô đã làm được và làm rất tốt. - Thầy phải có những biện pháp thích hợp để hướng dẫn học sinh làm sao có thể nắm được kiến thức cơ bản một cách cô động nhất, trong một thời gian ngắn nhất (đừng để học sinh có cảm giác nhắc đến lịch sử là “dài”) vừa Khối lượng và mức độ khó của bài tập đưa ra. Mức độ lĩnh hội kiến thức đã học và mối quan hệ giữa kiến thức này với bài tập. Vậy với ba phương án sau ta giải quyết được những vấn đề trên: - Giáo viên đưa ra bài tập cho học sinh suy nghĩ và cùng học sinh giải quyết, học sinh nắm được kiến thức đáp án và ghi chép vào vở. - Giáo viên đưa ra bài tập yêu cầu học sinh lên bảng trình bày, còn lại ở dưới lớp tự làm vào vở. - Giáo viên đưa ra bài tập cùng học sinh cả lớp trao đổi, thảo luận, rút ra vấn đề và các em tự sửa chữa hoàn chỉnh bài làm của mình. Các loại bài tập lịch sử: có nhiều loại bài tập. Nhóm bài tập nhận biết lịch sử: tái tạo hình ảnh quá khứ, nhằm rèn luyện kỹ năng ghi nhớ, tái hiện lịch sử một cách chính xác. Nhóm bài tập nhận thức lịch sử: đòi hỏi học sinh tìm hiểu sâu bản chất sự kiện, phù hợp trình độ của mình. Nhóm bài tập thực hành: rèn luyện kỹ năng thực hành bộ môn, nâng cao trình độ tư duy lịch sử. 2. Nguyên tắc và quy trình xây dựng hệ thống bài tập: a. Các nguyên tắc xây dựng bài tập: Thứ nhất, nội dung bài tập phải gắn với chương trình sách giáo khoa, phản ánh yêu cầu, trình độ học tập của học sinh. Thứ hai, đảm bảo tính hệ thống, thể hiện mối liên hệ lôgíc giữa các sự kiện. Thứ ba, đảm bảo tính đa dạng, toàn diện của nội dung bài tập. Thứ tư, nội dung bài tập phải phù hợp trình độ nhận thức của học sinh, phát huy trí thông minh sáng tạo Thứ năm, bài tập cần chính xác về nội dung, chuẩn mực về hình thức. b. Các quy trình xây dựng bài tập: gồm các bước. Xác định mục đích xây dựng bài tập (loại hình, yêu cầu ) Xác định nội dung cần kiểm tra học sinh (phù hợp với yêu cầu học tập). Xác lập hệ thống các loại bài tập. Xác định nguồn tài liệu để xây dựng bài tập (sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, đồ dùng trực quan ) Thể hiện thành các loại bài tập. Kiểm tra các bài tập dùng để đánh giá học sinh. c. Hệ thống các loại bài tập: Thứ nhất, các câu hỏi trong sách giáo khoa cần được giải quyết. Thứ hai, các loại bài tập nhỏ liên quan đến kênh hình. Thứ ba, các loại bài tập sử dụng tài liệu tham khảo, đồ dùng trực quan. biết được lời lần Nông nghiệp: Thu hút vốn nhiều nhất, chủ yếu đầu tư chính sách lượt từng vào đồn điền cao su. Diện tích các đồn điền cao su được khai thác nội dung mở rộng. thuộc địa Công nghiệp: Tập trung khai mỏ nhất là mỏ than. Mở của Pháp có rộng các ngành chế biến như muối, xay xát, dệt nội dung gì Thương nghiệp: Ngoại thương tăng, buôn bán nội địa được đẩy mạnh. Giao thông vận tải: đường sắt, đường bộ đầu tư phát triển. Ngân Hàng: Pháp nắm trọn quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương, tăng thuế, phát hành tiền giấy và cho vay lãi. Chính trị: - Tăng cường chính sách cai trị, Bộ máy quân sự, cảnh sát, mật thám, nhà tù được củng cố và hoạt động ráo riết. Văn hóa – giáo dục: - Hệ thống giáo dục Pháp – Việt được mở rộng. (gồm cấp tiểu học, trung học, cao đẳng, đại học) - In ấn, xuất bản sách báo ,chủ trương “Pháp - Việt đề huề” - Du nhập văn hóa phương Tây phát triển đan xen với văn Vậy với Học sinh hóa truyền thống. Nhằm phục vụ mục đích khai thác những chính theo di cu thuộc địa. sách khai hỏi v dựa 2. Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã thác đó đã vo SGK hội ở Việt Nam. tác động trả lời. 2.1. Chuyển biến về kinh tế: đến kinh tế - - Có bước phát triển mới song phát triển mất cân đối, lạc xã hội Việt hậu, lệ thuộc chặt chẽ vo kinh tế Pháp. Nam ra sao? - Là thị trường độc chiếm của Pháp. 2.2. Chuyển biến về xã hội: phân hóa sâu sắc. Giai cấp địa chủ: Bị phân hóa thành 3 bộ phận: Đại địa chủ cấu kết với Pháp Trung, Tiểu địa chủ có tinh thần dân tộc chống TD Pháp và tay sai. Giai cấp nông dân: Bị thống trị, tước đoạt ruộng đất nông dân với ĐQ Pháp và tay sai gay gắt, là lực lượng cách mạng to lớn. Giai cấp tiểu tư sản: Phát triển nhanh về số lượng, có tinh thần dân tộc, chống TD Pháp và tay sai. Đặc biệt là học sinh, sinh viên và tri thức. - Giai cấp tư sản: Ra đời sau CTTG I, phân hóa hai bộ phận: Tư sản mại bản: là chủ tư bản lớn, cấu kết với Pháp -> kẻ thù của CM
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_lich_su_12.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử 12 thông qua việc rèn luyện học sinh làm b.pdf