Sáng kiến kinh nghiệm Đi sâu tìm hiểu một số vấn đề thế sự trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

docx 22 trang sk12 20/11/2024 180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đi sâu tìm hiểu một số vấn đề thế sự trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Đi sâu tìm hiểu một số vấn đề thế sự trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

Sáng kiến kinh nghiệm Đi sâu tìm hiểu một số vấn đề thế sự trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
 TRUNG TÂM GDTX TỈNH
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: Đi sâu tìm hiểu một số vấn đề thế sự trong truyện ngắn 
 “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu
 Tác giả sáng kiến: THIỀU THỊ HẠNH
 Mã sáng kiến: 40.51.01
 Vĩnh Yên, tháng 02 năm 2020 phát triển năng lực nội sinh của người học. Bên cạnh đó phát triển tư duy độc lập và 
sáng tạo đồng thời trang bị cho người học phương pháp học tập để tự phát triển.
 Để đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện về giáo dục thì đổi mới phương pháp là 
khâu then chốt. Nghị quyết TW II khóa VIII nêu rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp 
giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thói quen nền nếp 
tư duy sáng tạo cho người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và hiện 
đại trong quá trình dạy học”.
 Nhằm phát huy óc sáng tạo cho người học. Muốn vậy, người thầy phải là người 
dạy sáng tạo trong từng bài học. Ngoài những bài học bám sát sách giáo khoa theo 
những câu hỏi phần tìm hiểu bài theo quy định của phân phối chương trình thì người 
thầy cần phát hiện những ý tưởng, những vấn đề cốt lõi mà nhà văn gợi mở để đi sâu 
tìm hiểu theo những chuyên đề riêng để giúp học sinh có cái nhìn toàn diện hơn, sâu 
sắc hơn.
 Là một nhà văn dành trọn cuộc đời đi tìm cái đẹp và khám phá đời sống, đầu 
những năm tám mươi của thế kỷ XX, Nguyễn Minh Châu được coi là người đi đầu 
trong sự nghiệp đổi mới văn học. Trước những năm tám mươi của thế kỷ trước, ngòi 
bút Nguyễn Minh Châu mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn với 
nhân vật chính là những người anh hùng tuyệt vời trong chiến đấu. Từ sau những năm 
1980, đất nước chuyển sang một thời kỳ đổi mới và cũng là thời kỳ Nguyễn Minh 
Châu có sự chuyển hướng đề tài, chuyển sang đề tài thế sự. Khi tìm hiểu những tác 
phẩm của Nguyễn Minh Châu giai đoạn này TS.PGS Nguyễn Trọng Hoàn nhận định: 
“Vẫn là một Nguyễn Minh Châu tài hoa, tinh tế trong những phát hiện và phân 
tích, miêu tả hiện thực cuộc sống và tâm lý nhân vật nhưng trong giai đoạn này, sự 
tài hoa tinh tế ấy không bay bổng trên đôi cánh lãng mạn, hùng tráng chất sử thi 
của một thời mà thể hiện qua bút pháp trần thuật trầm tĩnh, đề cập những góc cạnh 
xù xì, phức tạp của cuộc sống, vì thế nó hướng tới tính đa dạng phổ quát”.
 Tác phẩm văn chương của Nguyễn Minh Châu trong mấy chục năm qua là đề 
tài tìm hiểu, nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước song vẫn còn nhiều 
vấn đề, nhiều gợi ý của nhà văn để các giới chuyên môn, thầy cô giáo nghiên cứu, 
tiếp cận. Đi sâu tìm hiểu một số vấn đề thế sự trong truyện ngắn “Chiếc thuyền 
ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu là một trong những đề tài cần nghiên cứu vì chưa 
có ai nghiên cứu. Mặt khác học sinh tìm hiểu tác phẩm này thường gặp khó khăn vì 
 2 một trong những tác phẩm như vậy. Cách chọn lựa đề tài, khám phá đời sống đã tạo 
nên chiều sâu tư tưởng cho tác phẩm.
 Bên cạnh đề tài mới, cốt truyện đơn giản mà hấp dẫn, lối trần thuật sinh động, 
phân tích diễn biễn tâm lý sâu sắc là những yếu tố tạo nên sự thành công của tác 
phẩm Là người có yêu cầu rất cao với nghề, Nguyễn Minh Châu luôn đòi hỏi tác 
phẩm phải là bức tranh khái quát hiện thực cuộc sống đa diện, nhiều chiều. Có thể 
nói tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu đã mang đến cho độc 
giả sự cảm nhận đa chiều về cuộc đời giống như bản nhạc mà ở đó có những thanh 
âm trong trẻo xen lẫn bản đàn mà nhạc luật đều hỗn độn, xô bồ. Điều này rất có ý 
nghĩa với một đất nước vừa bước ra khỏi chiến tranh chưa lâu. Giờ đây con người 
phải nhìn nhận cuộc đời đầy đủ, toàn diện hơn, tránh cái nhìn phiến diện. Những sự 
phát hiện mới mẻ và tiên phong của tác giả đã khiến Nguyễn Minh Châu trở thành 
hiện tượng của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới.
 Trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”, Nguyễn Minh Châu đã nói về 
những nghịch lý tồn tại như một sự thật hiển nhiên trong đời sống con người. Bằng 
sự hiểu biết và sự cảm thông, ông đã cho ta thấy cái nhìn toàn diện về cuộc sống với 
sự cảm thông sâu sắc cả bề rộng lẫn bề sâu.
 Đề tài: vấn đề Đi sâu tìm hiểu những vấn đề thế sự trong truyện ngắn Chiếc 
thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, là vấn đề thế sự, là vấn đề mới, nhất là 
với độ tuổi của học sinh lớp 12 thì các em chưa có kinh nghiệm, trải nghiệm về cuộc 
đời nên là một trở ngại trong tiếp nhận tác phẩm. Việc đi sâu tìm hiểu những vấn đề 
theo hướng của đề tài là cần thiết để giúp học sinh hiểu cảm nhận được vấn đề. Nhằm 
hướng tới mục tiêu đào tạo ra những thế hệ học sinh đủ đức, tài, năng động, sáng tạo 
trong mọi tình huống và đáp ứng được mọi yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt 
Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
 7.1.2. Hướng tiếp cận
 7.1.2.1. Cuộc chiến chống đói nghèo
 Nếu trước năm 1975, Nguyễn Minh Châu là ngòi bút sử thi có thiên hướng trữ 
tình lãng mạn thì từ đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX đến khi mất, ông chuyển hẳn sang 
cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lý nhân sinh. Chiếc thuyền ngoài 
 4 hiệu quả nhất thế giới. Đây là công việc rất khó khăn. Nghèo đói vẫn là kẻ thù lớn 
nhất của toàn nhân loại. Loài người vẫn đang chiến đấu với nó nhưng vẫn chưa có 
thắng lợi cuối cùng. Vấn đề Nguyễn Minh Châu đề cập tới trong truyện ngắn này 
quả là có ý nghĩa lớn lao và dài lâu. Chiếc thuyền ngoài xa chính là sự thật cuộc đời 
này. Nhìn từ xa thì rất đẹp nhưng nó cũng rất đẹp khi chiếc thuyền vào gần bờ mà ở 
trến đó không còn cuộc sống đói nghèo.
 7.1.2.2. Vấn đề bạo lực gia đình và bảo vệ quyền của phụ nữ
 Gánh nặng cơm áo trên đôi vai người chồng thêm oằn xuống. Những người 
chồng là trụ cột trong gia đình phải lo toan. Những người chồng trong gia đình nhiều 
khi rơi vào bế tắc Có người tìm tới rượu để quên đi nỗi thống khổ. Cũng có những 
người không tìm tới rượu mà tìm tới bạo lực, trút những trận đòn tàn ác lên người 
vợ: “Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”.
 Có lẽ vì cuộc sống đói nghèo, vất vả, quẩn quanh bao nhiêu lo toan, cực nhọc 
đã biến: “anh con trai cục tính nhưng hiền lành” xưa kia thành người chồng vũ 
phu, lão đàn ông độc ác: “Lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc 
thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà” khiến cho Phùng kinh ngạc. Theo 
Nguyễn Minh Châu vấn đề bạo lực gia đình không chỉ nảy sinh trong những gia đình 
nghèo nhưng nghèo đói là một nguyên nhẫn dẫn đến bạo lực gia đình. Họa sỹ Phùng 
nhận lệnh của trưởng phòng đi chụp một bức ảnh cho bộ lịch năm ấy và cũng chính 
anh đã phát hiện ra phía sau bức ảnh buổi bình minh buổi sáng trên biển đẹp như mơ 
kia lại là cảnh bạo lực khó chấp nhận. “Người đàn ông có mái tóc tổ quạ, dáng đi 
chữ bát dùng chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa đánh tới tấp vào người đàn 
bà mặt rỗ” là vợ mình kèm những câu chửi rủa tục tĩu.
 Vốn là người lính vào sinh ra tử, Phùng và Đẩu căm ghét sự áp bức, bất công. 
Anh làm tất cả vì điều thiện, lẽ công bằng. Thế hệ các anh và các thế hệ trước đó 
chiến đấu để đất nước được độc lập, thống nhất. Nay đất nước đã hòa bình, trên bãi 
biển buổi bình minh đẹp đẽ, nơi có những chiếc xe tăng hỏng, vết tích của chiến tranh 
còn xót lại vẫn hiện hình cái ác. Tất nhiên Phùng đã tìm cách để ngăn chặn cái ác. 
Anh trực tiếp ngăn chặn hành động vũ phu của người chồng cho dù anh bị lão đàn 
ông đó hành hung sau đó phải vào bệnh xá. Anh và Đẩu muốn giải phóng cuộc đời 
người đàn bà hang chài thoát khỏi người chồng tàn bạo. Chánh án Đẩu đã mời người 
đàn bà tới tòa án huyện. Phùng và Đẩu muốn giải phóng chị ta khỏi người chồng vũ 
 6 cũng là một cách ứng xử rất nhân bản. Chị nhẫn nhục chịu đựng đòn roi của chồng vì 
chị nghĩ đến đàn con: “ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con rồi nuôi con cho 
đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà chúng tôi ở thuyền phải 
sống cho con chứ không phải sống cho mình như ở trên đất được!”. Hóa ra, chị không 
thể bỏ chồng vì cuộc sống trên thuyền không thể thiếu một người đàn ông trong những 
lúc phong ba, bão táp, các con chị phải được nuôi nấng, phải được lớn lên.
 Không chỉ hiểu mình, chị hiểu cả tấm lòng của những phụ nữ hàng chài. Họ 
biết mình đau khổ nhưng vẫn nhẫn nại, hy sinh, bao dung chịu khổ để đàn con được 
nuôi dưỡng, lớn khôn. Chị yêu thương gia đình và cuộc sống đạm bạc của gia đình. 
Như chị nói: “trên thuyền cũng có những lúc cha con, vợ chồng vui vẻ với nhau, 
nhất là khi nhìn đàn con được ăn no”. Chính vì vậy, khi chánh án Đẩu đề nghị chị 
li hôn chị đã nhất định không chấp nhận.
 Chị là người sâu sắc, am hiểu cuộc đời và trên hết là một người phụ nữ Việt 
Nam bao dung, giàu lòng vị tha, sẵn sàng chịu đói khổ, đau đớn bản thân mình để 
nuôi con nên người. Qua nhân vật người đàn bà hàng chài, Nguyễn Minh Châu muốn 
thể hiện niềm cảm thông và sự trân trọng đối với những phẩm chất tốt đẹp của chị.
 7.1.2.4. Hiện tượng con người bị tha hóa
 Hiện tượng này không phải là lần đầu tiên Nguyễn Minh Châu đề cập tới trong 
tác phẩm mà trước đó trong văn học hiện thực phê phán (1930- 1945), Nam Cao đã 
đề cập tới qua một số tác phẩm của mình như: Một bữa no, Trẻ con không được ăn 
thịt chó; Chí Phèo; Tư cách Mõ đã cho thấy quá trình tha hóa của con người. Người 
đàn bà trong “Một bữa no” đã hai tuần nay không có hạt cơm nào vào bụng nên tìm 
mọi cách để kiếm miếng ăn. Bà đã sang nhà con mụ phó chính lấy cớ nhớ cháu, thăm 
cháu để kiếm bữa được ăn no mà bỏ ngoài tai sự lườm nguýt, chửi bóng, chửi gió, 
khinh bỉ của mụ phó chính. Trong truyện “Trẻ con không được ăn thịt chó”, người 
bố bắt vợ đi vay gạo, mua rượu, anh ta thịt con chó rồi mấy người bạn về nhà uống 
rượu trong khi vợ và ba đứa con ngồi dưới bếp chờ khách và bố ăn xong để được ăn. 
Khi cái Tí thấy bố gọi giật giọng đã chạy lên bưng mâm xuống nhưng khi mở lồng 
bàn ra thì chỉ thấy còn toàn xương, mấy mẹ con òa khóc. Thằng mõ ngày xưa ở làng 
nào chẳng có, có việc gì của làng là nó gõ mõ đi thông báo khắp làng, nhà nào có 
việc gì cũng vậy, nó lại gõ mõ đi giao khắp làng. Xong việc, nếu có ăn uống là nó 
xuống bếp ngồi ăn một mình một mâm vì chẳng ai thèm ngồi ăn với thằng mõ. Cứ 
 8 phẩm này một lần nữa lên tiếng, thức tỉnh con người và xã hội hãy hành động, ngăn 
chặn sự suy thoái đạo đức, sự tha hóa, biến chất của con người. Để cứu những con người 
này không có cách nào khác là phải làm cho môi trường sống trong sạch, hết đói nghèo, 
sinh đẻ vô kế hoạch, thất học.
 7.1.3 Soạn và dạy thực nghiệm 
 Công việc của thầy và trò Nội dung cần đạt
 Nếu trước năm 1975, Nguyễn 1. Cuộc chiến chống đói nghèo
 Minh Châu là ngòi bút sử thi có - Nếu trước năm 1975, Nguyễn Minh Châu là ngòi 
 khuynh hướng trữ tình lãng bút sử thi có thiên hướng trữ tình lãng mạn thì từ 
 mạn thì từ đầu thập kỷ 80 của đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX đến khi mất, ông 
 thế kỷ hai mươi đến khi mất, ông chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với những vấn đề 
 chuyển sang cảm hứng gì? đạo đức và triết lý nhân sinh.
 Chiếc thuyền ngoài xa thuộc 
 - Chiếc thuyền ngoài xa (1983) là tác phẩm tiêu biểu 
 cảm hứng gì?
 khi đề cập đến những vấn đề lớn, liên quan đến vận 
 - Vấn đề đói nghèo được nói tới mệnh của nhân dân khi đất nước bước sang thời bình.
 như thế nào qua gia đình hàng 
 - Năm 1975, đất nước đã được độc lập, thống nhất, 
 chài?
 nhiều vấn đề lớn được đặt ra trước mắt cả dân tộc. 
 Một trong những vấn đề lớn đó cần được giải quyết 
 là vấn đề nghèo đói. Đặc biệt là ở vùng sâu, vùng 
 xa, vùng đặc biệt khó khăn. Gia đình người dân làm 
 nghề chài lưới nay đây mai đó sống vô định trên 
 sông nước là tiêu biểu cho sự nghèo đói đó: “Từ khi 
 cách mạng về đã đỡ đói khổ chứ trước kia vào các 
 vụ bắc, ông trời làm biển động suốt hàng tháng, cả 
 nhà vợ chồng con cái toàn ăn xương rồng luộc chấm 
 muối”.
 Hãy chỉ ra những nguyên nhân 
 - Đông con, sinh đẻ vô kế hoạch làm cho sự nghèo 
 dẫn tới đói nghèo? Trong các 
 đói trầm trọng hơn: “Con nhà nào cũng trên chục 
 nguyên nhân trên thì nguyên 
 đứa”. Người đàn bà vui nhất là lúc nhìn thấy đàn 
 nhân nào là chính?
 con của mình được ăn no.
 10

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_di_sau_tim_hieu_mot_so_van_de_the_su_t.docx